Cảnh vật thật tiêu điều, xơ xác..
Chuyện được ông chủ của cửa hàng kể lại cho du khách nghe là như thế này:
Khác hoàn toàn với những gì báo chí hình dung về sóng thần. Khi ông đứng dưới chân ngọn hải đăng, phía trước của nhà hàng ông vào khoảnh khắc đó. Sóng thần tấn công 2 lần, lần 1 là khi ông đang ngắm biển vào buổi chiều thì bỗng nhiên thấy nước biển rút ra thật xa bờ, hiện rõ cả đáy biển. Sau đó không phải là nó dâng lên thật cao như một bức tường, mà nó tạo thành những mũi khoan bằng sóng khổng lồ tiến rất nhanh vào bờ với tốc độ chóng mặt. Ông chỉ kịp bỏ chạy thật nhanh lên ngọn núi phía đằng sau là cũng vừa kịp lúc sóng thần ập vào chân ngọn hải đăng và tàn phá toàn bộ khu vực, tàu thuyền, nhà cửa. Lúc này đang là ban ngày nên thiệt hại chưa nhiều.
Phải đến đợt sóng thần thứ 2 mới là khủng khiếp, do trời chuyển sang tối, và cũng do ảnh hưởng của đợt sóng thần thứ nhất gây ra tâm lý hoang mang lo ngại về đồ đạc, tài sản trong nhà. Nhiều người dân đã đổ về nhà để thu dọn đồ đạc và cũng có ý định di chuyển lên những ngọn núi cao hơn. Nhưng không ngờ trong lúc mọi người đang thu dọn đồ và di chuyển thì sóng thần ập tới lần nữa. Lần này lớn hơn, mạnh hơn và đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người. Nhiều xác người khi tìm thấy chết ở trong tư thế hai tay nắm chặt rất nhiều đồ đạc, túi xách và đang trên đường chạy lên núi. Số lượng người chết mà chỉ có 1 tay xách đồ là rất ít do tay còn lại kịp thời bấu víu vào các điểm tựa xung quanh.
Qua kinh nghiệm lần này, ông chủ của cửa hàng nói: Tốt nhất người dân đi đâu thì chỉ nên xách túi bằng một tay, tay còn lại nên để trống. Ngoài ra kinh nghiệm của chính ông bây giờ đó là đi đâu cũng phải nhìn lối thoát lên núi gần nhất...