Đức ra quy định từ 70 năm trước là xe cá nhân kiểm định 2 năm một lần và quy định đó quá tốt nên không thay đổi. Nó đã dựa vào tần suất phải bảo dưỡng các hệ thống cơ khí của xe mà ra quy định đó.
Xe hơi thực chất không có nhiều tiến bộ vượt bậc về mặt cơ khí. Xét về độ bền bỉ, xe hơi thời 6x, 7x, 8x rất ít linh kiện điện tử còn bền bỉ theo năm tháng hơn xe hơi thời gen Z. Sự tiến bộ về hiệu suất, độ cứng của khung, công nghệ an toàn, cảm biến, cpu, phần mềm điều khiển, ... trong xe hiện đại không phải là những nội dung trong đăng kiểm.
Yêu cầu đăng kiểm 2 năm một lần với xe cá nhân và 1 năm một lần với xe dịch vụ do đó hoàn toàn không cần phải thay đổi. Nó cân bằng rất tốt giữa chi phí và yêu cầu kỹ thuật.
Ở một đất nước có trình độ sx công nghiệp thấp hơn trình độ của các hãng sx xe hơi lại yêu cầu:
1. Xe mới phải đi đăng kiểm. Đây là sự lố bịch, ngạo nghễ bậc nhất thế thế giới, còn trên cả ngu dốt hai bậc.
2. Xe cá nhân trên 12 năm tuổi phải kiểm định 6 tháng một lần. Đây thể hiện: nghèo mà lại lãng phí, đưa ra quy định vô cùng tùy tiện; và vòng xoáy: càng lãng phí thì đất nước lại càng nghèo.
Và nhiều người sẽ bị bất ngờ là xe cũ không bị buộc đăng kiểm nhiều hơn ở Đức. Thống kê chỉ ra xe cũ rất ít lỗi và vượt qua đăng kiểm không thua kém xe 5-7 năm tuổi. Lý do là các chủ xe cũ chăm sóc kỹ hơn, cẩn thận hơn xe mới, họ không muốn phải đăng kiểm lại. Do đó ở Đức họ không bắt các chủ xe cũ phải đăng kiểm xe nhiều hơn. Khuyến khích các chủ xe bảo dưỡng dùng các dòng xe chạy bền bỉ 15-20-25-30 năm với số km lăn bánh là 400,000-600,000 km.
EU năm 1996 dựa trên kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã ra khuyến cáo đăng kiểm 2 năm một lần với xe cá nhân và miễn đăng kiểm 4 năm đầu với xe mới.
Ở xứ nọ đám đầu bò với lợi ích nhóm che phủ, tự viết ra quy chuẩn 6 tháng đăng kiểm một lần, và xe mới cũng phải đăng kiểm. Loại tham như này thì thời trung cổ người ta phải cắt bi. Giới tủ lạnh quản lý không nhìn ra những thủ đoạn đơn giản làm đảo điên XH gây lãng phí nghìn tỷ như vậy thì ... " có mắt như mù, có tai như điếc, có mồm như câm".