Tôi thường tự trào, đôi khi để tự an ủi( và cũng lắm lúc là “ tự sướng”). Tôi đón khách vào sửa xe bằng thứ ngôn ngữ học được lõm bõm trên đường, khi giọng Lào miền Nam, lúc miền Bắc, cũng có lúc tiếng Anh và nhiều nhất là ngôn ngữ quốc tế. Luôn nhận được câu trả lời “ bò khẩu chay” ( không hiểu) của người Lào. Bởi cái giống chữ giun dế nó khó chứ không như tiếng Anh, ngay cả người bản địa cũng không hiểu được từ kỹ thuật thì làm sao cô giáo biết được ( mấy bữa đầu có “thuê” một ẻm du học sinh người VIệt về dạy, chân khá dài nhưng chỉ biết dạy giao tiếp thông thường. Một lũ cả thầy lẫn thợ nhét mãi không vô bởi cái cần thì cô không biết, cái cô biết thì …Vậy là xin mời cô biến). CŨng may là người Lào tương đối dễ tính, ít săm soi như người VIệt mình. Thế là tôi vừa làm vừa hỏi, luôn có một cây bút và mảnh giấy ở túi. Khách vô “tốc lông” ( OK) giá cả xong vừa làm vừa hỏi. “ Ani phá xa Lào nhăng ải” ( cái này tiếng LÀo nói như thế nào)… Khó nhất là đi mua phụ tùng. Không như ở VIệt, chỉ cần đọc VIN là ok, đây phải mang theo mẫu cũ, to cũng như nhỏ.
Nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao mình phải chịu như thế này. Quả thực chỉ đọc những cuốn như “ Giạy con làm giàu” hay “ Bí quyết kinh doanh”… thì thấy làm giàu quả là không khó thật. Một lời cảnh báo sâu sắc cho những bạn đang có ý định như tôi. Bạn nên có một sức khỏe thật tốt trước khi nghĩ đến việc kinh doanh một cái gì đó. Không phải vô lý khi vợ các sếp thường tuyển phi công đâu… Tôi may mắn được rèn luyện môn Không Thủ Đạo từ ngày còn bé ở Quảng Bình, sau đó vào tu luyện mấy năm với thầy Nguyễn Văn Dũng ở Huế.