[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Bên trong căn cứ NATO huấn luyện phi công Ukraine lái tiêm kích "chim cắt" F-16
Thứ Hai, 07:11, 24/02/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Có khoảng 20 học viên Ukraine đang theo học khóa đào tạo phi công điều khiển tiêm kích F-16 do NATO tổ chức tại một căn cứ không quân ở vùng Midlands của Anh.

Những người lính trong khóa đào tạo

Yakiv là một trong số 10 học viên Ukraine sắp hoàn tất giai đoạn đầu của khóa huấn luyện sử dụng phản lực cơ nhanh do NATO tổ chức tại một căn cứ không quân ở vùng Midlands của Anh. Yakiv cho biết đã từ bỏ công việc văn phòng nhàm chán để theo đuổi con đường trở thành phi công quân sự.
Với Fedir, một người lính khác tham gia chương trình đào tạo, đây vốn là ước mơ thuở nhỏ nơi diễn ra khóa huấn luyện bay đầu tiên dành cho các phi công Ukraine, động lực của anh đã nhen nhóm từ thuở nhỏ.
"Đây chính là tương lai của tôi", anh nhớ lại khoảnh khắc nhận ra đam mê. "Tôi muốn trở thành phi công".

ben trong can cu nato huan luyen phi cong ukraine lai tiem kich chim cat f-16 hinh anh 1

Các phi công máy bay phản lực nhanh của Ukraine tại một cơ sở đào tạo ở Anh vào tháng 3/2024. Ảnh: Bộ Quốc phòng Anh
Là một phần của sáng kiến mang tên Chiến dịch Interstorm, 20 phi công Ukraine được đào tạo để điều khiển máy bay F-16 Fighting Falcon (tạm dịch là "Chim cắt") do Mỹ sản xuất và tiêm kích Mirage do Pháp sản xuất đã trải qua chương trình huấn luyện chuyên sâu. Họ được rèn luyện kỹ năng tiếng Anh, nắm vững quy trình vận hành trên mặt đất và làm quen với những nguyên tắc bay cơ bản trên máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi tại Anh.
Cũng như các nhóm trước, Yakiv, Fedir và khoảng 20 người đồng đội khác sẽ sớm bước vào giai đoạn huấn luyện nâng cao. Những học viên khóa trước đã được điều sang Pháp để học lái Alpha Jets, nhưng lần này Canada sẽ tiếp quản giai đoạn này. Ở giai đoạn cuối cùng, các học viên sẽ làm quen với F-16 – loại máy bay chiến đấu do tập đoàn quân sự Lockheed Martin sản xuất.
Trong một căn phòng sáng đèn tại căn cứ, ba phi công trẻ, bao gồm Yakiv và Fedir, ngồi trước những tách đồ uống nóng, đối diện với câu hỏi về tương lai của họ sau khi hoàn thành khóa huấn luyện. Họ hiểu rõ viễn cảnh có thể sớm ngồi trong buồng lái của một chiếc F-16, bay trong tầm ngắm của đối phương trên tiền tuyến.
Nhưng hiện tại, "cuộc chiến của chúng tôi ở đây", Ivan – một học viên khác vừa từ Ukraine sang tham gia khóa huấn luyện đầu tiên, lên tiếng. "Chúng tôi ở đây để rèn luyện".
Tương lai của F-16 tại Ukraine
F-16 là những mục tiêu có giá trị cao mà Ukraine sẽ nỗ lực bảo vệ bằng mọi giá. Với khả năng tấn công mặt đất uy lực và sức cơ động linh hoạt trong không chiến, F-16 có thể đạt vận tốc tối đa 2.400 km/h, được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder. Hiện tiêm kích này nằm trong biên chế không quân của 24 nước trên thế giới.
Đối thủ của F-16 Fighting Falcon ở chiến trường Ukraine sẽ là lực lượng phòng không và các máy bay tiêm kích Su-35, Mig-31 của Quân đội Nga. Nga công khai tuyên bố đã đặt giải thưởng cho bất kỳ quân nhân nào của Moscow bắn hạ được chiến đấu cơ F-16. Tới nay, Kiev được cho là đã mất ít nhất một chiếc F-16 do Đan Mạch cung cấp.
Người điều khiển chiếc máy bay này, Trung tá Oleksiy Mes đã không tham gia chương trình huấn luyện tại Anh. Hiện chưa có phi công nào được đào tạo theo chương trình của NATO trực tiếp tham gia các hoạt động chiến đấu tại Ukraine.
Những phi công Ukraine đầu tiên đặt chân đến xứ sở sương mù để học tiếng Anh vào tháng 8/2023 và hoàn thành khóa đào tạo cơ bản vào tháng 3 năm ngoái. Hiện tại, họ đang bước vào giai đoạn cuối của chương trình huấn luyện F-16 tại một địa điểm khác.
Tại Canada, các phi công sẽ tiếp tục bay trên máy bay huấn luyện phản lực L-39 – loại máy bay mà nhiều người trong số họ đã quen thuộc từ quá trình huấn luyện ở Ukraine, trước khi chuyển sang điều khiển F-16.
Chương trình đào tạo kéo dài khoảng 18 tháng, ngắn hơn gần một năm so với chương trình tương đương của Không quân Hoàng gia Anh. Việc rút ngắn thời gian đào tạo hơn nữa có thể làm dấy lên lo ngại về việc liệu các phi công có được chuẩn bị đầy đủ cho chiến đấu hay không.
Căn cứ không quân tại Anh hiện có khả năng đào tạo 20 phi công Ukraine mỗi năm trong giai đoạn đầu, nhưng không thể tiếp nhận thêm. Các quan chức Ukraine trước đây đã chỉ trích Mỹ – một trong những quốc gia cũng tham gia đào tạo phi công Ukraine vì sự chậm trễ trong chương trình huấn luyện. Trong năm 2024, Mỹ và các đối tác quốc tế đã đào tạo một số lượng nhỏ phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16 tại 3 địa điểm, gồm Căn cứ Không quân quốc gia Morris của Mỹ ở Arizona, Căn cứ Không quân Skrydstrup của Đan Mạch và Trung tâm Đào tạo Fetești mới mở ở Romania.
ben trong can cu nato huan luyen phi cong ukraine lai tiem kich chim cat f-16 hinh anh 2

Máy bay F-16. Ảnh: Lockheed Martin
Trên thực tế, nhiều quân nhân Ukraine được gửi đến Anh để đào tạo tiếng Anh hơn là trực tiếp tham gia chương trình huấn luyện lái máy bay phản lực. Vào đầu năm 2025, Đại sứ quán Anh tại Kiev cho biết Anh đã đào tạo 200 nhân sự hàng không Ukraine, không chỉ giới hạn ở các chương trình đào tạo phi công điều khiển máy bay phản lực nhanh mà còn bao gồm các kỹ năng như vận hành mặt đất và nâng cao trình độ tiếng Anh - một trong những rào cản lớn nhất đối với các học viên.
Tại Anh, các phi công mới được đưa trở lại với những kiến thức căn bản, bắt đầu từ con số 0. Những thói quen bay đã ăn sâu trong quá trình đào tạo tại Ukraine không dễ dàng thay đổi, Yakiv thừa nhận. Dù 20 phi công đầu tiên tham gia huấn luyện đều đã có kinh nghiệm bay tại Ukraine nhưng những nhóm tiếp theo sẽ đến Anh được cho là không có kinh nghiệm tương tự.
Trong khi đó, Ukraine chưa nhận đủ số lượng F-16 mà các đồng minh phương Tây cam kết viện trợ. Tổng số máy bay phản lực sắp bàn giao vẫn chưa đạt tới con số mà Kiev tuyên bố là cần thiết cho chiến trường.
Tổng thống Ukraine Zelensky đang hi vọng nhận thêm máy bay chiến đấu F-16 từ Hà Lan, sau cuộc gặp giữa ông và Thủ tướng Hà Lan, Dick Schoof tại Hội nghị Munich vừa qua. Cả hai quốc gia đều nhất trí tăng cường năng lực quân sự của Ukraine như một sự bảo đảm an ninh cho toàn bộ châu Âu.
"Điều này rất quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu. Năm nay, chúng tôi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều máy bay F-16 được giao - bầu trời của Ukraine phải được bảo vệ và an toàn", ông Zelensky nói.
Kiev đã kêu gọi các đồng minh viện trợ máy bay F-16 trong nhiều tháng trước khi những chiếc tiêm kích phản lực do phương Tây sản xuất này lần đầu tiên được cất cánh trên chiến trường vào mùa hè năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 6/2 tuyên bố, ngoài máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Pháp, Ukraine còn nhận được máy bay phản lực F-16 từ Hà Lan. Cùng ngày, có thông tin cho biết máy bay Mirage 2000 đầu tiên của Pháp đã tới Ukraine. Đây là loại máy bay chiến đấu thứ hai mà Kiev nhận được từ các đồng minh trong thời gian diễn ra xung đột với Nga.
Tuy nhiên, thông tin về những chiếc máy bay phản lực được mong đợi từ lâu vẫn khá ít ỏi. Chúng nhanh chóng được triển khai vào nhiệm vụ phòng thủ nhưng chủ yếu hoạt động trong thầm lặng, khiến nhiều người lo ngại rằng chúng có thể đã đến quá muộn để tạo ra thay đổi có lợi cho quân đội Ukraine.
Theo chuyên gia quân sự Nga Viktor Barants, tên lửa phòng không dẫn đường 40N6 của hệ thống phòng không S-400 Nga có thể bắn hạ máy bay F-16 của Ukraine gần như ngay lập tức sau khi cất cánh.
“Các chuyên gia đánh giá với sự trợ giúp của tên lửa phòng không 40N6, chúng tôi có thể bắn hạ máy bay địch ngay sau khi cất cánh ở tầm xa. Tên lửa này có thể bắn hạ tên lửa hành trình, máy bay và trực thăng của đối phương”, chuyên gia quân sự Viktor Baranets cho biết.

Gaza-máy bay không người lái có tầm tấn công 1.000 km
Thứ Hai, 06:52, 24/02/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Iran vừa giới thiệu máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) mới nhất Shahed-149, còn được gọi là "Gaza" nhằm tăng cường khả năng trên không, đặc biệt là đảm nhận các nhiệm vụ trinh sát tầm xa và tấn công chính xác.

Máy bay không người lái Gaza

Trong cuộc tập trận quân sự "Great Prophet Authority" (Nhà tiên tri vĩ đại) do Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) tiến hành, Iran đã giới thiệu máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) mới nhất của họ - Shahed-149, còn được gọi là "Gaza", nhằm tăng cường khả năng trên không, đặc biệt là đảm nhận các nhiệm vụ trinh sát tầm xa và tấn công chính xác.


gaza-may bay khong nguoi lai co tam tan cong 1.000 km hinh anh 1

Máy bay không người lái Shahed-149 Gaza của Iran. Nguồn: tehrantimes.com
Máy bay không người lái Gaza có sải cánh 22 m, trọng lượng cất cánh 3.100 kg, sức chứa nhiên liệu 1.500 kg. Cùng với Fotros, Kaman-22 và Mohajer-10, Gaza thuộc danh sách những UAV lớn nhất của Iran. Được trang bị động cơ tua bin cánh quạt PT6A-25C tạo công suất 750 mã lực, nó có thể đạt tốc độ lên tới 350 km/giờ và hoạt động ở độ cao trên 10.500 m với tốc độ bay ổn định là 215 km/h, bán kính hoạt động khoảng 4.000 km.

Nhờ tốc độ cao, Shahed-149 sẵn sàng phản ứng nhanh trong các hoạt động quân sự chiến lược. Máy bay không người lái này có thời gian bay lên tới 35 giờ, có thể thực hiện các nhiệm vụ kéo dài. Cấu hình hiện tại bao gồm hai điểm cứng trên mỗi cánh, cho phép nó mang theo nhiều loại đạn dẫn đường chính xác, bao gồm Sadid-345, Qaem-1, Qaem-5, Ra'ad-301, Balaban, Shafaq-3, Shafaq-4, Almas và Yasin.
Với tải trọng 500 kg, Shahed-149 cũng có thể mang tới 13 quả bom lượn dẫn đường chính xác Sadid-345 (5 quả được chứa bên trong và 8 quả được gắn trên các điểm cứng bên ngoài), cho phép thực hiện các cuộc tấn công chính xác trong bán kính 1.000 km. Bom Sadid-345 có hệ thống dẫn đường hỗ trợ GPS và hệ thống dẫn đường quang điện tử, được thiết kế với đầu đạn chứa thuốc nổ H6, được tối ưu hóa cho các hoạt động chống thiết giáp và chống bộ binh, khi phát nổ tạo ra bán kính nổ gây chết người là 30 m.
Bộ thiết bị điện tử hàng không tinh vi của nó bao gồm các cảm biến quang điện và hồng ngoại, camera quan sát ban ngày với khả năng zoom 120X, hệ thống hình ảnh nhiệt và máy đo khoảng cách bằng laser, mang lại khả năng nhận thức chiến trường vượt trội. Được trang bị bom lượn dẫn đường chính xác, máy bay không người lái Gaza có khả năng thực hiện các cuộc tấn công cực kỳ chính xác vào cả mục tiêu cố định và di động.
Khả năng hoạt động
IRGC công bố máy bay không người lái Shahed-149 Gaza lần đầu tiên vào tháng 5/2021 để kỷ niệm chiến thắng của lực lượng kháng chiến Palestine trước Israel trong cuộc chiến kéo dài 11 ngày ở Gaza.
Shahed-149 Gaza được thiết kế dựa trên mẫu đã được kiểm chứng Shahed-129, đã đi vào hoạt động từ năm 2013, máy bay không người lái Gaza được mở rộng đáng kể để tăng cường các khả năng của nó. Chủ yếu hoạt động như một máy bay không người lái chiến đấu có khả năng tấn công nhiều mục tiêu trong một lần xuất kích, máy bay này cũng được trang bị các cảm biến tiên tiến để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, giám sát, thu thập thông tin tình báo và hậu cần.
Trong một cuộc tập trận quân sự, Shahed-149 Gaza đã tấn công và phá hủy thành công tám mục tiêu giả định của kẻ thù, chứng minh khả năng tấn công chính xác của nó.
Ý nghĩa chiến lược
Việc đưa vào sử dụng máy bay không người lái Shahed-149 Gaza đánh dấu bước tiến đáng kể trong công nghệ quân sự, đặc biệt là công nghệ máy bay không người lái của Iran. Tầm bay và độ bền được mở rộng của máy bay cho phép nó tiếp cận các mục tiêu xa tới tận Israel và quay trở lại mà không cần tiếp nhiên liệu, do đó tăng cường phạm vi chiến lược của Iran trong khu vực. Sự phát triển này chắc chắn sẽ có những tác động đáng kể đến động lực an ninh khu vực.
Thiết kế của máy bay không người lái Gaza cho phép nó hoạt động tốt trong các môi trường khác nhau. Thời gian bay dài của nó có nghĩa là nó có thể bay trên không trong thời gian dài. Điều này làm cho nó phù hợp cho cả các nhiệm vụ giám sát và chiến đấu. Khả năng mang nhiều bom của máy bay không người lái làm tăng hiệu quả của nó trong các hoạt động quân sự, đặc biệt là trong nỗ lực tăng cường hệ thống phòng thủ của Iran.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Đằng sau nỗ lực của Ukraine nhằm đánh bại tác chiến điện tử mạnh mẽ của Nga
Chủ Nhật, 07:09, 23/02/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Một công ty công nghệ máy bay không người lái của Ukraine đang nỗ lực đánh bại các phương tiện tác chiến điện tử mạnh mẽ của Nga nhưng không phải bằng các máy bay không người lái cáp quang.

Ukraine nỗ lực đối phó tác chiến điện tử của Nga

Các giám đốc điều hành hàng đầu của Sine.Engineering nói với Business Insider rằng công việc của họ nhằm mục đích thay đổi hoàn toàn cách thức những người vận hành làm việc với máy bay không người lái khi các hệ thống này tiếp tục thống trị chiến trường.
Sine phát triển các nền tảng liên lạc cho các phương tiện bay không người lái hoạt động trong môi trường giao tranh và không có GPS. Công ty này bắt đầu tập trung vào các giải pháp thiết kế cho những thách thức liên lạc của UAV trong năm 2022 và sẽ bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt năm tới.
Dang sau no luc cua ukraine nham danh bai tac chien dien tu manh me cua nga hinh anh 1

Ảnh minh họa: Reuters
Sine sử dụng các hệ thống định vị không phải GPS để tránh bị gây nhiễu, dựa vào các tính toán thời gian bay để xác định vị trí. Các sản phẩm của công ty đang được áp dụng cho hơn 50 máy bay không người lái ở Ukraine và cũng được một số công ty ở nước ngoài sử dụng.

Đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty - ông Andriy Chulyk nói với Business Insider rằng việc hiểu biết về tình hình chiến trường rất quan trọng để thiết kế công nghệ cho một cuộc giao tranh, đặc biệt khi mục tiêu là đánh bại các thiết bị tác chiến điện tử của một cường quốc quân sự,
"Bạn nên thử và kiểm tra nhiều loại khác nhau" rồi kết nối với quân đội Ukraine "để nhận được phản hồi liên tục", ông Andriy Chulyk cho hay.
Tác chiến điện tử của Nga đã buộc Ukraine phải thích nghi và sử dụng các chiến thuật riêng của mình. Các chip dữ liệu của Sine nhỏ như thẻ SD và được thiết kế để hỗ trợ điều hướng máy bay không người lái đến các mục tiêu không có vệ tinh.
Nhiều hệ thống máy bay không người lái sẵn có và đạn dẫn đường bằng GPS dựa vào thông tin vệ tinh nhưng máy bay không người lái được trang bị công nghệ Sine phụ thuộc vào tín hiệu từ mô-đun liên lạc theo dõi vị trí của máy bay không người lái theo cách phần nào gợi nhớ đến "tính toán điểm chết" trước GPS của phi công (dead reckoning - quá trình tính toán vị trí hiện tại của một vật thể chuyển động bằng cách sử dụng vị trí đã xác định trước đó hoặc điểm cố định, đồng thời kết hợp các ước tính về tốc độ, hướng đi và thời gian đã trôi qua - ND).
Các công cụ phần cứng và phần mềm của Sine có mục đích cung cấp khả năng điều hướng và kiểm soát bay đáng tin cậy, cũng như khả năng chống gây nhiễu GPS. Công ty này cũng đang nghiên cứu cách giữ cho máy bay không người lái bay trên tín hiệu vô tuyến ngay cả trong môi trường giao tranh dày đặc thiết bị gây nhiễu tần số.
Ông Chulyk và Giám đốc Chiến lược của Sine là Andriy Zvirko cho biết các bộ phận máy bay không người lái của họ được tự sản xuất và có giá cả phải chăng, cả hai đều rất quan trọng để mở rộng quy mô hoạt động.
Khi nói đến các công nghệ liên lạc cho máy bay không người lái, "không chỉ là về giá cả mà còn về cách chúng hoạt động", ông Zvirko cho hay. Theo ông: "Thật khó để tìm được một nhà cung cấp tốt. Đó là lý do tại sao chúng tôi tự tạo ra sản phẩm của riêng mình vì chúng tôi đã thấy khoảng cách này trên thị trường".


Súng hoa cải bắn đạn ghém: “Sát thủ” diệt UAV trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Việc sử dụng súng hoa cải được coi là một trong số những giải pháp tiết kiệm chi phí cho các binh sỹ khi họ không thể tiếp cận hoặc vận hành các hệ thống tác chiến điện tử (EW) nhằm đối phó với máy bay không người lái.
Bầy đàn UAV
Nhiều sản phẩm của Sine đang hoạt động trên chiến trường nhưng một trong những trọng tâm mới hơn của họ đang được thử nghiệm với quân đội Ukraine là máy bay không người lái theo bầy đàn, trong đó sử dụng tính tự chủ để điều khiển máy bay không người lái nhắm vào mục tiêu. Bầy đàn UAV không phải là một khái niệm mới nhưng ông Chulyk và ông Zvirko cho biết các nhà phát triển UAV có những ý tưởng khác nhau về khả năng của chúng. Tầm nhìn của họ liên quan đến việc người vận hành có thể điều khiển nhiều phương tiện không người lái cùng lúc và chuyển sang máy bay không người lái mà họ muốn tại một thời điểm nhất định hay không.
"Chúng tôi tin rằng nó sẽ giúp lực lượng quân sự của chúng tôi hiệu quả hơn vì có thể vận hành nhiều máy bay không người lái cùng lúc với 1 hoặc 2 người điều khiển", ông Chulyk nói.
Sine đang nỗ lực đạt được tính tự chủ trong công nghệ UAV nhưng thách thức chính là lượng dữ liệu cần thiết để tính toán khả năng điều hướng và độ chính xác.
Trí tuệ nhân tạo vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trên chiến trường, đơn vị UAV đặc biệt của Ukraine là Typhoon nói với Business Insider trong tháng này nhưng khả năng như vậy về cơ bản có thể thay đổi tác chiến UAV và giúp đối phó với tác chiến điện tử, tức là UAV có thể tiếp tục nhằm vào mục tiêu ngay cả khi tín hiệu bị cắt đứt.
Máy bay không người lái sợi quang xuất hiện như một biện pháp đối phó với các vấn đề của tác chiến điện tử nhưng hiện cũng chưa được sử dụng rộng rãi, ít nhất là so với máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) thông thường. Máy bay không người lái được kết nối cứng với người điều khiển, đảm bảo kết nối ổn định nhưng chúng cũng có những nhược điểm riêng như phạm vi hoạt động hạn chế và các chướng ngại vật về môi trường. Tuy nhiên, lợi ích là chúng không thể bị gây nhiễu bởi các thiết bị gây nhiễu tần số vô tuyến, vốn có thể làm phức tạp thêm các hoạt động của UAV.
Việc gây nhiễu đã tạo ra một không gian chiến đấu, nơi các đơn vị UAV phải làm việc chăm chỉ hơn và khôn ngoan hơn để xác định đối thủ đang cố gắng phá hoại các UAV của họ và cách họ cần điều chỉnh các hệ thống của mình để tiếp cận mục tiêu. Điều này cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn từ ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Vì sao tiêm kích F-16 buộc phải bay thấp khi tham chiến tại Ukraine?
Thứ Ba, 06:58, 25/02/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Mới đây, trên mạng xã hội X xuất hiện hình ảnh máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine đang bay ở độ cao thấp tại một địa điểm không được tiết lộ ở Ukraine. Chiếc máy bay được cho là đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

Chiến thuật bay thấp của F-16

Hình ảnh ấn tượng này đã cung cấp cái nhìn về cách Ukraine triển khai phi đội F-16 mới trong cuộc xung đột đang diễn ra, làm nổi bật chiến thuật hoạt động trên không của nước này.
vi sao tiem kich f-16 buoc phai bay thap khi tham chien tai ukraine hinh anh 1


Phi đội F-16. Ảnh: Getty
Chuyến bay tầm thấp của tiêm kích F-16 được cho là động thái được tính toán kỹ lưỡng dựa trên chiến lược quân sự. Các phi công Ukraine vận hành những máy bay F-16 này ở độ cao tối thiểu, thường dưới 150m, để tránh hệ thống radar của Nga.
Chiến thuật bay thấp cho phép máy bay chiến đấu sử dụng địa hình đồi núi, thung lũng và rừng cây rậm rạp như một lá chắn tự nhiên khiến đối phương khó phát hiện. Đây là một lợi thế quan trọng đối với Ukraine trong vùng chiến sự nơi Nga duy trì các mạng lưới phòng không tinh vi như S-300 và S-400. Các hệ thống phòng không này rất hiệu quả trong việc theo dõi các mục tiêu ở độ cao lớn nhưng lại khó nắm bắt mục tiêu bay thấp - nơi tín hiệu radar có thể bị che khuất.

Ngoài khả năng tàng hình, việc bay tầm thấp còn giúp tăng cường độ chính xác cho nhiệm vụ tấn công của tiêm kích F-16. Phi công có thể phát hiện mục tiêu bằng hình ảnh và phóng đạn dược chính xác vào các vị trí, tuyến tiếp tế hoặc cơ sở hạ tầng của Nga.
Tuy nhiên, chiến thuật này đi kèm với rủi ro nhất định, khiến máy bay chiến đấu phải đối mặt với các mối đe dọa trên mặt đất như hệ thống phòng không di động [MANPADS] và súng phòng không, đồng thời đòi hỏi kỹ năng và sự phối hợp đặc biệt giữa phi công với lực lượng mặt đất. Đối với Ukraine, cách tiếp cận này phản ánh một chiến lược rộng lớn hơn là tích hợp công nghệ phương Tây trong chiến lược tấn công khi không bên nào đạt được ưu thế trên không.
Đây không phải là lần đầu tiên máy bay F-16 của Ukraine bay bám sát mặt đất. Kể từ lần đầu tiên hoạt động tại Ukraine vào tháng 8/2024, tiêm kích này đã thực hiện các hoạt động tương tự. Vào ngày 9/2/2025, video đăng tải trên X cho thấy chiếc F-16 thực hiện hoạt động bay thấp. Một ngày sau (10/2), một video khác cho thấy chiếc F-16AM được trang bị bom lượn và tên lửa không đối không bay gần mặt đất.
Những hoạt động lặp đi lặp lại này cho thấy mô hình chiến thuật nhất quán khi Ukraine tích hợp máy bay chiến đấu vào chiến lược phòng thủ, cân bằng rủi ro và cơ hội trong một cuộc chiến kéo dài.
Tính đến ngày 23/2/2025, Ukraine đang vận hành một phi đội F-16 khá khiêm tốn, mặc dù số lượng máy bay chính xác vẫn chưa được tiết lộ vì lý do an ninh. Theo một số báo cáo, Ukraine hiện có hơn 10 tiêm kích F-16 đang hoạt động, hầu hết từ các đợt bàn giao ban đầu của Đan Mạch và Hà Lan vào năm 2024. Các đối tác phương Tây đã cam kết chuyển giao tổng cộng khoảng 80 máy bay F-16 cho Kiev. Tuy nhiên, việc bàn giao đang gặp phải nhiều trở ngại.
Bỉ có kế hoạch bàn giao 2 tiêm kích F-16 cho Ukraine vào cuối năm 2024 nhưng đã thông báo hoãn lại kế hoạch vào tháng 12/2024, với lý do thiếu phi công và phụ tùng thay thế. Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder cho biết, việc chuyển giao dự kiến diễn ra vào năm 2025. Điều này làm nổi bật những thách thức về mặt hậu cần khi tích hợp những máy bay phức tạp này vào nỗ lực chiến đấu của Ukraine.
Dàn vũ khí của F-16
Những chiếc F-16 mà Ukraine sở hữu chủ yếu là các biến thể F-16AM/BM, các mẫu nâng cấp giữa vòng đời của thiết kế F-16A/B Block 15. Các nước NATO hiện đang loại bỏ dần loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư này để chuyển sang sử dụng tiêm kích F-35 tiên tiến của Mỹ. Dù vậy, những chiếc F-16 mà phương Tây bàn giao đã được hiện đại hóa với hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến phù hợp với nhu cầu của Kiev. Chúng có radar AN/APG-66(V)2 của tập đoàn Northrop Grumman, cung cấp khả năng phát hiện mục tiêu trên không và trên mặt đất, kết hợp với hệ thống điện tử AN/ALQ-131 của Raytheon, cung cấp các biện pháp đối phó điện tử mạnh mẽ để gây nhiễu radar và hệ thống dẫn đường tên lửa của đối phương.
Phi công cũng sử dụng Thiết bị tích hợp trên mũ có thể tháo rời thế hệ mới (JHMCS), cho phép nhắm mục tiêu chính xác vào tên lửa ngoài tầm ngắm. Đối với nhiệm vụ chiến đấu trên không, tiêm kích f-16 mang theo tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder, tầm nhiệt, thường là các biến thể AIM-9L/M hoặc AIM-9X, và tên lửa tầm trung AIM-120C-5 hoặc AIM-120C-7, vượt trội hơn so với tên lửa R-27 và R-73 từ thời Liên Xô mà lực lượng không quân Ukraine trước đây từng sử dụng.
Ngoài ra, tiêm kích F-16 được trang bị các loại bom dẫn đường chính xác như Bom đường kính nhỏ GBU-39/B có cánh giúp mở rộng phạm vi tấn công hay tên lửa chống bức xạ radar AGM-88 HARM để nhắm vào các địa điểm radar của Nga.
Máy bay F-16 cũng được trang bị pháo M61A1 Vulcan 20mm để tham gia các cuộc không chiến tầm gần. Việc lắp các bình nhiên liệu bên ngoài giúp mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay lên đến hơn 1.500 km, có thể bao phủ tiền tuyến rộng lớn của Ukraine. Máy bay có 6 giá treo vũ khí, cho phép điều chỉnh tải trọng linh hoạt, cân bằng giữa vai trò phòng không và tấn công mặt đất.
Việc nâng cấp chiến đấu cơ F-16 phản ánh nỗ lực chung của phương Tây nhằm tăng cường năng lực không quân của Ukraine để đối phó với lực lượng không quân Nga vượt trội về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, quy mô nhỏ của phi đội F-16 và việc thiếu cơ sở hạ tầng hỗ trợ đầy đủ của NATO đã hạn chế tiềm năng của chiến đấu cơ này, buộc Ukraine phải dựa vào các hoạt động phân tán và những chiến thuật đặc biệt như bay tầm thấp. Theo giới phân tích, việc điều khiển F-16 bay tầm thấp là minh chứng cho quyết tâm của Ukraine trong nỗ lực thích nghi và đối phó với những thách thức trên bầu trời trong một cuộc chiến không ngừng nghỉ.
Các nhà phân tích quân sự Nga thường xuyên nhấn mạnh đến việc nhắm mục tiêu vào tiêm kích F-16 trên mặt đất, trích dẫn khả năng dễ bị tấn công của chúng trong giai đoạn cất cánh và hạ cánh. Nga được cho là đang đặt mục tiêu phá vỡ khả năng duy trì và vận hành các chiến đấu cơ tiên tiến của Ukraine, nhằm bảo toàn ưu thế trên không của Nga và hạn chế khả năng phản công của Kiev.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Để đánh giá kinh nghiệm không quân top thế giới, thì hãy nhìn cách các nước lớn lấy đối tượng tác chiến

Su-30MKK của Trung Quốc và F-16 của Mỹ với màu sơn kiểu cỏ mía trong diễn tập đối kháng với kẻ địch giả định là Không quân Nhân Dân Việt Nam.

1740461141216.png
1740461144694.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực
Nga tiết lộ số lượng mục tiêu bị phá hủy bởi các cuộc tấn công của Iskander ở Ukraine
0 0 0 Chia sẻ0 Mới Hỗ trợ SouthFrontTải xuống PDF
Nga tiết lộ số lượng mục tiêu bị phá hủy bởi các cuộc tấn công của Iskander ở Ukraine
Hình ảnh minh họa
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã báo cáo số lượng mục tiêu bị hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M của Nga tấn công. Trong Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, hơn 1.400 mục tiêu đã bị hệ thống Iskander-M tấn công.
Lực lượng vũ trang của Liên bang Nga đang sử dụng nhiều loại vũ khí để đánh bại các mục tiêu của đối phương. Quân đội Nga lưu ý rằng tùy thuộc vào nhiệm vụ, hệ thống Iskander có thể sử dụng đạn đạo hoặc đạn hành trình, không thể bị lực lượng phòng không Ukraine đánh chặn nhờ tốc độ siêu thanh. Bộ Quốc phòng Nga nhớ lại rằng hệ thống này sử dụng một số đầu đạn thông thường khác nhau, bao gồm đầu đạn đạn chùm, đầu đạn nổ tăng cường nhiên liệu-không khí, đầu đạn nổ phân mảnh cao, đầu đạn xuyên đất để phá boongke và thiết bị xung điện từ cho nhiệm vụ chống radar. Tên lửa cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Nga tiết lộ số lượng mục tiêu bị phá hủy bởi các cuộc tấn công của Iskander ở Ukraine
Nhấp để xem hình ảnh kích thước đầy đủ
Tên lửa cơ động được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính hỗ trợ GLONASS. Nó cũng có thể được trang bị một đầu dò quang học với hệ thống tương quan diện tích lập bản đồ cảnh số hóa để dẫn đường đầu cuối.
Quân đội Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa Iskander để tấn công các mục tiêu quân sự có giá trị cao, như nơi tập trung nhân lực và thiết bị, sâu trong lãnh thổ Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt và đã đạt được nhiều thành công.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,838
Động cơ
138,353 Mã lực

baicx7

Xe buýt
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
780
Động cơ
54,626 Mã lực
Tuổi
125


 

baicx7

Xe buýt
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
780
Động cơ
54,626 Mã lực
Tuổi
125
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top