Em ăn cắp trên mạng cái này:
Trầm hương có tên khoa học là Aquilaria crasna Pierre ex Lecomte, trong dân gian thường được gọi bằng một số tên khác như dó bầu, trầm dó,…, đã được sử dụng từ lâu đời tại các nước Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Xưa kia, vì quý hiếm nên chỉ bậc vua chúa mới có thể sở hữu và sử dụng . Ngày nay, trầm hương được sử dụng phổ biến hơn bởi các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp hữu hiệu để canh tác và khai thác ngoài nguồn tự nhiên.
Theo các Danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, giảm đau và an thần. Nó thường được dùng điều trị các chứng đau bụng, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện…
Các nghiên cứu khoa học mới nhất đã xác thực các công dụng chính của lá trầm hương với sức khỏe con người là nhờ một số hợp chất polyphenol nhóm flavonoids mà điển hình nhất là Mangiferin. Năm 2011, Thạc sĩ Đặng Uy Nhân phối hợp cùng nhóm các nhà khoa học của trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã chiết xuất được hợp chất Mangiferin tinh khiết trong lá dó bầu có trầm với hàm lượng tới 17,16mg/g (tương đương 1,7% trong lá khô).
Hoạt tính sinh học phổ rộng của Mangiferin trong lá trầm hương quả thực là một giải pháp quý giá cho cơ thể con người. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh Mangiferin có khả năng ngăn chặn tăng cholesterol toàn phần và cholesterol xấu trong máu, thúc đẩy phân giải lipid,…do vậy ngừa được những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch như mỡ máu cao, xơ vữa động mạch… Mangiferin còn được báo cáo làm tăng sự phân giải glucose và hạn chế sự hình thành glucose bằng cách tác động những enzyme trong cả hai quá trình thủy phân và tổng hợp, từ đó giảm đường huyết cao do dư thừa carbohydrate hoặc sản sinh glucose quá mức. Chưa hết, Mangiferin có chứa hoạt chất Epigallocatechingallate (EGCG) có tính chống oxy hóa mạnh nhất nhóm flavonoids, làm giảm các bệnh mạn tính có liên quan đến tình trạng mất cân bằng oxy hóa. Đây là hậu quả của sự mất cân bằng giữa hình thành các gốc tự do có oxy và cơ chế chống oxy hóa của cơ thể, dẫn đến nhiều bệnh lý do cuộc sống hiện đại như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, ung thư, lão hóa nhanh…Bên cạnh đó, nghiên cứu y khoa của trường Đại học Tokushima (Nhật Bản) kết luận lá trầm hương làm nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón.