[Funland] Tôi đã từ bỏ nhạc Trịnh như thế nào.

DucHoan

Xe tăng
Biển số
OF-9773
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
1,947
Động cơ
200,297 Mã lực
Em cũng không mê nhạc trịnh, cũng thử nghe rồi nhưng không thấm
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,163
Động cơ
367,985 Mã lực
Hay dở nó tùy vào nhận thức, văn hoá, trào lưu của từng người ở từng thời kì. Các nhân e ngày xưa nghe nhạc trịnh thấy tàm tạm vì nhạc đơn giản, dễ hát, nhưng lời thì thấy ảo ảo, khó hiểu. Sau này lớn lên, có biết chút ít về triết học hiện sinh, của phật giáo , của nghệ thuật hình ảnh quá ngôn từ ...thì mới thấy cái sâu, cái hay của nhạc trịnh. Khi bạn hiểu đc thì mới thấy thương đc. Vì thế, nhiều ng không thẩm đc mấy món trên nên không thích hoặc chê bai là lẽ bình thường.
Cụ cứ nghe nhạc Trịnh của cụ. Cái thứ dễ Cảm, dễ Nghe, dễ Hát và dễ Dãi
Em đi nghe Văn Cao của em thôi :D
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,163
Động cơ
367,985 Mã lực

Celerio

Xe hơi
Biển số
OF-401323
Ngày cấp bằng
16/1/16
Số km
161
Động cơ
216,781 Mã lực
Hồi mới lớn những năm đầu 90 thì băng Sơn Ca 7 em nghe như thánh kinh vậy, nó hay và huyền diệu vô cùng. Sau này già đi mới ngẫm có lẽ hay nhất là đoạn phi lộ mở đầu của băng nhạc, nó cũng giống như đoạn phi lộ mở đầu băng Ca khúc da vàng do nhà văn Việt Thường đọc vậy, quyến rũ đến thẫn thờ.

Quan niệm thời đó thì biết nghe và cảm nhạc Trịnh mới là sang và em cũng theo trend đấy, về sau em nghe nhạc không để ý đến giai điệu nữa mà chú ý đến phần lời của bài hát thì nhận thấy có rất nhiều bài hát của các nhạc sỹ cả đỏ và vàng có nội dung cực hay và thấm thía hơn so với những ngôn từ rối rắm và bức bí của nhạc Trịnh ( có lẽ do em thiếu i ốt chăng?).

Nhạc Trịnh giờ thi thoảng em mới nghe lại để nhớ về những cảm xúc thời sinh viên khi lang thang trong những quán cafe ven sông Hương thủa ban đầu ,chứ còn bảo thích thì không thích nữa.

Cụ trên so sánh nhạc Trịnh với thơ của thi sĩ Bùi Giàng Búi có lẽ không đúng lắm. Ông Bùi Giáng tự nhận là “ điên rực rỡ... điên tiểu thủ công nghiệp” rồi nên thơ của ông đã là một cảnh giới khác, còn nhạc Trịnh nghe thì liêu trai bí hiểm nhưng lại thấy ông Trịnh luôn tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh! Đây là ý kiến cá nhân thôi các cụ nhé hehe
Hành trình cảm xúc của cụ với nhạc Trịnh giống y như em. 5 năm trước em đến Hội quán Hội Ngộ ở Bình Qưới nghe cô trông coi khu lưu niệm than phiền tụi nhỏ bây giờ chả biết Trịnh Công Sơn là ai nữa, chúng còn cắm điếu thuốc vào mồm tượng để chụp selfie cùng
Sau nhạc Trịnh em cũng khoái nhạc đỏ, còn mấy năm nay ít nhạc nhẽo, thỉnh thoảng làm tí Lệ Quyên hay dance remix Quách Tuấn Du cho bổ mắt thôi!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hồi ấy cả Nhật và Hàn đều có thể loại Uyên Ca (đại khái là nhạc não tình)
Cụ Sơn copy phần nhạc ( đơn giản hoá đi, rồi lặp lại mỗi đoạn tăng lên một tông hoặc giảm xuống một tông, lặp lại vài lần là thành 1 bài hát dễ nghe)
Phần lời thì góp nhặt những từ mà bây giờ gọi là ngôn tình, đảo lộn lung tung, lắp ghép lộn xộn, bất chấp ngữ pháp và ý nghĩa, mặc kệ cho dân tình tự gán cho nó những thứ cao siêu, miễn là nó hợp với nốt nhạc đã viết từ trước.
Trong văn thơ cũng có một ông Bùi Giáng kiểu như thế.
Hay cho câu copy nhạc....lời thì góp nhặt...
Thi sĩ điên Bùi Giáng có một bài hay thôi.
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,163
Động cơ
367,985 Mã lực
Hay cho câu copy nhạc....lời thì góp nhặt...
Thi sĩ điên Bùi Giáng có một bài hay thôi.
Bởi cái nhẽ chế cháo, cóp nhặt í mờ em mới dùng từ DỄ ở bên trên dành cho nhạc của ông TCS :D
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

Toang

Xe tải
Biển số
OF-708816
Ngày cấp bằng
28/11/19
Số km
289
Động cơ
91,920 Mã lực
Phải công nhận Cụ có kiến giải rất mới mẻ khoa học song chủ quan nhà cháu thấy vẫn còn tí cưỡng tình đoạt lý .ví dụ nhé : "...Từ đó trong vườn khuya. Ôi áo xưa em là. Một chút mây phù du. Đã thoáng qua đời ta. Từ đó trong hồn ta. Ôi tiếng chuông não nề. Ngựa hí vang rừng xa ,,," Đây là bài hát duy nhất trong âm nhạc Việt Nam tả Ma ,Ma nữ ám ảnh Cụ ấy còn gì , Nghe nhạc bài này rồi cảm thấu như đoạn phim quay chậm vậy nó mới thú vị . Tương tự như với thơ Cụ có thể thấy có bài thơ làm người đọc cảm thấu như một bức họa phong cảnh vậy . Ví dụ tả một ông tâm thần đi lang thang :
"..,
Ta còn em ráng đỏ chiều hôm,
Dôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ.
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá.
Gã đầu trần đi ngược trời mưa..."
Thế nên để người đọc , người nghe thấy thích , thấy yêu rồi thấy hâm mộ là cả một quãng thời gian dài , rất dài người đọc người nghe mới cảm nhận được cái xuất thần của Nghệ sĩ vậy .
p/s : Những người nghe , hát và suy tôn Nhạc Trịnh như một giáo phái thường là những người đổ vỡ hoặc tổn thương tình cảm rất sâu sắc . Khi đã vượt qua được rồi ( Giống nhà cháu ) bắt đầu bên kia dốc cuộc đời thì thi thoảng mới nghe lại thấy hay thôi chứ thấy rằng lúc còn trẻ mình mê mẩn quá ngẫm lại nó cứ sai sai thế nào ý :)):)):))
Làm thế nào mà cụ thấy cả ma trong đấy thế =)) =)) =))
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,562
Động cơ
255,726 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Nhạc ông TCS hay là bài: Em sẽ là mùa xuân của mẹ...
Trời âm u, đất mịt mù

Bàn chân em,đi nặng trịch

Đưa em vào nhà tù Sơn la...

Bé hát xiên toạc mãi sau mơibiêst là của cụ Trịnh

Em trân trọng xin lỗi cụ :(
 

Toang

Xe tải
Biển số
OF-708816
Ngày cấp bằng
28/11/19
Số km
289
Động cơ
91,920 Mã lực
Buồn là một cảm giác gây nghiện. Không ai thích buồn cả nhưng đã trót buồn mà ngồi nhâm nhi nó cùng với nhạc Trịnh thì cũng phê phết đấy ạ :).
Em thời trẻ cũng đã từng mê mẩn nhạc Trịnh. Rồi có một lần ở Huế tầm một tháng, đúng mùa mưa, lê la hết quán này sang quán khác, cà phê, rượu...một mình. Quán nào cũng nhạc Trịnh. Đi dọc đường phố nọ xóm kia cũng nhạc Trịnh. Thậm chí về nhà trọ bà chủ nhà cũng mở nhạc Trịnh...
”Thôi về đi...đường trần đâu có gì..." Hic... Mọi thứ đều dường như đi đến tận cùng... Thế rồi em chợt tỉnh ra: Đây là thứ nhạc cho đàn bà. Ủ ê, mê muội, dẫn người ta vào những cảm xúc tiêu cực và thoái hoá. Triết lý ba xu chỉ đem lại chút hứng khởi nhất thời, không có tí trí tuệ thật sự nào tòi ra ở đấy và chắc chắn chả liên quan gì đến con đường mà Đức Phật chỉ ra cho chúng sinh.
Trịnh Công Sơn là người có tài và cuộc đời ông có lẽ cũng ổn về mặt công danh, nhưng nhạc ông chỉ ở mức trung bình. Giá trị lớn nhất của nó là ru ngủ và vỗ về. Em thỉnh thoảng "bị" nghe thì thấy cũng ok, không thích không ghét, nhưng nói chung cảm giác mà nó đem lại chỉ là một nỗi buồn hoặc là mang mang hoặc là tê tái... Mà "Buồn" là một cảm giác gây nghiện =))
 
Chỉnh sửa cuối:

Kim J. Ủn

Xe tăng
Biển số
OF-507696
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
1,295
Động cơ
196,091 Mã lực
Tuổi
35

Thi thoảng nghe được, mà dạng là nghe ké, nghe lướt thì sẽ thấy rất tuyệt.
Em thì thích nhạc Trịnh, đọc nhiều cuốn sách viết về ông ấy nữa, sưu tầm được khoảng gần 200 bài hát với các chất giọng hát nhạc của cụ TCS rồi
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trời âm u, đất mịt mù

Bàn chân em,đi nặng trịch

Đưa em vào nhà tù Sơn la...

Bé hát xiên toạc mãi sau mơibiêst là của cụ Trịnh

Em trân trọng xin lỗi cụ :(
Nhớ mãi cô bạn gái học lớp 8 đội mũ ca-lô hát bài này..., Hehe
 
Biển số
OF-613979
Ngày cấp bằng
6/2/19
Số km
3,135
Động cơ
188,456 Mã lực
Tuổi
43
Em xin trích và lược bớt cái ko liên quan:
Trịnh Công Sơn - Một nhạc sĩ bình thường
Nếu đặt Trịnh Công Sơn giữa các nhạc sĩ cùng thời, trước 1975 như: Anh Bằng, Lam Phương, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Nguyễn Ánh 9, Trần Thiện Thanh v.v..., tôi sẽ chọn dấu bằng. Thậm chí, nếu xét nét hơn, có những lúc dấu nhỏ hơn sẽ là một lựa chọn.

"Nhạc Trịnh" (?!)
Giới mộ điệu tân nhạc nói chung và những người hâm mộ Trịnh Công Sơn nói riêng, trước đây đều gọi Trịnh Công Sơn theo cách người Việt - ông Sơn, kể cả ca sĩ Khánh Ly, bà cũng gọi như thế.

Trân trọng hơn, người ta gọi đầy đủ họ tên và gắn chữ nhạc sĩ phía trước. Chỉ thế thôi! Người miền Nam và cả Sài Gòn thật giản dị, dù có am hiểu âm nhạc đến đâu chăng nữa!

Chẳng biết tự bao giờ, chữ "nhạc Trịnh" được xướng lên như thể "Gọi Tên Bốn Mùa" cho "lòng thành kính" (!). Quả khá buồn cười, khi phải gọi "nhạc Anh" (Anh Bằng không phải nhạc Anh, nhạc Mỹ), "nhạc Lam" (Lam Phương), "nhạc Ngô" (Ngô Thụy Miên), "nhạc Từ" (Từ Công Phụng), "nhạc Vũ" (không biết là Vũ Thành An hay Vũ Đức Sao Biển)... và đến đây thì ... "rối nùi"!

Cũng không có gì chắc chắn, để biết ông Sơn thích nhạc của mình được gọi như vậy!

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "nổi tiếng" với chữ "Thôi Kệ" - những người quen đều biết - ông thường dùng, khi buộc phải chứng kiến những thăng trầm của thân phận một nhạc sĩ "hát rong".

"Nhạc Trịnh"
ư? Vong hồn ông Sơn thấp thoáng đâu đó chắc cũng thốt lên: Thôi kệ! Chỉ duy, gia đình ông Sơn"thôi kệ" mới đáng suy ngẫm!
"Học đòi" ngày càng lên ngôi!

"Trưởng giả học làm sang" hơn 200 năm, coi bộ ngày càng "thịnh hành" như người dân cầu viện đến "oan gia trái chủ" để vỡ mộng "Rồi Như Đá Ngây Ngô"(!)

Thật giễu cợt khi ngó dòng chữ "20.000 khán giả Sài Gòn ngồi bệt nghe nhạc Trịnh ở sân vận động" [1], do báo VNExpress tường thuật đầy hào hứng về đêm "nhạc Trịnh" mới đây.

Bài tường thuật sôi nổi đến độ, như đưa người đọc đến với cuộc đua nước rút của "vận động viên" Lệ Quyên, Tuấn Hưng, Đức Tuấn v.v... chạy tiếp sức trên vận động trường! Vâng! "Nhạc Trịnh" được tường thuật rất xôn xao, rất quyết tâm và đầy phấn khởi như thế tại sân vận động Hoa Lư thuộc Tp.HCM.

Thẩm mỹ âm nhạc đã quá khác! Khác đến độ đảo lộn hết mọi thứ trên đời, kể từ ..... Tôi gọi nó là "sự tàn phá âm nhạc", trong đó có cả cách mà các người gọi là "nhà báo" mô tả đêm "nhạc Trịnh" như một "bữa tiệc buffet" với thực khách nháo nhào tranh giành và bốc hốt cho bằng được!

Nhạc Trịnh Công Sơn không dùng để hát ở sân vận động. Nhạc Trịnh Công Sơn không cần phải "hú hét", "bỏ nhỏ", "lấy to" hay "xử lý", "xử trảm" gì cả!

Nhạc Trịnh Công Sơn không dung chứa kiểu "làm mới"hay "làm màu". Người ca sĩ khi hát nhạc của ông Sơn phải hiểu. Bởi lẽ, những nhạc phẩm của ông Sơn, tuyệt đại đa số là những điệu chậm buồn và thường gắn với "tone thứ" để tỏ bày những nỗi niềm cho tình yêu. Đương nhiên, ông Sơn cũng có những bài "tone trưởng" như: Nắng Thủy Tinh, Mưa Hồng v.v... nhưng ít được biết rộng rãi.
Cho đến khi "con cá bống" hiện diện trong nhạc ông Sơn, giới mộ điệu mới... "ngớ người ra" với gần chục bản! Thật tình, chưa bao giờ cảm giác hụt hẫng đến với tôi như thế! Không! Phải nói nhạc của ông Sơn sao mà nó "vô duyên" quá thể!

Không dừng lại ở sự "vô duyên", khi ca sĩ Hồng Nhung cất lên "đừng buồn núi ơi!", tôi mới hiểu hết "thẩm mỹ âm nhạc" của "cô Diva" này! Và cả "văn hóa ....” của Hồng Nhung, khi cô hát rằng:

Bống không là bống bống ở nơi nào
Bống không là bống không ở trong ao
Bống nhảy lên bờ bống đi chơi phố
Nắng vàng ủng hộ cho bống căn nhà

(Bống Không Là Bống - Trịnh Công Sơn)

Tôi "té ngửa" với chữ "ủng hộ"! Hóa ra, ông Sơn cũng "đầy khả năng" khi viết nhạc cổ động (!).

Loạt bài về "con cá bống" nhảy nhót, lên bờ xuống ao như "cú sụp ổ gà âm nhạc" của Trịnh Công Sơn. Khí nhạc gượng ép hợp với ca từ đầy chất "động viên cách mạng"dù sao cũng giúp ca sĩ Hồng Nhung có được chỗ đứng vững chắc trên nền "beton nhạc Trịnh", dù ca sĩ Khánh Ly từng nhận xét [2]:

"...nghe nói có được đào tạo trường lớp hẳn hòi và những ca sĩ này sáng tạo ra một lối hát giống nhau nhưng không giống ai...".

Người "Sài Gòn xưa" khi dùng chữ "không giống ai" có nghĩa ám chỉ về sự dị hợm.
......
Nguyễn Ngọc Già
2019-04-03
 

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
26,460
Động cơ
723,036 Mã lực
Thẩm về nhạc Trịnh nó có 3 tầng:
1.
Tầngđầu rất đại chúng: ai nghe cũng thấy 1 tý hay hay gì đấy, k rõ nó hay cái gì, nhưng đâu đâu cũng mở, quán cà phê mở suốt, ai cũng thẩm được 1 tý. Éo hiểu nó hay hay gật gù cho nó có vẻ biết, nhưung rõ ràng k nghe đ lâu được nhiều nhưng thấy cũng được, kể cả ca sỹ, rất nhiều người thích hát nhạc Trịnh...
2.
Tầng thứ 2: một số người biết chút về nhạc lý, thẩm âm bắt đầu ngờ ngợ cái mà mình thẩm nhạc Trịnh, bắt đầu suy nghĩ, ồ nó hay éo gì, triết lý gì đâu...
Đây là những người chưa bao giờ trải qua cái mà Trịnh đã chiêm nghiệm sâu xa, đó là nỗi đâu sâu thẳm về nhân tình thế thái, nó không rõ ràng, dù có nhiều tuổi, dù có kiến thức uyên thâm về âm nhạc mà trong đời chưa kinh qua thì sẽ k bao giờ vượt qua tầng thứ 2 để vào tầng thứ 3.
Tầng thứ 3. Những người hiểu được nhạc Trịnh: đó là những người từng trải, chiêm nghiệm nhiều về cuộc sống, có cái nhìn sâu sắc và đặc biệt đã trải qua những nỗi đau nhân tình thế thái hay chí ít biết về nó, chứng kiến nó. Là những người có đầu óc triết học sâu sắc, tầng này k dành cho số đông nông cạn hời hợt, thế giới quan hạn hẹp, hay cuộc sống thuận buồm xuôi gió dù trình độ âm nhạc có cao siêu mấy.
......
 

lacettiGG

Xe điện
Biển số
OF-368871
Ngày cấp bằng
1/6/15
Số km
2,529
Động cơ
301,855 Mã lực
Em thấy nhạc Trịnh nhiều bài hay cho đến rất hay. Nhưng lời nhạc Trịnh có vẻ không chau chuốt lắm hoặc nói chung có tính gượng ép, mang tính huyễn hoặc. Hợp với người hoặc hoàn cảnh nào thích sự mông lung, bất định, thích đắm chìm trong cái sự buồn. Ko hợp với người có cá tính mạnh, suy nghĩ logic.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top