Dùng mẫu nữ để thu hút các chiến binh U50 và tàn tật.
Thật là sáng cmn tạo.
Tại phim trường dã chiến, một người lính vốn quen cầm súng máy lại đang cầm máy ảnh, hướng ống kính về người mẫu mặc quần short ngồi trên xe Humvee.
vnexpress.net
Tại phim trường dã chiến, một người lính vốn quen cầm súng máy lại đang cầm máy ảnh, hướng ống kính về người mẫu mặc quần short ngồi trên xe Humvee.
Sau vài giây tập trung tinh thần, người lính bấm máy, chụp ảnh mẫu nữ 25 tuổi đang tựa khuỷu tay tạo dáng gợi cảm trên mui xe đẫm xà phòng, khoe đôi chân dài mang giày cao gót đỏ.
Trong bối cảnh quân đội Ukraine đang lâm vào cảnh thiếu hụt binh sĩ, các lữ đoàn đang cạnh tranh nhau để bổ sung lực lượng. Hơn 130 lữ đoàn Ukraine hiện được phép trực tiếp tìm kiếm tân binh, không còn phải thông qua trung tâm tuyển quân quốc gia. Nhiều đơn vị đang nỗ lực tiếp thị hình ảnh, chia sẻ chiến tích trên mạng xã hội để thu hút người nhập ngũ.
Trong số đó, Lữ đoàn Xung kích Độc lập số 3, thành lập cuối năm 2022, được đánh giá nổi bật hơn hẳn về mặt này, khi cho ra nhiều ý tưởng truyền thông sáng tạo. Đây cũng là lực lượng tinh nhuệ từng tham gia các trận đánh khốc liệt nhất trong xung đột với Nga, trong đó có Bakhmut và Avdeevka.
Buổi chụp ảnh với người mẫu nữ trên xe bọc thép là chiến dịch truyền thông mới nhất của Lữ đoàn số 3, lấy cảm hứng từ các áp phích tuyển quân từ Thế chiến II, với các mẫu nữ gợi cảm, cầm vũ khí.
"Đây là một cuộc chiến hiện đại, chúng tôi cũng phải sáng tạo hơn", Khrystyna Bondarenko, đứng đầu bộ phận truyền thông của lữ đoàn, nói. "Chúng tôi cần thương mại hóa và phát đi ý tưởng cho thấy nhập ngũ thật ngầu".
Người mẫu mặc quần short, đi giày cao gót đỏ tạo dáng trên mui xe Humvee chụp áp phích quân sự cho Lữ đoàn số 3. Ảnh:
WP
Trong buổi chụp, nhóm còn sắp xếp cảnh người mẫu mặc váy nữ sinh, nằm trên đùi của một người lính phía sau xe Humvee. Dù biết bộ ảnh này sẽ gây tranh cãi, Lữ đoàn Xung kích Độc lập số 3 hy vọng sự chú ý đó sẽ có lợi cho họ.
Lữ đoàn triển khai chiến dịch truyền thông đầu tiên hồi tháng 3/2023, có 5 chỉ huy đơn vị tham gia. Dù ban đầu hoài nghi, các chỉ huy này đã đồng ý tạm gác súng để chụp ảnh, tạo dáng dưới tầng hầm một nhà máy gần tiền tuyến. Thông điệp là: "Hãy đến đây và chiến đấu cùng chúng tôi".
Sau chiến dịch, lữ đoàn tiếp nhận 150-200 đơn đăng ký nhập ngũ mỗi ngày. Dù tỷ lệ nhập ngũ chỉ là một người trên 10 đơn, Bondarenko coi đây là thành công lớn.
Trong chiến dịch truyền thông thứ hai, họ làm áp phích mô tả cảnh lính lữ đoàn chiến đấu giữa trời hoàng hôn, đối mặt với kẻ thù được khắc họa như thây ma. Chiến dịch thứ ba cho ra áp phích nhẹ nhàng hơn, trong đó chụp một người lính ngồi trên ghế, điều khiển UAV trên nền trời xanh biếc.
Trong chiến dịch gần nhất, họ muốn thử nghiệm những hình ảnh mới, trong khi vẫn mang dấu ấn lịch sử, nên đã chọn chụp với mẫu nữ kiểu "pin-up girls".
Thuật ngữ "pin-up girls" xuất hiện hồi Thế chiến II, chỉ tranh ảnh người mẫu, diễn viên gợi cảm của Hollywood được binh sĩ cắt ra từ tạp chí rồi treo lên tường.
"Chúng tôi muốn mang đến chút nhẹ nhàng, thể hiện rằng đôi khi những người lính cũng thư giãn và học hỏi trong xung đột", Dmytro, nhà thiết kế chính của Lữ đoàn Xung kích Độc lập số 3, nói.
Áp phích quân sự cho thấy lính Lữ đoàn Xung Kích Độc lập số 3 ngồi ghế điều khiển UAV. Ảnh:
WP
Bondarenko cho biết công việc sáng tạo này được thực hiện bởi đội ngũ gồm 20 người, trong đó có 13 quân nhân và 7 thường dân. Thông điệp của họ được thể hiện trên hơn 1.000 áp phích trên toàn quốc. Chi phí mua quảng cáo được chi trả nhờ lợi nhuận 15.000 USD một tháng từ kênh YouTube có 1,3 triệu người đăng ký.
Ngoài thực hiện các chiến dịch truyền thông, Lữ đoàn số 3 còn cung cấp một tuần trải nghiệm không ràng buộc, cho phép thường dân mặc quân phục, tham gia các thử thách thể chất, khóa huấn luyện chuyên sâu kéo dài 30 ngày dành cho tân binh.
Họ cũng hy vọng sớm mở rộng sang lĩnh vực bán hàng lưu niệm, nơi mọi người có thể mua áo phông, huy hiệu hay các vật phẩm khác. Những chiến dịch này của Lữ đoàn số 3 đã thúc đẩy các đơn vị khác thực hiện các hoạt động truyền thông sáng tạo tương tự.
Áp phích quân sự hiện diện khắp nơi ở Ukraine, trên đường phố, dọc các xa lộ, trên các nền tảng truyền thông. Một số áp phích sáng tạo, ôn hòa, không có hình ảnh bạo lực, trong khi số khác nhấn mạnh lòng dũng cảm, yêu nước.
"Ai cũng có thể phụng sự!", áp phích của Lữ đoàn Cơ giới số 93 có dòng chữ, viết trên ảnh chụp những người từng là đầu bếp, tài xế máy kéo.
"Thông qua cạnh tranh lành mạnh với Lữ đoàn Xung kích Độc lập số 3, chúng tôi cố gắng nâng cao tiêu chuẩn, tạo ra các sản phẩm truyền thông chất lượng", Buriak Ivan, trung sĩ Lữ đoàn Cơ giới 93, nói.
Áp phích có hình mẫu nữ nằm trên đùi người lính Ukraine. Ảnh:
WP
Tại phim trường dã chiến của Lữ đoàn số 3, người lính cầm máy cho biết đây là lần đầu tiên anh chụp hình chuyên nghiệp. Anh từng bị thương nặng ở Bakhmut, Avdeevka, dự kiến sớm trở lại chiến trường cùng chiếc Humvee.
Dù bộ ảnh mang tinh thần mới lạ, nhẹ nhàng, anh và nhóm cho biết các sản phẩm truyền thông này không giấu nổi tính chất nghiệt ngã của chiến sự.
"Quả là vậy, xung đột thật khủng khiếp", Vlad Kulyk, giám đốc sáng tạo, nói. "Chúng tôi không lãng mạn hóa việc cầm súng chiến đấu với kẻ thù, mà lãng mạn hóa những kỷ niệm đẹp hậu chiến, khi người lính có tình bạn và nhiều thứ khác".
Đến đầu tháng 10, áp phích quân sự gợi cảm này của Lữ đoàn số 3 đã xuất hiện khắp nơi tại Ukraine. Đúng như dự đoán, chiến dịch khiến mọi người bàn tán, thu về nhiều ý kiến trái chiều.
"Tôi thực sự muốn nhìn thẳng vào mắt người nghĩ ra ý tưởng này. Thật đáng xấu hổ", một người dùng bình luận trên X.
"Tôi yêu Lữ đoàn số 3, đơn vị đang bảo vệ bầu trời mùa thu của Ukraine", người khác viết, đăng kèm ảnh chụp áp phích trên cao tốc.
Đức Trung (Theo
Washington Post, Reuters, AFP)