[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
Trực thăng chiến đấu Mỹ ko chiến đấu vẫn rơi

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
Ukraine lộ thế yếu sau hai năm chiến sự
Từng giành ưu thế lớn trong giai đoạn đầu xung đột, Ukraine dần để lộ nhiều điểm yếu, có thể khiến họ đối mặt nhiều thách thức trước lực lượng Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/2/2022 tuyên bố phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm mục tiêu "phi quân sự hóa, phi phát xít hóa" Ukraine. Moksva sau đó triển khai hàng trăm nghìn binh sĩ cùng lượng lớn xe tăng, thiết giáp hướng về Kiev, với mục tiêu nhanh chóng kết thúc chiến dịch.

Tuy nhiên, nhiều đơn vị trong số đó đã hứng chịu tổn thất nặng nề trước sức kháng cự mạnh mẽ của quân đội Ukraine. "Chỉ trong vài tuần, quân đội Nga chịu thương vong cao hơn tất cả các cuộc xung đột mà Moskva đã tham gia kể từ sau năm 1945", Hal Brands, giáo sư ngành quốc tế học tại Đại học Johns Hopkins của Mỹ, cho biết.

Cuối tháng 3/2022, quân đội Nga bắt đầu rút khỏi khu vực ngoại ô Kiev và tỉnh Cherhiniv ở miền bắc Ukraine, tạo điều kiện để đối phương giành lại nhiều khu vực xung quanh.

Quân đội Ukraine cuối năm đó mở chiến dịch phản công chớp nhoáng và đẩy lùi lực lượng Nga ở tỉnh Kharkov và thành phố Kherson, giành lại 6.000 km2 lãnh thổ.

Theo Brands, có nhiều nguyên nhân khiến Nga hứng chịu nhiều thất bại trong năm đầu tiên của cuộc xung đột. Những yếu kém trong hậu cần, chỉ huy khiến lực lượng nước này ở Ukraine thiếu hụt khí tài, trang bị cần thiết để có thể tác chiến hiệu quả. Giới lãnh đạo Nga cũng được cho là đã tính toán sai lầm, khi nhận định lực lượng Ukraine sẽ nhanh chóng buông vũ khí trước cuộc tấn công chớp nhoáng của Nga.

Thành viên Lữ đoàn 71 Ukraine trên tiền tuyến trong bức ảnh đăng ngày 23/2. Ảnh: Quân đội Ukraine


Thành viên Lữ đoàn 71 Ukraine trên tiền tuyến trong bức ảnh đăng ngày 23/2. Ảnh: Quân đội Ukraine

Tình hình thay đổi vào năm thứ hai của xung đột. Tiếp nối thắng lợi cuối năm 2022, quân đội Ukraine tháng 6/2023 phát động chiến dịch phản công trên bộ quy mô lớn theo hướng đông và nam, nhằm tiếp tục giành lại những phần lãnh thổ còn bị Nga kiểm soát.

Tuy nhiên, cuộc phản công đã thất bại khi lực lượng Ukraine phải đối đầu với các lớp phòng thủ kiên cố cùng quân số áp đảo của đối phương. Thất bại này khiến Kiev lộ ra nhiều điểm yếu, vốn được phủ lấp trong giai đoạn đầu chiến sự nhờ viện trợ mạnh mẽ của phương Tây và các vấn đề nội bộ của Moskva.

Điểm yếu thứ nhất là về nhân lực. Nhờ phát lệnh tổng động viên từ sớm, lực lượng Ukraine hiện có khoảng 800.000 quân, cao hơn gần 200.000 người so với quân đội Nga trên chiến trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến sự tiếp tục kéo dài, phần lớn các binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến đã kiệt sức vì không được thay quân, do ở hậu phương hầu như không còn ai muốn nhập ngũ.

Trong khi đó, với dân số nhiều gấp ba lần Ukraine, Nga có nhiều lợi thế hơn đối phương trong việc bổ sung và luân chuyển lực lượng trên tiền tuyến. "Số lượng người sẵn sàng cầm súng bảo vệ tổ quốc không giảm đi", Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong cuộc họp báo thường niên ngày 14/2.

Điểm yếu tiếp theo là về hỏa lực. Từng đánh bật quân đội Nga khỏi ngoại ô Kiev nhờ được trang bị khí tài hiện đại của phương Tây, song lực lượng Ukraine chưa có đủ vũ khí cần thiết để có thể xuyên phá được phòng tuyến của Nga, nhất là khi Moskva đã có thời gian để xây dựng và củng cố các lớp phòng thủ vững chắc.

Việc viện trợ từ phương Tây sụt giảm giai đoạn cuối năm 2023 thậm chí còn khiến tình thế đảo chiều. Theo báo cáo công bố hồi tháng 1 của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), lực lượng Ukraine khai hỏa hơn 2.000 quả đạn pháo một ngày, trong khi quân đội Nga bắn gấp 5 lần số đó.

Điều này trái ngược hoàn toàn với tình cảnh trước đó một năm, thời điểm lượng đạn pháo binh sĩ Nga khai hỏa mỗi ngày được cho là thấp hơn 1,5 lần đối phương. Việc ngành công nghiệp quốc phòng Nga đẩy mạnh năng lực sản xuất cũng là yếu tố khiến Moskva hiện vượt trội Nga về mặt hỏa lực.

"Ở thời điểm tròn hai năm diễn ra xung đột, bộ binh Ukraine với độ tuổi trung bình 40, thiếu thốn hỏa lực và không đủ người để thay quân, không có năng lực để giành lại lãnh thổ từ Nga", Hans van Leeuwen, bình luận viên của Financial Review, nhận định.

Xe tăng Ukraine trên tiền tuyến trong bức ảnh đăng ngày 23/2. Ảnh: Quân đội Ukraine

Xe tăng Ukraine trên tiền tuyến trong bức ảnh đăng ngày 23/2. Ảnh: Quân đội Ukraine

Nhận ra tình thế này của Ukraine, Nga thời gian qua đẩy mạnh chiến dịch phản kích trên nhiều mặt trận. Hôm 17/2, Moskva tuyên bố kiểm soát hoàn toàn thành phố chiến lược Avdeevka ở tỉnh Donetsk, đánh dấu thắng lợi lớn đầu tiên kể từ khi giành được Bakhmut vào tháng 5/2023.

"Tổng thống Putin cảm nhận được điểm yếu của đối phương, và ông ấy đã cảm nhận hoàn toàn đúng", James Nixey, giám đốc chương trình Nga và Á - Âu tại viện nghiên cứu Chatham House ở Anh, nói.

Quảng cáo

"Vẫn còn phải xem liệu sự tự tin của ông ấy có chính xác hay không. Tuy nhiên, ông ấy ít nhất biết rõ mình có bao nhiêu nguồn lực quân sự trong mùa hè này, trong năm sau và hơn nữa. Ukraine thì không thể nói điều tương tự", Nixey nói thêm.

Hiện gói viện trợ quân sự 60 tỷ USD của Mỹ, bên hậu thuẫn Ukraine mạnh mẽ nhất từ đầu chiến sự, vẫn mắc kẹt tại quốc hội. Liên minh Châu Âu (EU) cũng dự kiến chỉ đáp ứng được một nửa cam kết đưa ra hồi tháng 3/2023 về việc viện trợ một triệu viên đạn pháo cho Ukraine sau 12 tháng.

Tâm trạng phổ biến hiện nay của nhiều người ủng hộ Ukraine là bi quan. Kết quả khảo sát do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) cho thấy hiện chỉ 10% người dân châu lục này cho rằng Ukraine sẽ chiến thắng trong cuộc xung đột, trong khi 20% tin Nga sẽ thắng.

Phần lớn kỳ vọng cuộc chiến sẽ kết thúc bằng một "giải pháp thỏa hiệp". Tuy nhiên, chuyên gia Nixey cho rằng điều này khó xảy ra một cách "tự nguyện". "Thỏa hiệp, nếu xảy ra, sẽ là sự ép buộc, chỉ đạt được thông qua hoạt động trên chiến trường", chuyên gia này nhấn mạnh.

Giới quan sát nhận định chiến lược khả thi nhất của Ukraine trong năm thứ ba là cố gắng giữ vững phòng tuyến, kéo Nga vào một cuộc chiến tiêu hao mà "chủ nhà" thường là bên có lợi thế.

Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng thất bại của Ukraine ở Avdeevka, đô thị mà Nga đã dồn lực lượng tấn công trong nhiều tháng, cho thấy Moskva đã chuẩn bị kỹ cho kịch bản phải tiến hành một cuộc xung đột dài hơi và khốc liệt.

Theo Jack Watling và Nick Reynolds, hai nhà phân tích thuộc RUSI, song song với việc tiếp tục gây áp lực lên đối phương trên tiền tuyến theo nhiều hướng, Nga trong năm 2024 sẽ đẩy mạnh các nỗ lực chính trị, ngoại giao nhằm ngăn dòng viện trợ của phương Tây cho Ukraine.

Một khi nguồn cung vũ khí, tài chính cho Kiev cạn kiệt, đó sẽ là lúc Moskva phát động tấn công trên quy mô lớn.

"Thắng lợi trên chiến trường sau đó sẽ được Nga sử dụng làm lợi thế để ép Ukraine phải đầu hàng theo điều kiện mà Moskva đưa ra", Watling và Reynolds nhận định. "Mục tiêu của Nga là giành chiến thắng vào năm 2026".

Cách duy nhất để Ukraine chống lại chiến lược trên là phải chống đỡ được các cuộc tấn công của Nga và khơi thông dòng viện trợ từ phương Tây, theo hai chuyên gia. Các nhà phân tích khác cũng cho rằng tình hình sẽ rất khó khăn với Ukraine nếu viện trợ từ Mỹ và đồng minh vẫn bị đình trệ.

"Ukraine đã chứng minh rằng họ rất giỏi trong việc xoay xở với nguồn lực ít ỏi. Tuy nhiên, để làm tốt hơn thế mà trong tay lại không có gì là nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều", Nixey nêu quan điểm.

Nhận thức được vấn đề này, Ukraine thời gian qua triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường khả năng tự lực, như đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp quốc phòng nội địa, cũng như tích cực huy động, huấn luyện thêm binh sĩ.



Ukraine từ năm 2014 biến Avdeevka thành pháo đài ở tỉnh Donetsk
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:37
/
Thời lượng 0:58
Đã tải: 0%


Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng

Tắt phụ đề
Toàn màn hình

Cảnh tượng bên trong Avdeevka sau khi Nga kiểm soát thành phố. Video: DPR
Kiev thường xuyên sử dụng máy bay không người lái (UAV), loại vũ khí có giá thành thấp song có thể gây ra sát thương lớn, để tập kích mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Ukraine cũng liên tục triển khai UAV, xuồng tự sát và tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ để tấn công khu vực trên và xung quanh bán đảo Crimea, gây nhiều thiệt hại cho đối phương.

Dù vậy, chiến thuật này chỉ có thể làm suy yếu chứ không thể đánh bại Moskva, trong khi Kiev hiện không có đủ nguồn lực để tung các đòn đánh mạnh hơn. "Điều kiện hiện tại không thuận lợi để Ukraine mở chiến dịch tấn công trên bộ quy mô lớn khác trong năm 2024", Franz-Stefan Gady và Michael Kofman, hai chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nhận định.

Theo Gady và Kofman, phương Tây nên tập trung cung cấp khí tài có thể giúp Ukraine chiếm được ưu thế về hỏa lực như pháo và UAV, qua đó có thể duy trì một cuộc chiến tiêu hao với Nga.

Giáo sư Brands cũng cho rằng chỉ cần được hỗ trợ đầy đủ, Kiev hoàn toàn có thể đứng vững trước các cuộc tấn công của Moskva trong năm nay. Đồng thời, Ukraine có thể tiếp tục nhắm mục tiêu vào lãnh thổ Nga và bán đảo Crimea bằng vũ khí tầm xa, trong lúc bồi đắp lực lượng để chuẩn bị cho các cuộc phản công trong tương lai.

"Theo kịch bản trên, năm 2024 khó khăn sẽ đặt nền móng để Ukraine có thể giành được nhiều lợi thế hơn trong năm 2025", Brands nhận định.

Dù vậy, điều này vẫn phụ thuộc lớn vào việc viện trợ của Mỹ và đồng minh có đáp ứng đủ nhu cầu của Ukraine hay không. "Viện trợ của phương Tây cần phải tăng và càng sớm càng tốt", Leeuwen nói.

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
Tướng giỏi nhất của Nga đánh đâu cũng khiến quân Ukraine khiếp sợ: Andrei Mordvichev - người từng bị quân Ukraine tuyên bố tiêu diệt


vậy mới thấy phe nào tung tin fake
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
Sai lầm khiến phương Tây và Ukraine nhận 'trái đắng' khi đối đầu Nga
Báo VOV3 giờ trước2042 liên quanGốc
Theo giới phân tích, phương Tây và Ukraine đã mắc một số sai lầm khiến họ khó đảo ngược lợi thế của Nga trên chiến trường.




0:02/ 5:03

Nam miền Bắc




Nga đang giành ưu thế
Đã 2 năm kể từ khi xung đột nổ ra, Ukraine dường như đang phải đối mặt với tình thế nghiệt ngã. Mặc dù Ukraine chưa bị thất bại trên chiến trường, nhưng ưu thế của họ đã sụt giảm rõ rệt khi Nga giành quyền kiểm soát thành trì chiến lược Avdiivka vào tuần trước.
Xe tăng Ukraine khai hỏa vào vị trí của Nga trên chiến trường. Ảnh: GettyImages.

Xe tăng Ukraine khai hỏa vào vị trí của Nga trên chiến trường. Ảnh: GettyImages.
Ukraine đã phát động cuộc phản công lớn vào mùa hè năm 2023 tại khu vực miền Nam để giành lại các vùng lãnh thổ đã mất và đẩy lùi Nga, nhưng nguồn cung, chiến thuật và địa hình bằng phẳng tại các khu vực mà Kiev phản công đã không giúp họ gặt hái được kết quả như kỳ vọng. Trên vùng đất nông nghiệp rộng lớn ở miền Nam Ukraine không có nhiều nơi ẩn náu cho lực lượng tấn công. Trong khi đó, Nga có nhiều tháng để xây dựng và củng cố các hệ thống phòng thủ.
Chiến hào nối tiếp chiến hào, chướng ngại vật chống tăng, boongke sâu và dài hàng km đã tạo thành một rào cản lớn, ngăn chặn Ukraine một cách hiệu quả khi họ nhiều lần cố gắng đột phá vào chiến tuyến của đối phương. Cuộc phản công của Ukraine đã bị sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao, chậm chạp. Trái lại, chiến lược của Nga buộc Kiev phải chịu tổn thất lớn cho mỗi km2 mà họ cố gắng giành lại.
Mặc dù chiến lược của Nga vẫn còn nhiều nghi vấn, nhưng ít nhất quân đội nước này đã làm chậm bước tiến của Ukraine, bảo vệ được những công sự kiên cố, nhờ sự hỗ trợ của máy bay không người lái giám sát và ngăn chặn quân đội Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ.
Giới quan sát cho rằng, việc giành quyền kiểm soát Avdiivka có thể không mang lại lợi ích to lớn cho Nga trên tiền tuyến, nhưng ít nhất cũng có giá trị biểu tượng đặc biệt, nhằm khích lệ tinh thần của các binh sỹ nước này. Nga được cho là đã tổn thất 16.000 binh sỹ và ít nhất 400 phương tiện bọc thép các loại. Ukraine cũng chịu tổn thất rất nặng nề, nhưng nghiêm trọng hơn Kiev đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt đáng kể về đạn dược, đặc biệt là pháo binh và hệ thống phòng không.
Do không bên nào có đủ khả năng di chuyển và kết hợp các loại vũ khí một cách nhanh chóng, nên cuộc chiến đã trở thành một cuộc đọ sức về pháo binh. Trong bối cảnh đó, sự sụt giảm hỗ trợ của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, dành cho Ukraine là điều rất đáng lo ngại.
Ukraine đang thiếu các loại đạn pháo, đặc biệt là pháo tầm xa 155mm. Đó là lý do các lực lượng nước này không thể đối phó với những cuộc tấn công của bộ binh Nga. Điều này một phần là do các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ, đặc biệt là Hạ viện, đã ngăn cản nguồn viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine. Về phần mình, Nga đang áp đảo lực lượng phòng không Ukraine bằng các cuộc tấn công mạnh mẽ trên khắp đất nước và trên tiền tuyến.
Ukraine được cho là đạt được một số thành công nhất định trong việc kìm chân Nga và làm giảm lợi thế của Nga trên Biển Đen, buộc Moscow phải rút một số hạm đội ra khỏi Crimea. Ngoài ra, Kiev cũng tuyên bố đã bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Nga, thậm chí phá hủy hệ thống phòng không S-400 xung quanh bán đảo Crimea. Tuy vậy, yếu tố cuối cùng quyết định kết quả cuộc chiến vẫn nằm trên thực địa, nơi Nga đang có lợi thế hơn.
Sai lầm của phương Tây và Ukraine
Tình trạng giao tranh hiện tại và lợi thế của Nga đã đặt ra một số câu hỏi về mặt chiến lược đối với cuộc chiến, đặc biệt là từ các đối tác phương Tây của Ukraine. Theo giới phân tích, sai lầm lớn nhất của phương Tây là chậm trễ viện trợ quân sự cho Ukraine do lo ngại Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Những vũ khí chính mà Ukraine cần, từ pháo binh đến tên lửa tầm xa, xe tăng, máy bay chiến đấu chỉ được cung cấp sau thời gian dài trì hoãn. Mỹ đang xem xét cung cấp Hệ thống Tên lửa Tác chiến Lục quân (ATACMS) có thể tấn công các mục tiêu cách xa hơn 300km cho Ukraine, nhưng vẫn chưa rõ liệu sự hỗ trợ muộn màng như vậy có mang lại hiệu quả hay không. Ngoài ra, phương Tây cũng đang xem xét chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
Giới phân tích cho rằng, nỗi lo sợ leo thang xung đột hạt nhân có thể bị phóng đại, nhưng ảnh hưởng bất lợi từ sự chậm trễ chuyển giao vũ khí của phương Tây cho Ukraine đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Trước hết, điều này sẽ giúp Nga có thời gian để khôi phục lực lượng, tái thiết và duy trì động lực chiến đấu. Mặc dù nguồn nhân lực của Nga không phải là vô hạn, nhưng vượt xa đáng kể so với những gì Ukraine đang có. Hơn nữa, Moscow cũng thúc đẩy đáng kể năng lực quốc phòng, đặc biệt là sản xuất vũ khí, đạn dược để hỗ trợ các hoạt động quân sự. Xung đột kéo dài sẽ tạo điều kiện cho những yếu tố này phát huy tác dụng.
Giống như Ukraine, Nga cũng chịu những tổn thất lớn, nhưng Tổng thống Putin dường như đã có sự chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiêu hao kéo dài.
Ngoài việc tăng cường sản xuất vũ khí trong nước, Nga cũng tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối tác bên ngoài như Iran, Triều Tiên và Trung Quốc, bù đắp cho sự thiếu hụt cơ bản. Theo các nhà quan sát, việc phương Tây trì hoãn cung cấp viện trợ cho Ukraine đang làm xói mòn những lợi thế mà Kiev đạt được. Chưa kể, phương Tây dường như đang mệt mỏi khi xung đột kéo dài. Bên cạnh đó, sự thay đổi về tình hình chính trị, kinh tế trong nước cũng làm dấy lên nghi ngờ về tính bền vững về sự ủng hộ dành cho Kiev.
Các cường quốc chủ chốt tại châu Âu, đặc biệt là Pháp phần lớn chuyển gánh nặng sang Mỹ. Đức cũng gia tăng sự hỗ trợ cho Ukraine, song dường như vẫn chưa đủ. Trái lại, các quốc gia châu Âu yếu hơn ở gần Nga lại sẵn sàng cung cấp viện trợ do lo ngại mối đe dọa ngay trước ngưỡng cửa của họ. Nhưng ngay cả khi phương Tây tăng cường hỗ trợ Ukraine, việc đảo ngược lợi thế của Nga sẽ rất khó khăn.
Theo giới quan sát, Ukraine cũng mắc phải một số sai lầm về mặt chiến thuật, chẳng hạn như cố gắng nắm giữ một số vùng lãnh thổ như Bakhmut hoặc Avdiivka và chịu tổn thất lớn. Những tổn thất này dường như không tương xứng với giá trị chiến lược vừa phải của chúng. Các nhà phân tích cho rằng, những sai lầm nêu trên đã khiến Ukraine gặp thách thức lớn khi cố gắng lật ngược tình thế trên chiến trường.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
LIỆU LỰC LƯỢNG HÀNG KHÔNG VŨ TRỤ NGA CÓ THỰC SỰ “TUYỆT CHỦNG VỚI TỶ LỆ TỔN THẤT NÀY”?
0 1 1 Chia sẻ4 23 Hỗ trợ SouthFrontTải xuống bản PDF
Liệu lực lượng hàng không vũ trụ Nga có thực sự “tuyệt chủng với tỷ lệ tổn thất này”?
Bấm vào để xem hình ảnh kích thước đầy đủ
Viết bởi Drago Bosnic , nhà phân tích quân sự và địa chính trị độc lập
Từ lâu, người ta đã biết rằng phần lớn “chiến thắng” của chế độ Kiev trên chiến trường đều thuần túy là PR và quang học. Từ “Bóng ma Kiev” và “trụ cột cuối cùng của những người bảo vệ Đảo Rắn” cho đến hệ thống phòng không của đội quân phòng không“Con dê của Kiev” , đã có rất nhiều trò lố lố nhằm mục đích thể hiện người Nga được cho là “thấp kém” hoặc ở thế yếu. ít nhất là “bất tài”. Đến bây giờ, rõ ràng những tuyên bố như vậy đóng vai trò như một bài kiểm tra IQ. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi đang có.
Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) là mục tiêu đặc biệt trong chiến dịch bôi nhọ quy mô lớn này, rất có thể được thiết kế để không chỉ thể hiện Moscow là “yếu đuối” mà còn làm tổn hại đến hoạt động bán vũ khí nước ngoài của nước này . Cụ thể, máy bay chiến đấu của Nga luôn là một ngành kinh doanh rất sinh lợi đối với Điện Kremlin, vì phần lớn thế giới đã mua chúng trong hơn nửa thế kỷ qua. Hoa Kỳ đã cố gắng từ chối khả năng Moscow xuất khẩu vũ khí của mình thông qua các biện pháp trừng phạt, tống tiền và các hình thức gây áp lực khác thông qua các biện pháp cưỡng chế.
Cho đến nay, điều này đã đạt được nhiều thành công khác nhau và thậm chí có thể lập luận rằng nó đóng vai trò như một loại giấy quỳ để kiểm tra chủ quyền thực sự . Vì vậy, điều mà Washington DC thực sự cần là một số tuyên truyền hay về chiến tranh thời xưa. Trước và ngay sau thất bại thảm hại tại Avdeyevka , chính quyền Tân Quốc xã và các đồng minh bộ máy tuyên truyền chính thống của nó đã phát động một nỗ lực nhằm làm mất uy tín của VKS thông qua những tuyên bố lố bịch chẳng hạn như tuyên bố rằng ít nhất ba máy bay phản lực Nga đã bị bắn rơi “trong một trận chiến”. phát súng cuối cùng” vào Avdeyevka , được cho là “làm chậm” lực lượng của Moscow. Cho đến gần đây, có vẻ như con số 3 là “con số kỳ diệu” đối với chế độ Kiev, vì họ cũng đã đưa ra rất nhiều tuyên bố tương tự vào năm ngoái . Tuy nhiên, họ đã quyết định nâng nó lên một bậc, nên cái mới là bảy. Cụ thể, lực lượng chính quyền Tân Quốc xã tuyên bố đã bắn hạ 7 máy bay phản lực của Nga chỉ trong 5 ngày. Người được cho là “thủ phạm”? Chỉ có ba khẩu đội SAM (tên lửa đất đối không) “Patriot” do Mỹ sản xuất được Mỹ và các quốc gia thành viên NATO khác cung cấp.
Điều khá kỳ lạ là hệ thống phòng không này đột nhiên trở nên “quá tốt” sau hơn 30 năm thất bại nhục nhã trước những đối thủ có trình độ công nghệ kém hơn nhiều . Trừ khi có ai đó thực sự tin rằng quân đội Iraq và Houthi đang dẫn trước quân đội Nga. Rốt cuộc, việc các máy bay không người lái “Scud” của Iraq và máy bay không người lái trị giá 500 USD của Houthi tiên tiến hơn tên lửa siêu thanh của Moscow là điều “hoàn toàn hợp lý”. Bỏ chuyện đùa sang một bên, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã biết được khả năng của “Patriot” một cách khó khăn, vì hệ thống SAM được cường điệu hóa quá mức của Mỹ đã không thể đánh chặn được máy bay không người lái và tên lửa giá rẻ của Houthi , dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la cho các công ty như Aramco. Chưa hết, ngay khi được triển khai ở Ukraine, “Patriots” được cho là đã bắt đầu “bắn hạ” các tên lửa siêu thanh của Nga như “Kinzhal” huyền thoại hiện nay. Làm sao chuyện này lại xảy ra? Chà, một lần nữa, “ma thuật” được gọi là tuyên truyền chiến tranh . Khi một bên trong cuộc xung đột nghĩ rằng họ kiểm soát được câu chuyện thì “bất cứ điều gì đều có thể xảy ra” .
Theo Forbes, chỉ trong 5 ngày, lực lượng của chế độ Kiev, “có thể là các phi hành đoàn 'Patriot' đã bắn tên lửa PAC-2 tầm bắn 90 dặm”, được cho là đã “bắn hạ 7 máy bay ném bom Sukhoi: 5 chiếc Su-34 hai chỗ ngồi và hai chiếc Su-35 một chỗ”. Cần lưu ý rằng Su-35S không phải là "máy bay ném bom lượn", mà là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không đẳng cấp thế giới với khả năng đa năng đáng kể , trong khi Su-34 là máy bay chiến đấu-ném bom hoặc máy bay tấn công chiến thuật . Nhưng tôi là ai mà dám hỏi Forbes? Họ chắc chắn biết điều này rõ hơn tôi . Tuy nhiên, xét một cách nghiêm túc, bất kỳ bằng chứng nào cho những tuyên bố như vậy đều rất thiếu. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng “khi trở nên hung hãn hơn với lực lượng 'Patriots' của mình, lực lượng không quân Ukraine đã nghiêng về quy mô phòng không theo hướng có lợi cho mình". Những tuyên bố khá mạnh mẽ, do thiếu bằng chứng chiến trường nói trên. Chưa hết, Forbes kết luận rằng “không quân Nga đang mất đi những máy bay chiến đấu-ném bom tốt nhất với tốc độ không thể duy trì được”, nhấn mạnh rằng “bảy lần bắn hạ trong 5 ngày cho thấy tỷ lệ tổn thất hàng tháng là hơn 40 máy bay phản lực”.
Thật tuyệt vời, Forbes thậm chí còn thực hiện một số phép toán và đưa ra kết luận rằng VKS “chỉ còn khoảng 250 chiếc Su-34 và Su-35”, nghĩa là “với tốc độ này, cả hai loại có thể bị tuyệt chủng trong sáu tháng”. . Sau đó, báo cáo đổ lỗi cho thất bại của chính quyền Tân Quốc xã tại Avdeyevka là do Nga sử dụng bom lượn, đặc biệt là KAB (không nêu rõ loại chính xác). Theo Forbes, hàng trăm quả bom này là "công cụ giúp Nga chinh phục thành công thành phố phía đông". Câu hỏi hiển nhiên được đặt ra là nếu chế độ Kiev bắn hạ nhiều "máy bay ném bom lượn" của Nga như vậy thì tại sao họ lại mất Avdeyevka? Tuy nhiên, chúng ta hãy bỏ qua điều này. Rốt cuộc, nó quá logic đối với bộ máy tuyên truyền chính thống. Bây giờ, chúng ta đã ở đâu? À, vâng. Nga đang thua và Lực lượng Hàng không Vũ trụ của nước này sẽ sớm bị tuyệt chủng. Forbes nói rằng “việc mất Avdiivka đã thắp lên ngọn lửa dưới lực lượng không quân Ukraine”, được cho là đã thúc đẩy họ “chiến đấu quyết liệt hơn” và “chấp nhận nhiều rủi ro hơn” bằng cách triển khai ít nhất 26 bệ phóng “Patriot” dọc tiền tuyến.
Báo cáo tạo ấn tượng rằng Điện Kremlin đang “run rẩy vì sợ hãi” vì họ “biết mình có vấn đề về 'Người yêu nước'", như Forbes tuyên bố. Tuy nhiên, có một vấn đề đang ngăn cản chính quyền Neo-Nazi đạt được “chiến thắng hoàn toàn” – Đảng Cộng hòa. Theo báo cáo, Washington DC là "nhà tài trợ lớn nhất cho tên lửa 'Patriot' và các đảng viên Cộng hòa thân Nga tại Quốc hội Hoa Kỳ đã chặn viện trợ thêm cho Ukraine bắt đầu từ tháng 10". Và thực sự, tin tức về tất cả những vụ “bắn hạ” này cho thấy đây là thời điểm hoàn hảo để cung cấp thêm “viện trợ” cho chế độ Kiev . Trên thực tế, cho đến nay, chỉ có bằng chứng cho thấy một chiếc Su-35S của Nga bị mất một chiếc và "Patriot" được thổi phồng quá mức thậm chí không thể khẳng định điều đó, như Moscow đã xác nhận rằng nó đã bị mất trong một vụ hỏa hoạn giao hữu. Cụ thể, có thể hệ thống IFF (bạn hay thù) của máy bay phản lực gặp trục trặc, khiến lực lượng phòng không Nga bắn hạ nó. Tuy nhiên, chỉ có thể mong đợi rằng chúng ta sẽ được nghe nhiều hơn về tuyên truyền chiến tranh, như chính quyền Tân Quốc xã tuyên bố họ đã bắn hạ hàng trăm máy bay phản lực của Nga .


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
Anh đầu tư đạn pháo và bánh xích cho xe bọc thép Ukraine
Đạn dược Giáp Pháo binh Nước Anh Hỗ trợ quân sự Sản xuất đạn dược Ukraina
Vương quốc Anh sẽ chi 245 triệu bảng Anh trong năm tới để mua và bổ sung đạn pháo cần thiết cho Ukraine.

Chính phủ Anh đã công bố điều này.

Thông cáo lưu ý rằng Ukraine gần đây đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng.


Vương quốc Anh sẽ chi gần 1/4 tỷ bảng Anh (khoảng 280 triệu euro) để mua sắm và tăng cường chuỗi cung ứng nhằm cung cấp đạn pháo cho nhu cầu của Lực lượng vũ trang Ukraine.

“Gần một phần tư tỷ bảng Anh tài trợ sẽ tăng cường kho dự trữ đạn pháo quan trọng của họ. Cùng nhau, chúng ta sẽ đảm bảo Putin thất bại và giành chiến thắng cho nền dân chủ, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và người dân Ukraine”, Bộ trưởng Quốc phòng Grant Shapps nói.

Sản xuất đạn pháo 155 mm tại nhà máy BAE Systems ở Washington, DC. Nguồn ảnh: BAE Systems.
Ngoài ra, chính phủ Anh còn công bố việc ký kết một loạt hợp đồng trị giá hàng triệu bảng Anh giữa bộ phận mua sắm của MOD và Cook Defense Systems có trụ sở tại Anh để cung cấp hàng trăm phụ tùng thay thế cho việc sửa chữa xe tăng Ukraine và các loại xe bọc thép khác.

Cook Defense Systems là nhà phát triển và sản xuất độc lập hàng đầu thế giới về đường ray dành cho xe bọc thép.


Công ty cũng là nhà sản xuất thép đúc bọc thép và cường độ cao được quốc tế công nhận cho xe quân sự.

Đường ray sẽ được sản xuất để hỗ trợ hàng trăm loại phương tiện, bao gồm các phương tiện thời Liên Xô bị lực lượng Nga bỏ rơi và được Lực lượng vũ trang Ukraina thu hồi, cũng như các phương tiện do Anh cung cấp như xe tăng Challenger 2 và xe trinh sát CVR(T).

Được thiết kế bởi Cook Defense Systems.  năm 2021.  Nguồn: thenorthernecho.co.uk
Sản xuất đường ray bởi Cook Defense Systems. 2021. Nguồn ảnh: thenorthernecho.co.uk
Như đã đưa tin trước đó, Ukraine đang tích cực vận hành các xe bọc thép chở quân thuộc dòng CVR(T) của Alvis Vickers plc.

Kể từ mùa hè năm 2022, các xe bọc thép chở quân loại này đã tham gia vào các cuộc chiến ở Ukraine, nơi chúng giúp quân đội Ukraine tiêu diệt kẻ thù.

Sử dụng CVR(T) là một trong những công cụ hỗ trợ bạn có thể sử dụng thiết bị di động của mình.  vào năm 2022. Велика Британія.  Tiếng Anh: Петро Порошенко
Xe bọc thép thuộc dòng CVR(T) được các nhà hảo tâm Ukraine mua ở Anh cho quân đội Ukraine. Tháng 10 năm 2022. Vương quốc Anh. Nguồn ảnh: Petro Poroshenko
Ở khu vực phía Nam, Lực lượng tấn công đường không Ukraine cũng đang sử dụng xe tăng Challenger 2 của Anh.


Poroshenko bàn giao 1.000 máy bay không người lái cho quân đội
Hàng không máy bay không người lái Ukraina Tình nguyện viên
Thứ trưởng Nhân dân Ukraine Petro Poroshenko đã bàn giao 1.000 máy bay không người lái cho quân đội Ukraine.

Tổng thống thứ 5 của Ukraine cho biết lô hàng này bao gồm 900 máy bay không người lái FPV và 100 mẫu khác.

“Chỉ có máy bay không người lái FPV là 900 chiếc, còn có những máy bay không người lái khác. Họ sẽ cứu những người bảo vệ chúng tôi ngay bây giờ, trong thời gian bị pháo kích”, chính trị gia này nói.


Chính trị gia này cũng lưu ý rằng Quỹ Petro Poroshenko sẽ gửi máy bay không người lái trị giá gần 1 triệu USD tới tiền tuyến mỗi tháng.

“Khi bạn đến tiền tuyến, bạn sẽ nghe thấy rằng không bao giờ có quá nhiều máy bay không người lái. Hiện có hàng ngàn máy bay không người lái ở đây. Và đây là nghìn thứ năm chúng tôi gửi đến quân đội của mình. Trong số đó, chúng tôi đã gửi gần một nghìn người đến Lữ đoàn 110 gần Avdiivka và gần một nghìn người đến Lữ đoàn 53. Và khi không có gì để chiến đấu,” ông Poroshenko nói.

Đây là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm.  Лютий 2024. Україна.  Nguồn: eurosolidarity.org
Petro Poroshenko trên nền máy bay không người lái dành cho quân đội. Tháng 2 năm 2024. Ukraina. Nguồn ảnh: eurosolidarity.org
Đặc biệt, máy bay không người lái SPIDER-2 FPV 7 inch và 10 inch đang được chuyển giao cho quân đội.

SPIDER-2 là máy bay không người lái cảm tử được thiết kế để tiêu diệt phương tiện và thiết bị của kẻ thù.


Thông thường, drone SPIDER-2 FPV 10 inch có tải trọng lên tới 4 kg.

Máy bay không người lái có thể đạt tốc độ lên tới 140 km/h và leo lên độ cao 7.000 mét để đáp ứng mọi nhu cầu của phi công.

10 chiếc FPV dành cho SPIDER-2.  Лютий 2024. Україна.  Nguồn: eurosolidarity.org
Máy bay không người lái FPV SPIDER-2 10 inch. Tháng 2 năm 2024. Ukraina. Nguồn ảnh: eurosolidarity.org
Hệ thống định vị GPS giúp họ định hướng trong không gian và hoàn thành nhiệm vụ với độ chính xác tối đa.

“Công việc này sẽ tiếp tục. Chúng tôi sẽ cố gắng không quên kế hoạch để có ít nhất 2 nghìn máy bay không người lái mỗi tháng - tương đương gần một triệu USD - đến tiền tuyến”, ông Petro Poroshenko nói.

Như đã đưa tin trước đó, vào tháng 12, ông Poroshenko đã bàn giao lô máy bay không người lái H10 Poseidon, xe tải đặc biệt và súng trường hạng nhẹ cho Lực lượng Phòng vệ Ukraine để huấn luyện.


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
Hà Lan tuyên bố chuyển giao radar VERA-NG cho Ukraine
Hỗ trợ quân sự nước Hà Lan ra đa Ukraina
Hà Lan tuyên bố chuyển giao hệ thống radar VERA-NG cho Ukraine.

Ngày 23/2, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren công bố danh sách vũ khí, thiết bị đã được chuyển giao và dự kiến sẽ được chuyển giao.

Việc chuyển giao bao gồm một hệ thống radar VERA-NG để tăng cường khả năng phòng không của Ukraine.


Phòng không và giám sát thụ động là những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động quân sự và an ninh hiện đại.

VERA-NG của ERA giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp hệ thống giám sát thụ động tiên tiến và hiện đại được thiết kế để phát hiện, định vị, xác định và theo dõi các mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển.

Список допомоги Україні від Нідерландів
Danh sách viện trợ cho Ukraine từ Hà Lan
Hệ thống VERA-NG bao gồm ba máy thu (trạm) tín hiệu phát ra, với phạm vi bao phủ góc phương vị 360 độ.

Có một sở chỉ huy có trạm riêng ở trung tâm tiếp nhận và xử lý mọi thông tin từ các trạm.


Tổ lái của hệ thống truyền dữ liệu về các mục tiêu được phát hiện với tọa độ tầm xa, góc phương vị và độ cao tới các chốt tác chiến phòng không.

Thông số kỹ thuật của hệ thống như sau: phạm vi phát hiện mục tiêu – 400 km với độ chính xác lên tới 20 m, dải tần hoạt động – từ 88 MHz đến 18 GHz, số lượng mục tiêu theo dõi đồng thời – lên tới 200, thời gian cập nhật thông tin – từ 1 đến 5 giây. Radar có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

РЛС VERA-NG від компанії ERA
Radar VERA-NG của hãng ERA
Công ty ERA cho biết: “Hệ thống này không phát ra năng lượng điện từ, khiến nó trở nên 'vô hình' .

Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Hà Lan đã đặt mua 4 radar trị giá 150 triệu euro.

Принцип дії РЛС VERA-NG
Nguyên lý hoạt động của radar VERA-NG
Vào tháng 12, người ta biết rằng để bảo vệ không phận, Lực lượng Giám sát Hàng không Ukraine đã sử dụng radar 80К6КS1 Phoenix-1 mới nhất.

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
Báo U

Tình báo Quốc phòng Ukraine tiết lộ chi tiết vụ bắn hạ máy bay A-50U
Sofia Syngaivska
Sofia Syngaivska

sofiyka.kv@gmail.com
Ngày 24 tháng 2 năm 2024
2114 1
Máy bay A-50U bốc cháy / ảnh chụp màn hình từ video
Máy bay A-50U bốc cháy / ảnh chụp màn hình từ video

Việc mất A-50U làm suy yếu khả năng tiến hành các hoạt động của Nga trong khu vực
Cơ quan Tình báo Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Ukraine báo cáo về vụ rơi máy bay điều khiển và cảnh báo sớm trên không A-50U của Nga vào ngày 23 tháng 2 năm 2024, gần Primorsko-Akhtarsk trên Biển Azov.
Lần cất cánh cuối cùng của máy bay A-50U diễn ra vào lúc 15h50 ngày 23/2/2024 từ sân bay Akhtubinsk, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động khủng bố gần Primorsko-Akhtarsk – Zernograd.
Việc hệ thống radar Shmel ngừng hoạt động đột ngột trên máy bay A-50U tại khu vực quy định đã được các trạm tác chiến điện tử của Bộ Quốc phòng Ukraine ghi nhận vào lúc 18h45.


Xác nhận thiệt hại đối với máy bay A-50U AEW&C hiện đại hóa của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga xuất phát từ các cuộc đàm thoại vô tuyến bị chặn của phi hành đoàn hỗ trợ Su-35. Một phi công báo cáo đã quan sát hoạt động phòng không, các tia sáng và vụ nổ.
Bằng chứng nữa về hoạt động chung thành công giữa Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine và Không quân Ukraine bao gồm lệnh ngừng nhiệm vụ đối với hai máy bay Su-35 và ba máy bay Su-34 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Những chiếc máy bay này đang tiến hành các hoạt động gần làng Millerovo, một số được dùng để không kích gần Avdiivka.

 
Chỉnh sửa cuối:

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
Ukraine: tuyên bố người Ukrain sẵn sàng cùng Mỹ đánh nhau ở bất cứ đâu, kể cả Bắc Kinh. Thứ trưởng Verkhovna Rada, Alexei Goncharenko nói trong bài phỏng vấn với CNN

https://t.me/caphebanthesu/16666

hảo u cà
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
Cảm xúc của người Ukraine sau hai năm xung đột
Giận dữ, mệt mỏi và kiệt sức là tâm trạng phổ biến của nhiều người Ukraine, đặc biệt là binh sĩ ở tiền tuyến, sau hai năm chiến sự với Nga.

Con đường gập ghềnh, lầy lội, xuyên qua những ngôi làng hoang vắng và cánh đồng gần tiền tuyến ở Donetsk dẫn tới một căn cứ quân sự ẩn trong rừng. Ở đó, cạnh ấm nước đang sôi trên bếp gas và tiếng pháo gầm rú từ xa, Titushko, binh sĩ Ukraine 39 tuổi thuộc Lữ đoàn Xe tăng số một, tỏ vẻ mệt mỏi khi nói về cuộc chiến với Nga trong bối cảnh thiếu thốn đạn dược nghiêm trọng.

Hồi tháng 11/2023, cứ mỗi 10 ngày, đơn vị của Titushko lại được cấp 300 quả đạn pháo. Nhưng giờ đây, họ phải tiết kiệm, chỉ dám bắn 10 quả một ngày.

"Lúc đó, chúng tôi bắn liên tục để tập kích quân địch mỗi khi nhìn thấy mục tiêu. Bây giờ, chúng tôi chỉ khai hỏa để phòng thủ", anh nói.

Titushko ở căn cứ trong khu rừng gần tiền tuyến Donetsk. Ảnh: Guardian


Titushko ở căn cứ trong khu rừng gần tiền tuyến Donetsk. Ảnh: Guardian

Đạn pháo dự trữ tại căn cứ còn rất ít, trong đó có những quả đạn pháo được cho là của Iran bị Mỹ tịch thu ở Biển Đỏ, khi đang trên đường chuyển tới nhóm Houthi tại Yemen. Một binh sĩ Ukraine cho hay lô đạn pháo này "thường xuyên bị lép".

Sau hai năm giao tranh liên tục, Ukraine giờ đây đang ở thế phòng thủ, rơi vào cảnh thiếu đạn và binh lực nghiêm trọng. Quân đội Ukraine tuần trước phải rút khỏi Avdeevka, hứng chịu thất bại lớn đầu tiên kể từ tháng 5/2023.

Tin xấu đến vào thời điểm cuộc xung đột sắp bước vào năm thứ ba và có thể là thời điểm khó khăn nhất với Ukraine. Tâm trạng của người dân Ukraine giờ đây khác hẳn một năm trước, lúc tinh thần họ vẫn phấn chấn vì sự đoàn kết của cả đất nước và niềm tin vào một chiến thắng nhanh chóng.

Tại Kiev, nhà sử học Natalia Kryvda cho hay trong những tháng đầu tiên, cả xã hội đoàn kết vì mục tiêu chung, tạo ra một bản sắc Ukraine mới. "Cảm giác khi đó rất tốt đẹp. Nhưng tôi e là tinh thần đoàn kết này đang rạn nứt", cô nói.

Trước thương vong trên chiến trường gia tăng, nhân lực và vật tư cạn kiệt, viện trợ của Mỹ đình trệ, cùng kịch bản ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng và chấm dứt mọi hỗ trợ cho Kiev, xã hội Ukraine đang trải qua tâm trạng bất an chưa từng thấy.

Tại căn cứ ở Donetsk, Titushko nói về cảm giác của mình trong hai tuần về thăm nhà gần đây. Thời bình, anh làm công nhân lái máy gặt đập liên hợp ở Chernihiv, phía bắc Ukraine, trước khi đăng ký nhập ngũ trong những ngày đầu xung đột.

Đợt nghỉ phép này là lần đầu tiên Titushko rời mặt trận trong hai năm qua. Thay vì vui vẻ, Titushko khó chịu khi nhìn thấy những người khác tận hưởng cuộc sống bình thường trong nhà hàng và cà phê ở hậu phương, hỏi han anh về cuộc chiến.

"Họ cứ hỏi những câu ngớ ngẩn. 'Ở đó thế nào? Cậu giết được bao nhiêu lính Nga? Bao nhiêu binh sĩ Ukraine đã chết?'", Titushko nói, tự hỏi tại sao những người đàn ông này không kề vai sát cánh với mình ở tiền tuyến.

"Tôi không hiểu. Ở đây có đủ việc để làm, kể cả không cầm súng. Người ta có thể đi đào hào, nấu nướng. Ban đầu ai cũng muốn giúp sức, ai cũng quan tâm, nhưng bây giờ thì khác. Tôi nhìn họ, trong đầu nghĩ: 'Các anh sẽ làm gì nếu quân Nga quay lại? Các anh nghĩ họ sẽ phát cho mình kẹo mút à?'"

Bức tường của tu viện Saint Michael có mái vòm vàng dán đầy ảnh tưởng nhớ quân nhân Ukraine hy sinh từ năm 2014. Ảnh: Guardian

Bức tường dán đầy ảnh quân nhân Ukraine tử trận tại tu viện Saint Michael ở Kiev. Ảnh: Guardian

Chiêu binh giai đoạn này ngày càng khó khăn. Kiev liên tục huy động quân nhân trong năm qua và lên kế hoạch bổ sung hàng nghìn binh sĩ trong năm tới. Một số người sẵn lòng ra trận nếu được gọi, nhưng nhiều người kiên quyết trốn ở nhà vì sợ bị triệu tập trên đường, hoặc tìm cách rời đất nước.

"Huy động quân sẽ khó khăn. Bản năng tự vệ, cùng nỗi lo về cuộc chiến kéo dài khiến không ai muốn mạo hiểm mạng sống của người thân", Volodymyr Fesenko, nhà phân tích chính trị ở Kiev, nói. "Chắc chắn Ukraine cần tuyển thêm quân, nhưng sẽ rất thách thức".


Ông kỳ vọng chính phủ Ukraine có thể giải quyết vấn đề này theo từng tháng, thay vì phát lệnh huy động cùng lúc nhiều người, bởi họ sẽ không có đủ nguồn lực để động viên nửa triệu người cùng lúc, trong khi điều này sẽ tác động nặng nề tới nền kinh tế.

Tân binh chiến đấu thế nào cũng là bài toán khó. Một nguồn tin quân đội cho hay giới chức đang lên kế hoạch tăng thời gian huấn luyện tân binh lên hai tháng thay vì một tháng, nhưng thời gian này vẫn chưa đủ.

"Vấn đề nằm ở tâm lý hơn kỹ năng", Valentyn, phó chỉ huy một sư đoàn pháo binh, nói. "Người dân bình thường cần được hướng dẫn để làm quen với việc xa nhà, xa người thân lâu ngày ở tiền tuyến".

Hàng triệu người Ukraine không tham chiến vẫn giúp sức bằng nhiều cách, nhưng chia rẽ trong xã hội ngày càng sâu sắc. Anastasiia Shuba, luật sư trong hội đồng chống tham nhũng của Bộ Quốc phòng, đã cắt liên lạc với những người bạn mà cô cho là thờ ơ với cuộc chiến. Cô thường xuyên ra mặt trận với tư cách tình nguyện viên mang đồ tiếp tế cho quân đội và thăm chồng, sĩ quan chỉ huy ở miền đông.

Sau những chuyến đi tiền tuyến, cô nhận ra sự tương phản ở Kiev, nơi cửa hàng, nhà hàng vẫn mở cửa, đường phố vẫn nhộn nhịp bất chấp đạn pháo của Nga đang dội xuống đất nước.

"Chồng tôi bảo: 'Các anh ở đây để đảm bảo cuộc sống bình thường cho em và mọi người'. Anh ấy dặn tôi cứ đi mua sắm, đi biển cùng con trai", cô nói. "Nhưng rất khó. Đương nhiên, không phải ai cũng biết cầm súng hay sẵn sàng đảm nhận công việc của tình nguyện viên ở tiền tuyến. Chúng ta vẫn cần người vận hành nền kinh tế. Nhưng khi đất nước lâm nguy, chỉ có những kẻ ăn bám mới tiếp tục sống mà không tìm cách giúp đỡ".

Cô không muốn bi quan về tương lai cuộc chiến mà sẽ cố gắng hết sức để làm việc hữu ích. Một vài điểm sáng lóe lên giữa cuộc chiến u ám, như Ukraine đang chiếm ưu thế ở Biển Đen bằng loạt cuộc tập kích bằng xuồng tự sát không người lái, hay sản lượng drone, thiết bị bay không người lái đóng vai trò quan trọng trên chiến trường, được tăng cường.

Có điều, bối cảnh quốc tế khiến triển vọng giành chiến thắng của Ukraine trở nên mờ mịt hơn. Liên minh châu Âu (EU) đã phê duyệt gói viện trợ 50 tỷ euro cho Ukraine, nhưng gói viện trợ 60 tỷ USD của Mỹ vẫn chưa qua được ải Hạ viện.

Không chỉ trên mặt trận, chính trường Ukraine cũng đã xuất hiện những vết nứt. Sự đoàn kết trong năm đầu tiên bắt đầu nhạt dần qua những tháng gần đây, khi các đối thủ chính trị của ông Zelensky tăng cường lên tiếng.

"Ai cũng kiệt sức, cả về thể xác lẫn tinh thần", một nhà ngoại giao ở Kiev nói.

Nếu trong thời bình, Ukraine sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào mùa xuân năm nay, nhưng tình hình bây giờ là không thể. Cũng có một số ý kiến lo ngại rằng ông Zelensky chưa tìm ra đường lối mới sau thời kỳ đầu để thu hút người ủng hộ.

"Bây giờ ở Ukraine chỉ có hai người có quyền ra quyết định", một nhà ngoại giao khác nói, nhắc đến ông Zelensky và chánh văn phòng Andriy Yermak.

Ông Zelensky hồi đầu tháng 2 quyết định sa thải tư lệnh quân đội Valery Zaluzhny. Quyết định thay tướng giữa dòng diễn ra thuận lợi, bởi đa số người Ukraine đều hiểu bất ổn nội bộ chỉ có lợi cho Nga. Tuy nhiên, một số người cho rằng tướng Zaluzhny bị sa thải vì ông ngày càng nổi tiếng và là đối thủ chính trị tiềm tàng với ông Zelensky.

Oleksandr, phải, giữa hệ thống công sự mới ở biên giới phía bắc Ukraine. Ảnh: Guardian

Binh sĩ giữa hệ thống công sự mới ở biên giới phía bắc. Ảnh: Guardian

Kết cục vẫn chưa rõ với cả Nga và Ukraine, nhưng một chiến thắng hoàn toàn cho Ukraine được cho là rất khó xảy ra. Đàm phán với Nga cũng là chủ đề cấm kỵ, bởi có thể Moskva sẽ không tuân thủ thỏa thuận và chỉ dừng tấn công để củng cố lực lượng trước khi tiếp tục cuộc chiến. Nhưng chiến sự cũng không thể kéo dài mãi.

"Nếu năm tới chúng tôi vẫn sống, có lẽ sẽ buộc phải đàm phán ngừng bắn", nhà phân tích chính trị Fesenko ở Kiev nói.

Đối với nhiều người ở tiền tuyến, chấp nhận một nền hòa bình mong manh và không hoàn hảo là sự nhượng bộ không thể tưởng tượng nổi với xương máu của đồng đội họ trong hai năm qua. Titushko không thể chịu nổi nếu về quê tận hưởng cuộc sống yên bình rồi lại bị gọi lên đường chiến đấu với quân Nga.

"Sau cuộc chiến chống phong trào ly khai ở Donbass năm 2014, chúng tôi nghĩ mọi chuyện đã kết thúc, nhưng Nga đã quay lại. Lần này, chúng tôi phải ngăn điều đó tiếp tục xảy ra", anh nói.

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
QUÂN UKRAINE TẨU THOÁT KHỎI LASTOCHKINO BẰNG CHÂN (VIDEO 18+)


u chê chiến lược của Liên Xô, học NATO, trong khi NATO ưu tiên di chuyển bằng cơ giới, vậy mà quân u gần đây toàn phải chạy bộ, vậy học nato dữ chưa ?
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
tin




 
Chỉnh sửa cuối:

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,957
Động cơ
66,800 Mã lực
Tuổi
124
Iran không chuyển tên lửa tầm xa cho Nga - Budanov
Tên lửa đạn đạo Tình báo quốc phòng Nga Ukraina Chiến tranh với Nga
Iran không chuyển tên lửa tầm xa cho Liên bang Nga.

Kyrylo Budanov, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, đã báo cáo về điều này tại Ukraine. diễn đàn 2024

"Không có gì cả. Không có điều nào trong số này là đúng”, Budanov trả lời câu hỏi của các nhà báo.


Reuters gần đây đưa tin về việc vận chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn Zolfaghar dựa trên Fateh-110 tới Nga.

Theo Reuters, Iran sẽ gửi khoảng 400 tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới Nga, trong đó có Zolfaghar 2017, dựa trên tên lửa đạn đạo Fateh-110 năm 2002.

Đặc điểm của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Zolfaghar. Ảnh: ISWNEWS
Tờ báo khẳng định các nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Iran đã xác nhận thông tin này.

Budanov nói thêm rằng người Nga đang sử dụng tên lửa do Triều Tiên sản xuất. Militarnyi đã nhiều lần đưa tin về việc Triều Tiên sử dụng tên lửa đạn đạo.


Ví dụ, vào ngày 8 tháng 2, có thông tin cho rằng người Nga bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên để tấn công khu vực Donetsk.

Vào thời điểm đó, quân đội Nga đã mở cuộc tấn công tổng hợp vào thành phố Selidovo. Những kẻ xâm lược đã tấn công cơ sở hạ tầng dân sự bằng 8 tên lửa, 4 trong số đó do Triều Tiên sản xuất. Văn phòng công tố khu vực Donetsk tuyên bố rằng các mảnh vỡ có bề ngoài giống với tên lửa đạn đạo Hwasong-11Ga (KN-23).

Tên lửa Triều Tiên trong kho vũ khí Nga
Người Nga lần đầu tiên sử dụng Hwasong-11Ga trong các cuộc tấn công tổng hợp lớn vào ngày 30 tháng 12 và ngày 2 tháng 1.

Các nhà điều tra từ tổ chức quốc tế Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR) đã kiểm tra phần còn lại của tên lửa và xác nhận rằng chúng do Triều Tiên sản xuất.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh đặc điểm của tên lửa này với các sản phẩm tương tự của Nga.


Ví dụ, CAR đã xác định được một số đặc điểm giúp phân biệt rõ ràng tên lửa này với SRBM Iskander của Nga.

Mảnh vỡ của tên lửa KN-23/KN-24 của Triều Tiên mà Nga sử dụng để tấn công thành phố Kharkiv của Ukraine vào ngày 2 tháng 1 năm 2024. Ukraine. Nguồn ảnh: Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR)
Một điểm khác biệt liên quan đến phần đuôi: đường kính phần đuôi của tên lửa Triều Tiên là 110 cm, trong khi của Iskander nhỏ hơn, khoảng 95 cm.

Ngoài ra, các thành viên nhóm CAR đã phát hiện ra một nhãn có ký tự viết tay tiếng Hàn “ㅈ” trên phong vũ biểu tên lửa.

Các nhà điều tra cũng ghi lại dấu “112” trên nhiều bộ phận khác nhau được tìm thấy trong các mảnh vỡ của tên lửa. Biển báo này có thể được đặt bởi các công nhân tại nhà máy 11 tháng 2 ở Triều Tiên, nơi được cho là lắp ráp những tên lửa này.


Chính phủ Ấn Độ chấp thuận mua tên lửa chống hạm BrahMos
Tên lửa chống tàu Châu Á Ấn Độ Tạp vụ Thế giới
Ủy ban An ninh Nội các đã thông qua quyết định mua tên lửa chống hạm BrahMos cho Hải quân Ấn Độ.

Tờ Times of India đã đưa tin về điều này.

Tổng cộng, trong khuôn khổ thỏa thuận này, DRDO sẽ chuyển giao tới 220 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos cho Hải quân Ấn Độ.


Tên lửa loại này sẽ trở thành một phần của hệ thống vũ khí tàu mặt nước, giúp Hải quân Ấn Độ giành được lợi thế trong cuộc chiến hải quân tiềm tàng với Trung Quốc.


Hợp đồng này ước tính trị giá 2,4 tỷ USD. Các tên lửa mới chủ yếu sẽ được lắp đặt trên các tàu khu trục Visakhapatnam và Kolkata.

Cần lưu ý rằng Hải quân Ấn Độ sẽ nhận được tùy chọn có tầm bắn tăng lên, lên tới 400 km.

Tên lửa BrahMos là sản phẩm hợp tác phát triển giữa Ấn Độ và Nga dựa trên tên lửa siêu thanh P-800 Onyx AShM của Liên Xô. Hệ thống dẫn đường tên lửa bao gồm hệ thống dẫn đường quán tính và dẫn đường radar chủ động.


Tốc độ bay tối đa của tên lửa lên tới 3 Mach và độ cao bay tối thiểu là 10 mét.

Phóng tên lửa BrahMos từ hệ thống tên lửa chống hạm ven biển. Hình ảnh từ các nguồn mở
Ngoài Ấn Độ, Philippines đã đặt mua hệ thống tên lửa chống hạm ven biển mang tên lửa BrahMos.

Hiện chưa có đơn đặt hàng xuất khẩu nào khác cho loại tên lửa này được công bố. Sau khi nhận được các hệ thống chống hạm này, Philippines sẽ trở thành nước ngoài đầu tiên vận hành tên lửa siêu thanh BrahMos.

Việc Philippines tăng cường năng lực chống hạm là rất quan trọng trong bối cảnh cuộc đối đầu ngày càng gia tăng với Trung Quốc trong khu vực.

Ba khẩu đội của hệ thống chống hạm này sẽ là một phần của các đơn vị ven biển của Thủy quân lục chiến Philippines.


Báo quân đội U lại khen tên lửa gốc Nga
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top