Em tiếp còm trên ạ:
Một là đi học là đi học, đi học lại làm thêm thì học ở đâu cũng khó đạt kq (kể cả VN) nên em mới nói phải tính đủ tài chính. Hai là các bạn đi học bằng TA thì cũng phải nghe nói bằng TA, vậy các bạn đi học ở Đức thì phải nghe nói bằng tiếng Đức là điều tất nhiên. Em không hiểu là độ khó về tiếng sẽ như nhau hay tiếng Đức nó khó hơn mà các bạn du học sinh Đức lại tốt nghiệp dưới 10% và phải tạt ngang lấy chồng, lạ àh nha, em đọc thấy hơi giật mình.
Hay ý các cụ đang nói đến đối tượng đi theo diện vừa học vừa làm? Ở Đức em không rõ, ở Nhật thì có 2 kiểu, một là du học sinh đi học, hai là diện vừa đi học vừa đi làm, diện thứ 2 thì các cháu học dở tệ và không gọi là du học sinh.
Mà cũng lạ là cụ nào cũng nói chi phí ở Đức rẻ, mà em đọc đâu đó thì thấy 500-1500ơ thì là rẻ thật mà, vì sao lại vẫn phải đi làm thêm kiếm tiền chi trả đời sống? (Đi làm thêm để chi trả cuộc sống với đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm khác nhau ạ)
Có nền tảng tiếng Anh rồi, thì học tiếng Đức không khó. Vì từ vựng và ngữ pháp khá tương đồng, tất nhiên ngữ pháp tiếng Đức có phức tạp hơn một chút khi từ vựng nó bị biến đổi hầu như ở tất cả các thời.
Nghiên cứu khoa học nó thuộc về đẳng cấp khác, nên giỏi tiếng Anh cũng Ok trong kiếm việc. Còn với những công việc phổ thông, thì chỉ biết tiếng Anh không sẽ không có cơ hội làm việc ở Đức.
Không phải lo về tài chính, chỉ lo học thì đơn giản chỉ là điều kiện đủ. Ngoài việc học ra thì cũng cần phải đi làm, tùy theo sức của mình và khả năng cân bằng giữa việc đi học và đi làm.
Đi làm để cọ xát giao tiếp, để học hỏi kiến thức xã hội và quan trọng hơn cả là rèn mình vào kỉ luật cũng như khả năng kiên nhẫn. Những thứ này sẽ không có được với sinh viên chỉ có học không. Những thứ này cũng là hành trang hữu ích sau khi ra trường bắt đầu vào cuộc sống gia đình và xã hội.
Em nói thiệt là thế hệ sinh viên Việt Nam mình qua đây thấy nhiều đứa tri thức rất kém, cũng như độ dẻo dai của sức khỏe cũng kém nốt. Em giao lưu cùng các cháu nhưng thấy nhiều cháu tệ quá. Có cháu học báo chí, mà khi em hỏi có biết Đạt Lai Lạt Ma là ai không, cháu nó lắc đầu kêu không biết. Có đứa thì học Informatic, khi em hỏi rằng có biết đĩa Bluray là đĩa gì không, cháu nó cũng kêu không biết nốt. Đến chỗ làm thì không biết mở mồm chào hỏi người đến trước. Khi em nhắc, thì lại bảo là ngại với sợ. Với những cháu như này thì em chỉ còn cách ngửa mặt lên trời bóp đầu. Dạy cho các cháu kĩ năng sống và kĩ năng làm việc thì mất rất nhiều thời gian mới tiếp thu nổi. Mà chủ Đức thì nó không thích những người làm chậm hiểu như thế. Tất nhiên cũng có những đứa nhanh nhẹn, nhưng số này ít hơn những đứa kém kia nhiều. Em luôn hỏi về thời tụi nó sống ở VN, thì thấy là những đứa hồi còn sống ở VN đã rất năng động trong xã hội rồi thì sang đây hòa nhập rất nhanh, tụi nó luôn nhiều cơ hội hơn tụi kia.
Không phải cháu nào nó cũng có nền tảng tài chính dồi dào từ gia đình, cũng không phải cháu nào nó cũng muốn phụ thuộc vào tài chính của bố, mẹ cho việc học. Nên các cháu nó phải đi kiếm việc làm thêm. Làm thêm để kiếm tiền và làm thêm để giao lưu xã hội. Cuộc sống cần phải có giao lưu xã hội để giảm thiểu nguy cơ trầm cảm và duy trì tính năng động.