- Biển số
- OF-386471
- Ngày cấp bằng
- 10/10/15
- Số km
- 2,899
- Động cơ
- 268,970 Mã lực
- Nơi ở
- P204 - 18 Yên Ninh - HN.
- Website
- shopyeuthuong.vn
"Gặp lại vị quê trong hương cốm mơ mùa thu" - ca từ đẹp thế này, em ko nghĩ Trịnh Công Sơn viết đc. Nói chung em cũng nghe đc vài bài nhưng để bảo tách nhạc của ông ấy thành 1 dòng nhạc thì overrate quá.Hồi mới lớn những năm đầu 90 thì băng Sơn Ca 7 em nghe như thánh kinh vậy, nó hay và huyền diệu vô cùng. Sau này già đi mới ngẫm có lẽ hay nhất là đoạn phi lộ mở đầu của băng nhạc, nó cũng giống như đoạn phi lộ mở đầu băng Ca khúc da vàng do nhà văn Việt Thường đọc vậy, quyến rũ đến thẫn thờ.
Quan niệm thời đó thì biết nghe và cảm nhạc Trịnh mới là sang và em cũng theo trend đấy, về sau em nghe nhạc không để ý đến giai điệu nữa mà chú ý đến phần lời của bài hát thì nhận thấy có rất nhiều bài hát của các nhạc sỹ cả đỏ và vàng có nội dung cực hay và thấm thía hơn so với những ngôn từ rối rắm và bức bí của nhạc Trịnh ( có lẽ do em thiếu i ốt chăng?).
Nhạc Trịnh giờ thi thoảng em mới nghe lại để nhớ về những cảm xúc thời sinh viên khi lang thang trong những quán cafe ven sông Hương thủa ban đầu ,chứ còn bảo thích thì không thích nữa.
Cụ trên so sánh nhạc Trịnh với thơ của thi sĩ Bùi Giàng Búi có lẽ không đúng lắm. Ông Bùi Giáng tự nhận là “ điên rực rỡ... điên tiểu thủ công nghiệp” rồi nên thơ của ông đã là một cảnh giới khác, còn nhạc Trịnh nghe thì liêu trai bí hiểm nhưng lại thấy ông Trịnh luôn tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh! Đây là ý kiến cá nhân thôi các cụ nhé hehe
Đã nói đúng lại còn nói toNhạc Văn Cao nghe qua mấy câu đầu là thấy lai láng, bay bổng, thậm chí râm ran da gà rồi cụ. Nói như bọn teen giờ là công thức 10s để biết 1 bài hát có bắt tai hay ko.
Nói chung đang nghe dở nhạc Trịnh mà next sang nhạc Văn Cao hoặc ngược lại thì mới thấy đẳng cấp nhạc Văn Cao cao hơn hẳn.
Văn Cao là thiên tài tầm cỡ phải trăm năm mới có ở VN ấy chứ. Phạm Duy còn nhận mình dưới Văn Cao một bậc.