Cụ đưa hai vấn đề khác nhau. Một là tăng giá bđs, hai là lạm phát. Còn em chỉ muốn nói là giá bđs không đánh giá lạm phát.
Cụ không tin con số công bố của cp (theo đúng khái niệm lạm phát từ số liệu hẳn hoi) mà lại đi căn cứ vào vài bài báo giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia tăng. Nếu cụ đi chợ hàng ngày, cụ sẽ thấy giá cả nó tăng giảm theo mùa, ví dụ có lúc giá rau tăng vọt lên rồi tháng sau lại giảm về mức cũ,... mọi năm vải rẻ như cho, năm nay tăng vọt lên do mất mùa,... thế nên em mới nói phải phân tích tổng thể, không sờ chân tay con voi để đoán hình thù của nó.
Em đi chợ, mua hàng hàng ngày thì tổng thể về giá cả tăng ít. Chỉ có bđs (đô thị), vàng là tăng vọt bất thường.
Cụ ko hiểu hoặc cố tình ko hiểu về quy luật kt, tiền tệ.
Cụ kia nói tiền mất giá đúng đấy.
Mất giá vs hàng hoá là lạm phát thể hiện qua chỉ số CPI.
Mất giá vs tài sản (bđs, vàng) hoặc đồng tiền khác (USD).
Bđs vừa là ts đầu tư, vừa là nhu cầu sử dụng, nó cũng tăng/giảm theo cung cầu. Mà cung cầu cũng ảh hưởng bởi tâm lý của con người. Cung ít mà cầu nhiều thì giá nó tăng là đương nhiên.
Các cụ cứ về bớt quê, di tản khỏi HN thì tự nhiên giá nhà HN nó sẽ giảm. Nhưng thực tế và quy luật các nc phát triển trc nó ngược lại. HN ngày càng đông, mỗi năm tăng ds cơ học 2-300k người thì đất đâu mà ở, bds nó giảm cho cụ mua? Cụ chưa đủ tiền thì ng khác giỏi hơn ng ta đủ tiền, thừa tiền ng ta mua.
Cụ chưa đủ tiền thì thấy cao, ng thừa tiền người ta thấy rẻ, quy luật tt cả thôi. Giá cao quá ít ng chấp nhận thì giao dịch nó sẽ giảm, khi nào nhiều ng thấy hợp lý thì gd nó sẽ tăng.