Theo e thì có mỗi nạn nhân là chết oan....hic
1.Em biết mợ đang bên Canada và không rõ mợ có học luật Hoa kỳ không?! Em thì rõ là chưa có điều kiện để học.Thực sự là rất khó giải thích với những ai không học về Tư pháp Hoa Kỳ. Án lệ là một phần của luật pháp Hoa Kỳ và nhiều án lệ làm thay đổi luật pháp Hoa Kỳ. Trước khi có án lệ, vấn đề được coi là đúng, nhưng sau khi có án lệ, làm thay đổi tính "đúng" của vấn đề đó. Ví dụ:
Marbury v. Madison, 5 U.S. (1 Cranch) 137 (1803) - Làm thay đổi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, khi lập nên một nguyên tắc giám sát tư pháp và quyền lực của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, trong việc xác định tính hợp hiến của các hành vi lập pháp và hành pháp.
Dred Scott v. Sandford, 60 U.S. (19 How.) 393 (1857) - Được xem là vụ án góp phần đưa Abraham Lincoln – người phản đối chế độ nô lệ lên chức tổng thống năm 1861 và dẫn đến cuộc nội chiến ở Mỹ.
Miranda v. Arizona , 384 US 436 (1966) - Là cơ sở để xuất hiện Miranda Warning
------------
Cháu lấy tạm vài dẫn chứng để bác hiểu ạ.
Em thấy còm này của mợ ấy đã nói ngắn mà đủ rồi, không hiểu sao cụ còn hỏi lại nữa?1.Em biết mợ đang bên Canada và không rõ mợ có học luật Hoa kỳ không?! Em thì rõ là chưa có điều kiện để học.
2.các vấn đề về việc thay đổi tính"đúng" trong án lệ Hoa kỳ thì có lẽ em cũng hiểu khi đọc tham khảo một số tài liệu. Chính vì điều này làm cho hệ thống pháp luật của UsA đặc biệt khác với phần đông hệ thống luật pháp các nước trên thế giới.
3.Án lệ em với mợ tranh luận ở đây là về lĩnh vực hình sự nó rất khác so với án lệ về hiến pháp mà mợ ví dụ
4. Em nhắc lại Việt Nam chưa áp dụng án lệ mà căn cứ vào các bộ luật TTHS ,luật Hs để tiến hành điều tra truy tố và xét xử một vụ án.
Án lệ là một phần của luật pháp Hoa Kỳ và nhiều án lệ làm thay đổi luật pháp Hoa Kỳ. Trước khi có án lệ, vấn đề được coi là đúng, nhưng sau khi có án lệ, làm thay đổi tính "đúng" của vấn đề đó.
Cho nên không ai lấy án lệ làm thay đổi tính "đúng" của vấn đề trong hiện tại, để chứng minh vấn đề được coi là đúng trong quá khứ. Việc bác reinhard lấy dẫn chứng Stave v Cotton, rơi vào đúng trường hợp này ạ.
Em nghĩ là có , vì nếu bà ấy không dính dáng tới vụ án mua bán trước kia thì bà ấy báo ca ngay khi bọn kia bắt cô gái .Theo cảm tính thì các cụ nghĩ bà mẹ có tội buôn bán ma túy hay không ?
1. Khi cháu học ở Canada, cháu chọn credit Tư pháp Hoa Kỳ để học ạ.1.Em biết mợ đang bên Canada và không rõ mợ có học luật Hoa kỳ không?! Em thì rõ là chưa có điều kiện để học.
2.các vấn đề về việc thay đổi tính"đúng" trong án lệ Hoa kỳ thì có lẽ em cũng hiểu khi đọc tham khảo một số tài liệu. Chính vì điều này làm cho hệ thống pháp luật của UsA đặc biệt khác với phần đông hệ thống luật pháp các nước trên thế giới.
3.Án lệ em với mợ tranh luận ở đây là về lĩnh vực hình sự nó rất khác so với án lệ về hiến pháp mà mợ ví dụ
4. Em nhắc lại Việt Nam chưa áp dụng án lệ mà căn cứ vào các bộ luật TTHS ,luật Hs để tiến hành điều tra truy tố và xét xử một vụ án.
Cảm ơn bác đã hiểu điều cháu muốn nói ạ. Cháu đang sợ là Tiếng Việt của cháu dần dần bị tệ hại đi.Em thấy còm này của mợ ấy đã nói ngắn mà đủ rồi, không hiểu sao cụ còn hỏi lại nữa?
"Cho nên không ai lấy án lệ làm thay đổi tính "đúng" của vấn đề trong hiện tại, để chứng minh vấn đề được coi là đúng trong quá khứ."
Các cụ lấy 1 ví dụ án oan từ năm 84 tại Mỹ để bảo Mỹ nó cũng chấp nhận xử án chỉ dựa vào lời khai. Trong khi đó chính là 1 án lệ 1 vụ án oan sai và từ sau án lệ ấy thì chuyện này không còn là đúng nữa. Giờ những câu bác hỏi từ 1-4 là chuyển vấn đề trao đổi sang chuyện khác.
1. Nếu bác rainhard đưa ra tiếp được một dẫn chứng khác, tương tự như vụ (State v. Cotton, 394 S.E.2d 456, 457 (N.C. Ct. App. 1990), thời điểm xảy ra sau năm 1995. Cháu sẽ thừa nhận bác rainhard là đúng.
2. Nếu không có dẫn chứng như cháu mong muốn. Cháu giữ nguyên quan điểm là không thể kết án nếu chỉ có bằng chứng là lời khai của nhân chứng, mà không có bằng chứng vật chất khác.
Vậy vụ State v. Clark 924 So. 2d 282 (La. Ct. App. 2006) có được không cụ? 2006 chắc là đủ gần rồi nhỉ. Bị kết án 2003, 2006 kháng cáo, nhưng không thay đổi.Các cụ lấy 1 ví dụ án oan từ năm 84 tại Mỹ để bảo Mỹ nó cũng chấp nhận xử án chỉ dựa vào lời khai. Trong khi đó chính là 1 án lệ 1 vụ án oan sai và từ sau án lệ ấy thì chuyện này không còn là đúng nữa. Giờ những câu bác hỏi từ 1-4 là chuyển vấn đề trao đổi sang chuyện khác.
Cái phần cụ nói em đã công nhận ở còm trên rồi và đồng ý với mợ ý?! Các vấn đề cháu hỏi thêm mợ ấy để bổ xung kiến thức cháu chưa biết có được không cụ?! Và nguồn cơn tranh cãi giữa mợ ấy với cụ rainhard là việc sử dụng lời khai như một bằng chứng duy nhất đang diễn ra ở Việt Nam chứ không phải Ở Mỹ?! Nên quan điểm của em cho đến hiện tại quan tòa xét xử dựa trên chứng cứ là lời khai trong vụ án mẹ em bán gà vẫn hợp pháp. Không đồng ý thì mẹ em bán gà và luật sư vẫn có quyền kháng cáo cơ mà?!Án lệ là một phần của luật pháp Hoa Kỳ và nhiều án lệ làm thay đổi luật pháp Hoa Kỳ. Trước khi có án lệ, vấn đề được coi là đúng, nhưng sau khi có án lệ, làm thay đổi tính "đúng" của vấn đề đó.
Cho nên không ai lấy án lệ làm thay đổi tính "đúng" của vấn đề trong hiện tại, để chứng minh vấn đề được coi là đúng trong quá khứ. Việc bác reinhard lấy dẫn chứng Stave v Cotton, rơi vào đúng trường hợp này ạ.
1. Khi cháu học ở Canada, cháu chọn credit Tư pháp Hoa Kỳ để học ạ.
2. Cháu đồng ý với bác.
3. Nếu có thời gian, cháu sẽ tìm thêm những án lệ trong US Criminal Code.
4. Việt Nam đã áp dụng án lệ, nhưng án lệ phải được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua. Khác với Mỹ là được phép mang bất kỳ án lệ nào đã được xét xử, để làm cơ sở tranh tụng ạ.
Vụ State v. Clark 924 So. 2d 282 (La. Ct. App. 2006) hơi khác với vụ State v. Cotton, 394 S.E.2d 456, 457 (N.C. Ct. App. 1990) ở một số điểm:Vậy vụ State v. Clark 924 So. 2d 282 (La. Ct. App. 2006) có được không cụ? 2006 chắc là đủ gần rồi nhỉ. Bị kết án 2003, 2006 kháng cáo, nhưng không thay đổi.
Tóm tắt cho các cụ nào lười nghiên cứu: vụ này diễn ra vào năm 2001, khi một tên cướp đã sử dụng súng uy hiếp và cướp 4,200$ từ một cửa hàng Burger Kings. Lúc bấy giờ, nhân chứng bao gồm 6 nhân viên. Những nhân viên này đã đưa ra lời khai - và mặc dù những lời khai này có những điểm nhỏ không trùng khớp, họ có điểm chung về mặt tổng thể. Dựa trên những lời khai này, điều tra viên đã đưa một loạt bức ảnh cho nhân chứng nhận dạng, và dựa trên kết quả nhận dạng, họ đã bắt và đưa anh Royal Clark Jr. ra toà.
Tại toà, bên bị (Clark và luật sư) đã phản bác rằng lời khai của các nhân chứng có những điểm mâu thuẫn về định dạng, và thậm chí còn mâu thuẫn lẫn nhau giữa các thời điểm (khai với nhân viên điều tra và khai tại toà). Bên bị can yêu cầu kiểm tra DNA trên chiếc cốc của hung thủ để lại, nhưng điều tra viên cho ý kiến tại toà rằng dấu DNA đã bị ảnh hưởng trong quá trình điều tra và không còn sử dụng được. Chỉ có 1 nhân chứng nhận dạng Clark là thủ phạm tại toà. Tuy nhiên, do chị này gần hung thủ nhất, toà đã quyết định tin tưởng lời khai của chị - kết quả, năm 2003, Clark bị kết án 49.5 năm tù. Anh làm đơn kháng cáo và cho rằng toà xử sai, nhưng kết quả kháng cáo năm 2006 không thay đổi.
Rất may, gia đình anh cố gắng theo đuổi vụ này và đến năm 2019, theo kết quả điều tra lại dấu vân tay trên chiếc cốc của hung thủ, nhân viên điều tra đã phát hiện ra hung thủ... không phải là Clark, mà là một người khác (Jessie Perry) cũng đang ở tù 30 năm vì tội cướp doạt tài sản năm 2002.
Các cụ chắc để ý thấy những ví dụ em đưa ra (vụ này và vụ Jennifer trước) đều là án oan. Kiếm ví dụ án không oan cũng có, nhưng mục đích của em chọn án oan để chỉ ra hai điều: (1) vụ án không có bằng chứng nào chặt chẽ để kết tội ngoài lời khai của nhân chứng (tất nhiên, vì người bị kết tội có phạm tội đâu) và (2) án oan có khả năng xảy ra (nhưng không đồng nghĩa với vụ nào dựa theo lời khai mà không có bằng chứng cũng là án oan nhé). Nếu em chỉ đưa ra án đúng thì em sợ các cụ hiểu nhầm em đang hàm ý rằng chị Hiền phạm tội thật. Như em đã nói, em không phán rằng chị Hiền có bị oan hay không. Em chỉ muốn chỉ ra rằng việc toà kết án chỉ dựa theo lời khai là có cơ sở pháp lý - trên thế giới cũng vậy chứ chẳng phải chỉ ở VN. Nếu chị Hiền bị oan thật thì ý của em vẫn vậy, mời chị và gia đình xin làm đơn kháng cáo. Còn nếu không oan thì... thôi chịu vậy?
Em không nói hai vụ giống hệt nhau cụ ạ, em chỉ đưa ra điểm tương đồng là trong cả hai vụ, bị cáo đều bị kết tội chỉ dựa trên lời khai của nhân chứng chứ không có bằng chứng cụ thể nào khác. Đó là điều đang tranh cãi ở đây mà cụ - là theo luật pháp, toà án có thể kết tội người ta chỉ với lời khai chứ không có bằng chứng không (và một số cụ nói rằng chỉ ở xứ này mới có chuyện kết án như vậy)? Em nói rằng về lý thì điều đó đúng và xảy ra trên thế giới chứ chả phải ở VN, còn bị cáo bị oan hay không thì em không bàn đến.Nhưng thôi, bác cứ nghĩ hai vụ giống hệt nhau cũng được ạ.
Bác không chú ý cách nói của cháu rồi ạ. Cháu mong muốn bác lấy ví dụ những vụ án hoàn toàn không có bằng chứng vật lý nào ý. Còn vụ State v. Clark 924 So. 2d 282 (La. Ct. App. 2006) vẫn có cái cốc mà dấu vân tay trên đó AFIS không đủ kỹ thuật để xác định mà.Em không nói hai vụ giống hệt nhau cụ ạ, em chỉ đưa ra điểm tương đồng là trong cả hai vụ, bị cáo đều bị kết tội chỉ dựa trên lời khai của nhân chứng chứ không có bằng chứng cụ thể nào khác. Đó là điều đang tranh cãi ở đây mà cụ - là theo luật pháp, toà án có thể kết tội người ta chỉ với lời khai chứ không có bằng chứng không? Em nói rằng về lý thì điều đó đúng, còn bị cáo bị oan hay không thì em không bàn đến.
Vâng, vì họ không có kỹ thuật để xác định nên họ không sử dụng chiếc cốc đó để buộc tội (hoặc ngược lại, để phủ nhận tội) cho bị cáo. Lúc toà kết án (2003) và khi họ xem xét lại bản án khi Clark kháng cáo (2006) thì chiếc cốc không đóng vai trò gì trong quyết định của toà hết mà (toà không coi chiếc cốc là bằng chứng).Bác không chú ý cách nói của cháu rồi ạ. Cháu mong muốn bác lấy ví dụ những vụ án hoàn toàn không có bằng chứng vật lý nào ý. Còn vụ State v. Clark 924 So. 2d 282 (La. Ct. App. 2006) vẫn có cái cốc mà dấu vân tay trên đó AFIS không đủ kỹ thuật để xác định mà.
Cụ kiến giải khá sâu và tương đối rộng, bravo!Em không nói hai vụ giống hệt nhau cụ ạ, em chỉ đưa ra điểm tương đồng là trong cả hai vụ, bị cáo đều bị kết tội chỉ dựa trên lời khai của nhân chứng chứ không có bằng chứng cụ thể nào khác. Đó là điều đang tranh cãi ở đây mà cụ - là theo luật pháp, toà án có thể kết tội người ta chỉ với lời khai chứ không có bằng chứng không (và một số cụ nói rằng chỉ ở xứ này mới có chuyện kết án như vậy)? Em nói rằng về lý thì điều đó đúng và xảy ra trên thế giới chứ chả phải ở VN, còn bị cáo bị oan hay không thì em không bàn đến.
Cháu hơi lười khi phải ngồi đọc lại toàn bộ bút lục của vụ State v. Clark 924 So. 2d 282 (La. Ct. App. 2006), nên cháu đồng ý với bác. Bởi vì US hơi củ chuối ở chỗ nếu lời khai của nhân chứng được chứng minh là không mâu thuẫn với các bằng chứng vật lý (nếu có) thì có thể chỉ dùng lời khai để buộc tội. Cho nên việc bác cho rằng chỉ có lời khai của nhân chứng/lời khai của nhân chứng không mâu thuẫn với bằng chứng vật lý (nếu có), hai cái này bác cho là một, thì cũng không sao ạ. Thực ra là hai cái đó khác nhau, nhưng ngồi lục lại thông tin để giải thích, thì cháu cũng khá mệt ạ.Vâng, vì họ không có kỹ thuật để xác định nên họ không sử dụng chiếc cốc đó để buộc tội (hoặc ngược lại, để phủ nhận tội) cho bị cáo. Lúc toà kết án (2003) và khi họ xem xét lại bản án khi Clark kháng cáo (2006) thì chiếc cốc không đóng vai trò gì trong quyết định của toà hết mà.
Thật là một người đàn ông có nghị lực. Anh đã đoạn tuyệt hẳn với ma tuý từ sau ngày con gái mất. Lạ là vơ buôn bán hàng trằng mà chồng không biết???Em không thấy báo nào đăng ý kiến của ông bố nữ sinh ngoài báo tiền phong.
Về lý, ông bố sẽ căm thù bà mẹ nhất nếu đúng là vì bà mẹ mà đứa con chết.
Nhưng ông bố nói như sau:
Chia sẻ về gia cảnh, ông Hưòng cho biết nhà mình có nghề làm long nhãn và buôn bán gà, hoa quả. “Gia đình không bao giờ mua bán ma túy. Thực tế, tôi là thằng nghiện nhưng đã cai thành công. Từ ngày con mất, tôi quyết "đoạn tuyệt" với ma tuý. Từ ngày vợ con xảy ra chuyện, những thành viên trong gia đình rất chán nản, không làm ăn được gì” – người đàn ông nói.
Nếu ông bố nói dối thì rất có thể chính ông này cũng tham gia buôn bán ma túy.
https://www.tienphong.vn/phap-luat/bo-nu-sinh-giao-ga-o-dien-bien-khang-dinh-vo-rat-ghet-ma-tuy-1491114.tpo
Em không hiểu ý cụ lắm.Sau khi chăm chú đọc đủ 8 trang và cẩn thận kiểm tra nick name thì em rút ra một kết luận: chỉ cần bem thớt chủ đi là xong. Và đó chắc chắn sẽ không phải là một vụ án oan.
Ko nghe thằng nghiện trình bày cụ ạ.Em không thấy báo nào đăng ý kiến của ông bố nữ sinh ngoài báo tiền phong.
Về lý, ông bố sẽ căm thù bà mẹ nhất nếu đúng là vì bà mẹ mà đứa con chết.
Nhưng ông bố nói như sau:
Chia sẻ về gia cảnh, ông Hưòng cho biết nhà mình có nghề làm long nhãn và buôn bán gà, hoa quả. “Gia đình không bao giờ mua bán ma túy. Thực tế, tôi là thằng nghiện nhưng đã cai thành công. Từ ngày con mất, tôi quyết "đoạn tuyệt" với ma tuý. Từ ngày vợ con xảy ra chuyện, những thành viên trong gia đình rất chán nản, không làm ăn được gì” – người đàn ông nói.
Nếu ông bố nói dối thì rất có thể chính ông này cũng tham gia buôn bán ma túy.
https://www.tienphong.vn/phap-luat/bo-nu-sinh-giao-ga-o-dien-bien-khang-dinh-vo-rat-ghet-ma-tuy-1491114.tpo