[Funland] Tổ quốc màu tím sẫm

Kyson1

Xe điện
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
4,750
Động cơ
453,474 Mã lực
Hắn choàng thức dậy trong tiếng điều hòa rì rì, cố giương đôi mắt cận 3 độ chưa mang kính để tìm cái điện thoại bên mình.

"Oh sao đã 5:45 rồi mà không có báo thức vậy?!".

Hắn chợt nhận ra, đất liền đã đón mình từ 16:15 chiều qua, mình đang ở trong đệm êm chăn ấm, nhưng vẫn thiếu, thiếu những điều đã trở thành quen thuộc nằm trong chuỗi hành trình Cam Ranh - Len Đao - Đá Đông C - Trường Sa Đông - Trường Sa Lớn - DK1/20 - Cam Ranh.

Đấy là "Đã hết giờ nghỉ. Toàn tàu báo thức... Báo thức toàn tàu" lúc 5:30 sáng hàng ngày...


1685086832466.png


1685086843078.png


-----------------
Ban đầu Em định dùng tiêu đề thớt là "Hoàng triều cương thổ". Sau thì xin phép mượn tiêu đề của một thợ viết kiêm cựu SV trường Mỏ. Nội dung chi tiết cũng sẽ được dẫn trong thớt này.

Về Trường Sa thì đã có nhiều thớt rồi và cccm có thể tìm thấy trong mục CCCĐ. Để mang tính phổ thông, em xin phép Min/Mod cho vào box Cafe để mọi người cùng đọc.

Thông tin trong bài viết là thông tin theo suy nghĩ và cảm nhận cá nhân nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong cccm thông cảm và tránh tổ lái vào đô lề, kỳ bẽo, gấy, 9h trị...

Để bắt đầu viết những dòng ngây ngô, không trau chuốt về chuyến thăm Trường Sa - 1 trong 12 huyện đảo của Việt Nam, em xin điểm qua đôi thông tin về đơn vị hành chính cấp huyện đặc biệt này.

1. VỀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

1.1. Lược sử:

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Ngày nay, quần đảo này đang ở trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ ở các mức độ khác nhau giữa 6 quốc gia, lần lượt là Brunei, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, PhilippinesViệt Nam.

Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về việc phân định các vùng lãnh thổ, hải đảo mà Đế quốc Nhật Bản từng chiếm giữ, quần đảo Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp bao gồm Liên hiệp Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Indonesia. Kết quả là Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, quần đảo này được coi là vô chủ và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này.

Tất cả những nước tham gia tranh chấp quần đảo này, trừ Brunei, đều có quân đội cùng vũ khí, khí tài, thiết bị và nhân viên quân sự đồn trú tại nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đá ngầm khác nhau. Năm 1956, Đài Loan chiếm giữ đảo Ba Bình. Đầu thập niên 1970, Philippines chiếm 7 đảo và các rạn đá thuộc khu vực phía đông quần đảo. Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ quân sự tại ba rạn đá là Gạc Ma, Cô LinLen Đao. Tháng 2 năm 1995 và tháng 11 năm 1998, giữa Trung Quốc và Philippines đã hai lần bùng phát căng thẳng chính trị do hành động giành và củng cố quyền kiểm soát đá Vành Khăn của phía Trung Quốc. Dù rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển đã ra đời nhằm xác định các vấn đề về ranh giới trên biển nhưng bản thân Công ước lại không có điều khoản nào quy định cách giải quyết các tranh chấp về chủ quyền đối với các thực thể thuộc quần đảo.

1.2. Khí hậu:
Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa. Gió mùa đông nam thổi qua Trường Sa từ tháng 3 đến tháng 4 trong khi gió mùa tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ không khí trung bình trong năm của quần đảo vào khoảng 27 °C. Về mùa hè (tháng 5 đến tháng 10) nhiệt độ trung bình đạt 28,2 °C. Về mùa đông (tháng 10 đến tháng 4), nhiệt độ trung bình là 28,8 °C.

Nhiệt độ nước biển bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết. Do nằm trong vùng nhiệt đới nên tầm nhiệt độ cao là đặc trưng cho nước biển Trường Sa. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26-28 °C và đạt cực tiểu 25-26 °C vào tháng 12 và tháng 1. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình tầng mặt là 29-31 °C và đạt cực đại là 31-32 °C vào tháng 5.

Mùa khô tại quần đảo kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 còn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Lượng mưa dao động từ 1.800 đến 2.200 mm.

1.3. Phân chia địa lý:
VIệt Nam chia quần đảo Trường Sa thành 8 cụm

- Cụm Song Tử: là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phần tây bắc của quần đảo Trường Sa. Gọi là Song Tử vì hai đảo Song Tử ĐôngSong Tử Tây như một cặp đảo song sinh, vừa nằm gần nhau vừa có kích thước gần như tương đương. Cặp đảo này hợp cùng các rạn đá san hô như đá Nam, đá Bắc ở khu vực lân cận để tạo nên một vòng cung san hô lớn.

- Cụm Thị Tứ: là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam của cụm Song Tử và phía bắc của cụm Loại Ta. Cụm này chỉ có một đảo san hô là Thị Tứ (đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo), còn lại đều là các rạn đá như đá Hoài Ân, đá Vĩnh Hảo, đá Xu Bi... Đá Xu Bi là trường hợp cá biệt do tách biệt hẳn về phía tây nam so với tất cả các thực thể còn lại.

- Cụm Loại Ta: là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam của cụm Thị Tứ và phía bắc của cụm Nam Yết. Cụm này có hai đảo lớn là Loại TaBến Lạc.

- Cụm Nam Yết: là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam cụm Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn, gồm hàng loạt thực thể nổi bật như đảo Ba Bình (lớn nhất quần đảo), đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đá Én Đất, đá Ga Ven,... Đa số các thực thể địa lý thuộc cụm này hợp thành một bãi san hô dạng vòng.

- Cụm Sinh Tồn: là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam cụm Nam Yết. Cụm này chỉ có một đảo san hôđảo Sinh Tồn, một cồn cátđảo Sinh Tồn Đông, còn lại là rất nhiều rạn đá như đá Cô Lin, đá Gạc Ma, đá Len Đao,... Trong số này, đá Ba Đầu là rạn đá lớn nhất.

- Cụm Trường Sa: là một tập hợp các thực thể địa lý nằm dàn trải theo chiều ngang từ tây sang đông ở phía nam của các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và phía bắc của cụm Thám Hiểm, chủ yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc và 9° Bắc. Cụm này chỉ có một đảo san hôđảo Trường Sa (biệt danh: Trường Sa Lớn), còn lại đều là rạn thường nói chung và rạn vòng nói riêng như đá Tây, đá Tiên Nữ, đảo Phan Vinh, đảo Trường Sa Đông...

- Cụm An Bang: là một tập hợp các thực thể địa lý ở phía nam của quần đảo Trường Sa. Cụm này không có đảo san hô nào ngoài một cồn cát nổi bật là An Bang (quen gọi là đảo An Bang).

- Cụm Bình Nguyên: cụm Bình Nguyên là một tập hợp các thực thể địa lý hợp thành từ phần phía đông của quần đảo Trường Sa, trong khu vực gần với đảo Palawan, Philippines. Tuy cụm này có nhiều thực thể địa lý nhất so với các cụm còn lại nhưng số này lại phân tán rải rác trên một vùng biển rộng lớn.

2. HUYỆN TRƯỜNG SA:

Đầu thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với các đảo chính của quần đảo Trường Sa.

Năm 1933, Thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer đã đặt các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ và các đảo phụ thuộc vào tỉnh Bà Rịa.

Ngày 22/10/1956, Việt Nam Cộng hòa đã có sắc lệnh số 143-NV đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Bà Rịa được đổi thành tỉnh Phước Tuy, đồng thời xác định "Trường Sa (Spratley)" (nguyên văn) thuộc tỉnh Phước Tuy.

Ngày 6/9/1973, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa đã có văn bản số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Thái Bình (nguyên văn), Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai (nguyên văn), Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Ngày 9/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định số 193/HĐBT thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai bao gồm toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa trước đó thuộc huyện Long Đất. Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Quốc hội khóa VII ra nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.

2.1. Dân số:
Theo thống kê ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn huyện Trường Sa là 93 người, trong đó khu vực thị trấn Trường Sa là 30 người.

2.2. Y tế:
Hiện nay các đảo nổi từ cấp 1 đến cấp 3 của huyện Trường Sa đều có bệnh xá. Đảo cấp 1 có bệnh xá khu vực với 2 bác sĩ chuyên khoa và 6 y sĩ, bệnh nhân nặng được đưa về đây để chữa trị. Các đảo cấp 2 thì có 1 bác sĩ và 3 y sĩ, đảo cấp 3 có 1 bác sĩ hoặc y sĩ. Thường trực tại các đảo là 1 quân y từ Lữ đoàn 146 (Đoàn Trường Sa), ngoài ra còn có đoàn công tác từ các bệnh viện Quân y được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn 1 năm. Riêng Viện Y học Hải quân có thời hạn lâu hơn.

2.3. Giao thông:
- Huyện đảo Trường Sa được phục vụ bởi Sân bay Trường Sa tại thị trấn Trường Sa nằm trên đảo Trường Sa. Ban đầu nó dài 550m, sau đó đã mở rộng đến 1.200m như hiện nay.

- Tại thị trấn Trường Sa (huyện lỵ), các xã đảo, các điểm đảo điểm có cầu tàu. Một âu tàu lớn cũng hiện diện tại đảo Trường Sa Lớn, nơi đặt trụ sở của thị trấn Trường Sa và huyện Trường Sa.

2.4. Viễn thông:
Tập đoàn Viettel đã lắp đặt một số trạm phát sóng tại huyện đảo Trường Sa. Phạm vi phủ sóng của các trạm là cách các đảo/đá 20 km và còn cho phép truy cập Internet không dây công nghệ EDGE 2,75G.

2.5. Hành chính:

Theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành lập ba đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Trường Sa là thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồnxã Song Tử Tây.
  • Thị trấn Trường Sa được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
  • Song Tử Tây được thành lập trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
  • Sinh Tồn được thành lập trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,803
Động cơ
4,657,654 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Những thớt thế này. Đề nghị mấy bác đừng tag, rủ nhau vào nói chuyện với nhau như đang chát riêng tư như rất rất nhiều thớt trong quán cà phê này nhé. Trân trọng cảm ơn các bác!
 

hong.viwaco

Xe container
Biển số
OF-201457
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
8,457
Động cơ
4,416,146 Mã lực
Em đặt gạch hóng chuyện TS
 

fantasy0178

Xe tăng
Biển số
OF-10145
Ngày cấp bằng
25/9/07
Số km
1,843
Động cơ
652,446 Mã lực
Vừa rồi cty e cũng tham gia một đoàn đi thăm Trường Sa, cả đi về 8 ngày, đúng đợt e bận việc riêng nên ko đi đc, mấy tay đi về kể đi trên tàu nhậu vui hết nấc, tiếc thật, hẹn sang năm kiểu gì cũng phải sắp xếp đi một chuyến cho biết biển đảo lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
 

Alongcamepolly06

Xe container
Biển số
OF-709649
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
6,239
Động cơ
727,016 Mã lực
Nơi ở
bushcraft
Cháu vào hóng thông tin, nghe và xem qua TV nhiều nhưng không có dịp được tham gia 1 lần!
 

Kyson1

Xe điện
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
4,750
Động cơ
453,474 Mã lực
Vừa rồi cty e cũng tham gia một đoàn đi thăm Trường Sa, cả đi về 8 ngày, đúng đợt e bận việc riêng nên ko đi đc, mấy tay đi về kể đi trên tàu nhậu vui hết nấc, tiếc thật, hẹn sang năm kiểu gì cũng phải sắp xếp đi một chuyến cho biết biển đảo lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Trên hành trình có rất nhiều điều thú vị. Nhậu cũng là 1 trong số đó nhất là cụ nào bị say sóng thì nhậu và lên giường ngủ là OK nhất.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Hay quá!!!

Cách đây 8h, tác giả của bài viết về Trường Sa từ rất lâu, có đăng một dòng trạng thái: "Cút ngay" cùng dẫn link bài viết, yêu cầu người anh em hàng xóm (đểu) rút khỏi vùng biển Việt Nam. Thấy sướng!!!
 

x_six

Xe tải
Biển số
OF-96294
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
302
Động cơ
401,462 Mã lực
Cứ thớt kiểu này là em phải hóng mới được.
Hồi này em toàn thích tìm hiểu lịch sử nước nhà mình.
 

Kyson1

Xe điện
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
4,750
Động cơ
453,474 Mã lực
Em đặt gạch hóng chuyện TS
Vừa rồi cty e cũng tham gia một đoàn đi thăm Trường Sa, cả đi về 8 ngày, đúng đợt e bận việc riêng nên ko đi đc, mấy tay đi về kể đi trên tàu nhậu vui hết nấc, tiếc thật, hẹn sang năm kiểu gì cũng phải sắp xếp đi một chuyến cho biết biển đảo lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Cháu vào hóng thông tin, nghe và xem qua TV nhiều nhưng không có dịp được tham gia 1 lần!
Hay quá!!!

Cách đây 8h, tác giả của bài viết về Trường Sa từ rất lâu, có đăng một dòng trạng thái: "Cút ngay" cùng dẫn link bài viết, yêu cầu người anh em hàng xóm (đểu) rút khỏi vùng biển Việt Nam. Thấy sướng!!!
Cứ thớt kiểu này là em phải hóng mới được.
Hồi này em toàn thích tìm hiểu lịch sử nước nhà mình.
Em sẽ viết nhanh nhất có thể. Tuy nhiên do điều kiện công việc nên cũng có lúc không đều tay được. Các cụ/mợ thông cảm nhé.
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
7,484
Động cơ
111,496 Mã lực
Hôm rồi thằng hàng xóm dắt tầu thăm dò đi vào hải phận của ta là ở khu vực nào nhỉ? có gần với TS ko ạ;))
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Em vào hóng tình hình TS và xem cần mắm muối gì ko? ;))
 

Thị_vệ_độc_hành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-812250
Ngày cấp bằng
10/5/22
Số km
476
Động cơ
3,922 Mã lực
Tuổi
35
Hôm rồi thằng hàng xóm dắt tầu thăm dò đi vào hải phận của ta là ở khu vực nào nhỉ? có gần với TS ko ạ;))
Bãi tư chính cách xa quần đảo TS, và không được tính vào quần đảo TS, Tàu gây hấn ở đây để thực hiện hóa cái lưỡi bò của nó thôi.

1685088900500.png
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,749
Động cơ
27,432 Mã lực
Những thớt thế này. Đề nghị mấy bác đừng tag, rủ nhau vào nói chuyện với nhau như đang chát riêng tư như rất rất nhiều thớt trong quán cà phê này nhé. Trân trọng cảm ơn các bác!
Chuẩn đấy bác Túng.
Chả nhẽ êm lại tag mấy anh đó vô.
 

LaziCat

Xe lăn
Biển số
OF-512
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
10,228
Động cơ
703,808 Mã lực
Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Sóng cuồn cuộn lên dáng hình đất nước

Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
 
Chỉnh sửa cuối:

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Chuẩn đấy bác Túng.
Chả nhẽ êm lại tag mấy anh đó vô.
Nên giới hạn 1 trang đầu (20 còm) để chủ thớt đưa nội dung chính, còn từ trang 2 trở đi chém chuyện ngoài lề thì mới nhanh tăng view anh Kha ạ :))
Vừa đảm bảo tính chân thực lại pha thêm phần hài hước...đảm bảo tiêu chí VHVC :-bd:-bd
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực

Thị_vệ_độc_hành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-812250
Ngày cấp bằng
10/5/22
Số km
476
Động cơ
3,922 Mã lực
Tuổi
35
Thế giờ HS thuộc về đâu hả mợ Hành nhỉ ;))
HS theo em là vấn đề khó, có thể coi như là không thể lấy lại được nữa rồi, may mà vị trí của HS không thực sự quan trọng lắm so với TS, kể cả đối với VN và TQ.

Quần đảo TS mới là nơi không chế biển Đông và nó cùng với Phi và Guam chính là nơi chặn Tàu vươn ra khắp các đại dương, nên cũng dễ hiểu khi Tàu không ngừng quấy phá khu vực này, trong khi ở HS thì dù chiếm 100%, nhưng việc đánh cá lẫn lộn giữa VN và TQ vẫn diễn ra bình thường, chứ ko căng như ở tít vùng phía Nam biển Đông này.
 

hanoi1971

Xe tải
Biển số
OF-20752
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
371
Động cơ
506,797 Mã lực
Hồi bé bố em có mua cho quyển Quần đảo Trường Sa đọc và cứ ước ao ngày nào đó được ra chơi ngoài đó. Giờ vẫn ước muốn một lần trong đời ra thăm đảo :)
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
HS theo em là vấn đề khó, có thể coi như là không thể lấy lại được nữa rồi, may mà vị trí của HS không thực sự quan trọng lắm so với TS, kể cả đối với VN và TQ.

Quần đảo TS mới là nơi không chế biển Đông và nó cùng với Phi và Guam chính là nơi chặn Tàu vươn ra khắp các đại dương, nên cũng dễ hiểu khi Tàu không ngừng quấy phá khu vực này, trong khi ở HS thì dù chiếm 100%, nhưng việc đánh cá lẫn lộn giữa VN và TQ vẫn diễn ra bình thường, chứ ko căng như ở tít vùng phía Nam biển Đông này.
Tầu trông thế thôi chứ thiếu biển, phía trên biển Hoa Đông thì có Nhật, Hàn nó án ngữ và nhất là Đài Loan có Mẽo nó kèm chặt... Nhìn cả bờ biển của Tàu thấy len ra chỗ nào cũng đụng Mỹ và đồng minh, rất khó thở :D
vì thế nó mới phải vươn xuống phía Nam là các nước yếu thế hơn dễ bắt nạt.
1685089688530.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top