FOREIGN POLICY:
Loại Ukraine ra khỏi các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh
Chính quyền Trump cần phải hợp tác với Moscow và trước tiên phải tránh liên quan đến Kiev và như vậy thì trước tiên cần loại Ukraine ra khỏi các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh.
Anatol Lieven (FOREIGN POLICY
. 16/12/2024)
Với các tuyen bố đã đưa ra, chính quyền Trump sắp nhậm chức có vẻ sẽ thực sự hướng tới tìm kiếm hòa bình lâu dài ở Ukraine. Liệu chính quyền này có đủ khả năng thực hiện biện pháp ngoại giao cực kỳ phức tạp cần thiết hay không lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.
Một vấn đề sẽ phải được quyết định ngay từ đầu quá trình là Ukraine nên tham gia vào quá trình này ở giai đoạn nào và về những vấn đề gì. Vấn đề này còn phức tạp hơn những gì mọi người thường thừa nhận.
Mục tiêu đầu tiên và cơ bản nhất của cuộc đàm phán như vậy (cũng như trong tất cả các cuộc đàm phán tương tự) sẽ là mỗi bên đều cần phải xác định rõ ràng, một mặt, các lợi ích sống còn và các điều kiện tuyệt đối và không thể thương lượng của mình; Mặt khác, những điểm nào mà về nguyên tắc, họ có thể sẵn sàng thỏa hiệp. Tất nhiên, có thể cả tình huống là các lập trường không thể thương lượng của ba bên về cơ bản là trái ngược nhau và không tương thích. Nếu vậy, các cuộc đàm phán hòa bình chắc chắn sẽ thất bại, nhưng chúng ta sẽ không thể biết được chính xác về điều như vậy cho đến khi các vấn đề này được bộc lộ.
Ba bên liên quan là Ukraine, Nga và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các giai đoạn đầu của các cuộc đàm phán phải diễn ra giữa Hoa Kỳ và Nga.
Không cần phải nói rằng một số khía cạnh của thỏa thuận cuối cùng sẽ đòi hỏi sự chấp thuận hoàn toàn của Ukraine và nếu không có sự chấp thuận đó thì sẽ không thể có bất kỳ giải pháp. Các khía cạnh này bao gồm các điều khoản ngừng bắn, bản chất và phạm vi của bất kỳ khu phi quân sự nào và bất kỳ sửa đổi hiến pháp nào đảm bảo quyền ngôn ngữ và văn hóa của người Nga và người nói tiếng Nga tại Ukraine. Các nhà đàm phán Hoa Kỳ sẽ phải nhận thức đầy đủ và tôn trọng quan điểm của Kyiv về các lợi ích sống còn của Ukraine.
Với một số lập trường nhất định và hoàn toàn hợp pháp của Ukraine, một số vấn đề chính dường như đã được loại bỏ khỏi bàn đàm phán, và nếu Nga vẫn kiê quyết đòi hỏi thì sẽ không có thỏa thuận nào có thể đạt được. Do đó, nhiệm vụ ban đầu quan trọng nhất của Tướng Kellogg và nhóm của ông sẽ là phải tìm hiểu xem chính phủ Nga có coi những điều kiện này là tiên quyết và không thể thương lượng hay không, hay liệu Moscow có sẵn sàng thỏa hiệp về chúng hay không nếu chính quyền Trump sẵn sàng thỏa hiệp về các vấn đề rộng hơn.
Vấn đề không thể thương lượng đầu tiên theo quan điểm của Ukraine và Hoa Kỳ là sự công nhận hợp pháp của Ukraine và phương Tây đối với các tuyên bố sáp nhập của Nga, trái ngược với việc chấp nhận thực tế (đã được Tổng thống Zelensky công khai thừa nhận) rằng Ukraine không thể thu hồi các vùng lãnh thổ này trên chiến trường và do đó phải chấp nhận thực tế là Nga chiếm giữ, trong khi vẫn chờ các cuộc đàm phán trong tương lai.
Các chuyên gia Nga đã gợi ý với tôi rằng Moscow thực tế sẽ không nhấn mạnh vào điều này trong các cuộc đàm phán, bởi vì ngoài Ukraine và phương Tây, Trung Quốc, Ấn Độ và các đối tác quan trọng khác của Nga cũng sẽ từ chối chính đề xuất như vậy. Họ nói rằng Moscow hy vọng vào một tình huống tương tự như trên đảo Síp, nơi không có quốc gia nào ngoài Thổ Nhĩ Kỳ công nhận Cộng hòa Bắc Síp của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng các cuộc đàm phán đã kéo dài 50 năm mà không có kết quả.
Vấn đề không thể thương lượng thứ hai là yêu cầu của Putin rằng Ukraine phải rút khỏi lãnh thổ mà họ vẫn nắm giữ ở bốn tỉnh của Ukraine mà Nga tuyên bố đã sáp nhập. Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Kiev, và cũng là khó như thế đối với Washington. Ukraine không nên được Washington khuyến khích và giúp đỡ để tự đánh mình thành từng mảnh trong nỗ lực vô vọng nhằm đẩy Nga ra khỏi lãnh thổ mà họ kiểm soát, nhưng Washington không thể yêu cầu họ từ bỏ thêm lãnh thổ mà không chiến đấu. Chính phủ Ukraine chắc chắn sẽ làm rõ điều này với chính quyền Trump, và quan điểm của họ cũng phải được Hoa Kỳ chấp nhận là dứt khoát.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề cơ bản khác không phải do Ukraine quyết định. Chúng chủ yếu do Hoa Kỳ quyết định và chính quyền Hoa Kỳ sẽ phải đàm phán. Các đề xuất tập trung của Nga đã được đưa ra tối hậu thư trước chiến tranh là các thỏa thuận mới với Hoa Kỳ và NATO đều không liên quan đến Ukraine.
Ngày nay, các khía cạnh chính trong yêu cầu của Nga về việc hạn chế lực lượng vũ trang Ukraine đều đang phụ thuộc vào Hoa Kỳ, vì chỉ có Hoa Kỳ mới có thể cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa và thông tin tình báo để hướng dẫn cho Ukraine. Câu hỏi về việc dỡ bỏ hoặc đình chỉ lệnh trừng phạt nào của phương Tây như một phần của thỏa thuận với Moscow cũng tùy thuộc vào Hoa Kỳ và EU.
Tất nhiên, Ukraine có thể yêu cầu gia nhập NATO, nhưng quyết định có chấp nhận một thành viên mới hay không không nằm ở chính quốc gia đó mà nằm ở các thành viên hiện tại bởi (và) mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết về vấn đề ấy. Một chính quyền Hoa Kỳ có thể dẫn đầu, nhưng Washington sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng và gây áp lực lên các thành viên khác, và họ không thể đơn giản bác bỏ quyền phủ quyết có thể xảy ra của Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc cũng có thể là của Pháp, nếu Marine Le Pen là Tổng thống tiếp theo.
Câu hỏi về những đảm bảo an ninh nào của phương Tây có thể và nên được trao cho Ukraine như một phần của một giải pháp cũng lại không phải là câu trả lời của Ukraine. Tổng thống Zelensky đã đề xuất triển khai quân đội từ các thành viên NATO châu Âu, điều này đã được một số quan chức và nhà bình luận phương Tây đồng tình và được cho là đang được thảo luận giữa Tổng thống Macron của Pháp và chính phủ Ba Lan. Tuy nhiên, mọi thứ tôi nghe được từ người Nga đều cho tôi biết rằng điều như vậy cũng không thể chấp nhận được đối với Moscow vì nó cũng như là tư cách thành viên NATO và do đó sẽ khiến thỏa thuận trở nên bất khả thi. Hơn nữa, các nước châu Âu sẽ chỉ đồng ý gửi quân đội của họ nếu họ có sự đảm bảo chắc chắn từ Washington rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp nếu họ bị tấn công. Trên thực tế, điều này chuyển quyết định trở lại Washington chứ hoàn toàn không phải Kiev, và cũng không phải Brussels, Warsaw hay Paris.
Trên hết, động cơ của Nga khi phát động cuộc chiến này vượt ra ngoài Ukraine và động chạm đến toàn bộ mối quan hệ an ninh giữa Nga và phương Tây, do Hoa Kỳ dẫn đầu. Chúng bao gồm yêu cầu hạn chế lực lượng quân sự (vì lực lươgj ấy mà Nga phải đáp lại) và một số hình thức kiến trúc an ninh châu Âu trong đó các lợi ích quan trọng của Nga sẽ được tính đến và tránh các cuộc đụng độ trong tương lai.
Có thể là chính quyền Putin, hoặc chính quyền Trump, hoặc cả hai đều sẽ từ chối thỏa hiệp và các cuộc đàm phán sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, có thể dù chỉ là phép thử nhưng việc này sẽ là một quá trình cực kỳ phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự tinh tế về mặt ngoại giao ở cả hai bên. Sẽ cực kỳ ngu ngốc khi mong đợi Nga hoặc Hoa Kỳ đặt tất cả các lá bài của họ lên bàn cùng một lúc.
Bởi vì quá trình này sẽ rất khó khăn nên sự thật đáng buồn nhưng không thể tránh khỏi có thể là nếu Ukraine tham gia đàm phán ngay từ đầu, tiến trình hướng tới một giải pháp sẽ trở nên hoàn toàn bất khả thi. Mọi thỏa hiệp tiềm năng sẽ ngay lập tức bị rò rỉ và sẽ gây ra một cơn bão phản đối ở châu Âu, ở Ukraine, ở Quốc hội Hoa Kỳ, trong các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, và thậm chí có thể từ những người theo đường lối cứng rắn của Nga.
Hoa Kỳ là nước ủng hộ thiết yếu và không thể thay thế của Ukraine trong cuộc chiến này, không chỉ vì viện trợ mà Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine mà còn vì các nước châu Âu sẽ không tiếp tục cung cấp viện trợ nếu không có chính sách, sự khuyến khích và hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Do đó, người dân Hoa Kỳ đã phải đối mặt với những chi phí lớn và rủi ro đáng kể nhưng lợi ích rộng lớn hơn của Hoa Kỳ vân bị đe dọa. Điều này mang lại cho người dân Hoa Kỳ quyền mong đợi chính phủ của họ sẽ dẫn đầu trong nỗ lực đàm phán chấm dứt chiến tranh Ukraine, đặc biệt là khi ngoài Nga thì chính phủ Hoa Kỳ được xem là duy nhất có thể làm được điều đó.
Trump Should Keep Ukraine Out of Talks With Russia to End the War
The Trump administration needs to engage Moscow and avoid, at first, involving Kyiv.
foreignpolicy.com