Em xin được tóm lại theo ý em, dựa theo các trích dẫn của các cụ.
Quan điểm về khía cạnh thực hiện cho đúng Luật.
Ý thức em không bàn, vì XH có ý thức hết, thì có lẽ không cần đến Luật nữa rồi.
Người có ý thức, đương nhiên sẽ làm nhiều hơn Luật định để có một XH công bằng và văn minh.
1.
Vượt: là tiến nhanh hơn, bỏ lại phía sau.
=>
Vượt xe (
chưa thấy có định nghĩa trong văn bản nào) : là tiến nhanh hơn xe khác, bỏ lại xe bị vượt phía sau. Tức là đuôi xe phải qua hẳn đầu xe bị vượt.
=> Nếu từ phía sau tiến lên nhanh hơn, nhưng đuôi xe chưa qua đầu xe kia, thì có thể coi là có "hành vi vượt", chứ chưa phải là "vượt xe".
2.
Luật quy định về vượt xe (em xin phép trích của cụ
suzu37 ):
Điều 14 - Khoản 1-2: Các điều kiện cần để vượt =>
Nếu vượt mà không đảm bảo các điều kiện này => Phạm luật.
+ Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
+ Xe xin vượt chỉ được vượt khi
không có chướng ngại vật phía trước,
không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt,
xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Điều 14 - Khoản 4: Các trường hợp được phép vượt từ bên phải =>
Trong các trường hợp này, vượt phải vô tư. Còn lại chỉ được vượt bên trái.
Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì
được phép vượt bên phải
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Điều 14 - Khoản 5: Các trường hợp không được vượt. =>
Nếu vượt trong các trường hợp này => Phạm luật.
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; =>
Đồng ý.
b) Trên cầu hẹp có một làn xe; =>
Cần định nghĩa cầu hẹp một làn xe. Nếu ko có định nghĩa, ko thực hiện được, chỉ thực hiện khi có biển báo cụ thể.
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; =>
Cần định nghĩa cụ thể về đường vòng, đầu dốc, vị trí hạn chế tầm nhìn. Nếu ko có định nghĩa, ko thực hiện được, chỉ thực hiện khi có biển báo cụ thể.
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; =>
Nếu có vạch, có biển thì quá rõ rồi. Không có biển thì sao mà biết đó là giao lộ.
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; =>
Cái này hoàn toàn khách quan và định tính, có như không.
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. =>
Đồng ý, cái này không thực hiện thì là vô ý thức - miễn bàn.
3.
Khái niệm "vượt phải" theo QC 41/2016 (của cụ
Cristian ): Cái này nói rõ hơn về tình huống vượt phải chỉ xảy ra trên đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều.
Nhưng dù nó có nói gì đi nữa, Luật quy định "
Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây Điều 14-4-a,b,c thì
được phép vượt bên phải ". Các QC chỉ là phụ lục cho luật, không có tác dụng sửa luật.
4. Trên đường nhiều làn xe cùng chiều thì lại khác, các xe di chuyển theo làn, nên không có khái niệm vượt, mà đó là "đường ai nấy đi".
Chốt liên quan đến tiêu đề:
+ Bất kỳ phương tiện nào cũng không được vượt chỗ giao đường bộ - sắt. Đi đến đó thì cứ ai đến trước -> qua trước, ai đến sau -> qua sau.
+ Vượt phải (lan man ra): Phạm luật, trừ trường hợp theo Điều 14-4-a,b,c.