- Biển số
- OF-326374
- Ngày cấp bằng
- 8/7/14
- Số km
- 115
- Động cơ
- 287,030 Mã lực
nhạc Trịnh em chỉ nghe đc 1-2 bài r sau nghe tiếp chứ nghe cả list em cũng ko nghe nổi
Bài Trường ca Sông Lô - VC em được nghe từ bé, công nhân nghe thoát, sảng khoái cái thằng người.Cái gì khó mà làm được mới quý ông nhể? Đoạn mở đầu Andante "Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê, cuối sông..." đi hát karaoke riêng để gân cổ 2 chữ "cuối sông" tốn cụ nó chai bia. Hát opera mà ca sỹ kẹo kéo cũng hát được thì còn léo gì là nhạc quý tộc. Thế chả lẽ Luciano Pavarotti đi ngồi ngang hàng với bọn kẹo kéo thất học?
em khoái những nhà thơ, những họa sĩ tài ba, những nhạc sĩ, nhà văn, vì bản thân họ hơn hẳn người bình thưởng ở khả năng ẩn dụ. Càng tài ba, khả năng ẩn dụ của họ càng phong phú, với chiều sâu ý nghĩa tầng tầng lớp lớp....nó chắp cánh cho trí tưởng tượng của khán giả bay xa. Tuy nhiên được đông đảo khán giả đón nhận thì lại là một chuyện rất khó.Chẳng yêu thì chớ rẽ nhau.Bảo là Yến tước hay đâu chí hồng! Hỏi ai đã thấy Chim hồng?Khéo là sang miệng, chợ đông khoe mồm.
Em đọc đi đọc lại thì thấy cụ viết thế này thì toang rồi, chả cần phải bị đóng thớt do ồn ào quá mà là do cụ còm thế thì các đầu nóng nguội xừ mất òi, mất tính chiến đấu òi, thớt sẽ tan, trình thẩm âm của quần chúng mất phương hướngEm vào đây hóng các cụ bàn luận, mà thấy nhiều cụ cắt nghĩa chữ "nhạc Trịnh" khó hiểu quả. Đành rằng bài hát thì có nhạc và có lời, nhưng không lẽ chỉ có thế mà thôi ? Đây lại nói về cảm thụ âm nhạc, thì càng không thể phân tích kiểu chiết tự như thế được.
Hồi quãng 20 tuổi em nghe nhạc Trịnh rất nhiều. Theo lẽ tự nhiên, sau khi nghe nhiều thì em tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài hát, bài hát đó được viết ở đâu, trong hoàn cảnh nào, lúc đó tác giả đang nghĩ gì. Và từ đó em hiểu hơn về thông điệp mà Trịnh Công Sơn gửi trong từng bài hát. Cũng qua đó em hiểu thêm phần nào cuộc sống của ông ấy, một nhạc sĩ sống cả đời thanh đạm. Em cứ nghĩ như thế là em hiểu về nhạc Trịnh.
Bẵng đi chừng hơn 10 năm em ít nghe Trịnh hẳn. Sau có một lần đi nghe Khánh Ly hát, chắc tầm 2011, có một khán giả đứng tuổi yêu cầu cô ấy hát bài Biển nhớ, vì "tôi muốn nhớ lại ngày trước từng được nghe cô Khánh Ly hát và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đệm đàn trong ký túc xá đại học". Thì cô Khánh Ly có trả lời (đại ý rằng), vâng tôi sẽ hát bài này hầu bác, nhưng mỗi bài hát đều có một câu chuyện của nó, cho nên bài Biển nhớ hôm nay cũng sẽ không phải bài Biển nhớ ngày xưa tôi từng hát.
Chắc khi nói câu này, cô Khánh Ly cũng ít nhiều nhớ về quá khứ, và nhớ về Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn từng nói: mỗi khi bạn hát một bài tình ca, là bạn đang hát về một mối tình của mình. Dường như, mỗi bài hát của Trịnh Công Sơn đều có thân phận của nó. Một bài hát, không chỉ có lời và nhạc, không chỉ có hoàn cảnh sáng tác, mà còn có cả kỷ niệm, cả cảm xúc của chính người nghe, của tất cả những lần trước chúng ta từng nghe nó. Chính vì thế mà Diễm xưa của tôi và Diễm xưa của bạn là hai bài khác nhau, vì câu chuyện của tôi và của bạn có hai nàng "Diễm" hoàn toàn khác nhau. Không chỉ thế, Diễm xưa mà tôi từng nghe 20 năm trước, của một thanh niên quay quắt vì tình yêu và vật lộn với cơm áo, cũng không phải Diễm xưa khi tôi bế trên tay đứa cháu nội mới chào đời.
Có lẽ là vì phần nhạc của Trịnh đơn giản quá, dung dị quá nên nó mới ngấm vào lòng người như thế. Nó lại có thể ngấm vào mỗi người theo cách rất khác nhau. Nó rất khác với Du kích Sông Thao hay Trường ca Sông Lô, đó là những tấm thảm âm nhạc tuyệt vời, nhưng hầu hết chúng ta nhìn vào đó đều cùng thấy một thứ (một thứ tuyệt đẹp, indeed). Em hi vọng không ai vì câu trên nghĩ rằng em chê Văn Cao hay Đỗ Nhuận, bản thân em có trên 10 năm tham gia hợp xướng và cả hai bài trên em tập không dưới 100 lần.
Muốn gửi một lời nhỏ đến các bạn fan Trịnh trong này: chúng ta có lẽ không nên sa đà vào tranh luận, bởi vì, chắc các bạn đều hiểu, nhạc Trịnh không cần một sự công nhận nào hết. Trịnh Công Sơn sống một đời có thể gọi là ẩn dật, nép mình, say nhiều hơn tỉnh. Ngày mai là ngày sinh nhật của người nghệ sĩ tài hoa, mỗi người hãy tự chọn cho mình một góc nhỏ, một tách cafe và chậm rãi nhâm nhi một câu chuyện cũ của chính mình
Cũng cần nhìn ngược lại, mấy giọng ca ông ổng Sông Lô Sông Thao, người HN... có kéo nổi1 bài nào của Trịnh cho ra hồn ko?Và nếu như một ca sỹ nghiệp dư có khả năng hát đúng được nhạc Trịnh (đúng thôi nhé, hay thì tùy cảm nhận mỗi người), lại có cả usb nhạc Văn Cao Đỗ Nhuận, thì cũng không có khả năng kéo nổi Trường Ca Sông Lô hay Du Kích Sông Thao.
Nhạc Trịnh khó hát cho những người bình thường, còn nhạc các ông kia thì khó hát với cả các ca sỹ. Cho nên làm gì có bạn nào đủ tuổi mà hát loa kẹo kéo
1 Pavarotti vẫn đứng/ngồi/hát cùng hàng với Spice Girls là chuyện bình thường.Cái gì khó mà làm được mới quý ông nhể? Đoạn mở đầu Andante "Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê, cuối sông..." đi hát karaoke riêng để gân cổ 2 chữ "cuối sông" tốn cụ nó chai bia. Hát opera mà ca sỹ kẹo kéo cũng hát được thì còn léo gì là nhạc quý tộc. Thế chả lẽ Luciano Pavarotti đi ngồi ngang hàng với bọn kẹo kéo thất học?
Mỹ Linh mà hát Buồn Tàn Thu thì fan Thái Thanh nhét giẻ vào mồmThế nên mới có hiện tượng mỗi một nhạc sỹ đều có riêng cho mình một ca sỹ, bởi chất giọng phù hợp với nhạc.
Nhắc đến "Chiều trên bến cảng" lại nhớ Ngọc Tân, Ánh Tuyết mà hát "Hà nội đêm phải gió" thì Fan Mỹ Linh cười khùng khục
Ca sĩ đã hát trong một vở opera dàn dựng đàng hoàng trên sân khấu thì là ca sĩ opera. Muốn chuẩn hơn thì cụ có thể yêu cầu - vở opera trong kịch mục chuẩn - đại loại 100 vở hay dàn dựng nhất trên thế giới.1 Pavarotti vẫn đứng/ngồi/hát cùng hàng với Spice Girls là chuyện bình thường.
Ở VN ko lẽ có "ca sĩ opera" đúng nghĩa !?
Ra hồn hay không tùy vào cảm nhận, chả có tiêu chuẩn nào cả. Ở đây tôi đang nói về nhạc lý, nó có tiêu chuẩn đúng sai rõ ràng. Hát lệch tông sai nốt không đủ cao độ trường độ là sai, thế thôi.Cũng cần nhìn ngược lại, mấy giọng ca ông ổng Sông Lô Sông Thao, người HN... có kéo nổi1 bài nào của Trịnh cho ra hồn ko?
Về cảm nhận nó cũng thay đổi một chút qua thời gian, qua những kỷ niệm vui buồn. Mới đây em nghe vỡ ra một chút khi nghe kỹ Opera đoạn hát cuối lên cao dài thượt nó hơi giống đoạn cuối "Xuống xề" của Cải lương. Nghe đã lắm, em không fun ạ.Ra hồn hay không tùy vào cảm nhận, chả có tiêu chuẩn nào cả. Ở đây tôi đang nói về nhạc lý, nó có tiêu chuẩn đúng sai rõ ràng. Hát lệch tông sai nốt không đủ cao độ trường độ là sai, thế thôi.
Còn ca sỹ muốn kéo nhạc Trịnh và Bolero cho ra hồn không quá khó, vừa hát vừa nghĩ đang vợ bỏ, tạch lô, bị covid 19... là giọng ca chứa chất trầm cảm, u uất, sâu lắng, thân phận, kiếp người... ngay
Hoặc hát giống bà Khánh Ly: Gọi nắnggggggg trên vai em gầyyyyyyyy đường xa áo bayyyyyyy... là thành chất Trịnh say mê lòng giới fan quạt.
Em chuốc đc cụ một ly rồi nhé, chúc cụ say mèm Công nhận cụ Yevon biên hay!Em đọc đi đọc lại thì thấy cụ viết thế này thì toang rồi, chả cần phải bị đóng thớt do ồn ào quá mà là do cụ còm thế thì các đầu nóng nguội xừ mất òi, mất tính chiến đấu òi, thớt sẽ tan, trình thẩm âm của quần chúng mất phương hướng
Phần về TCS cụ nói em hoàn toàn thuyết phục Giờ thêm phần "tấm thảm âm nhạc tuyệt vời" cụ ạ. Cụ thôi là coi như thớt nguội, thực sự tiếc.
Hàn lâm là Hàn lâmCũng cần nhìn ngược lại, mấy giọng ca ông ổng Sông Lô Sông Thao, người HN... có kéo nổi1 bài nào của Trịnh cho ra hồn ko?
Cảm xúc thì khó nói lắm. Như em viết khi nhậu say, tuyền những ông hát lè nhè đệm sai nhưng lúc ấy lại rất hay và chân thực.Về cảm nhận nó cũng thay đổi một chút qua thời gian, qua những kỷ niệm vui buồn. Mới đây em nghe vỡ ra một chút khi nghe kỹ Opera đoạn hát cuối lên cao dài thượt nó hơi giống đoạn cuối "Xuống xề" của Cải lương. Nghe đã lắm, em không fun ạ.
Bài hát có câu "Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê, cuối sông..." là Du kích sông thao của Cụ Đỗ Nhuận chứ ko phải Bài Trường ca Sông Lô của cụ Văn Cao ợ.Bài Trường ca Sông Lô - VC em được nghe từ bé, công nhân nghe thoát, sảng khoái cái thằng người.
Cái hay là khi la cà ở Ộp, hay được chỉ những tinh túy ở những thứ bình thường mình vẫn thấy vẫn nghe hàng ngày mà lướt qua. Như khúc mà cụ tâm đắc:
"Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê, cuối sông..."
Nghe đi nghe lại chất thật, nhạc đã hay mà lời còn tuyệt diệu hơn, câu " cuối sông..." ai vút lên được thì ....ôi ôi.. như đang được lên đỉnh
Tuyệt vời, chúc mừng cụ với bài viết rất chi là thuyết phục. Mừng cho cụ vừa hát hay và có gu thưởng thức âm nhạc tinh tế. Qua bài viết của cụ em mới giật mình rằng hôm nay là SN của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.Em vào đây hóng các cụ bàn luận, mà thấy nhiều cụ cắt nghĩa chữ "nhạc Trịnh" khó hiểu quả. Đành rằng bài hát thì có nhạc và có lời, nhưng không lẽ chỉ có thế mà thôi ? Đây lại nói về cảm thụ âm nhạc, thì càng không thể phân tích kiểu chiết tự như thế được.
Hồi quãng 20 tuổi em nghe nhạc Trịnh rất nhiều. Theo lẽ tự nhiên, sau khi nghe nhiều thì em tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài hát, bài hát đó được viết ở đâu, trong hoàn cảnh nào, lúc đó tác giả đang nghĩ gì. Và từ đó em hiểu hơn về thông điệp mà Trịnh Công Sơn gửi trong từng bài hát. Cũng qua đó em hiểu thêm phần nào cuộc sống của ông ấy, một nhạc sĩ sống cả đời thanh đạm. Em cứ nghĩ như thế là em hiểu về nhạc Trịnh.
Bẵng đi chừng hơn 10 năm em ít nghe Trịnh hẳn. Sau có một lần đi nghe Khánh Ly hát, chắc tầm 2011, có một khán giả đứng tuổi yêu cầu cô ấy hát bài Biển nhớ, vì "tôi muốn nhớ lại ngày trước từng được nghe cô Khánh Ly hát và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đệm đàn trong ký túc xá đại học". Thì cô Khánh Ly có trả lời (đại ý rằng), vâng tôi sẽ hát bài này hầu bác, nhưng mỗi bài hát đều có một câu chuyện của nó, cho nên bài Biển nhớ hôm nay cũng sẽ không phải bài Biển nhớ ngày xưa tôi từng hát.
Chắc khi nói câu này, cô Khánh Ly cũng ít nhiều nhớ về quá khứ, và nhớ về Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn từng nói: mỗi khi bạn hát một bài tình ca, là bạn đang hát về một mối tình của mình. Dường như, mỗi bài hát của Trịnh Công Sơn đều có thân phận của nó. Một bài hát, không chỉ có lời và nhạc, không chỉ có hoàn cảnh sáng tác, mà còn có cả kỷ niệm, cả cảm xúc của chính người nghe, của tất cả những lần trước chúng ta từng nghe nó. Chính vì thế mà Diễm xưa của tôi và Diễm xưa của bạn là hai bài khác nhau, vì câu chuyện của tôi và của bạn có hai nàng "Diễm" hoàn toàn khác nhau. Không chỉ thế, Diễm xưa mà tôi từng nghe 20 năm trước, của một thanh niên quay quắt vì tình yêu và vật lộn với cơm áo, cũng không phải Diễm xưa khi tôi bế trên tay đứa cháu nội mới chào đời.
Có lẽ là vì phần nhạc của Trịnh đơn giản quá, dung dị quá nên nó mới ngấm vào lòng người như thế. Nó lại có thể ngấm vào mỗi người theo cách rất khác nhau. Nó rất khác với Du kích Sông Thao hay Trường ca Sông Lô, đó là những tấm thảm âm nhạc tuyệt vời, nhưng hầu hết chúng ta nhìn vào đó đều cùng thấy một thứ (một thứ tuyệt đẹp, indeed). Em hi vọng không ai vì câu trên nghĩ rằng em chê Văn Cao hay Đỗ Nhuận, bản thân em có trên 10 năm tham gia hợp xướng và cả hai bài trên em tập không dưới 100 lần.
Muốn gửi một lời nhỏ đến các bạn fan Trịnh trong này: chúng ta có lẽ không nên sa đà vào tranh luận, bởi vì, chắc các bạn đều hiểu, nhạc Trịnh không cần một sự công nhận nào hết. Trịnh Công Sơn sống một đời có thể gọi là ẩn dật, nép mình, say nhiều hơn tỉnh. Ngày mai là ngày sinh nhật của người nghệ sĩ tài hoa, mỗi người hãy tự chọn cho mình một góc nhỏ, một tách cafe và chậm rãi nhâm nhi một câu chuyện cũ của chính mình
Chém gì chẳng được, dễ thế đã có "ca sỹ opera" VN nào hát opera làm say mê giới fan quạt opera (hoặc hát nhạc Trịnh "thành chất Trịnh" làm say mê giới fan quạt Trịnh) chưa?Ra hồn hay không tùy vào cảm nhận, chả có tiêu chuẩn nào cả. Ở đây tôi đang nói về nhạc lý, nó có tiêu chuẩn đúng sai rõ ràng. Hát lệch tông sai nốt không đủ cao độ trường độ là sai, thế thôi.
Còn ca sỹ muốn kéo nhạc Trịnh và Bolero cho ra hồn không quá khó, vừa hát vừa nghĩ đang vợ bỏ, tạch lô, bị covid 19... là giọng ca chứa chất trầm cảm, u uất, sâu lắng, thân phận, kiếp người... ngay
Hoặc hát giống bà Khánh Ly: Gọi nắnggggggg trên vai em gầyyyyyyyy đường xa áo bayyyyyyy... là thành chất Trịnh say mê lòng giới fan quạt.
Vâng cụ.Bài hát có câu "Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê, cuối sông..." là Du kích sông thao của Cụ Đỗ Nhuận chứ ko phải Bài Trường ca Sông Lô của cụ Văn Cao ợ.
Hàn lâm có ra hàn lâm đâu, quần chúng còn ko xong.Hàn lâm là Hàn lâm
Và Quần chúng là Quần chúng
Vầy phỏng
Hàn lâm có ra hàn lâm đâu, quần chúng còn ko xong.