- Biển số
- OF-20860
- Ngày cấp bằng
- 7/9/08
- Số km
- 6,199
- Động cơ
- 526,925 Mã lực
Các Cụ đi nhậu hết rồi à?
Em muốn loại bàn thờ chất liệu gỗ mít, trang trí đơn giản. Còn kích thước chắc em lại phải phiền cụ trauxanh tính hộ em.@ bác Billnt: hôm trc anh Trâu nói em cũng quên khuấy đi mất. Về vụ ban thờ có nhiều loại ( Tủ thờ, án gian, sập thờ hoặc ban thờ đơn giản) kích thước cũng đa dạng theo cung số nọ kia. Như nhà cụ em đoán ko gian thờ ko rộng, vì thế, để làm ntn thì cụ úp cái ảnh bản vẽ dự định ko gian thờ lên đây xin thêm ý tư vấn cả nhà, hoặc mail cho em để còn liệu cơm gắp mắm. Nếu cần e mail cụ 1 số loại đã làm để cụ tham khảo.
Chiều nay mưa lạnh, giá mà có chén riệu!
Ý cụ Chuột là cụ chọn thể loại nào đã...Em muốn loại bàn thờ chất liệu gỗ mít, trang trí đơn giản. Còn kích thước chắc em lại phải phiền cụ trauxanh tính hộ em.
Cụ có chỗ nào uy tín giới thiệu giúp em vs nhé!
Thanks!
Xì dầu tuyệt cú mèo bác Bil ạ... Mẫu số 2 nhà em cũng đang dùng.. đơn giản gọn nhẹ.Mẫu số 2 cũng đc cụ khoaquay nhảy?
Ko thấy cụ phản hồi. Thế Sì dầu cụ đã thưởng thức chưa?
Ngon vậy mà bữa trước ko thấy cụ mang ra khoe nhờXì dầu tuyệt cú mèo bác Bil ạ... Mẫu số 2 nhà em cũng đang dùng.. đơn giản gọn nhẹ.
Của quý hiếm khoe để các bác cướp của em àNgon vậy mà bữa trước ko thấy cụ mang ra khoe nhờ
Xì dầu tuyệt cú mèo bác Bil ạ... Mẫu số 2 nhà em cũng đang dùng.. đơn giản gọn nhẹ.
Cái này người ta gọi là ỉm đớiCủa quý hiếm khoe để các bác cướp của em à
Mẫu số 2 được đấy!Em thấy mẫu số 02 cũng đẹp và trang nhã!
Em thích đóng đơn giản như của nhà Cụ!
Kích thước tầm 1,5m thì cụ có thể dùng là: Rộng x sâu x cao = 1470x810x1270/ hoặc 1550x810x1270. Giản tiện đi lá cổ và làm móc như ảnh cụ khoa úp.Em thấy mẫu số 02 cũng đẹp và trang nhã!
Em thích đóng đơn giản như của nhà Cụ!
Hơ hơ, các lão ấy đang bận đi ểm bùa hết rồiƠ, Chi bộ dạo này sao vắng vẻ nhể?!!
Nhân còn nợ cụ trauxanh mấy câu hỏi, mà lại liên quan tới cái bài trên của cụ [là em đoán vậy, vì thấy có chữ trieu-da trong đường links, em vào đọc mà không được], nên em phe phẩy tí gió cho nó mát vại. Nếu vẫn chưa mát thì các cụ quạt tiếp nhớ.Em thấy bài này, các cụ chém cho em mở rộng tầm mắt với, hóa ra cụ Triệu Đà là người....Việt?
http://hinhanhvietnam.com/khong-choi-bo-trieu-da-va-nuoc-nam-viet/
Ồ...
Cụ giúp em cho rõ hơn chút, rằng:
1- Khi đó Giao Chỉ nằm trong Tàu, tức là cột đồng không nằm ở tận cùng biên giới phía Nam?
hay là:
2- Giao Chỉ không thuộc Tàu, thì khi cột gãy, Giao Chỉ sẽ mất vào tay ai?
Hay quá!Nhân còn nợ cụ trauxanh mấy câu hỏi, mà lại liên quan tới cái bài trên của cụ [là em đoán vậy, vì thấy có chữ trieu-da trong đường links, em vào đọc mà không được], nên em phe phẩy tí gió cho nó mát vại. Nếu vẫn chưa mát thì các cụ quạt tiếp nhớ.
Đận ấy em nợ cụ trauxanh như này,
Xét thời Tần, hùng mạnh như vậy, tướng Đồ Thư đem 50 vạn quân nam chinh, vượt Ngũ Lĩnh, nhưng cũng chỉ lấy được vùng Lĩnh Nam, mà chưa đặt chân được tới đất Giao Chỉ.
Nhưng sau Đồ Thư có hai anh Tàu khựa khác làm được điều trên. Chính là Triệu Đà huyện lệnh Long Xuyên, và Nhâm Ngao quận úy Nam Hải của Tần.
Nhâm Ngao chính là anh Tàu khựa đầu tiên có mưu đồ chiếm đất của người Việt Giao Chỉ, cũng là anh Tàu khựa đầu tiên [cùng với Triệu Đà] mang quân đi đánh An Dương Vương. Cả hai anh Tàu này dù thất bại trong cuộc gây hấn với An Dương Vương lần đầu tiên, nhưng cũng đã kịp cuỗm lấy đất Bình Giang của người Việt Giao Chỉ. Là do An Dương Vương chia đất đó cho họ Triệu, mong được giảng hòa, giữ lấy yên ổn.
Nhưng mà cái giống Tàu khựa ấy, muôn đời làm gì có chuyện để cho người Việt Giao Chỉ yên ổn.
Sau thời Tần, tới thời Hán-Sở.
Sau khi Nhâm Ngao chết, binh quyền hoàn toàn rơi vào tay Triệu Đà. Họ Triệu nhân cuộc tranh hùng của họ Lưu và họ Hạng nên đã chớp cơ hội ly khai Tần, mưu đồ đánh chiếm đất của người Việt Giao Chỉ, xưng hùng một phương.
Kết quả là họ Triệu đã chiếm đất của An Dương Vương, tự lập Vương, sau là Đế để kình nhà Hán.
Họ Triệu nối tiếp tới đời Triệu Ai Vương, gặp loạn Cù Thị. Cụ Lữ Gia giết luôn Cù Thị và Triệu Ai Vương, lập Kiến Đức lên làm Vệ Dương Vương.
Cả bốn đời vua nhà Triệu, tiếng là thần phục nhà Hán, phải bỏ Đế, xưng Vương nhưng chưa bị cai trị, vẫn độc lập với nhà Hán. Chỉ tới khi Lộ Bác Đức đánh nhà Triệu thì họ Triệu mới lệ thuộc nhà Hán hoàn.
Còn người Việt Giao Chỉ, từ nô lệ của họ Triệu, giờ đây lại trở thành nô lệ của họ Lưu nhà Hán.
Như vậy, Người Việt Giao Chỉ chưa bao giờ là người Việt của nước Nam Việt Triệu Đà.
Mặt khác, họ Triệu lập quốc ở đất Phiên Ngung, vốn là quan lại của nhà Tần, dù làm vua nước Nam Việt nhưng họ hàng hang hốc, mả ông mả bà của anh Tàu này vẫn còn nằm nguyên trên đất Tần.
Triệu Đà cũng chưa bao giờ ở đất Giao Chỉ, mà chỉ coi vùng đất này là phiên thuộc, nơi cung cấp sản vật mà thôi.
Thế thì tại làm sao người Nam chúng ta bây giờ lại cứ nhận vơ anh Tàu rặt khựa này làm tiền nhân của người Việt Giao Chỉ?
Cái lỗi này hẳn nhiên là do sử chép sai mà ra, hết đời này tới đời khác, cho tới lúc không thể phủ nhận được nữa.
Chả lẽ, hễ cứ có ai đó tới chiếm nước mình, chiếm nhà mình, chúng ta đều coi họ là tiền nhân của người Việt? Thế thì khác nào nhận giặc làm cha đâu cơ chứ.
Thật khốn khổ thay.
Trở lại câu hỏi của cụ trauxanh,
Như ở mấy còm trước em có nói. Lộ Bác Đức, cùng Mã Viện được coi là hộ thần coi giữ cửa ngõ phía Nam của nhà Hán. Nghĩa là lúc ấy, nhà Hán coi vùng Lĩnh Nam bao gồm Nam Hải, Quế Lâm, tức đất của họ Triệu, mới là biên giới của nhà Hán. Còn Giao Chỉ là đất ngoại thuộc mà thôi, là nơi để vơ vét sản vật, của cải chứ không được coi là dân Hán bao giờ.
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thuộc Thục xưa. Bà Trưng chính là khởi binh từ vùng đất này, thu lấy cả đất Lĩnh Nam, tức đất nội thuộc của nhà Hán.
Như vậy cần khẳng định rằng, Giao Chỉ không thuộc Tàu, và không nằm trong Tàu. Vua Hán sai Mã Viện đánh Bà Trưng là để giữ vững vùng Lĩnh Nam, đất của họ, cái gọi là "tối Nam biên giới".
Cơ mà như vậy thì câu hỏi "Giao Chỉ không thuộc Tàu, thì khi cột gãy, Giao Chỉ sẽ mất vào tay ai?" của cụ nên được trả lời dư nào?
Ai đó ở đây chính là người Mán ở Nhật Nam và Tượng Lâm, đại diện đầu tiên là Khu Liên.
Thứ sử Giao Chỉ lúc ấy là Phan Diễn không chống lại được Khu Liên nên vua nhà Hán định hợp quân của 4 Châu gồm Kinh Châu, Dương Châu, Duyện Châu, Dự Châu để cấp cứu Phan Diễn. Nhưng sau nhờ Lý Cố khuyên can, không sai tướng, mà sai Trương Kiều, Chúc Lương sang làm quan thì Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam mới được yên.
Kể từ Phan Diễn, các thứ sử sau đó như Trương Kiều, Chúc Lương, Hạ Phương người thì chết, người thì bị thuyên đổi, hoặc bị giết chết như Chu Ngung. Vùng đất thuộc Thục xưa không lúc nào được bình yên, luôn luôn xảy ra việc binh đao, đánh cướp lẫn nhau.
Chỉ tới thời hai thứ sử là Giả Tông, Sĩ Nhiếp, thì vùng đất Thục xưa mới được yên bình.
Nhưng mà tới đây thì em thôi, nhắc tới Giả Tông, Sĩ Nhiếp thì lại mời cụ pain vào quạt vại.