[video=youtube;PkQRdoSWFbE]http://www.youtube.com/watch?v=PkQRdoSWFbE[/video]
[video=youtube;XXNyyj8YMk8]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=XXNyyj8YMk8[/video]
[video=youtube;r6xC3WHT_fY]http://www.youtube.com/watch?v=r6xC3WHT_fY[/video]
Published on Feb 27, 2013
Người đầu tiên chế tạo tàu ngầm ở Việt Nam
Sau nhiều năm làm việc cho một hãng chuyên đóng tàu ngầm của Pháp, năm 2006 ông Phan Bội Trân đã trở về Việt Nam nghiên cứu và chế tạo thành công tàu ngầm.
Ông Phan Bội Trân là hậu duệ của cụ Phan Bội Châu. Năm 1974, khi 20 tuổi, ông Trân đã sang Pháp du học ngành hóa học của Trường đại học Marseille, sau đó theo chuyên ngành về composite và nhựa kỹ thuật. Đến năm 1978, sau khi tốt nghiệp đại học, ông Trân ở lại Pháp làm việc cho các hãng chuyên về làm tàu ngầm và vỏ trực thăng. Năm 1988, nhận lời mời của Đại sứ quán Libya tại Pháp, ông Trân sang nước này hỗ trợ cho Bộ Quốc phòng về bản vẽ, kỹ thuật đúc vỏ tàu ngầm.
Năm 2006 ông về Việt Nam lập công ty chuyên thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em...
-------------------------
14:50 ngày 28 tháng 09 năm 2012
Trọng Thịnh
Tàu ngầm Việt Nam do hậu duệ cụ Phan Bội Châu chế tạo
TP - Trong buổi họp mặt Hội Biển TPHCM, Đại tá Nguyễn Văn Lợi- Nguyên phó Viện trưởng Viện kỹ thuật Hải Quân kéo tôi đi giới thiệu: “Đây là anh An - cháu mấy đời của cụ Phan Bội Châu đấy. Anh ấy đang phối hợp cùng với hội chúng tôi chế tạo tầu ngầm mini. Chạy rất tốt”. Người đàn ông tên An cười khiêm nhường: “Chỉ mới là thử nghiệm thôi mà”.
>
Nga hạ thủy tàu ngầm đóng cho Việt Nam
Anh An ( áo trắng). Ông tên đầy đủ là Phan Bộ An- Việt kiều nhưng đã trở về sống ở Việt Nam hơn chục năm nay. Theo ông An, cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn.
Cụ được triều đình cử vào cai quản một vùng đất phương Nam mà bây giờ là vùng Dĩ An- Bình Dương. Theo chân cụ, con cháu họ Phan cũng theo vào lập thành dòng họ Phan khá lớn ở khu vực này. Sau khi cụ tổ mất, dân trong vùng đã lập đền thờ.
Con tàu đầu tiên
Chiếc tàu ngầm mini của ông An lúc hạ thủy.
Cha ông An từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam. Sau những đòn tra tấn dã man không khuất phục được ông, chúng đành thả ông ở tình trạng tàn phế. Năm 1975, đất nước thống nhất khi ông An đang du học tại Pháp.
Là sinh viên ngành hóa, ông được học chuyên sâu về vật liệu composit, đặc biệt là những loại composit chuyên được ứng dụng cho các thiết bị trong tàu ngầm, máy bay trực thăng. Sau khi học xong, ông An làm việc tại một hãng chuyên chế tạo tàu ngầm và có cơ hội nghiên cứu kỹ thuật chế tạo tàu ngầm.
Từ những kiến thức đã thu thập được, ông bắt đầu tự chế chiếc tàu ngầm đầu tiên và thử nghiệm tại hồ bơi cạnh nhà. Đó là vào đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước.
Ông bảo: “ Hồi tôi ở nhà, tôi đã được nghe nhiều về cuộc chiến đấu của du kích Củ Chi. Con người thì ít, vũ khí thì thiếu nhưng họ đã nghĩ ra phương thức chiến đấu khá hay: chui sâu xuống lòng đất. Quân thù có thể rải quân càn quét hết mặt đất nhưng dưới lòng đất thì chúng bó tay. Nếu trên biển, chúng ta có được một phương tiện xuyên vào lòng đại dương thì ngoài việc khám phá khai thác tiềm năng biển cả, chúng ta có thể bảo vệ chủ quyền. Khởi sự nhận thức chế tạo tàu ngầm trong tôi chỉ vậy.
Năm 1996, ông An trở về Việt Nam và mở phân xưởng nghiên cứu về composit. Ông cho rằng điều kiện ở Việt Nam đủ để có thể tự chế tạo tàu ngầm và bắt đầu tìm kiếm các phương tiện chế tạo vỏ tàu cũng như các trang thiết bị.
Ông biến căn nhà mình thành phân xưởng chế tạo với đủ thứ máy móc thiết bị. Dù từng chế tạo con tàu lớn nhưng với điều kiện sông nước ở Việt Nam, ông chọn chế tạo một con tàu thân nhỏ- vừa một người ngồi điều khiển.
Con tàu thử nghiệm ra đời với chiều dài chỉ có 3,2m, chiều cao 1m và ngang 1m, nặng hơn một tấn nhưng có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm. Tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa trên 15 hải lý/giờ. Vỏ tàu được làm bằng composit nên độ bền cao hơn vỏ thép.
Ông An cho biết: “Với vỏ thép, quá trình làm khuôn đúc rất phức tạp. Còn với vỏ composit, khuôn làm vỏ cũng bằng chính composit dễ và giá thành cũng thấp hơn”.
Theo ông An, hơn 90% linh kiện được tìm mua hoặc chế tạo trong nước, chỉ mỗi động cơ là phải mua từ nước ngoài. “Nếu sản xuất số lượng nhiều, tôi cũng sẽ mua công nghệ sản xuất động cơ để đảm bảo 100% tàu ngầm này đạt thương hiệu Made in Vietnam” – ông khẳng định.
Con tàu đã xong hình hài, nhưng việc thử nghiệm thực tế khá khó khăn. Ông phải liên hệ nhiều nơi có hồ, nhiều người nghe nói thử tàu ngầm thì họ lắc đầu bởi chả ai tin một người Việt Nam lại có thể chế tạo được.
Có người lại bảo tàu ngầm thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng phải là người của Quốc phòng mới thử được… Rất may là chiếc tàu ngầm mini đã được Hội biển TP HCM biết tới.
Nhiều thành viên trong Hội Biển từng là những sỹ quan hải quân nên họ hiểu được tầm quan trọng của một chiếc tàu ngầm và mọi người trong hội đã nhiệt tình giúp đỡ.
Đại tá Nguyễn Văn Lợi kể: “Chúng tôi phải liên hệ mãi mới tìm được một điểm có thể thử nghiệm được. Đó là hồ bơi thuộc trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân TPHCM.
Ngoài ra còn một địa điểm khác là khu vực bãi biển thuộc Cần Giờ. Ngày thử nghiệm không chỉ có anh em trong Hội Biển mà còn có nhiều người tới xem”.
Mai này, tàu ngầm Việt
Ngày ấy đến. Ông An là người lái chiếc tàu. Dưới sự điều khiển của ông, con tàu nhẹ nhàng lướt trên mặt nước rồi lặn xuống chạy tới chạy lui, quay đầu đủ hướng dưới nước gần 30 phút với sự vỗ tay cổ vũ của mọi người.
Lần thử nghiệm thứ hai tại bãi biển Cần Giờ, tàu được cải tiến đôi chút để đạt hiệu suất cao hơn. Ông An tiếp tục cho tàu lặn xuống biển, chạy ra xa bờ rồi quay tới quay lui.
Theo ông, tàu đã đạt hiệu quả đúng như thiết kế và có thể hoạt động ổn định trong lòng biển với các loại địa hình.
Một lãnh đạo Hội Biển cho rằng: Trong điều kiện Việt Nam chưa có trang thiết bị, phương tiện cho sinh viên các ngành học chuyên sâu về lặn được thử nghiệm, xa hơn là công tác nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cứu nạn cũng như sử dụng trong ngành dầu khí mà từ trước tới nay Việt Nam đều phải thuê hay nhập từ nước ngoài.
Hiện nay ông An đang bắt tay vào chế tạo con tàu sẽ lớn hơn, có thể chứa được ba người, tàu sẽ gắn động cơ di-ê-zen để có tầm hoạt động rộng hơn, xa hơn và sâu hơn...
Một tin vui đến với ông An là ngày 25-9, Trường Kỹ thuật Hải quân TP HCM đã đề nghị cho sinh viên của trường được luyện tập, huấn luyện kỹ năng về tàu ngầm trên chiếc tàu ngầm mini do ông An chế tạo.
“Tôi mong muốn góp chút sức lực nhỏ nhoi của mình cho đất nước. Việt Nam sẽ chế tạo được tàu ngầm và tôi sẽ làm hết sức để những con tàu ngầm Việt làm chủ lãnh hải đất nước”- ông tâm sự.
ận cảnh tàu ngầm "Made in Việt Nam"
Cập nhật lúc 12:10 14/10/2012
Trang chủ
Xã hội
Quốc Phòng
Quân sự Việt Nam
(Quân sự Việt Nam) - là chiếc tàu ngầm do chính một người Việt Nam tự nghiên cứu sản xuất.
Chiếc tàu đen ngòm dài khoảng 3,2 m, bề ngang 1 m, cao 1,5 m, nặng gần 1 tấn, chở được 1 người. Toàn bộ vỏ tàu được chế tạo bằng composite - là chiếc tàu ngầm do chính một người Việt Nam tự nghiên cứu sản xuất.
[links()]
Tàu ngầm làm từ trên 90% linh kiện trong nước
Giới thiệu về chiếc tàu ngầm, ông Trân cho biết "thực tế tôi đã chứng minh được là người Việt Nam hoàn toàn có thể làm được tàu ngầm. Điều còn lại là làm sao phổ biến trong giới hạn” - ông Phan Bội Trân - hậu duệ của cụ Phan Bội Châu người sản xuất thành công tầu ngầm "Made in Việt Nam"
Chiếc tàu đen ngòm dài khoảng 3,2 m, bề ngang 1 m, cao 1,5 m, nặng gần 1 tấn, chở được 1 người. Toàn bộ vỏ tàu được chế tạo bằng composite. Do tàu chạy bằng bình ắc quy nên chỉ “bơi” được hơn 4 tiếng và lặn sâu khoảng 70 m. Tàu có thể lặn được, nổi được, chạy nhanh, chậm hoặc lùi. Tàu cũng được trang bị ống kính tiềm vọng, hệ thống bánh lái trước, bánh lái sau, bánh lái nằm ngang... Ngoài ra tàu còn có máy khí nén sử dụng động cơ một chiều cung cấp khí nén cho người lái... Nếu muốn lặn sâu, đi xa hơn có thể lắp động cơ diesel hay gắn thêm bình nhiên liệu ở bên ngoài vỏ tàu.
Thử nghiệm tàu ngầm do Việt Nam sản xuất
Ông Trân cho biết: “Với vỏ thép, quá trình làm khuôn đúc rất phức tạp. Còn với vỏ composit, khuôn làm vỏ cũng bằng chính composit dễ và giá thành cũng thấp hơn”.
Theo ông Trân, hơn 90% linh kiện được tìm mua hoặc chế tạo trong nước, chỉ mỗi động cơ là phải mua từ nước ngoài. “Nếu sản xuất số lượng nhiều, tôi cũng sẽ mua công nghệ sản xuất động cơ để đảm bảo 100% tàu ngầm này đạt thương hiệu Made in Vietnam” - ông khẳng định. Chính vì toàn bộ linh kiện là hàng “tự tạo” made in Vietnam nên giá thành mỗi chiếc chỉ hơn 15.000 USD.
Khi nghe ông Trân nói về kế hoạch chế tạo tàu ngầm, ngay cả người thân trong gia đình, một số nhà khoa học trong nước cũng không tin tưởng. May mắn là trong quá trình làm và thử nghiệm đã được sự giúp đỡ rất lớn từ Hội Biển TP.HCM. “Điều này cũng dễ hiểu, vì ngay cả các tổ chức khoa học còn không làm được huống gì một cá nhân đã 61 tuổi như tôi. Để chứng minh có thể làm được tàu ngầm thì nói suông là không đủ nên tôi phải làm ra được sản phẩm hoạt động tốt.
Giấc mơ tầu ngầm Việt
Ông Phan Bội Trân - hậu duệ của cụ Phan Bội Châu có thời gian nhiều năm làm việc cho hãng Comex của Pháp chuyên đóng tàu ngầm và các thiết bị lặn cùng các hãng chế tạo composite ở châu Âu, luôn có suy nghĩ mình phải học hỏi kỹ thuật của họ, đặc biệt là về mặt khí tài quân sự, vì vậy năm 1996 trở về Việt Nam và mở phân xưởng nghiên cứu về composit. Ông cho rằng điều kiện ở Việt Nam đủ để có thể tự chế tạo tàu ngầm và bắt đầu tìm kiếm các phương tiện chế tạo vỏ tàu cũng như các trang thiết bị.
Theo ông, thế mạnh duy nhất của mình là bộ óc. Mình không có tiền để mua nhiều tàu ngầm, máy bay, nhưng có thể nghiên cứu sản xuất những chiếc tàu ngầm, máy bay không quá đắt tiền để phục vụ Tổ quốc.
Chiếc tàu ngầm mini của ông Trân lúc hạ thủy.
Ông mong muốn đem những gì học được về phát triển ngành công nghiệp chế tạo tàu ngầm cho Việt Nam, giúp nước nhà có thể làm chủ được biển Đông, bảo vệ đất nước.
Để hoàn thành chiếc tàu ngầm ngầm ông Trân đã mất gần một năm. Tuy nhiên, nếu sản xuất hàng loạt theo ông chỉ mất khoảng một tháng là xong một chiếc. Tùy theo nhu cầu mà có thể sản xuất các loại tàu ngầm cho các mục đích khác nhau.
Theo ông, tàu ngầm bản thân của nó không phải là quân sự, nó chỉ là phương tiện dân sự. Trên thế giới họ bán tàu ngầm cho dân sự rất nhiều để làm du lịch, tham quan dưới đáy biển, phục vụ ngành dầu khí. Nhưng khi gắn lên tàu ngầm ống phóng ngư lôi, tên lửa thì nó thành khí tài quân sự.
Một chiếc tàu ngầm khoảng 15.000 USD, nếu làm 3.000 chiếc khoảng 45 triệu USD, tương đương chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 636. Chỉ cần một số tiền không nhiều trong ngân sách quốc phòng cũng có khả năng chế tạo được tổ hợp khí tài, về mặt lý thuyết có thể hình thành một hạm đội tàu ngầm mini, đóng góp vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ bờ biển.
- Thanh Hoa (Tổng hợp TNO,TPO)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Hậu duệ Phan Bội Châu
àu ngầm VN sẽ đạt tầm thế giới
(
Quan điểm) - Ông Phan Bội Trân, người sản xuất chiếc tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam cho rằng cần phải có nhiều hơn những sáng tạo quân sự mang tính đột phá mới có thể bảo vệ chủ quyền
Người chế tạo tàu ngầm đầu tiên của Đông Nam Á
Trao đổi với báo Đất Việt ngày 24/2/2014, ông Phan Bội Trân, người chế tạo thành công chiếc tàu ngầm mini đầu tiên của Việt Nam cũng như Đông Nam Á chia sẻ về những dự định của mình với chiếc tàu ngầm này.
Tàu ngầm Yết Kiêu 1 của ông Phan Bội Trân chiều dài 3,2m, chiều cao 1m và ngang 1m, nặng hơn một tấn nhưng có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm. Tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa trên 15 hải lý/giờ. Vỏ tàu được làm bằng composit nên độ bền cao hơn vỏ thép.
Ông Trân cho biết: “Với vỏ thép, quá trình làm khuôn đúc rất phức tạp. Còn với vỏ composit, khuôn làm vỏ cũng bằng chính composit dễ và giá thành cũng thấp hơn”.
Theo ông Trân, hơn 90% linh kiện được tìm mua hoặc chế tạo trong nước, chỉ mỗi động cơ là phải mua từ nước ngoài. “Nếu sản xuất số lượng nhiều, tôi cũng sẽ mua công nghệ sản xuất động cơ để đảm bảo 100% tàu ngầm này đạt thương hiệu Made in Vietnam” – ông khẳng định.
Tàu ngầm Yết Kiêu tại thời điểm vừa mới thử nghiệm thành công. (Ảnh Internet)Tàu thử nghiệm thành công vào năm 2010 và cho đến nay đã phát triển thành nhiều phiên bản, có ứng dụng trong hai lĩnh vực dân sự và quân sự.
Ông Phan Bội Trân là Việt kiều nhưng đã trở về sống ở Việt Nam. Theo ông Trân, cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn. Cụ được triều đình cử vào cai quản một vùng đất phương Nam mà bây giờ là vùng Dĩ An- Bình Dương. Theo chân cụ, con cháu họ Phan cũng theo vào lập thành dòng họ Phan khá lớn ở khu vực này. Sau khi cụ tổ mất, dân trong vùng đã lập đền thờ.
Cha ông Trân từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam. Sau những đòn tra tấn dã man không khuất phục được ông, chúng đành thả ông ở tình trạng tàn phế. Năm 1975, đất nước thống nhất khi ông An đang du học tại Pháp.
Là sinh viên ngành hóa, ông được học chuyên sâu về vật liệu composit, đặc biệt là những loại composit chuyên được ứng dụng cho các thiết bị trong tàu ngầm, máy bay trực thăng. Sau khi học xong, ông Trân làm việc tại một hãng chuyên chế tạo tàu ngầm và có cơ hội nghiên cứu kỹ thuật chế tạo tàu ngầm. Năm 1996, ông trở về Việt Nam và mở phân xưởng nghiên cứu về composit.
Tàu ngầm phiên bản một người lái tại thời điểm vừa thử nghiệm thành công (Ảnh internet)
Để bảo vệ chủ quyền, đừng quá phụ thuộc vào vũ khí đi mua
Chia sẻ về những ứng dụng của tàu ngầm Yết Kiêu trong lĩnh vực quân sự, ông Trân cho biết: “Hiện tại tàu ngầm Yết Kiêu đang được nghiên cứu và phát triển theo hướng tổ hợp khí tài, có khả năng chiến đấu hiệu quả. Tôi đã hoàn thiện về lý thuyết những tính toán của mình, với sự giúp đỡ về mặt chuyên môn của nhiều chuyên gia, cũng như tính kỹ chiến thuật của quân sự và bắt đầu bắt tay vào việc. Nếu thành công, tổ hợp khí tài của Việt Nam này đủ sức đương đầu với hạm đội 7 mạnh nhất thế giới của Mỹ, không riêng những đội quân khác”.
“Quá trình nghiên cứu, chế tạo dự án này kinh phí được sử dụng toàn bộ từ tiền của tôi và khoản thừa kế mà tôi được nhận, không sử dụng tiền của nhà nước. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ, giám định từ phía hải quân, đồng thời việc thử nghiệm đều được tiến hành trong khu quân sự và được coi là một dự án bí mật.” – Ông Trân cho biết.
Ông Phan Bội Trân phân tích: “Theo quan điểm của tôi, việc mua sắm vũ khí quân sự hiện đại của các nền quốc phòng nước ngoài là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, có một câu châm ngôn của Tây phương mà chúng ta cần lưu ý, “tiền bạc là sợi dây gân của chiến tranh”, nếu đi theo định hướng đó là mình thua rồi.
Chất lượng, hiệu quả của khí tài tỉ lệ thuận với tiền bạc, hay nôm na là tiền nào của nấy. Nhưng nếu ta có sự đầu tư đúng đắn, hiệu quả vào chất xám thì nguyên tắc trên hoàn toàn có thể bẻ ngược lại.
Tàu ngầm Yết Kiêu chạy trong bể thử nghiệm Năm 1945, khẩu súng của quân đội Việt Nam tự chế bắn được 40m, nhưng nếu cứ mang ông Trần Đại Nghĩa ra bôi bác thì liệu ta có súng SKZ, súng chống tăng, hay cứ trông chờ vào tên lửa của Liên Xô, liệu ta có đủ sức bắn rơi B52 trên bầu trời Hà Nội?”
“Chúng ta đang đặt niềm tin vào Kilo, nhưng ta chỉ có 6, trong khi đối phương gấp 10 chúng ta. Nếu ta mua được Kilo, thì các nước giàu đã mua được những thứ hiện đại hơn, như Trung Quốc mua được tàu ngầm lớp Lada của Nga chẳng hạn. Và cũng không thể trông đợi vào việc phía Nga bán Kilo cho chúng ta mà không bán cho các nước khác, bởi họ làm kinh tế, cứ có tiền là họ bán.”
Ông Phan Bội Trân nhấn mạnh: “Nước ta tuy không phải nước nghèo, nhưng chưa phải là nước giàu, tiền bạc chúng ta không có, thì phải sử dụng chất xám của mình để tạo ra những tổ hợp khí tài để trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam có thể dư sức sản xuất.
Thực thế, dân tộc ta đã làm được một điều không tưởng khi chiến thắng đế quốc Mỹ mạnh nhất thế giới. Chẳng có lý do gì để con cháu sau này không thể tiếp tục bước đi như những cha anh đi trước”.
Nam Phong