Thực hư những tin đồn ác ý liên quan đến Bộ Y tế trong vụ việc VN Pharma ra sao?
Vị tư lệnh ngành đã thể hiện sự công tâm khi yêu cầu công an vào cuộc điều tra vụ việc từ năm 2014.
Thực chất đây là một vụ buôn lậu thuốc được thiết kế tinh vi không dễ gì phát hiện, đã qua mặt được cả Hải Quan.
Chúng ta cần nhìn nhận khách quan rằng các thuốc nhập lậu đã bị chặn đứng trước khi đến tay bệnh nhân.
http://suckhoedoisong.vn/vu-vn-pharma-bo-y-te-co-trach-nhiem-gi-n135618.html
Dư luận xã hội đồn em chồng Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến nằm trong ban lãnh đạo Vn Pharma, thực hư không rõ ra sao. Ngay từ khi phát hiện vụ việc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã không âm thầm thu hồi lô thuốc điều trị ung thư không đạt quy chuẩn để ém nhẹm vụ việc mà chủ động đề nghị cơ quan công an điều tra vào cuộc, đưa vụ việc ra ánh sáng. Chi tiết trên thể hiện sự nghiêm minh và trách nhiệm cao của Bộ trưởng trong vụ việc này. Nếu đúng em trai chồng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nằm trong ban lãnh đạo mà Bộ trưởng vẫn quyết liệt đưa vụ việc ra ánh sáng càng chứng tỏ sự công tâm, nghiêm minh của tư lệnh ngành. Chính việc Bộ trưởng yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc đã lộ tẩy đường dây buôn lậu thuốc của VnPharma
Vậy chúng ta cùng xem xét vấn đề trên khía cạnh quy trình làm việc hiện hành cũng như so sánh với quy trình phát triển và đăng ký thuốc mới tại FDA – Cục quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ.
Một thuốc hay dược phẩm được chấp thuận bởi FDA có nghĩa là thuốc đó phải trải qua các bước đánh giá của Trung tâm nghiên cứu và đánh giá thuốc CDER trực thuộc FDA. Trung tâm này sẽ tiến hành các bước:
1. Phân tích tác dụng của thuốc đối với bệnh mục tiêu (ví dụ bệnh ung thư), so sánh đối chiếu với các phương pháp điều trị hiện tại.
2. Khảo sát hiệu quả và nguy cơ từ dữ liệu lâm sàng: bước này FDA căn cứ vào các dữ liệu nghiên cứu được cung cấp bởi nhà sản xuất thuốc, đặc biệt nếu có từ hai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được thiết kế tốt để khẳng định giá trị của thuốc không phải là ngẫu nhiên hay do sai sót mà có. Trong trường hợp bệnh hiếm gặp (ví dụ bệnh ung thư) thì có thể cân nhắc chỉ dựa trên một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
3. Khuyến cáo nguy cơ và dán nhãn cảnh báo nguy cơ trên thuốc: bất kỳ thuốc nào khi điều trị một tình trạng bệnh, đặc biệt là tình trạng bệnh nặng (ví dụ ung thư) đều có thể gây ra nguy cơ khác. Do vậy FDA có thể dán nhãn khuyến cáo nguy cơ tại bao bì thuốc nếu thấy cần thiết.
Toàn bộ quá trình trên có thể kéo dài vài tháng đến một hai năm, tùy theo khối lượng công việc và tùy theo quy mô cũng như tầm ảnh hưởng của thuốc. Nếu thuốc càng thông dụng (như các thuốc kháng sinh, giảm đau…) thì tầm ảnh hưởng càng rộng cũng như các thuốc và phương pháp điều trị hiện hành càng nhiều và do vậy cần đánh giá càng kỹ lưỡng. Nếu thuốc càng hiếm (như các thuốc điều trị ung thư) thì quá trình xét duyệt có thể nhanh hơn.
Điều trị chứng ra mồ hôi nhiều ở tay chân, đầu trán, nách, lưng ngực… tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt
Tế bào nhiễm độc - Cội nguồn gây ra ung bướu, bệnh tật
20 năm "khổ sở" với Hen suyễn, Đờm ho, Khó thở vì không biết tới Lá Hen
Một thực tế chúng ta có thể nhìn thấy ngay, đó là Cục quản lý Dược Bộ Y Tế cũng đang làm trên một quy trình gần như giống hệt so với FDA, và tất cả đều dựa trên giấy tờ được bên sản xuất và phân phối thuốc cung cấp để xét duyệt. Bộ Y tế cũng như FDA không có quyền được điều tra về những bằng chứng được cung cấp mà chỉ có quyền cung cấp các nghi ngờ trong hồ sơ cho bên cơ quan điều tra để tiến hành đánh giá khách quan.
Trong câu chuyện với VN Pharma, sau khi nhận đủ ba giấy tờ quan trọng là CPP, FSC và GMP (lần lượt là giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm, giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận đạt chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt), cũng như kiểm định đủ ba mẫu thuốc theo quy định đạt hàm lượng và loại dược chất đúng như hồ sơ (ba mẫu này cũng được cung cấp bởi nhà sản xuất và phân phối), cho nên ngày 30/12/2013 hồ sơ thuốc đã được chấp thuận. Tuy nhiên ngay sau đó Bộ Y tế đã cung cấp cho bên công an những nghi vấn trong hồ sơ, đồng thời ra một loạt các công văn yêu cầu làm rõ. Đến công văn số 13134/QLD-KD ngày 01/08/2014, Cục Quản lý Dược đã chính thức yêu cầu tạm dừng việc lưu hành tất cả các thuốc của nhà sản xuất Helix Pharmaceuticals. Cuối cùng là công văn số 16161/QLD-KD ký ngày 19/09/2014, Bộ Y tế chính thức tước bỏ toàn bộ các giấy phép lưu hành của nhà sản xuất Helix Pharmaceuticals.
Các bị cáo tại phiên toà xét xử vụ VN Pharma. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Như vậy, với hành vi gian dối làm giả giấy tờ một cách tinh vi, qua mặt được cả hải quan vốn là cơ quan có trách nhiệm thẩm định tính trung thực của các giấy tờ liên quan đến sản xuất và kinh doanh của hàng hóa ra vào đất nước, thì một cơ quan có chức năng thẩm định chuyên môn như Bộ Y tế cũng hoàn toàn có thể bị qua mặt trong vài tháng.
Điểm cốt lõi ở đây là sự nhanh chóng và dứt khoát của Bộ Y tế đã chủ động thông tin cho bên công an điều tra, đồng thời nhanh chóng chỉ đạo Cục quản lý Dược tước hết tất cả giấy phép lưu hành của công ty Helix Pharmaceuticals ngay khi có kết luận của các cơ quan điều tra. Thực tế là các thuốc bị VN Pharma nhập lậu đã bị ngưng lưu hành và chưa hề đến tay người bệnh.
Việc thuốc này có trúng thầu ở một số bệnh viện hoàn toàn là trách nhiệm của Hội đồng phê duyệt thuốc của từng bệnh viện do Bộ Y tế đã xóa bỏ hình thức đấu thầu tập trung và trao quyền cho các đơn vị bệnh viện tự chủ.
Với một công ty ma mãnh như VN Pharma thì liệu có qua mặt được FDA hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể qua mặt được một vài tháng bởi họ đã quá tinh vi trong chuyện làm giả giấy tờ, trong khi FDA cũng chỉ làm việc dựa trên phân tích các giấy tờ và bằng chứng được cung cấp.
Như vậy rõ ràng trong câu chuyện này Bộ Y tế không có dấu hiệu bao che cũng như không có chuyện buông lỏng quản lý. Nếu Bộ Y tế có ý định bao che cho bất kỳ ai kể cả người thân thích ruột thịt thì sự việc không được công khai nhanh chóng như vậy. Tất cả các cơ quan đã thực hiện đúng chức năng của mình song trước một công ty ma với những con người đầy kinh nghiệm như vậy thì chỉ có cơ quan công an điều tra mới đủ nghiệp vụ để đưa họ ra ánh sáng.