[Funland] Tin Tức tổng hợp về nước Đức !!

BMW 530

Xe tăng
Biển số
OF-756051
Ngày cấp bằng
2/1/21
Số km
1,446
Động cơ
65,949 Mã lực
Bà Dì em là 1 điển hình , bà ý kêu không muốn chết ở VN, cũng không mang tro cốt về. mà chôn cạnh chồng luôn. Chồng là người Đức, chết cách đây vài năm rồi. Chết là hết, ở đâu cũng vậy thôi .
Còn em nếu có đk sức khỏe cho phép, nửa đi nửa ở. Đến lúc nào đó không có sức lên máy bay nữa thì nghẻo tại đó. Nguyện vọng là hỏa táng và mang tro cốt rải xuống hồ tây. Nơi tuổi thơ của em gắn bó ở đó. Chứ ko chôn cất ở đâu cả.
Cụ giống em thế , em cũng tính vậy, chuẩn bị sẵn nhà cửa ở Đà Nẵng, 6 tháng về , 6 tháng sang.
 

Không sợ vợ

Xe tăng
Biển số
OF-482678
Ngày cấp bằng
7/1/17
Số km
1,454
Động cơ
798,127 Mã lực
CCCM nghĩ du học Đức dễ dàng và rẻ tiền (do đi làm thêm được) nên xem xét lại! Tỷ lệ tốt nghiệp của du học sinh Việt tại Đức là dưới 10% với các trường kỹ thuật và không quá 30% ở các trường còn lại. Khi các con đã phải đi làm để trang trải chỉ 50% chi phí cuộc sống thì việc học khó được đảm bảo.
 

EtronGT

Đi bộ
Biển số
OF-757955
Ngày cấp bằng
20/1/21
Số km
1
Động cơ
47,010 Mã lực
Tuổi
34
Cháu vừa tốt nghiệp ở đức cách đây ko lâu cccm ạ. Theo quan điểm cá nhân chủ quan của cháu thì học kĩ thuật ở đức ko khó hơn so với các nước khác. Các cháu sv vn sang đây ko tốt nghiệp dc là do phải mưu sinh, xa gia đình buồn nên áp lực tâm lý v.v. thôi
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Bà Dì em là 1 điển hình , bà ý kêu không muốn chết ở VN, cũng không mang tro cốt về. mà chôn cạnh chồng luôn. Chồng là người Đức, chết cách đây vài năm rồi. Chết là hết, ở đâu cũng vậy thôi .
Còn em nếu có đk sức khỏe cho phép, nửa đi nửa ở. Đến lúc nào đó không có sức lên máy bay nữa thì nghẻo tại đó. Nguyện vọng là hỏa táng và mang tro cốt rải xuống hồ tây. Nơi tuổi thơ của em gắn bó ở đó. Chứ ko chôn cất ở đâu cả.
Chính xác chết là hết. Mình nằm đâu là quyền quyết định của người sống. Nếu không có gia đình thì họ hàng (anh, chị, em...) quyết định. Nếu có gia đình thì (chồng, vợ, con) quyết định. Khi đã chết, thì nguyện vọng của người đã mất lại thuộc về người sống quyết định. Ngoài hôn thê ra, thì con cái cũng đóng vai trò không nhỏ. Trong đôi chục năm sống ở Đức, đã đi dự và chứng kiến nhiều đám tang của người Việt ở Đức thì em thấy như này.
Nếu ai mất bên này mà không có gia đình thì thường họ hàng sẽ mang tro cốt về VN an táng nơi quê nhà. Còn nếu đã có gia đình, thì các thành viên gia đình hầu hết đều quyết định chôn cất người đã mất ở nghĩa trang bên này (trong thành phố gia đình ở), vì các thành viên trong gia đình đều muốn thỉnh thoảng được thăm viếng người đã mất và tiện chăm sóc ( dù chỉ vài lần/năm).
Lúc còn sức suy nghĩ nó khác, còn khi về già lại suy nghĩ khác về chuyện sống ở đâu khi về già. Khi về già, không phải thích đi là đi, thích ở là ở . Khi già, các bệnh người già, mãn tính nó đeo bám hầu như tháng nào cũng có lịch hẹn thăm khám, theo dõi với bác sỹ. Bỏ về VN nửa năm cũng đồng nghĩa với việc bỏ đi các bác sỹ đã theo dõi sức khỏe của mình cả thời gian dài bên này. Rồi về VN lỡ đi viện, thì phải có người đi theo chăm sóc, đồng ý là nếu có tiền thì sẽ thuê được người chăm sóc. Nhưng nó sẽ rất nhiêu khê so với việc đi viện bên này mà không cần bất cứ ai người ngoài chăm sóc. Y tá bệnh viện sẽ đảm nhiệm hết việc chăm sóc mà không phân biệt thành phần xã hội.
Thêm nữa, giờ còn trẻ, dĩ nhiên về VN chúng ta sẽ được hưởng thụ có thể sướng hơn bên này, nên ai cũng có mong muốn, khát khao về già được đi đi lại lại. Nhưng thực sự khi về già, mắt mờ, gối lủng, hỏi mấy ai còn ham muốn ăn, chơi, ngoài ham muốn sức khoẻ. Và nữa khi về già sợ đơn côi, sẵn sàng bỏ hết, chỉ mong đơn giản là được gần vợ, con. Dù cách xa con vài trăm cây số, nhưng vẫn có cảm giác gần con hơn là xa 10 ngàn cây số.
 

Vienxu

Xe điện
Biển số
OF-406652
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
2,534
Động cơ
261,824 Mã lực
Trước khi dịch bệnh thì tình trạng người Việt lang thang ngủ bến tàu gần như cực hiếm, trừ mấy ông nghiện lang thang ko thích về nhà. Người Việt ko giấy tờ ko bao giờ phải ngủ bến tàu vì dù có khó khăn trong việc kiếm việc làm nhưng họ vẫn xoay sở được. Nhưng đến thời điểm này (sau 3 đợt lockdown) thì đã có nhiều người lang thang, họ chọn cách đến đồn cảnh sát khai báo để xin được nhập trại kiếm chỗ ăn chỗ ngủ.
Những người ko có giấy tờ sống ở Đức thời điểm này cực khó khăn về kinh tế và nguy cơ lây nhiễm covid rất cao, là vì khó khăn nên tụ tập ở chung cho đỡ tiền nhà.
Em đang sửa nhà nên cần một người phụ giúp việc lặt vặt, vợ em nó đăng lên mạng là lúc sau ko biết bao người vào hỏi xin việc.
Ôi! Tộ sư cái con covid. :(
 

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,904
Động cơ
300,567 Mã lực
Chính xác chết là hết. Mình nằm đâu là quyền quyết định của người sống. Nếu không có gia đình thì họ hàng (anh, chị, em...) quyết định. Nếu có gia đình thì (chồng, vợ, con) quyết định. Khi đã chết, thì nguyện vọng của người đã mất lại thuộc về người sống quyết định. Ngoài hôn thê ra, thì con cái cũng đóng vai trò không nhỏ. Trong đôi chục năm sống ở Đức, đã đi dự và chứng kiến nhiều đám tang của người Việt ở Đức thì em thấy như này.
Nếu ai mất bên này mà không có gia đình thì thường họ hàng sẽ mang tro cốt về VN an táng nơi quê nhà. Còn nếu đã có gia đình, thì các thành viên gia đình hầu hết đều quyết định chôn cất người đã mất ở nghĩa trang bên này (trong thành phố gia đình ở), vì các thành viên trong gia đình đều muốn thỉnh thoảng được thăm viếng người đã mất và tiện chăm sóc ( dù chỉ vài lần/năm).
Lúc còn sức suy nghĩ nó khác, còn khi về già lại suy nghĩ khác về chuyện sống ở đâu khi về già. Khi về già, không phải thích đi là đi, thích ở là ở . Khi già, các bệnh người già, mãn tính nó đeo bám hầu như tháng nào cũng có lịch hẹn thăm khám, theo dõi với bác sỹ. Bỏ về VN nửa năm cũng đồng nghĩa với việc bỏ đi các bác sỹ đã theo dõi sức khỏe của mình cả thời gian dài bên này. Rồi về VN lỡ đi viện, thì phải có người đi theo chăm sóc, đồng ý là nếu có tiền thì sẽ thuê được người chăm sóc. Nhưng nó sẽ rất nhiêu khê so với việc đi viện bên này mà không cần bất cứ ai người ngoài chăm sóc. Y tá bệnh viện sẽ đảm nhiệm hết việc chăm sóc mà không phân biệt thành phần xã hội.
Thêm nữa, giờ còn trẻ, dĩ nhiên về VN chúng ta sẽ được hưởng thụ có thể sướng hơn bên này, nên ai cũng có mong muốn, khát khao về già được đi đi lại lại. Nhưng thực sự khi về già, mắt mờ, gối lủng, hỏi mấy ai còn ham muốn ăn, chơi, ngoài ham muốn sức khoẻ. Và nữa khi về già sợ đơn côi, sẵn sàng bỏ hết, chỉ mong đơn giản là được gần vợ, con. Dù cách xa con vài trăm cây số, nhưng vẫn có cảm giác gần con hơn là xa 10 ngàn cây số.
Cụ nào muốn về thì về
Em thì ông trời cho sao cố mà hưởng vậy, có tiền thi thoảng du lịch đây đó được là ok rồi
Quê hương dù có nhiều khế ngọt em cũng chịu chả ăn chả nhai được Răng thì sắp rụng cả hàm rồi :D
được vài bữa nữa gói lại chắc được một nắm tro vất,ném đâu thì ném :D
Con cái hồn chúng chúng giữ, mình không phải lo lắng nó không đủ sống
Phần mình cũng chả cần phải níu kéo chúng để chúng tự do thoải mái
Cuộc sống vốn nó ngắn nên cũng để cho chúng được hưởng những cái vốn dĩ nó phải Được, khỏi phải gò ép chúng,o bế chi cho mệt
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Các cụ có thể cho em xin định hướng rõ hơn được không? nếu là các cụ thì các cụ chọn thế nào và vì sao? như cụ wave-tau chọn học về sau, tùy thuộc công việc chẳng hạn.
Còn phải tùy nhóc nhà cụ có thích ngoại ngữ không. Còn định hướng thì càng biết nhiều ngoại ngữ càng tốt, bất kể là ngôn ngữ gì. Vì sao lại học tiếng Đức và Hà Lan trước? Vì hai tiếng này gần gũi với tiếng Anh nên học rất dễ, và biết tiếng Đức thì đi nói chuyện khắp EU được. Học thêm tiếng Tây Ban Nha là vì nó dễ. Tiếng Pháp, Ý, Trung là vì có nhiều tài liệu quý.... Tiếng Trung ngoài ý trên còn là láng giềng láng tỏi của mình nữa nên thành thạo tiếng Trung sẽ giúp ích cho công việc làm ăn buôn bán...
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Thế là bạn sẽ học thêm 3 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Hà Lan) cơ ạ?

Thế này F1 nhà em còn phải theo dài hơi F1 của các cụ. Em xin phép follow topic và xin một chân vào hội các cụ để học hỏi thêm.
Bên Đức thì thường tốt nghiệp cấp 3 xong ( hệ 12 hoặc 13 năm) thì học sinh thường biết thêm tiếng Anh và một ngôn ngữ khác. Học ngoại ngữ bên Đức theo em khoai phết. Trước em đã từng làm bài hộ một bạn đang học lớp 11 ở đúng bang của cụ chủ thớt. Nó cho một bài thơ tiếng Anh dài ngoằng bắt phân tích. Bạn đấy khá khôn khi nhận bài của em xong thì cắt ghép tùm lum cho nó ngu ngu một tí để đỡ nghĩa lộ. :D
 

Hanoithu

Xe tải
Biển số
OF-621341
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
341
Động cơ
132,282 Mã lực
Em xin có chút đóng góp về việc học bên Đức. Người nhà em học trong top 3 trường tốt nhất trong danh sách cụ BMW 530 đưa nên em có một số kinh nghiệm như sau:​
- Lợi:
+ Tiết kiệm được khoản học phí vài chục ngàn đô nếu học ở Mỹ chẳng hạn.​
+ Có nhiều trường nằm trong TOP đầu của thế giới, chất lượng cao, nhất là học kĩ thuật.​
+ Giá cả sinh hoạt phải chăng, nếu ko ở các nơi đắt đỏ chỉ mất 500.​
+ Chính sách định cư hiện giờ đang dễ dàng hơn so với mấy nước du học truyền thống như Anh, Mỹ, Úc.​
+ Sau có thẻ xanh được đi lại tự do, sinh sống ở 28 nước EU.​
- Khó khăn:
+ Phải học tiếng Đức​
+ Chương trình học khó, phải tự học nhiều, cách học khác VN.​
+ Thi vào trường dự bị STK cũng không dễ, vào đại học tỷ lệ ra trường được không cao.​
+ Em ko chắc lắm nhưng nghe nói do thuế cao nên lương ko cao như Mỹ chẳng hạn. Bù lại phúc lợi xã hội ở Đức rất tốt.​
+ Ngoài ra theo ý kiến chủ quan của em thì các nước như Canada, Úc, Mỹ là những nước của người di cư, chưa có lịch sử lâu đời thì vấn đề chủng tộc có lẽ thoáng hơn. Hiện giờ, Đức cũng có đến 10% dân gốc nước ngoài. Có lẽ theo thời gian họ sẽ càng ngày càng cởi mở.​
PS: theo ý kiến riêng em, với ngành kĩ thuật thì chăm là chưa đủ, học lực phải từ khá trở nên. Các cụ cứ thấy học Bách khoa ở VN sv bị đuổi khá nhiều, học khó hơn nhiều so với ngành kinh tế hay khoa học xã hội, nhân văn.​
Nếu sang Đức thì chỉ học tiếng Anh và Đức là đủ, vì ở trường khi học cử nhân thì có môn học bằng tiếng Anh, có môn học tiếng Đức tùy giáo sư. Còn học thạc sĩ có trường học hoàn toàn bằng tiếng Anh.​
 
Chỉnh sửa cuối:

Steven

Xe tăng
Biển số
OF-2863
Ngày cấp bằng
22/12/06
Số km
1,892
Động cơ
578,236 Mã lực
Còn phải tùy nhóc nhà cụ có thích ngoại ngữ không. Còn định hướng thì càng biết nhiều ngoại ngữ càng tốt, bất kể là ngôn ngữ gì. Vì sao lại học tiếng Đức và Hà Lan trước? Vì hai tiếng này gần gũi với tiếng Anh nên học rất dễ, và biết tiếng Đức thì đi nói chuyện khắp EU được. Học thêm tiếng Tây Ban Nha là vì nó dễ. Tiếng Pháp, Ý, Trung là vì có nhiều tài liệu quý.... Tiếng Trung ngoài ý trên còn là láng giềng láng tỏi của mình nữa nên thành thạo tiếng Trung sẽ giúp ích cho công việc làm ăn buôn bán...
Em nghĩ không nên học tiếng Hà Lan, vừa khó lại ít nơi dùng, phát âm trẹo cả mồm. Sang Hà Lan thì dân toàn nói tiếng Anh
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,422
Động cơ
486,154 Mã lực
Theo em đc biết để tốt nghiệp DH Đức phải rất cố gắng , mấy em SV em quen toàn tạt ngang lấy chồng, mặc dù lúc đầu ko nghĩ đến phương án này .Cụ thử hình dung thay vì nghe , đọc bằng tiếng Việt thì mình phải dùng tiếng Đức , bọn Đức học 1 thì VN học 10 , vì tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ của nó , 2 gái nhà em nói chuyện với nhau mà em chỉ hiểu 10% vì nhanh quá ko nghe kịp.
Kinh nghiệm của em và F1 nhà em về đi học ở Đức
1. Em nhân công tác sang đó tìm hiểu về học hành, thủ tục, thuận lượi khó khăn rồi mới trao đổi với F1 (hồi đó cũng ít thông tin trao đổi và phổ biến như bây giờ). Trong quá trình làm thủ tục thì f1 cũng tham gia để hiểu ngọn ngành
2. Đi Đức phải xác định biết tiếng, càng giỏi càng tốt vì tiếng Đức khó nhằn (nhất là học môn XH) do vậy cần chuẩn bị kỹ. B2 ở nhà chưa là gì cả khi sang bập vào học và giao tiếp.
3. Đức có hai hệ FH và Uni, đại khái như ĐH thực hành và Tổng hợp nhà ta. Học nhanh, ra đi làm thì mọi người hay chọn FH. Giỏi, thích nghiên cứu thì chọn Uni. Tất nhiên ko 100%.
4. Ngành học: Nam thì hay chọn kỹ thuật, nhưng khó nhằn vì kiến thức nhiều, tiếng chưa thõi. Qua được ĐH thì lại OK về công việc (tất nhiên còn phụ thuộc bản thân). Nữ thì hay chọn Kinh tế, quản trị KD ... Em thì chọn cho F1 ngành Kinh tế Thông tin, lại CNTT và Kinh tế. Bây giờ lên Master thì chuyển sang Digital marketing (F1 tự chọn vì thích)
5. Sang đó ko phải ai cũng thuê được ở KTX. Ra ở riêng ngoài có cái hay và nhiều cám dỗ. Con trai thì điện tử, gái thì nhút nhát nhớ nhà rồi bồ bịch. Chưa kể có bạn lại máu làm thêm kiếm tiền bù vào chi phí nên học chẳng đâu vào đâu. Nếu không chủ động giao tiếp thì rất khó phát triển ngôn ngữ và khó theo học được. F1 nhà em sang 3 tháng có thể ra sở NK trò chuyện về việc gia hạn Visa (dù có người thân đi theo hỗ trợ), sau 1 học kỳ có thể dạy thêm cho đ/c người Thổ học lớp 9 về Toán và Eng. Khi giao tiếp như vậy thì độ tự tin lên rất nhanh.
6. Học trong lớp có theo nhóm, nếu ko chủ động hoặc dựa dẫm thì khó đạt KQ. Không kiểu như nhà mình đến nhà thầy hay nhờ bạn bè trong nhóm. Đứa nào phải lo việc đứa đó. Bây giờ học Online lại càng khó khăn trong việc giao tiếp.
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Em nghĩ không nên học tiếng Hà Lan, vừa khó lại ít nơi dùng, phát âm trẹo cả mồm. Sang Hà Lan thì dân toàn nói tiếng Anh
Cùng nhóm nên học dễ hơn cụ ạ. Có thể tự học được. Thành thạo tiếng Anh và tiếng Đức thì gần như chú tâm một chút là có thể nắm bắt được tiếng Hà Lan rồi.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Bên Đức thì thường tốt nghiệp cấp 3 xong ( hệ 12 hoặc 13 năm) thì học sinh thường biết thêm tiếng Anh và một ngôn ngữ khác. Học ngoại ngữ bên Đức theo em khoai phết. Trước em đã từng làm bài hộ một bạn đang học lớp 11 ở đúng bang của cụ chủ thớt. Nó cho một bài thơ tiếng Anh dài ngoằng bắt phân tích. Bạn đấy khá khôn khi nhận bài của em xong thì cắt ghép tùm lum cho nó ngu ngu một tí để đỡ nghĩa lộ. :D
Kinh.
Ý bác là, phân tích bài thơ trên hoàn hảo như Shakespeare, hử?:P:P
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Em tiếp còm trên ạ:

Một là đi học là đi học, đi học lại làm thêm thì học ở đâu cũng khó đạt kq (kể cả VN) nên em mới nói phải tính đủ tài chính. Hai là các bạn đi học bằng TA thì cũng phải nghe nói bằng TA, vậy các bạn đi học ở Đức thì phải nghe nói bằng tiếng Đức là điều tất nhiên. Em không hiểu là độ khó về tiếng sẽ như nhau hay tiếng Đức nó khó hơn mà các bạn du học sinh Đức lại tốt nghiệp dưới 10% và phải tạt ngang lấy chồng, lạ àh nha, em đọc thấy hơi giật mình.

Hay ý các cụ đang nói đến đối tượng đi theo diện vừa học vừa làm? Ở Đức em không rõ, ở Nhật thì có 2 kiểu, một là du học sinh đi học, hai là diện vừa đi học vừa đi làm, diện thứ 2 thì các cháu học dở tệ và không gọi là du học sinh.
Mà cũng lạ là cụ nào cũng nói chi phí ở Đức rẻ, mà em đọc đâu đó thì thấy 500-1500ơ thì là rẻ thật mà, vì sao lại vẫn phải đi làm thêm kiếm tiền chi trả đời sống? (Đi làm thêm để chi trả cuộc sống với đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm khác nhau ạ)
Em có một chút kinh nghiệm về việc học bên Đức nên xin chia sẻ với cụ như sau. Tuy nhiên, Đức là một nhà nước liên bang, và nhà nước liên bang để cho các tiểu bang tự chủ trong lĩnh vực giáo dục, và các bang có những văn hóa khác biệt nên thông tin của em có thể chưa đầy đủ, mong các cụ các mợ khác bổ sung ạ. Thông tin của em là ở bang Hessen, và em cũng không học Studienkolleg (dự bị đại học) nên thông tin chưa đầy đủ.

Đầu tiên em nêu những khó khăn mà học sinh sinh viên Việt Nam gặp phải nếu như du học Đại học bên Đức.
  • Thứ nhất: thanh niên Việt Nam được bố mẹ bao bọc nhiều, nên khi tiếp xúc với cuộc sống xa nhà hầu như không biết làm gì cả, dẫn đến việc sống chung rất khó khăn. Đặc biệt là vấn đề lập kế hoạch, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập thể.
  • Thứ hai: môi trường giáo dục ở Việt Nam và Đức hoàn toàn khác nhau. Ở Đức thì việc tự học, làm việc theo nhóm là cực kì quan trọng. Trong khi đó ở Việt Nam đây là hai kĩ năng rất hiếm học sinh sinh viên có được.
  • Thứ ba: nhiều bạn chỉ có một mục đích duy nhất là sang Đức, sau đó sẽ tính sau nên không chuẩn bị về tiếng Đức, thông tin đất nước, con người, văn hóa, luật pháp nên dẫn đến bị sốc văn hóa, tiếng chưa đủ để học, v.v.
Ba lý do trên khiến cho một số bạn bị đuối dần dẫn đến sợ học, và từ đó bỏ học để chuyên tâm làm kinh tế. Chứ thực ra, ở Đức chỉ cần đi làm thêm đủ số lượng ngày cho phép là 90 ngày thì có thể đủ sống cả năm rồi, cho nên đổ cho áp lực kiếm tiền là hoàn toàn sai.

Còn việc ra trường khó là vấn đề chung của mọi sinh viên chứ không chỉ riêng mỗi sinh viên người Việt. Trường em trước thì thi học kì số lượng sinh viên đạt chỉ rơi vào tầm 3, 40% thôi. Và có điều lạ là sinh viên Việt Nam lại hầu hết nằm ở phần 3, 40% đạt đó mới hay chứ. :D Cho nên em có thể kết luận là nếu sinh viên Việt Nam học hành cẩn thận thì có thể tốt nghiệp được ở Đức với một tỉ lệ cao. Còn lười học thì học ở đâu cũng vậy thôi. Đức nó không có khái niệm kinh doanh bằng cấp nên để xác định sang đó mua bằng là rất khó. Em nói rất khó là vì không biết có kẽ hở nào không. :P

Để sang Đức học cho tốt theo em là nên có kế hoạch cụ thể rõ ràng:
  • Đầu tiên là học tiếng thật tốt để sang đó có thể hòa nhập được nhanh.
  • Biết thêm một ngoại ngữ nữa để phục vụ cho việc xin việc sau này được dễ dàng.
  • Xác định rõ ngành nghề mình học.
  • Tìm trường cụ thể.
  • Tìm hiểu cuộc sống, cộng đồng tại thành phố mình sẽ sang học.
  • Tìm nhà cửa, công việc làm thêm và công việc sau này mình sẽ làm sau khi ra trường.
  • Lên kế hoạch chi tiêu càng chi tiết càng tốt.
Bên Đức hiện nay cũng mở cửa cho lĩnh vực du học nghề, nếu so với bên Nhật thì thu nhập cao hơn, quyền lợi lớn hơn. Một số quyền lợi em có thể liệt kê ra như sau:
  • Học xong được ở lại 18 tháng hay 24 tháng gì đó để kiếm việc. Nếu sang Đức học nghề thì bước kiếm việc hầu như không phải làm vì gần như tự động đã có đầu ra rồi. Việc kiếm việc chỉ là để kiếm một cơ hội tốt hơn, lương cao hơn mà thôi.
  • Nếu kiếm được việc và đóng thuế đầy đủ theo luật thì có thể xin định cư vĩnh viễn tại Đức, có quyền lợi tương đương người Đức.
  • Nếu có về Việt Nam thì mỗi năm được quyền xin visa sang Đức 6 tháng để kiếm việc.
Chi phí cuộc sống ở Đức thì cũng không đắt đỏ như ở Nhật Bản hay ở một số nước EU khác. Nếu biết cách sống thì cũng tương đương với việc sống ở Hà Nội, hay TP HCM mà thôi. Tất nhiên bên Đức thì cần tiết kiệm một chút. Và rất nhiều thứ hợp với khẩu vị người Việt nhưng tụi Đức lại không thích dẫn đến cực rẻ. Ví dụ thịt bò, người Việt mình không thích ăn thăn vì nó mềm mà lại thích ăn những phần dai dai. Thì ở Đức thăn rất đắt, còn những phần dai dai kia lại rất rẻ. Hay thịt gà cũng vậy, người Việt mình chỉ thích ăn loại gà mà tụi Đức chỉ mua về ninh lấy nước để nấu súp, nên cũng rất rẻ. Do vậy, nếu biết nấu ăn thì thực sự chi phí cuộc sống ở Đức cũng không phải là quá đắt. Thậm chí chỉ tương đương ở Hà Nội. Quần áo cũng vậy. Rất rẻ.

Trên đây là một số ý cơ bản. Còn chi tiết cuộc sống tại Đức, cuộc sống ở KTX, không khí giảng đường, đăng kí học, đăng kí thi, v.v. thì em xin phép là chém tại thớt này theo kiểu buôn dưa lê vì nó rất lan man, và rộng, rất khó để viết trong một còm ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Cụ nói có một ý rất đúng là tùy thuộc vào nhóc có thích hay không. Em cũng chưa biết làm sao gợi cho con có hứng thú học thêm NN khác như là một sở thích giống như vẽ tranh, chơi đàn, bóng đá bóng rổ vậy.

Bạn nhà em thì đang thích Nhật, em hay mua tặng truyện Nhật, đồ ăn Nhật nên bạn quen hơn và thích hơn. Nhật có nhiều lợi thế, đi lại cũng gần và dễ dàng, nhưng đổi lại tiếng Nhật khó nhằn, học ở Nhật thì được nhưng làm việc ở Nhật em lại thấy không thích.

Nhưng Đức hay EU thì lại không thể làm thế được vì quá xa, quá khó và quá không quen biết đối với em, em nhìn nó cứ như thể sang nó ở thế giới khác vậy.
Tụi Đức nó làm phim không hay lắm và không tạo ra truyện tranh nên thương hiệu nó không mãnh liệt như Nhật cụ ạ. Em có một lần làm một thử nghiệm nho nhỏ. Hỏi nhiều người Việt Nam xem công ty Siemens nó làm gì. Hầu hết đều bảo nó là công ty điện thoại và bị phá sản roài. Hỏi thuốc đánh răng, định dạng MP3, động cơ Diesel là do nước nào phát minh, mọi người đều không biết. :D
 

Không sợ vợ

Xe tăng
Biển số
OF-482678
Ngày cấp bằng
7/1/17
Số km
1,454
Động cơ
798,127 Mã lực
Tụi Đức nó làm phim không hay lắm và không tạo ra truyện tranh nên thương hiệu nó không mãnh liệt như Nhật cụ ạ. Em có một lần làm một thử nghiệm nho nhỏ. Hỏi nhiều người Việt Nam xem công ty Siemens nó làm gì. Hầu hết đều bảo nó là công ty điện thoại và bị phá sản roài. Hỏi thuốc đánh răng, định dạng MP3, động cơ Diesel là do nước nào phát minh, mọi người đều không biết. :D
Cụ phải hỏi ông Marx là người nước nào ;))
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Em công nhận. Để em ví von theo cảm nhận của em: Đức (hay EU) giống như một cụ già 50 hơi nhiều tuổi đời (trải đời) nhưng trầm lặng. Nhật như một cụ 40 vừa đủ tri thức vừa đủ sôi nổi, không già không trẻ và đang còn ham làm hơn ham chơi. Còn Mỹ như một cô gái 20 nóng bỏng và sexy nghĩ đến thôi cũng thèm nhưng chạm tới cũng khó.
Vậy em biết chọn ai!
Quan điểm của em thì mình là người phương Đông nên sang phương Tây để bổ sung thêm văn hóa. Nhật tuy giàu có nhưng dù sao bản chất vẫn là phương Đông. Còn tất nhiên mỗi nước đều có cái hay cái dở, quan trọng là mình biết chắt lọc. Các cụ đã chả dạy đi một ngày đàng học một sàng khôn đó sao. Quan trọng gì là đi đâu. Cứ miễn là đi là được. :D
 

Hanoithu

Xe tải
Biển số
OF-621341
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
341
Động cơ
132,282 Mã lực
TS.Dorothea Rüland (Tổng thư kí DAAD – Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức) khẳng định:
“Chương trình học sẽ đảm bảo kiến thức của chuyên ngành học sinh, sinh viên đăng kí và trong quá trình học, người học phải đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra mới được tốt nghiệp Đại học.
Nếu không đủ chất lượng thì sẽ phải học lại, một sinh viên có thể không phải chỉ mất 4 năm học Đại học mà kéo dài tới 6 - 7 năm. Thường sẽ có khoảng 30% sinh viên Đức của một niên khóa bỏ học giữa chừng.
Việc siết chặt đầu ra cũng vì mục đích bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai”, Tổng thư kí Cơ quan trao đổi Hàn Lâm Đức nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nếu các bạn VN chăm học, đừng chọn các ngành kĩ thuật quá khó trong trường TOP thì cũng không lo. Học trường ĐH thực hành thường dễ hơn UNI.
Đi làm thêm không phải chỉ để kiếm tiền mà là thực hành điều mình học. VD, học IT xin vào các hãng làm thêm vừa tăng trình độ, làm đẹp CV để sau này xin việc lại vừa có tiền. Bằng ĐH dù loại giỏi mà hoàn toàn trống kinh nghiệm làm thêm, thực tập kiến thức ngành mình học không phải là lợi thế.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,974
Động cơ
425,052 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Còn phải tùy nhóc nhà cụ có thích ngoại ngữ không. Còn định hướng thì càng biết nhiều ngoại ngữ càng tốt, bất kể là ngôn ngữ gì. Vì sao lại học tiếng Đức và Hà Lan trước? Vì hai tiếng này gần gũi với tiếng Anh nên học rất dễ, và biết tiếng Đức thì đi nói chuyện khắp EU được. Học thêm tiếng Tây Ban Nha là vì nó dễ. Tiếng Pháp, Ý, Trung là vì có nhiều tài liệu quý.... Tiếng Trung ngoài ý trên còn là láng giềng láng tỏi của mình nữa nên thành thạo tiếng Trung sẽ giúp ích cho công việc làm ăn buôn bán...
Cái tiếc nuối nhất tuổi trẻ của e là ko học tiếng trung :(
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top