[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.168 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,370
Động cơ
316,648 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Có khó gì đâu, còn bao tiền của, vũ khí đưa hết cho U cà là xong.

Các lãnh đạo châu Âu hứa hẹn ủng hộ Ukraine tới cùng, nhưng áp lực trong nước và kịch bản ông Trump trở lại Nhà Trắng có thể cản trở cam kết này.

Mỹ tuần trước thông báo nhóm G7 cam kết cung cấp cho Ukraine gói vay 50 tỷ USD dựa trên lợi nhuận thu được từ tài sản của Nga đang bị phương Tây đóng băng. Washington đóng góp 20 tỷ USD trong số đó.

"Ukraine có thể nhận được hỗ trợ họ cần ngay bây giờ mà không gây gánh nặng cho người nộp thuế Mỹ", Tổng thống Joe Biden nói.

Những cam kết như vậy rất quan trọng với Ukraine, nước đang đối mặt với tình hình căng thẳng trên chiến trường và mùa đông khó khăn sắp tới. Giới lãnh đạo nước này đang cố gắng thuyết phục phương Tây hỗ trợ nhiều hơn, như đưa ra lời mời gia nhập NATO và bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tập kích sâu vào lãnh thổ Nga.

Ủng hộ Ukraine tới cùng vẫn là lập trường của hầu hết các nước châu Âu. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách trong khu vực thừa nhận cuộc chiến càng kéo dài, họ càng khó thực hiện cam kết, khi phải đối đầu với những chia rẽ trong nước và tính khó lường của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ ngày 17/10. Ảnh: AP

Tổng thư ký NATO Mark Rutte (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ ngày 17/10. Ảnh: AP

Khi cuộc bầu cử Mỹ chỉ còn cách một tuần nữa, mối lo ngại lớn nhất tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ cho đến nay là kịch bản Mỹ "quay xe" với Ukraine và châu Âu nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Ông Trump từng nhiều lần chỉ trích liên minh NATO và thậm chí đe dọa quay lưng đối với các đối tác quân sự, ngoại giao thân cận của Mỹ. Dù ít nhà hoạch định chính sách cho rằng Trump sẽ rút Mỹ khỏi NATO, nhiều người lo lắng về lập trường khó đoán của ông với liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương.

"Chúng tôi không biết nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump thực sự có thể mang lại điều gì đối với Ukraine", Adam Thomson, giám đốc Mạng lưới Lãnh đạo châu Âu kiêm cựu đại sứ Anh tại NATO, nói.

"Không ai có bất kỳ ý tưởng nào về những gì ông Trump có thể làm. Do đó bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống", một nhà ngoại giao NATO giấu tên nói.

Ông Trump sẽ làm gì với cuộc chiến ở Ukraine là một trong những câu hỏi khó trả lời nhất hiện nay. Cựu tổng thống Mỹ nói vẫn ủng hộ Ukraine, nhưng trong cuộc phỏng vấn trên kênh PBD Podcast ngày 17/10, Trump lại chỉ trích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vì không ngăn xung đột, thêm rằng "không phải tôi không muốn giúp ông ấy, chỉ là thấy rất tệ cho những người ở đó".

Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã bắt đầu xem xét khả năng NATO đứng ra dẫn dắt nỗ lực viện trợ quân sự cho Ukraine, thay vì Mỹ. Họ hiểu với sự thống trị của Mỹ tại NATO và phần đóng góp lớn của Mỹ cho Ukraine, kịch bản Washington rút lui dưới thời Trump có thể là tổn thất khó bù đắp.

Nathalie Tocci, giám đốc Viện nghiên cứu Các vấn đề quốc tế tại Rome kiêm cựu cố vấn chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), nói rằng các nước châu Âu đã tìm cách tăng ngân sách quốc phòng và gánh vác phần lớn hơn trong nỗ lực hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, họ sẽ gặp rắc rối lớn nếu hàng chục tỷ USD viện trợ của Mỹ cho Ukraine đột ngột biến mất, có thể chỉ bằng một sắc lệnh hành pháp nếu Trump đắc cử.

Ngay cả khi bà Kamala Harris trở thành tổng thống, vai trò của Mỹ trong hỗ trợ Ukraine những năm tới có thể vẫn là dấu hỏi. Ứng cử viên đảng Dân chủ cam kết ủng hộ Ukraine và các quan chức châu Âu kỳ vọng bà sẽ tiếp tục thúc đẩy chính sách của chính quyền Tổng thống Biden.

Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn viện trợ lâu dài cho Ukraine, bà Harris sẽ cần nhận được sự đồng thuận từ quốc hội. Điều này có thể trở nên khó khăn hay không còn tùy thuộc vào kết quả bầu cử và tâm trạng của cử tri Mỹ, những người sẽ bầu tổng thống cùng toàn bộ thành viên Hạ viện và khoảng 1/3 Thượng viện trong ngày 5/11.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tháng này nói rằng dù ai trở thành chủ nhân Nhà Trắng, châu Âu cũng không còn là mối ưu tiên của Mỹ.

"Họ là đối tác vô cùng nhiệt thành và đáng tin cậy trong vấn đề Ukraine. Nhưng tôi không biết điều đó có kéo dài không. Chúng tôi là đồng minh mạnh mẽ của Mỹ, nhưng sẽ phải chuẩn bị khả năng không còn nằm trong chương trình nghị sự của họ", ông nói.

Xung đột Ukraine gần với các nước châu Âu hơn Mỹ, quốc gia nằm bên kia bờ Đại Tây Dương. Tại Đông Âu, nơi giáp Ukraine và Nga, nỗi lo lắng về ảnh hưởng của xung đột thậm chí lớn hơn nhiều.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận thấy có những dấu hiệu công chúng ở châu Âu suy giảm ủng hộ đối với Ukraine. Các cuộc thăm dò cũng chỉ ra sự ủng hộ đang giảm dần theo thời gian.

Tại Đức, nước hỗ trợ quân sự cho Ukraine lớn thứ hai sau Mỹ, tỷ lệ người dân cho rằng mức hỗ trợ tài chính cho Ukraine đang quá nhiều đã tăng gần gấp đôi, từ 21% trong những tuần đầu xung đột lên 41% vào đầu năm nay, theo công ty thăm dò dư luận Infratest Dimap.

Giới chính trị gia cực hữu và cực tả ở các nước đã khai thác tâm lý mệt mỏi của công chúng về cuộc chiến, liên kết điều đó với nỗi thất vọng về tình trạng kinh tế châu Âu.

Ông Robert Fico, người theo chủ nghĩa dân túy ủng hộ Nga, đã chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái ở Slovakia với lời hứa chấm dứt viện trợ vũ khí cho Ukraine. Các đảng kêu gọi giảm viện trợ quân sự cho Kiev cũng giành được kết quả tốt trong cuộc bầu cử tháng trước ở ba bang miền đông Đức, nơi có lập trường thân thiện với Nga hơn phương Tây.

"Chính trị trong nước ở châu Âu vốn rối ren, nhưng nỗi lo lắng về ảnh hưởng của phe cực hữu ở đây ngày một lớn hơn. Ở một số quốc gia, chúng tôi nhận thấy tâm lý chán chường hoặc kịch liệt phản đối với việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine", Thomson nói.

Tocci cho rằng những vấn đề này có thể là trở ngại lớn khi đưa ra quyết sách về vấn đề Ukraine, đặc biệt trong kịch bản ông Trump trở lại Nhà Trắng.

Tòa nhà đổ nát vì giao tranh ở thành phố Chasov Yar, vùng Donetsk, Ukraine ngày 16/10. Ảnh: Reuters

Tòa nhà đổ nát vì giao tranh ở thành phố Chasov Yar, vùng Donetsk, Ukraine ngày 16/10. Ảnh: Reuters

Tổng thống Macron đang bị mắc kẹt trong hỗn loạn chính trị kể từ khi đảng của ông thất bại trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu và bầu cử quốc hội trong nước.

Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng bị đe dọa sau những thắng lợi của phe cực hữu và bị bủa vây với những đấu đá nội bộ, nên sẽ khó có động thái mạo hiểm nào trước cuộc bầu cử liên bang vào năm tới.

Dự thảo ngân sách năm 2025 của Đức dự kiến cắt một nửa viện trợ cho Ukraine xuống còn hơn 4 tỷ USD. Quan chức Đức cho rằng Ukraine không cần nhiều hỗ trợ song phương bởi nước này có thể dựa vào khoản vay 50 tỷ USD được G7 thông qua.

"Mọi quốc gia đều cảm thấy khó khăn. Nếu tiếp tục chi hàng tỷ USD cho Ukraine vào năm tới, chúng tôi không còn tiền để giải quyết vấn đề bổ sung giáo viên và y tá", một quan chức cấp cao ở châu Âu nói.

Nhiều nhà ngoại giao NATO lưu ý rằng sự ủng hộ của châu Âu đối với Ukraine không chỉ đơn thuần xuất phát từ lòng thương cảm, mà còn vì chính lợi ích của các nước này.

Tuy nhiên, quan chức cấp cao NATO thêm rằng "xung đột càng kéo dài, bạn sẽ càng phải nỗ lực nhiều hơn để duy trì ủng hộ, bởi sẽ có nhiều ý kiến rằng tại sao chúng tôi phải tiếp tục hỗ trợ cuộc chiến này?".

Thùy Lâm (Theo Washington Post, CNN)
 

MlemMlem

Đi bộ
Biển số
OF-810638
Ngày cấp bằng
11/4/22
Số km
9
Động cơ
6,347 Mã lực
Tuổi
40
khẳng định của bạn phản ánh cái nhìn rất méo mó về xã hội, tự mình đặt sai vị trí của bản thân, là một cá nhân đơn lẻ nhưng lại phát biểu như đại diện của quyền lực chuyên chế. Kẻ mạnh có thể tự đề ra luật lệ không có nghĩa là kẻ mạnh có lẽ phải. Lẽ phải là những thứ mà không cần đến lưỡi lê vẫn làm cho mọi người đồng thuận.
Sở hữu 6000 đầu đạn hạt nhân mới là lẽ phải, là kẻ mạnh ban phát công lý, hiểu chưa? Nói nhiều quá, toàn lảm nhảm ko.😎
 

MlemMlem

Đi bộ
Biển số
OF-810638
Ngày cấp bằng
11/4/22
Số km
9
Động cơ
6,347 Mã lực
Tuổi
40
Sớm muộn thì Zelensky cũng phải trả lại ghế TT bằng cách này hay cách khác.
Trong một kịch bản vui vẻ nào đó, các cụ nghĩ anh Ze sẽ chọn nước nào để định cư ngoài Ukraine?
Nói cách khác, nơi nào là tốt nhất cho cựu TT Zelenksky?
Qua Nga định cư chứ còn đâu nữa, cái ghế TT hiện tại là Nga đang giữ cho boss Ze đấy, Nga mà ko support cho thì tổng Ze đã bị CIA cho vào113 từ lâu rồi, lỡ người khác lên thay boss Ze mà khả năng làm chính trị ngang ngửa Putin thì Nga mới thật sự khổ!😊
 

Grey_owl_wild

Xe buýt
Biển số
OF-10681
Ngày cấp bằng
5/10/07
Số km
806
Động cơ
507,592 Mã lực
Website
www.cuadep.3-a. net
Đọc lại thích thật, cám ơn cụ :))
Những ngày tháng hào hùng, anh em sát cánh. Giờ như bèo tây, không biết khi nào được tái nạm :(
Ngay lúc mới phát động chiến dịch Kursk em cũng đã nhận định rồi mà. Mà đúng ra ngay kể cả phe Mỹ + liên âu cũng đã nhận xét rõ ràng đây là 1 nước cờ nhằm mục đích lấy số lấy tiếng của giới cầm quyền chứ không mang lại bất kỳ 1 lợi thế nào về tính chiến thuật. Đất ở miền đông còn giữ chưa xong lại xua quân vào Kursk và rêu rao chiến thắng nọ kia, rầm rộ đòi trưng cầu dân ý các thứ thì đúng là hoang đường.
Đó, giờ giữ còn khó chứ chưa nói đến chiếm thêm
Lính của họ trong ấy thì ngày nào cũng bay màu mất ảnh hàng tá . trong ảnh này thì đúng là bay màu mất ảnh 100% còn gì. Phải kích chuột mới hiện hồn về cơ mà em ko cho các cụ kích vô đâu 🥺


Và cũng từ những ngày ấy trở lại đây ở miền đông đây, hình ảnh và lời bình của kênh Infactum thân Ukraina
 

Thắng Formosa

Xe tăng
Biển số
OF-693751
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
1,818
Động cơ
-83,511 Mã lực
Nơi ở
Hà Tĩnh
Sớm muộn thì Zelensky cũng phải trả lại ghế TT bằng cách này hay cách khác.
Trong một kịch bản vui vẻ nào đó, các cụ nghĩ anh Ze sẽ chọn nước nào để định cư ngoài Ukraine?
Nói cách khác, nơi nào là tốt nhất cho cựu TT Zelenksky?
khả năng cao là qua Mẽo bang Florida, vợ ổng giàu lắm...hồi 2019 đã có tiền tậu được căn hộ view biển chiệu đô rồi . Bây giờ chắc càng có nhiều tiền hơn nữa

1730275335554.png
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
11,783
Động cơ
489,250 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
Nga tuyên bố sẽ tấn công nhà máy Rheinmetall của Đức sắp đi vào hoạt động tại Ukraine

Trích

Người phát ngôn của Điện Kremlin cho biết Nga có thể hợp pháp tấn công một nhà máy của tập đoàn Rheinmetall của Đức tại Ukraine, nơi sản xuất thiết bị quân sự cho Kyiv.

Dmitry Peskov cho biết nhà máy được mở vào cuối tháng 10 này "tất nhiên" có thể là mục tiêu tấn công của Nga.

Rheinmetall, công ty tuyên bố có ý định mở tổng cộng bốn nhà máy sản xuất vũ khí tại Ukraine, cho biết họ đã nghe những lời đe dọa như vậy từ Moscow và các hoạt động của họ tại Ukraine được bảo vệ rất tốt.

Nhà máy hiện tại dự kiến sẽ sản xuất một số xe chiến đấu bộ binh Lynx cho Kyiv vào cuối năm nay, trong khi các nhà máy trong tương lai sẽ sản xuất thuốc súng, đạn xe tăng và hệ thống phòng không, giám đốc Rheinmetall Armin Papperger nói với giới truyền thông Ukraine.

đợi nó làm xong hết thì táng cho quả vào thôi , đánh sớm làm gì
 

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
3,780
Động cơ
376,929 Mã lực
Thấy toptop lên hình lính Bắc TT đang chơi ở Quảng trường đỏ rất đông.
 

Vodka_Putinka

Xe điện
Biển số
OF-439919
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
2,249
Động cơ
324,404 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Biên Hòa
Thấy toptop lên hình lính Bắc TT đang chơi ở Quảng trường đỏ rất đông.
Mấy clip vớ vẩn đó cụ cũng tin à ? Chẳng có lính Triều Tiên nào lại đeo balo đi lông nhông ở quảng trường đỏ như vậy hết . Lính Nga cũng có những người dân tộc ở mạn gần Siberia nên nhìn giống người châu Á thôi .
 

a_m_d

Xe tăng
Biển số
OF-5040
Ngày cấp bằng
30/5/07
Số km
1,962
Động cơ
1,481,040 Mã lực

a_m_d

Xe tăng
Biển số
OF-5040
Ngày cấp bằng
30/5/07
Số km
1,962
Động cơ
1,481,040 Mã lực
Anh Ze của em đang yêu cầu US phải cung cấp Tomahawk cho Ukr rồi nhé

Kèm theo với đó là Ukr đang tích cực bắt quân, kể cả có là người cao tuổi ;))
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,370
Động cơ
316,648 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Thế là nhà giàu cũng khóc à ? Thôi thì tên lửa chưa có cứ nhét đô là vào mà bắn, cái này in thì nhanh lắm.

Việc Mỹ tiêu thụ một lượng lớn tên lửa đánh chặn để đối phó với các cuộc tấn ở Trung Đông làm dấy lên lo ngại về khả năng duy trì sức mạnh phòng thủ của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương.

Mỹ đã sử dụng số lượng lớn tên lửa phòng không để hỗ trợ đồng minh Israel đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái của Iran và các lực lượng thân Iran (Ảnh: WSJ)
Mỹ đã sử dụng số lượng lớn tên lửa phòng không để hỗ trợ đồng minh Israel đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái của Iran và các lực lượng thân Iran (Ảnh: WSJ)

Hiện tại, Mỹ đang dần cạn kiệt một số loại tên lửa phòng không thiết yếu, điều này dẫn đến những lo ngại về khả năng của Lầu Năm Góc trong việc duy trì sức mạnh quân sự tại Trung Đông và châu Âu, cũng như chuẩn bị cho các tình huống xung đột tiềm ẩn tại Thái Bình Dương.
Tình hình căng thẳng tại Trung Đông đã đẩy nhu cầu tên lửa đánh chặn lên cao, khi Israel và đồng minh Mỹ phải đối phó với mối đe dọa từ Iran cùng các lực lượng thân Iran. Sau cuộc không kích của Israel vào Iran rạng sáng 26/10, giới chức Mỹ lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến nhiều cuộc tấn công trả đũa từ Tehran, khiến nguy cơ thiếu hụt tên lửa càng trở nên nghiêm trọng.
Standard Missile, một trong những hệ thống phòng không chủ lực được phóng từ tàu chiến với nhiều biến thể khác nhau, là loại tên lửa đánh chặn mà Mỹ thường dùng để bảo vệ Israel trước các cuộc tấn công từ Iran và ngăn chặn nhóm Houthi tấn công vào các tàu phương Tây trên Biển Đỏ. Kể từ khi Hamas tấn công Israel vào tháng 10/2023, Mỹ đã triển khai hơn 100 quả tên lửa loại này, theo các quan chức Mỹ.

4.png
Tàu chở dầu Sounion hồi tháng 8 sau khi bị phiến quân Houthi tấn công ở Biển Đỏ (Ảnh: WSJ)

Bộ Quốc phòng Mỹ không công bố chi tiết về kho dự trữ tên lửa vì lý do an ninh. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, bà Sabrina Singh, cho biết: “Trong năm qua, Bộ Quốc phòng đã tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực nhằm bảo vệ các lực lượng Mỹ và hỗ trợ phòng thủ cho Israel, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu và duy trì dự trữ vũ khí”.
Việc Lầu Năm Góc tiêu thụ kho dự trữ tên lửa phòng không hiện có với tốc độ cao đã khiến nhiều quan chức và chuyên gia cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt vũ khí trong bối cảnh nhu cầu gia tăng từ các cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông và Ukraine. Điều này có thể khiến Mỹ rơi vào tình thế bất lợi trong trường hợp xung đột xảy ra tại Thái Bình Dương.
Ông Elias Yousif, Phó Giám đốc Chương trình Quốc phòng Truyền thống tại Trung tâm Stimson ở Washington, nhận định rằng Mỹ hiện chưa có nền công nghiệp quốc phòng đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của các cuộc chiến kéo dài đồng thời tại cả châu Âu và Trung Đông, trong khi vẫn duy trì năng lực sẵn sàng tác chiến của mình. Cả hai cuộc xung đột này đều kéo dài và không nằm trong các kế hoạch quốc phòng ban đầu của Mỹ.
Việc mở rộng sản xuất vũ khí cũng gặp nhiều trở ngại. Lầu Năm Góc thường yêu cầu các công ty quốc phòng phải mở thêm dây chuyền sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tuyển dụng nhân sự, trong khi các công ty này thường ngại đầu tư dài hạn nếu không có cam kết vững chắc từ Lầu Năm Góc.

3.png
Bộ trưởng Hải quân Carlos Del Toro (Ảnh: WSJ)

Tại phiên điều trần trước Quốc hội vào tháng 5, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro đã kêu gọi các công ty quốc phòng tăng cường sản xuất tên lửa Standard Missile. Ông thừa nhận rằng việc mở rộng sản xuất gặp không ít thách thức và cho biết đã có “một số tiến bộ” trong việc chế tạo các biến thể của loại tên lửa này. Ông nhấn mạnh: “Càng tinh vi, quá trình sản xuất càng phức tạp”.
Sự thiếu hụt tên lửa đánh chặn đã khiến các quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc, bao gồm Bộ trưởng Hải quân Del Toro và Tướng CQ Brown Jr., Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cân nhắc đến các giải pháp thay thế, bao gồm hợp tác với các công ty mới để tăng cường sản xuất các loại tên lửa phòng không hiện đại hơn.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã tích trữ một lượng lớn tên lửa đánh chặn, nhưng chỉ trong một vài tháng xung đột tại Trung Đông, Mỹ đã phóng đi một số lượng lớn tên lửa, và tốc độ sản xuất không thể theo kịp nhu cầu hiện tại, theo đánh giá từ các quan chức và chuyên gia quốc phòng.
Nhà sản xuất tên lửa Standard Missile, tập đoàn RTX, hiện có thể sản xuất tối đa chỉ vài trăm quả tên lửa mỗi năm, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết. Số lượng này không chỉ phục vụ Lầu Năm Góc, mà còn phải cung ứng cho ít nhất 14 quốc gia đồng minh khác. Công ty RTX từ chối bình luận về năng lực sản xuất của mình, tuy nhiên người phát ngôn Chris Johnson khẳng định: "Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng để đáp ứng nhu cầu sản xuất tên lửa Standard".
Kể từ khi xung đột giữa Hamas và Israel bùng nổ năm ngoái, các tàu của Mỹ đã phóng lượng tên lửa phòng không trị giá hơn 1,8 tỷ USD để ngăn chặn các cuộc tấn công từ Iran và các nhóm thân Iran nhằm vào Israel, cũng như tàu bè di chuyển qua Biển Đỏ, theo Hải quân Mỹ.
Khi đối phó với các cuộc tấn công, Hải quân Mỹ thường phóng 2 tên lửa đánh chặn cho mỗi tên lửa tấn công, như một "biện pháp đề phòng" nhằm đảm bảo tiêu diệt mục tiêu. Mỗi quả tên lửa Standard Missile tiêu tốn hàng triệu USD, làm cho việc đối đầu với các vũ khí của Iran trở nên đắt đỏ.
Trong cuộc tấn công của Iran vào Israel ngày 1/10, Mỹ đã phóng một loạt 12 quả tên lửa và sử dụng các hệ thống phòng không khác. Tuy nhiên, để bảo toàn kho dự trữ, Mỹ và Israel đã bỏ qua một số tên lửa từ Iran mà họ xác định sẽ không đánh vào mục tiêu quan trọng, theo quan chức Mỹ.

2.png
Hệ thống Thaad được chụp ở Israel vào năm 2019 (Ảnh: WSJ)

Đầu tháng này, Lầu Năm Góc đã triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Israel, giúp Mỹ có thêm lựa chọn tên lửa đánh chặn khác ngoài tên lửa Standard Missile để hỗ trợ phòng thủ. Lầu Năm Góc cũng đã điều thêm hệ thống Patriot tới Trung Đông, đồng thời điều chuyển một số hệ thống phòng thủ từ các kho dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu tại Ukraine.
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết kế hoạch hiện tại là duy trì sản xuất tổng thể của tên lửa Standard, nhưng sẽ cắt giảm một số phiên bản cũ để ưu tiên các biến thể tiên tiến hơn.
Việc tiêu thụ nhanh chóng các loại tên lửa đánh chặn tại Trung Đông đang khiến Lầu Năm Góc phải đối mặt với nguy cơ giảm năng lực tác chiến tại khu vực Thái Bình Dương.
Ông Mark Montgomery, cựu chuẩn đô đốc, đồng thời là giám đốc cấp cao tại Quỹ Bảo vệ Nền Dân chủ, nhận định: "Chúng ta đang tiêu tốn một lượng tên lửa đáng lẽ nên được dự trữ cho tình huống xung đột khác. Một lần nữa, năng lực sẵn sàng tác chiến của Hải quân tại Thái Bình Dương đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng".

Theo Wall Street Journal
 

foxdie

Xe buýt
Biển số
OF-592202
Ngày cấp bằng
26/9/18
Số km
671
Động cơ
142,366 Mã lực
Nơi ở
TP.HCM
Website
pquan.info
Bằng cách đánh cho đên khi Ukraine tự chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán và kí kết hiệp ước, trong đó quan trọng nhất là ko gia nhập NATO, quan trọng thứ 2 là công nhận các vùng Nga đã sáp nhập
phải bầu được lãnh đạo mới nữa chứ ông Zelensky này hết hợp pháp rồi, chữ ký chẳng có giá trị gì đâu.
 

Conduongxedi

Xe hơi
Biển số
OF-869992
Ngày cấp bằng
19/10/24
Số km
130
Động cơ
-24 Mã lực
Kursk. Em nghĩ hiện tại là nỗi đau của nước Nga nhưng đồng thời cũng là con bài và sức mạnh của nước Nga.

Con bài Kursk dùng để nói lên một điều kẻ tấn công không chỉ có mình Nga.

Ngày nào KurSK vẫn còn bị kiểm soát bởi người U (dù chỉ là một phần rất nhỏ), ngày đó người Nga vẫn được bơm vào một sức mạnh tinh thần của những chiến binh kiêu hãnh đang bị sỉ nhục.

Và. Khi và chỉ khi Kusrk được giải phóng hoàn toàn, chúng ta hãy nghĩ đến thiện chí đàm phán từ người Nga (thiện chí thực sự chứ không phải ngôn từ ngoại giao).
Biên giới, và đất Nga quá dài....chuyện bảo vệ 100% cực khó, kể cả Mỹ nếu lâm vào tình cảnh đó cũng vậy thôi. Nga sẽ lấy lại Kurk thôi, nhưng nhanh chậm thế nào còn tùy tình hình chung, trong đó dùng quân Triều cũng chỉ một phần nhỏ thôi , nếu có.
 

Conduongxedi

Xe hơi
Biển số
OF-869992
Ngày cấp bằng
19/10/24
Số km
130
Động cơ
-24 Mã lực
Thế là nhà giàu cũng khóc à ? Thôi thì tên lửa chưa có cứ nhét đô là vào mà bắn, cái này in thì nhanh lắm.

Việc Mỹ tiêu thụ một lượng lớn tên lửa đánh chặn để đối phó với các cuộc tấn ở Trung Đông làm dấy lên lo ngại về khả năng duy trì sức mạnh phòng thủ của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương.

Mỹ đã sử dụng số lượng lớn tên lửa phòng không để hỗ trợ đồng minh Israel đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái của Iran và các lực lượng thân Iran (Ảnh: WSJ)
Mỹ đã sử dụng số lượng lớn tên lửa phòng không để hỗ trợ đồng minh Israel đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái của Iran và các lực lượng thân Iran (Ảnh: WSJ)

Hiện tại, Mỹ đang dần cạn kiệt một số loại tên lửa phòng không thiết yếu, điều này dẫn đến những lo ngại về khả năng của Lầu Năm Góc trong việc duy trì sức mạnh quân sự tại Trung Đông và châu Âu, cũng như chuẩn bị cho các tình huống xung đột tiềm ẩn tại Thái Bình Dương.
Tình hình căng thẳng tại Trung Đông đã đẩy nhu cầu tên lửa đánh chặn lên cao, khi Israel và đồng minh Mỹ phải đối phó với mối đe dọa từ Iran cùng các lực lượng thân Iran. Sau cuộc không kích của Israel vào Iran rạng sáng 26/10, giới chức Mỹ lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến nhiều cuộc tấn công trả đũa từ Tehran, khiến nguy cơ thiếu hụt tên lửa càng trở nên nghiêm trọng.
Standard Missile, một trong những hệ thống phòng không chủ lực được phóng từ tàu chiến với nhiều biến thể khác nhau, là loại tên lửa đánh chặn mà Mỹ thường dùng để bảo vệ Israel trước các cuộc tấn công từ Iran và ngăn chặn nhóm Houthi tấn công vào các tàu phương Tây trên Biển Đỏ. Kể từ khi Hamas tấn công Israel vào tháng 10/2023, Mỹ đã triển khai hơn 100 quả tên lửa loại này, theo các quan chức Mỹ.

4.png
Tàu chở dầu Sounion hồi tháng 8 sau khi bị phiến quân Houthi tấn công ở Biển Đỏ (Ảnh: WSJ)

Bộ Quốc phòng Mỹ không công bố chi tiết về kho dự trữ tên lửa vì lý do an ninh. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, bà Sabrina Singh, cho biết: “Trong năm qua, Bộ Quốc phòng đã tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực nhằm bảo vệ các lực lượng Mỹ và hỗ trợ phòng thủ cho Israel, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu và duy trì dự trữ vũ khí”.
Việc Lầu Năm Góc tiêu thụ kho dự trữ tên lửa phòng không hiện có với tốc độ cao đã khiến nhiều quan chức và chuyên gia cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt vũ khí trong bối cảnh nhu cầu gia tăng từ các cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông và Ukraine. Điều này có thể khiến Mỹ rơi vào tình thế bất lợi trong trường hợp xung đột xảy ra tại Thái Bình Dương.
Ông Elias Yousif, Phó Giám đốc Chương trình Quốc phòng Truyền thống tại Trung tâm Stimson ở Washington, nhận định rằng Mỹ hiện chưa có nền công nghiệp quốc phòng đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của các cuộc chiến kéo dài đồng thời tại cả châu Âu và Trung Đông, trong khi vẫn duy trì năng lực sẵn sàng tác chiến của mình. Cả hai cuộc xung đột này đều kéo dài và không nằm trong các kế hoạch quốc phòng ban đầu của Mỹ.
Việc mở rộng sản xuất vũ khí cũng gặp nhiều trở ngại. Lầu Năm Góc thường yêu cầu các công ty quốc phòng phải mở thêm dây chuyền sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tuyển dụng nhân sự, trong khi các công ty này thường ngại đầu tư dài hạn nếu không có cam kết vững chắc từ Lầu Năm Góc.

3.png
Bộ trưởng Hải quân Carlos Del Toro (Ảnh: WSJ)

Tại phiên điều trần trước Quốc hội vào tháng 5, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro đã kêu gọi các công ty quốc phòng tăng cường sản xuất tên lửa Standard Missile. Ông thừa nhận rằng việc mở rộng sản xuất gặp không ít thách thức và cho biết đã có “một số tiến bộ” trong việc chế tạo các biến thể của loại tên lửa này. Ông nhấn mạnh: “Càng tinh vi, quá trình sản xuất càng phức tạp”.
Sự thiếu hụt tên lửa đánh chặn đã khiến các quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc, bao gồm Bộ trưởng Hải quân Del Toro và Tướng CQ Brown Jr., Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cân nhắc đến các giải pháp thay thế, bao gồm hợp tác với các công ty mới để tăng cường sản xuất các loại tên lửa phòng không hiện đại hơn.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã tích trữ một lượng lớn tên lửa đánh chặn, nhưng chỉ trong một vài tháng xung đột tại Trung Đông, Mỹ đã phóng đi một số lượng lớn tên lửa, và tốc độ sản xuất không thể theo kịp nhu cầu hiện tại, theo đánh giá từ các quan chức và chuyên gia quốc phòng.
Nhà sản xuất tên lửa Standard Missile, tập đoàn RTX, hiện có thể sản xuất tối đa chỉ vài trăm quả tên lửa mỗi năm, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết. Số lượng này không chỉ phục vụ Lầu Năm Góc, mà còn phải cung ứng cho ít nhất 14 quốc gia đồng minh khác. Công ty RTX từ chối bình luận về năng lực sản xuất của mình, tuy nhiên người phát ngôn Chris Johnson khẳng định: "Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng để đáp ứng nhu cầu sản xuất tên lửa Standard".
Kể từ khi xung đột giữa Hamas và Israel bùng nổ năm ngoái, các tàu của Mỹ đã phóng lượng tên lửa phòng không trị giá hơn 1,8 tỷ USD để ngăn chặn các cuộc tấn công từ Iran và các nhóm thân Iran nhằm vào Israel, cũng như tàu bè di chuyển qua Biển Đỏ, theo Hải quân Mỹ.
Khi đối phó với các cuộc tấn công, Hải quân Mỹ thường phóng 2 tên lửa đánh chặn cho mỗi tên lửa tấn công, như một "biện pháp đề phòng" nhằm đảm bảo tiêu diệt mục tiêu. Mỗi quả tên lửa Standard Missile tiêu tốn hàng triệu USD, làm cho việc đối đầu với các vũ khí của Iran trở nên đắt đỏ.
Trong cuộc tấn công của Iran vào Israel ngày 1/10, Mỹ đã phóng một loạt 12 quả tên lửa và sử dụng các hệ thống phòng không khác. Tuy nhiên, để bảo toàn kho dự trữ, Mỹ và Israel đã bỏ qua một số tên lửa từ Iran mà họ xác định sẽ không đánh vào mục tiêu quan trọng, theo quan chức Mỹ.

2.png
Hệ thống Thaad được chụp ở Israel vào năm 2019 (Ảnh: WSJ)

Đầu tháng này, Lầu Năm Góc đã triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Israel, giúp Mỹ có thêm lựa chọn tên lửa đánh chặn khác ngoài tên lửa Standard Missile để hỗ trợ phòng thủ. Lầu Năm Góc cũng đã điều thêm hệ thống Patriot tới Trung Đông, đồng thời điều chuyển một số hệ thống phòng thủ từ các kho dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu tại Ukraine.
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết kế hoạch hiện tại là duy trì sản xuất tổng thể của tên lửa Standard, nhưng sẽ cắt giảm một số phiên bản cũ để ưu tiên các biến thể tiên tiến hơn.
Việc tiêu thụ nhanh chóng các loại tên lửa đánh chặn tại Trung Đông đang khiến Lầu Năm Góc phải đối mặt với nguy cơ giảm năng lực tác chiến tại khu vực Thái Bình Dương.
Ông Mark Montgomery, cựu chuẩn đô đốc, đồng thời là giám đốc cấp cao tại Quỹ Bảo vệ Nền Dân chủ, nhận định: "Chúng ta đang tiêu tốn một lượng tên lửa đáng lẽ nên được dự trữ cho tình huống xung đột khác. Một lần nữa, năng lực sẵn sàng tác chiến của Hải quân tại Thái Bình Dương đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng".

Theo Wall Street Journal
Mỹ cũng nói vậy thôi, chứ thiếu hụt thật thì TQ đã xử lý Đài loan luôn rồi
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,911
Động cơ
66,372 Mã lực
Tuổi
124
công nghệ UAV Nga giờ số 2 ko ai dám số 1

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,911
Động cơ
66,372 Mã lực
Tuổi
124
Nga kiểm soát thành phố chốt chặn đông nam Pokrovsk


thấy phe u spam tin kho đạn Nga cháy nổ hằng ngày mà sao lạ vậy nhỉ ?

Bom 3 tấn của Nga làm nổ tung Kursk, 400 lính Ukraine tử trận


quá tởm
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,911
Động cơ
66,372 Mã lực
Tuổi
124
Ukraine gặp thiệt hại nặng nề ở Kursk: Một cái bẫy không thể thoát?


thế mà phe x cứ hí hửng
 

Thắng Formosa

Xe tăng
Biển số
OF-693751
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
1,818
Động cơ
-83,511 Mã lực
Nơi ở
Hà Tĩnh
Mỹ cũng nói vậy thôi, chứ thiếu hụt thật thì TQ đã xử lý Đài loan luôn rồi
Không liên quan cho lắm, Trung nó k muốn chứ đánh thì bao vây hòn đảo đến 10 ông Mỹ cũng k dám nhảy vào. Mỹ chỉ viện trợ vũ khí trong thời bình cho Đài Loan thôi cụ. Chỉ là nếu đánh thì Trung có thể bị Đài khủng bố đập Tam Hiệp,về quốc tế thì bị cấm vận,chia rẽ làm mất/chậm đi giấc mộng vành đai và con đường...chỉ 3 việc này thôi Trung Quốc mất nhiều hơn là được
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,370
Động cơ
316,648 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Dùng mẫu nữ để thu hút các chiến binh U50 và tàn tật.
Thật là sáng cmn tạo.

Tại phim trường dã chiến, một người lính vốn quen cầm súng máy lại đang cầm máy ảnh, hướng ống kính về người mẫu mặc quần short ngồi trên xe Humvee.

Sau vài giây tập trung tinh thần, người lính bấm máy, chụp ảnh mẫu nữ 25 tuổi đang tựa khuỷu tay tạo dáng gợi cảm trên mui xe đẫm xà phòng, khoe đôi chân dài mang giày cao gót đỏ.

Trong bối cảnh quân đội Ukraine đang lâm vào cảnh thiếu hụt binh sĩ, các lữ đoàn đang cạnh tranh nhau để bổ sung lực lượng. Hơn 130 lữ đoàn Ukraine hiện được phép trực tiếp tìm kiếm tân binh, không còn phải thông qua trung tâm tuyển quân quốc gia. Nhiều đơn vị đang nỗ lực tiếp thị hình ảnh, chia sẻ chiến tích trên mạng xã hội để thu hút người nhập ngũ.

Trong số đó, Lữ đoàn Xung kích Độc lập số 3, thành lập cuối năm 2022, được đánh giá nổi bật hơn hẳn về mặt này, khi cho ra nhiều ý tưởng truyền thông sáng tạo. Đây cũng là lực lượng tinh nhuệ từng tham gia các trận đánh khốc liệt nhất trong xung đột với Nga, trong đó có Bakhmut và Avdeevka.

Buổi chụp ảnh với người mẫu nữ trên xe bọc thép là chiến dịch truyền thông mới nhất của Lữ đoàn số 3, lấy cảm hứng từ các áp phích tuyển quân từ Thế chiến II, với các mẫu nữ gợi cảm, cầm vũ khí.

"Đây là một cuộc chiến hiện đại, chúng tôi cũng phải sáng tạo hơn", Khrystyna Bondarenko, đứng đầu bộ phận truyền thông của lữ đoàn, nói. "Chúng tôi cần thương mại hóa và phát đi ý tưởng cho thấy nhập ngũ thật ngầu".

Người mẫu mặc quần ngắn, đi giày cao gót đỏ tạo dáng trên mui xe Humvee chụp áp phích quân sự cho Lữ đoàn số 3. Ảnh: WP

Người mẫu mặc quần short, đi giày cao gót đỏ tạo dáng trên mui xe Humvee chụp áp phích quân sự cho Lữ đoàn số 3. Ảnh: WP

Trong buổi chụp, nhóm còn sắp xếp cảnh người mẫu mặc váy nữ sinh, nằm trên đùi của một người lính phía sau xe Humvee. Dù biết bộ ảnh này sẽ gây tranh cãi, Lữ đoàn Xung kích Độc lập số 3 hy vọng sự chú ý đó sẽ có lợi cho họ.

Lữ đoàn triển khai chiến dịch truyền thông đầu tiên hồi tháng 3/2023, có 5 chỉ huy đơn vị tham gia. Dù ban đầu hoài nghi, các chỉ huy này đã đồng ý tạm gác súng để chụp ảnh, tạo dáng dưới tầng hầm một nhà máy gần tiền tuyến. Thông điệp là: "Hãy đến đây và chiến đấu cùng chúng tôi".

Sau chiến dịch, lữ đoàn tiếp nhận 150-200 đơn đăng ký nhập ngũ mỗi ngày. Dù tỷ lệ nhập ngũ chỉ là một người trên 10 đơn, Bondarenko coi đây là thành công lớn.

Trong chiến dịch truyền thông thứ hai, họ làm áp phích mô tả cảnh lính lữ đoàn chiến đấu giữa trời hoàng hôn, đối mặt với kẻ thù được khắc họa như thây ma. Chiến dịch thứ ba cho ra áp phích nhẹ nhàng hơn, trong đó chụp một người lính ngồi trên ghế, điều khiển UAV trên nền trời xanh biếc.

Trong chiến dịch gần nhất, họ muốn thử nghiệm những hình ảnh mới, trong khi vẫn mang dấu ấn lịch sử, nên đã chọn chụp với mẫu nữ kiểu "pin-up girls".

Thuật ngữ "pin-up girls" xuất hiện hồi Thế chiến II, chỉ tranh ảnh người mẫu, diễn viên gợi cảm của Hollywood được binh sĩ cắt ra từ tạp chí rồi treo lên tường.

"Chúng tôi muốn mang đến chút nhẹ nhàng, thể hiện rằng đôi khi những người lính cũng thư giãn và học hỏi trong xung đột", Dmytro, nhà thiết kế chính của Lữ đoàn Xung kích Độc lập số 3, nói.

Áp phích quân sự cho thấy lính Lữ đoàn Xung Kích Độc lập số 3 ngồi ghế điều khiển UAV. Ảnh: WP

Áp phích quân sự cho thấy lính Lữ đoàn Xung Kích Độc lập số 3 ngồi ghế điều khiển UAV. Ảnh: WP

Bondarenko cho biết công việc sáng tạo này được thực hiện bởi đội ngũ gồm 20 người, trong đó có 13 quân nhân và 7 thường dân. Thông điệp của họ được thể hiện trên hơn 1.000 áp phích trên toàn quốc. Chi phí mua quảng cáo được chi trả nhờ lợi nhuận 15.000 USD một tháng từ kênh YouTube có 1,3 triệu người đăng ký.

Ngoài thực hiện các chiến dịch truyền thông, Lữ đoàn số 3 còn cung cấp một tuần trải nghiệm không ràng buộc, cho phép thường dân mặc quân phục, tham gia các thử thách thể chất, khóa huấn luyện chuyên sâu kéo dài 30 ngày dành cho tân binh.

Họ cũng hy vọng sớm mở rộng sang lĩnh vực bán hàng lưu niệm, nơi mọi người có thể mua áo phông, huy hiệu hay các vật phẩm khác. Những chiến dịch này của Lữ đoàn số 3 đã thúc đẩy các đơn vị khác thực hiện các hoạt động truyền thông sáng tạo tương tự.

Áp phích quân sự hiện diện khắp nơi ở Ukraine, trên đường phố, dọc các xa lộ, trên các nền tảng truyền thông. Một số áp phích sáng tạo, ôn hòa, không có hình ảnh bạo lực, trong khi số khác nhấn mạnh lòng dũng cảm, yêu nước.

"Ai cũng có thể phụng sự!", áp phích của Lữ đoàn Cơ giới số 93 có dòng chữ, viết trên ảnh chụp những người từng là đầu bếp, tài xế máy kéo.

"Thông qua cạnh tranh lành mạnh với Lữ đoàn Xung kích Độc lập số 3, chúng tôi cố gắng nâng cao tiêu chuẩn, tạo ra các sản phẩm truyền thông chất lượng", Buriak Ivan, trung sĩ Lữ đoàn Cơ giới 93, nói.

Áp phích có hình mẫu nữ nằm trên đùi người lính Ukraine. Ảnh: WP

Áp phích có hình mẫu nữ nằm trên đùi người lính Ukraine. Ảnh: WP

Tại phim trường dã chiến của Lữ đoàn số 3, người lính cầm máy cho biết đây là lần đầu tiên anh chụp hình chuyên nghiệp. Anh từng bị thương nặng ở Bakhmut, Avdeevka, dự kiến sớm trở lại chiến trường cùng chiếc Humvee.

Dù bộ ảnh mang tinh thần mới lạ, nhẹ nhàng, anh và nhóm cho biết các sản phẩm truyền thông này không giấu nổi tính chất nghiệt ngã của chiến sự.

"Quả là vậy, xung đột thật khủng khiếp", Vlad Kulyk, giám đốc sáng tạo, nói. "Chúng tôi không lãng mạn hóa việc cầm súng chiến đấu với kẻ thù, mà lãng mạn hóa những kỷ niệm đẹp hậu chiến, khi người lính có tình bạn và nhiều thứ khác".

Đến đầu tháng 10, áp phích quân sự gợi cảm này của Lữ đoàn số 3 đã xuất hiện khắp nơi tại Ukraine. Đúng như dự đoán, chiến dịch khiến mọi người bàn tán, thu về nhiều ý kiến trái chiều.

"Tôi thực sự muốn nhìn thẳng vào mắt người nghĩ ra ý tưởng này. Thật đáng xấu hổ", một người dùng bình luận trên X.

"Tôi yêu Lữ đoàn số 3, đơn vị đang bảo vệ bầu trời mùa thu của Ukraine", người khác viết, đăng kèm ảnh chụp áp phích trên cao tốc.

Đức Trung (Theo Washington Post, Reuters, AFP)
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,370
Động cơ
316,648 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Anh nói là chưa có nhá. Thằng nào không tin thì đến mà xem.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc bác bỏ thông tin Bình Nhưỡng cử 10.000 binh sĩ hỗ trợ Moskva và một nhóm nhỏ đã triển khai ở tỉnh Kursk.

"Những thông tin đó chỉ là cáo buộc một chiều và không có bất kỳ bằng chứng nào để thuyết phục. Chúng chỉ nhằm chuyển hướng chú ý khỏi những vấn đề thực sự gây ra mối đe dọa với hòa bình và an ninh quốc tế", Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia nói trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 30/10.

Phát biểu được ông đưa ra sau khi Lầu Năm Góc hôm 29/10 nói rằng "có dấu hiệu cho thấy số lượng nhỏ quân nhân Triều Tiên đã triển khai tới tiền tuyến" tại tỉnh Kursk của Nga, giáp biên giới với Ukraine. Mỹ, Anh, Ukraine và Hàn Quốc trước đó cho rằng 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã triển khai tới Nga để hỗ trợ nước này trong xung đột Ukraine.

Đại sứ Nga chỉ trích Mỹ và Anh đang lan truyền "thông tin sai lệch". Ông nói rằng ngay cả khi những tuyên bố của phương Tây là đúng, "tại sao Mỹ và đồng minh cố áp đặt logic sai lầm rằng họ có quyền giúp đỡ Ukraine, còn các đồng minh của Nga không có quyền làm điều tương tự".

"Hợp tác giữa Nga và Triều Tiên trong quân sự cũng như các lĩnh vực khác đều phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Nebenzia nói thêm.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 16/9. Ảnh: Reuters

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 16/9. Ảnh: Reuters

Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Song Kim cùng ngày phát biểu trước Hội đồng Bảo an, khẳng định Bình Nhưỡng sẽ xem xét và đưa ra quyết định cần thiết nếu "những nỗ lực nguy hiểm, không ngừng nghỉ của Mỹ và phương Tây" đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của Nga.

"Hai bên duy trì liên lạc chặt chẽ với nhau về vấn đề an ninh chung và diễn biến tình hình", ông nói thêm.

Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Robert Woodward bày tỏ lo ngại khả năng Triều Tiên triển khai lực lượng hỗ trợ Nga, kêu gọi lãnh đạo Kim Jong-un cân nhắc kỹ lưỡng. Đại sứ Anh Barbara Woodward cảnh báo hỗ trợ quân sự của Bình Nhưỡng "có nguy cơ gây gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên" và làm suy yếu an ninh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách châu Âu Miroslav Jenca cho biết cơ quan này không có thông tin chi tiết về những diễn biến tại thực địa và "không có thẩm quyền xác minh hoặc xác nhận các tuyên bố, thông tin được đưa ra".

Trong cuộc họp của ủy ban thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/10, đại diện Triều Tiên khẳng định không đưa quân hỗ trợ chiến dịch của Nga ở Ukraine, gọi cáo buộc của Hàn Quốc là "tin đồn vô căn cứ". Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc trước đó nói rằng 1.500 lính đặc nhiệm Triều Tiên đã huấn luyện tại vùng Viễn Đông của Nga và sẽ sớm ra tiền tuyến.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hồi đầu tháng cũng khẳng định thông tin "Triều Tiên gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine" là sai sự thật.

Triều Tiên hiếm khi tiến hành hoạt động quân sự ở nước ngoài, nhưng từng cử kỹ thuật viên quân sự đến thủ đô Damascus của Syria hồi năm 2016 nhằm hỗ trợ nghiệp vụ về tên lửa. Những quân nhân này hiện diện tại căn cứ quân sự, hỗ trợ vận hành một số nhà máy tên lửa ở Barzah, Adra và Hama, theo báo cáo từ hội đồng chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc.

Nga và Triều Tiên hồi tháng 6 ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng nhân chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Bình Nhưỡng, trong đó nhấn mạnh "khi một bên đang trong tình trạng chiến tranh do bị nước ngoài tấn công, bên kia cần cung cấp hỗ trợ quân sự và các khoản hỗ trợ khác trong khả năng".

Tuy nhiên, Moskva và Bình Nhưỡng chưa từng công khai về những hoạt động hỗ trợ quân sự lẫn nhau.

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top