[Funland] Tình hình trung quốc tại biển đông

Trạng thái
Thớt đang đóng

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
958
Động cơ
291,493 Mã lực
Theo hiệp định Gơ neo và Ba Lê đều nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, 2 miền 2 chính phủ đều tự nhận mình là đại diện hợp pháp cho toàn bộ lãnh thổ VN cụ nhé, hiến pháp của VNDCCH và VNCH đều ghi rõ như thế. Nếu VNDCCH và VNCH là 2 quốc gia, thì cụ lý giải việc VNDCCH mang quân vào miền nam thế nào?

Chưa kể đến việc lập luận như thế nào với Tòa về việc kế thừa từ VNCH (lưu ý VNCH kế thừa lại các di sản của Pháp qua các văn bản giữa Pháp và MNVN ngày 16-9-1954 và 16-8-1955) trong khi VNDCCH & CMLTMNVN tước đoạt chính quyền bằng vũ lực nhiều khả năng sẽ không được tòa án quốc tế công nhận quyền kế thừa. Ngay thời điểm TT Dương Văn Minh đầu hàng, đại diện của quân Giải phóng cũng đã nói rõ: Các ông không có gì để bàn giao.

"Tổng thống Minh thấy đồng chí Tùng (Trung tá Bùi Văn Tùng Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203) chào và nói: "Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào để bàn giao chính quyền”.
Đồng chí Tùng đáp lại: “Các ông là người bại trận không còn gì để bàn giao, mà phải đầu hàng vô điều kiện”.
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bố:
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam bầu ra là Chính phủ hợp pháp, đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thỏa thuận cùng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nâng Phái đoàn đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Bắc thành Đoàn đại diện đặc biệt của Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ cùng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tăng cường quan hệ về mọi mặt giữa hai miền trong khi chờ đợi thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc và cổ vũ, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc.


Nói về quyền kế thừa thì Cộng hòa miền Nam Việt Nam trước đây và sau nay là nước CH XHCN Việt Nam kế thừa vị trí của VNCH tại IMF và WB , kế thừa các ĐSQ của VNCH tại Mỹ và Châu Âu ... và cũng kế thừa khoản nợ hàng trăm triệu $ mà VNCH đã nợ Mỹ
 
Chỉnh sửa cuối:

cunglatruong

Xe lăn
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
10,043
Động cơ
406,814 Mã lực
Ngoài lề tý, Vĩnh phúc chi hơn 300 tỷ xây miếu thờ Khổng Tử. Các cụ cứ bàn, nhưng có lịch trình hết rồi.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vinh-phuc-chi-314-ti-dong-xay-van-mieu-20150605221226797.htm
có gì khó hiểu đâu. ăn cái gì của ngân sách đều dễ bị dựa cột cả nhưng ...xây dựng cơ bản là ngoại lệ..nên thượng vàng hạ cám từ việc xây lại quốc hội đến cái ủy ban phường đều được các bố đời nhà ta nhiệt tình chiếu cố bất kể đầu nhiêm kì hay cuối nhiệm kì
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,972
Động cơ
473,882 Mã lực
Ngoài lề tý, Vĩnh phúc chi hơn 300 tỷ xây miếu thờ Khổng Tử. Các cụ cứ bàn, nhưng có lịch trình hết rồi.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vinh-phuc-chi-314-ti-dong-xay-van-mieu-20150605221226797.htm
Thực ra có cần quan tâm thờ ai đâu, miễn được duyệt chi là ngon roài! chưa biết chừng sắp có nhà tưởng niệm Victo huygo, rồi đền thờ Các-Mác, thờ Huy Ghen, Mô-da...còn nhiều nhiều ấy chứ....bềnh thường =)) =))
 

T90i

Xe tăng
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
1,062
Động cơ
464,480 Mã lực
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bố:
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam bầu ra là Chính phủ hợp pháp, đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thỏa thuận cùng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nâng Phái đoàn đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Bắc thành Đoàn đại diện đặc biệt của Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ cùng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tăng cường quan hệ về mọi mặt giữa hai miền trong khi chờ đợi thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc và cổ vũ, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc.


Nói về quyền kế thừa thì Cộng hòa miền Nam Việt Nam trước đây và sau nay là nước CH XHCN Việt Nam kế thừa vị trí của VNCH tại IMF và WB , kế thừa các ĐSQ của VNCH tại Mỹ và Châu Âu ... và cũng kế thừa khoản nợ hàng trăm triệu $ mà VNCH đã nợ Mỹ
Không có bàn giao chính quyền, thì có nghĩa là không có tính "liên tục chính quyền" ở đây. Kế thừa các khoản nợ, không có nghĩa là kế thừa toàn bộ các di sản của VNCH, không có một tuyên bố nào của CPLTMNVN, CHXHCNVN cho thấy 2 chính phủ này kế thừa chính quyền VNCH.

Tài liệu thuộc Bộ Ngoại giao Pháp ([ii]), ngày 9-9-1978, cho thấy CHXHCNVN từ chối kế thừa di sản của Pháp (chuyển sang VNCH) :

A la suite de la disparition de la République du Sud VN, le nouveau gouvernement de VN n’a pas fait la déclaration indiquant qu’il entendait succéder aux traités des 16 Septembre 1954 et 16 Aout 1955, conclus entre la République française et l’ancien gouvernement Sud Vietnam. Il en résulte, conformément au principes du droit international actuel en matière de question du succestion d’Etat, que ces traités n’engagent plus le gouvernement actuel de VN et qu’il sont devenus caduc.

Tạm dịch : Tiếp theo sự biến mất của VNCH, chính phủ VN mới đã không ra tuyên bố cho biết họ kế thừa các hiệp ước 16-9-1954 và 16-8-1955, ký kết giữa Cộng hòa Pháp và chính phủ miền Nam VN cũ. Vì vậy, chiếu theo các nguyên tắc của luật quốc tế hiện thời về vấn đề kế thừa quốc gia, các hiệp ước này không còn ràng buộc chính phủ VN hiện thời và chúng trở thành vô giá trị.

Nguồn: Nguyen Duy Tan Joële. La représentation du Viet-Nam dans les institutions spécialisées. In: Annuaire français de droit international, volume 22, 1976. pp. 405-419. doi : 10.3406/afdi.1976.1996 http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/afdi_0066-3085_1976_num_22_1_1996

-----------------------

Kể cả nếu Tòa chấp nhận CPLTMNVN kế thừa hợp pháp chính quyền VNCH thì làm thế nào để thuyết phục tòa chấp nhận quan điểm của phía MNVN mà bỏ qua thái độ của chính phủ VNDCCH, là thành phần nòng cốt của chính phủ CHXHCNVN: Tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng ... (Tòa thừa hiểu cả 2 chính phủ này đều nằm trong ĐCSVN với lãnh đạo tối cao là Tổng bí thư).

Quan trọng là cách lập luận VNDCCH và VNCH là 2 quốc gia là trái với hiệp định Geneva và hiệp định Paris, gần như chắc chắn sẽ bị tòa bác bỏ. Thực tế lịch sử: chỉ có một quốc gia Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ nhưng có 2 chính quyền ở hai miền, đều tự nhận mình là đại diện hợp pháp cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
 

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
958
Động cơ
291,493 Mã lực
Không có bàn giao chính quyền, thì có nghĩa là không có tính "liên tục chính quyền" ở đây. Kế thừa các khoản nợ, không có nghĩa là kế thừa toàn bộ các di sản của VNCH, không có một tuyên bố nào của CPLTMNVN, CHXHCNVN cho thấy 2 chính phủ này kế thừa chính quyền VNCH.

Tài liệu thuộc Bộ Ngoại giao Pháp ([ii]), ngày 9-9-1978, cho thấy CHXHCNVN từ chối kế thừa di sản của Pháp (chuyển sang VNCH) :

A la suite de la disparition de la République du Sud VN, le nouveau gouvernement de VN n’a pas fait la déclaration indiquant qu’il entendait succéder aux traités des 16 Septembre 1954 et 16 Aout 1955, conclus entre la République française et l’ancien gouvernement Sud Vietnam. Il en résulte, conformément au principes du droit international actuel en matière de question du succestion d’Etat, que ces traités n’engagent plus le gouvernement actuel de VN et qu’il sont devenus caduc.

Tạm dịch : Tiếp theo sự biến mất của VNCH, chính phủ VN mới đã không ra tuyên bố cho biết họ kế thừa các hiệp ước 16-9-1954 và 16-8-1955, ký kết giữa Cộng hòa Pháp và chính phủ miền Nam VN cũ. Vì vậy, chiếu theo các nguyên tắc của luật quốc tế hiện thời về vấn đề kế thừa quốc gia, các hiệp ước này không còn ràng buộc chính phủ VN hiện thời và chúng trở thành vô giá trị.

Nguồn: Nguyen Duy Tan Joële. La représentation du Viet-Nam dans les institutions spécialisées. In: Annuaire français de droit international, volume 22, 1976. pp. 405-419. doi : 10.3406/afdi.1976.1996 http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/afdi_0066-3085_1976_num_22_1_1996

-----------------------

Kể cả nếu Tòa chấp nhận CPLTMNVN kế thừa hợp pháp chính quyền VNCH thì làm thế nào để thuyết phục tòa chấp nhận quan điểm của phía MNVN mà bỏ qua thái độ của chính phủ VNDCCH, là thành phần nòng cốt của chính phủ CHXHCNVN: Tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng ... (Tòa thừa hiểu cả 2 chính phủ này đều nằm trong ĐCSVN với lãnh đạo tối cao là Tổng bí thư).

Quan trọng là cách lập luận VNDCCH và VNCH là 2 quốc gia là trái với hiệp định Geneva và hiệp định Paris, gần như chắc chắn sẽ bị tòa bác bỏ. Thực tế lịch sử: chỉ có một quốc gia Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ nhưng có 2 chính quyền ở hai miền, đều tự nhận mình là đại diện hợp pháp cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Các ĐSQ của VNCH tại nước ngoài chính là lãnh thổ của VNCH tại nước ngoài

CH XHCN Việt Nam kế thừa chủ quyền lãnh thổ tại nước ngoài của VNCH

Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bố:
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam bầu ra là Chính phủ hợp pháp, đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thỏa thuận cùng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nâng Phái đoàn đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Bắc thành Đoàn đại diện đặc biệt của Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
CHMNVN là 1 chính phủ được các bên công nhận trên lãnh thổ của VNCH tại HĐ Paris 1973, đã lật VNCH theo cách thức quyền nhân dân miền nam tự quyết (thỏa nguyên tắc cơ bản LQT-nguyên tắc nghị quyết của LHQ).
CHXHCN VN hiện nay không phải là duy nhất từ VNDCCH mà là sự hợp nhất (hợp nhất chứ không phải sáp nhập) từ VNDCCH + CHMNVN.
Một điều quan trọng là HĐ Pari đã cho phép Quân đội VNDCCCH được ở lại Miền Nam Việt Nam
HĐ Giơnevơ đã không còn giá trị kể từ khi Mỹ và VNCH từ chối thực thi điều khoản Tổng tuyển cử rồi thưa cụ

Quan điểm của VNDCCH trước sau vẫn như một mà cụ
 
Chỉnh sửa cuối:

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,681
Động cơ
796,904 Mã lực
Quốc tế nói đấy, hem phải Bông. Muốn quốc tế hoá BĐ thì chịu khó lắng nghe quốc tế chút.

Các cụ chỉ lướt qua cái bản đồ cổ đã vội nhảy chồm đòi hết chủ quyền Hs-ts, chưởi Bông *********, bán nước. Có đám công dân trẻ trâu thế, thảo nào Việt Nam! nghèo suốt 4000 năm.
Em ủng hộ cụ Hoa.
Thực ra mình cứ chửi Trung Quốc là nhồi sọ dân của họ về biển, rỗi cãi cùn với Việt Nam nhưng em thấy Việt Nam mình chẳng khác gì.
Với những gì em tìm hiểu thì chưa thể khẳng định được 100% HS, TS là của ai. Ai cũng có ý đúng, cũng có ý sai cả.
Nhưng khi tranh luận thì toàn lấy ý đúng của mình ra nói còn chẳng thèm nghe nười khác nói, lờ đi ý đúng của đối phương mà cứ xoáy vào ý không đúng của họ.
Cá nhân em thì phát triển hoàn bình, bền vững quan trọng hơn, khả năng biển Đông sẽ phải chia chác mỗi người 1 tý.
 

audi 00

Xe buýt
Biển số
OF-341309
Ngày cấp bằng
3/11/14
Số km
586
Động cơ
277,650 Mã lực
Em ủng hộ cụ Hoa.
Thực ra mình cứ chửi Trung Quốc là nhồi sọ dân của họ về biển, rỗi cãi cùn với Việt Nam nhưng em thấy Việt Nam mình chẳng khác gì.
Với những gì em tìm hiểu thì chưa thể khẳng định được 100% HS, TS là của ai. Ai cũng có ý đúng, cũng có ý sai cả.
Nhưng khi tranh luận thì toàn lấy ý đúng của mình ra nói còn chẳng thèm nghe nười khác nói, lờ đi ý đúng của đối phương mà cứ xoáy vào ý không đúng của họ.
Cá nhân em thì phát triển hoàn bình, bền vững quan trọng hơn, khả năng biển Đông sẽ phải chia chác mỗi người 1 tý.
Cụ phải biết khựa muốn bành trứong nhá.Nhận dạng AIDZ , bồi đắp to đùng lên , ai chả muốn hòa bình nhưng sao khựa mang pháo cối lên đảo kia làm gì ?? Sao tàu cứu hộ của ta bị xua đuổi ?? Hòa bình đấy cụ cứ mơ tiếp đi .
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,341
Động cơ
481,037 Mã lực
Theo cháu thì hai anh em này sắp sửa die đến nơi rồi nên làm trò
 

T90i

Xe tăng
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
1,062
Động cơ
464,480 Mã lực
Việc chủ quyền pháp lý, công văn công hàm này nọ là việc dành cho các cụ chuyên môn, Huy Khoa không tham gia. Nhưng để nói về lý lẽ thì đừng nhất mực lôi lý của kẻ mạnh ra làm phương tiện biện minh, nhất là kẻ vừa mạnh, vừa bẩn, vừa tham. Người ta có câu the winner takes it all , chứ không ai nói the bigger takes it all cả .Bản thân kẻ mạnh đã là một lợi thế vô cùng to lớn rồi nên từ xa xưa mới có những liên minh của các nước nhỏ để tạo cân bằng. Làm thằng anh to lớn ăn nhiều nhưng vẫn để phần cho thằng em còi không đói mới là xu thế của chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay, nó thể hiện quyền lực mềm. Một thằng được gọi là mạnh để mang cái lý ra áp chế thiên hạ phải hội tụ đủ: Sức mạnh cứng và Sức mạnh mềm. Với cách làm của TQ hiện nay thì còn lâu lắm mới có cái Sức mạnh thứ 2 này. Tất nhiên, đã bé lại ngu thì chết là đương nhiên.

Huy Khoa ủng hộ việc tranh luận bằng lý lẽ không có nghĩa bằng cách ngụy biện để giành phần thắng. Ngày xưa Trương Nghi dùng 3 tấc lưỡi giúp Tần thu phục cả thiên hạ, hay như cái nôi Toán học Nga sản sinh ra một dạng Toán học ngụy biện mà cụ nào dân chuyên Tán chắc đều biết :). Tất cả chỉ là một kiểu khôn lỏi, dùng lý luận để đưa người nghe vào một ma trận thôi miên để chứng minh: 1+1=3 mà thôi :)

Liên hệ điển tích cũ một chút, Tô Tần xưa kia dày công tạo thế Hợp tung để liên hợp nhiều nước nhỏ với nhau giúp cân bằng và mang lại hòa bình thịnh vượng trong một thời gian dài nhưng sau đó Trương Nghi dùng Liên hoành kế uốn ba tấc lưỡi để phá vỡ liên minh, bẻ từng chiến đũa thâu tóm cả thiên hạ cho Tần. Ngày nay, Trung Quốc cũng vậy, sẽ cố gắng phá thế Hợp tung và một trong những vũ khí sắc bén đó là sử dụng các thuyết khách như Triệu Bông đây chẳng hạn =))

Thôi vậy, nếu Bông nhất định lôi lý lẽ kẻ mạnh để tranh luận thì Huy Khoa xin chắp tay chịu thua ngay từ đầu. Chí đã không cùng, ngôn lại không thuận thì đôi ta đường ai nấy đi thôi :)). Dù sao, đầu hàng tranh luận trước phụ nữ nhất là phụ nữ lên mạng bàn chính trị cũng không có gì đáng xấu hổ cho lắm :))
Nhắc lại mấy vụ công hàm thì cũng để rút ra mấy kinh nghiêm: (i)VN-TQ cho dù ở đỉnh cao quan hệ thì TQ luôn có tham vọng chiếm đất, biển của VN (ii) lệ thuộc vào TQ về kinh tế chính trị có thể sẽ dẫn đến những quyết định bất lợi cho quốc gia dân tộc (iii) cần phải hiểu được luật chơi để tránh được bẫy của đối phương.

Hiện giờ VN đang lệ thuộc nặng nề vào TQ, em vẫn chưa thấy cửa gì thoát ra được, cụ nên mở topic về vấn đề này đi :D
 

khactiep82

Xe đạp
Biển số
OF-369495
Ngày cấp bằng
6/6/15
Số km
39
Động cơ
252,740 Mã lực
gớm nhiều cụ cứ tưởng theo Mỹ mà là tốt à? Ngày xưa ông cha đã dạy bán anh em xa, mua láng giềng gần. VN mình cần giữ hòa bình ổn định để làm kinh tế
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,376
Động cơ
519,647 Mã lực
Khựa không có nhưng Đài và Phi thì có. Pháp chỉ bàn giao HS chứ không giao TS. Đến tận 1957, Pháp vẫn chưa tuyên bố từ bỏ chủ quyền TS. Như vậy Đài - Phi chiếm TS với tư cách nhà vắng chủ. Mà Khựa thì coi Đài là của nó :))

Nhân tiện, ý đu dân của cụ giống nghị quyết Đ.ảng em :)). VN sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở đảm bảo lợi cihs lẫn nhau.
Vắng là vắng thế nào?. Pháp cuối cùng đã trả lại cho Đông Lào, bác không nên đánh lận con đen như vậy:
Nước Pháp nhận thức tầm quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa đối với phòng thủ Đông Dương, đã tiếp quản 2 quần đảo này với tư cách nhà nước bảo hộ.
Trung Quốc không có chút yêu sách nhỏ nào

Đối với quần đảo Trường Sa, trong hồ sơ của Pháp “không có chút yêu sách nhỏ nào của Trung Quốc trong suốt thời kỳ thuộc địa”.

Các hồ sơ và giao dịch của Chính phủ Pháp và giữa Paris với các chính quyền thuộc địa ở Đông Dương, được Luật sư Chemillier-Gendreau công bố trong Phụ lục cuốn sách của mình, cho thấy từ năm 1929-1930, trước các mưu toan của Nhật Bản xâm chiếm các đảo thuộc Trường Sa có thể tạo nên sự uy hiếp đối với Đông Dương, nước Pháp đã thực hiện chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa và thiết lập quyền kiểm soát hành chính trên các đảo chiếm đóng, kể cả đảo Ba Bình ngày nay do Đài Loan chiếm đóng. Cờ Pháp đã được kéo lên hòn đảo chính. Một cột mốc kỷ niệm trong đó có các tư liệu liên quan đến việc chiếm hữu đã được dựng lên. Việc chiếm hữu đã được đăng trên Công báo của Cộng hòa Pháp và sáp nhập Trường Sa vào một huyện hành chính của An Nam thuộc tỉnh Bà Rịa. Các nước ngoài đã được thông báo về việc này. Nước Anh đã ghi nhận mặc dù họ nhận xét rằng trước đây đã có một tàu Anh đến thăm quần đảo này. Bộ thuộc địa, thống nhất với Bộ Ngoại giao Pháp, đã quyết định thể hiện sự có mặt của nước Pháp ở quần đảo Trường Sa bằng cách phái đến đó những lính cảnh vệ An Nam đồn trú. Pháp đã đặt ở đó một trạm vô tuyến điện, và những người ở đó được tiếp tế định kỳ bằng một tàu chở hàng từ Trung Kỳ tới. Về phương diện ngoại giao, Chính phủ Pháp, trong các cuộc trao đổi với Chính phủ Nhật Bản đã viện dẫn Hiệp ước Nhật-Pháp 1907, khẳng định tính hợp pháp của các quyền của mình đối với quần đảo và để tránh không làm cho cuộc xung đột trở nên gay gắt hơn, thậm chí đã xét đến việc đưa vấn đề lên một cơ quan trọng tài quốc tế. Nhưng người Nhật Bản đã từ chối.

Ngày 19/3/1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat mới của Bắc Kỳ.

Ngày 8/3/1929, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp điện cho Thống đốc Nam Kỳ, viết rằng “đồng ý với ông, tôi không phản đối việc cấp giấy phép thăm dò mỏ cho Công ty phốt phát Bắc Kỳ trên đảo Trường Sa… Do đó, tôi yêu cầu coi đảo Trường Sa như được sáp nhập về mặt hành chính vào Bà Rịa”.
...
Pháp thực thi quyền bảo hộ

Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26/7/1933 cho biết các đơn vị hải quân Pháp đã chiếm đóng một số hòn đảo thuộc Trường Sa. Và trong các thư của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương ngày 24/8 và 14/9/1933 đã thông báo việc sáp nhập các đảo và đảo nhỏ thuộc nhóm Trường Sa hay Bão Tố.

Ngày 21/12/1933, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định xác định đảo có tên là Spratly và các đảo nhỏ Caye d’Amboine (An Bang), Itu-Aba (Ba Bình), cụm Song Tử, Loại ta và Thị Tứ phụ thuộc vào đảo đó, nằm ở Biển Đông được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa.

Ngày 15/6/1938, Pháp xây dựng xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa.

Trước và trong Chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945, Nhật Bản chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm cứ điểm tiến đánh các thuộc địa của Anh, Pháp và Mỹ ở Đông Nam Á và kiểm soát các con đường biển ngang qua Biển Đông. Tại Hiệp ước San Francisco ngày 8/9/1951, Nhật Bản đã từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách trên quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa và chính quyền thuộc địa Pháp và chính quyền Bảo Đại đã tái thiết lập sự kiểm soát trên các quần đảo này.

Theo Hiệp định ngày 8/3/1949, Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Côn Đảo cho chính phủ Quốc gia Liên hiệp Việt Nam của Bảo Đại. Nhưng theo bức thư đề ngày 16/6/1955 kể trên của Cao ủy Pháp tại Đông Dương, P. Jacquot, Pháp vẫn “dành cho mình các quyền trên quần đảo Trường Sa”. Khi Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn đã tiếp quản các đảo thuộc các quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa./.
http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/kho-tu-lieu-ho-so-bien-dong/nuoc-phap-voi-bien-dong-truong-sa/2263.010002.html
 

Bach Viet 1

Xe tải
Biển số
OF-300278
Ngày cấp bằng
1/12/13
Số km
482
Động cơ
311,070 Mã lực
Em nghĩ cái VN cần làm nhất, ngay bây giờ là giảm phụ thuộc kte vào TQ. Chứ biển đảo thì cũng chưa thay đổi cục diện sớm được. Hết làm nhà máy điện, làm đường giờ lại bán thêm cả tàu hỏa đô thị cho VN thì em rất quan ngại. Mà khổ, toàn hàng lớm chứ có tốt đẹp gì cho cam. :|
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,376
Động cơ
519,647 Mã lực
Họ Đặng có một triết lý rất thâm, đó là "trong bông có kim". Ngờ đâu chỉ vì mấy chậu nước bể Đông mà họ Tập đã làm lộ hết dã tâm roài.
 

Bach Viet 1

Xe tải
Biển số
OF-300278
Ngày cấp bằng
1/12/13
Số km
482
Động cơ
311,070 Mã lực
Mẽo Khựa chắc còn lâu mới tẩn nhau trực tiếp cụ à. Tẩn nhau trực tiếp thì trước hết Khựa sẽ tẩn là Phi, Việt, sau đến Nhật. Cuối cùng, họa chăng mới đến Nga, Mỹ. Riêng anh Mỹ rất thực dụng (và tráo trở), cái gì có lợi hơn cho anh ý thì anh ý làm. Em ko thấy việc tẩn khựa có lợi cho anh ý trong tương lai gần.

Theo em VN cần phải tăng mạnh hợp tác kte và quốc phòng với Nhật và tiếp sau là Nga. Nhật giàu mạnh, chung kẻ thù trực tiếp, sẽ là đồng minh thực sự của VN trong cuộc chiến tới.

Năm 1594 Petrus or Pieter đã vẽ bản đồ có thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông với tên gọi chung là Pracel, còn vùng lãnh thổ trong đất liền thì ghi là Costa de Pracel (Bờ biển Hoàng Sa).


Về chứng cứ thì Khựa chắc chắn là đuối lý nên mới phải dùng cơ bắp ở biển Đông. Khốn thay, Mẽo nó còn cơ bắp hơn. Khi nào Mẽo - Khựa tẩn nhau thì lúc đó mới là hành động của chúng ta, giờ cứ phải chấp nhận thực tế cho 2 thằng này tỷ thí trên võ đài miễn là hai đứa đừng có bức xúc với trọng tài. =)) Nói thêm về đu dây sao cứ phải bỏ dây Trung, dây Nga để đu dây Mỹ nhỉ?. Thêm mấy cái dây Úc, Anh, Pháp, Ấn, Nhật, Indo có khi Đông Lào lại có cái võng đong đưa ngả lưng cho mát. Riêng với Mẽo, bao giờ Mẽo giả lại đảo Guantanamo hoặc chi thêm xèng trả cho Cuba thì lúc đó em mới tin là Mẽo đã chính thức khép lại quá khứ ừ hứ tương lai.
 
Chỉnh sửa cuối:

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,376
Động cơ
519,647 Mã lực
Mẽo Khựa chắc còn lâu mới tẩn nhau trực tiếp cụ à. Tẩn nhau trực tiếp thì trước hết Khựa sẽ tẩn là Phi, Việt, sau đến Nhật. Cuối cùng, họa chăng mới đến Nga, Mỹ. Riêng anh Mỹ rất thực dụng (và tráo trở), cái gì có lợi hơn cho anh ý thì anh ý làm. Em ko thấy việc tẩn khựa có lợi cho anh ý trong tương lai gần.

Theo em VN cần phải tăng mạnh hợp tác kte và quốc phòng với Nhật và tiếp sau là Nga. Nhật sẽ là đồng minh thực sự của VN trong cuộc chiến tới.
Nga đang vướng vào Ucraina cũng không thể ra mặt mà giúp Đông Lào nước. Em nghĩ nếu có bem nhau thì Nga sẽ tuồn hàng qua ngả Ấn, Gì chứ sắn dây BrahMos nhà hai anh này trồng được hơi sẵn.:))
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,693 Mã lực
gớm nhiều cụ cứ tưởng theo Mỹ mà là tốt à? Ngày xưa ông cha đã dạy bán anh em xa, mua láng giềng gần. VN mình cần giữ hòa bình ổn định để làm kinh tế
Mua mà nó đếu bán, nó ko coi mình là láng giềng, chỉ thích mình là chư hầu thì tiếc giề. Về bảo thầy bạn thế
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,341
Động cơ
481,037 Mã lực
Nga đang vướng vào Ucraina cũng không thể ra mặt mà giúp Đông Lào nước. Em nghĩ nếu có bem nhau thì Nga sẽ tuồn hàng qua ngả Ấn, Gì chứ sắn dây BrahMos nhà hai anh này trồng được hơi sẵn.:))
Cháu nghĩ cụ nên tỉnh giấc, Nó là Nga Chứ ko phải Liên Xô như ngày xưa nữa
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,376
Động cơ
519,647 Mã lực
Cháu nghĩ cụ nên tỉnh giấc, Nó là Nga Chứ ko phải Liên Xô như ngày xưa nữa
Nga vẫn là Nga chứ em chẳng mơ màng Liên Xô làm gì cho mệt. Đánh nhau thì Nga - Ấn cứ bán vũ khí kiếm xèng. Ấn thù nhau với Khựa, tội gì không ủn cho Đông Lào nhể. Còn với Nga tiền mua vũ khí có thể trả chậm thậm chí sau này còn được xoá nợ chục tỷ Obama như BTT. Các nước khác có nằm mơ cũng không dám bán kiểu đó cho Đông Lào.
 
Chỉnh sửa cuối:

metalins

Xe điện
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
2,160
Động cơ
445,299 Mã lực
Nga đang vướng vào Ucraina cũng không thể ra mặt mà giúp Đông Lào nước. Em nghĩ nếu có bem nhau thì Nga sẽ tuồn hàng qua ngả Ấn, Gì chứ sắn dây BrahMos nhà hai anh này trồng được hơi sẵn.:))
Em dự đoán Nga sẽ can dự chính thức vào BĐ năm 2016, mục đích đẩy nhanh Mỹ tiến hành chiến lược xoay trục Châu Á và dồn 40% tiềm lực quốc phòng về đây như Mỹ từng Tuyên bố để giảm áp lực Ukr. Cũng năm 2016 khựa sẽ Tuyên bố lập ADIZ ở BĐ sau khi hoàn thiện các cơ sở quân sự và hệ thống giám sát trên các đảo mở rộng. Việc này sẽ đẩy tranh chấp lên một cấp độ cao hơn, chính thức thách thức Mỹ có hành động kế tiếp. Mỹ sẽ đẩy Phi, Nhật thách thức ADIZ và bản thân cũng có thể tham gia tùy theo mức độ phản ứng của khựa.

Mỹ Nga khựa đều là các nc sẵn sàng thể hiện hai mặt tráo trở trg tình thế hiện nay. Nhật, Phi, Ấn, VN đều ko có lựa chọn thứ hai để tráo trở.

Có cụ nào bet với em ko?
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,341
Động cơ
481,037 Mã lực
Nga vẫn là Nga chứ em chẳng mơ màng Liên Xô làm gì cho mệt. Đánh nhau thì Nga - Ấn cứ bán vũ khí kiếm xèng. Ấn thù nhau với Khựa, tội gì không ủn cho Đông Lào nhể. Còn với Nga tiền mua vũ khí có thể trả chậm thậm chí sau này còn được xoá nợ chục tỷ như BTT. Các nước khác có nằm mơ cũng không dám bán kiểu đó cho Đông Lào.
Thế này nhé Nga giờ Tây âu nó tẩy chay quay sang bám váy khựa, giữa khựa và Việt nam Tin hói chọn ai? đừng nói là Một tên cựu kgb, mê quyền lực này nó làm việc theo tình cảm nhé cho dù nó có tình cảm thì lúc này cũng ko phải lúc
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top