[Funland] Tìm hiểu về tàu ngầm và tàu lớp Kilo 636 của Việt Nam ( phần II )

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Thớt kia được 100 tầng rồi, các cụ bận quá nên em mạo muội làm thêm thớt này.



'Thuở hồng hoang' của các tàu ngầm quân sự (kỳ 1)
Tàu ngầm hiện đại được sử dụng nhiều trong cả mục đích quân sự và dân sự. Đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, tàu ngầm là những “kình ngư” đáng sợ của vùng biển sâu, được trang bị vũ khí tối tân, tuần tiễu độc lập nhiều tháng trời dưới đáy biển.Hãy cùng ngược dòng trở về thời đại sơ khai của tàu ngầm, và tìm hiểu lịch sử của một trong những thành tựu vĩ đại của loài người.Những tàu ngầm đầu tiên của thế giới xuất hiện từ thời Victorian (từ năm 1840 tới sau năm 1900), mang đặc điểm của tàu Nautilus trong tiểu thuyết “hai vạn dặm dưới đáy biển” của Jules Verne. Trong thực tế, ý tưởng về tàu ngầm xuất hiện từ thế kỉ 16, nhưng những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật trong thời Victorian đã chắp cánh cho những ý tưởng này. Sản phẩm chính là tàu lặn có trang bị kính tiềm vọng mang tên Gymnote của Pháp ra đời vào năm 1889. Nguyên mẫu cho tàu Natilus của thuyền trưởng Nemo trong tiểu thuyết “hai vạn dặm dưới đáy biển” chính là tàu ngầm Plongeur mà tác giả đã chiêm ngưỡi tại triển lãm Universelle năm 1867.Sau đây, các
Thiết kế rất "đơn sơ" của tàu Nautilus. Nautilus dài 3,25 , cao 0,7 m và rộng 0,63 m, lượng giãn nước là 6 tấn. Tàu được trang bị tám đèn cỡ lớn trong khoang, cửa sập và tháp chỉ huy phía trên để quan sát khi nổi. Nautilus sử dụng sức người để chạy một chân vịt lớn gắn phía đuôi tàu, một hệ thống đòn bảy và pít tông điều khiển tàu, và mỏ neo nặng 23 kg. Thủy thủ đoàn gồm 3 người. Tàu Nautilus được chạy thử tại Fromentine, Noirmoutier gần Nantes, Pháp vào năm 1833. Có một điều thú vị, Brutus de Villeroi là giảng viên danh tiếng về vẽ kỹ thuật và toán tại trường dòng Saint – Donatien tại Nantes, nơi Jules Verne theo học. Rất có thể, tàu ngầm Nautilus của thuyền trưởng Nemo được Jules Verne lấy ý tưởng từ thiết kế của người thày Villeroi.2. Brandtaucher - cỗ máy quân sự của người ĐứcBrandtaucher được nhà phát minh người Đức Wilhelm Bauer phát minh, sau đó được Schweffel&Howaldt chế tạo tại Kiel theo đơn đặt hàng của hải quân Đức, năm 1850.
Tàu Braundtaucher có hình dáng rất đặc biệt. Vào tháng 1/1850, ý tưởng thiết kế Brandtaucher được Bauer - một người lính kỵ binh đề xuất, trong nỗ lực phá vòng vây của quân địch trong chiến tranh Đức – Nauy. Thiết kế của Bauer đã gây ấn tượng cho bộ chỉ huy hải quân Đức và được tài trợ thử ngiệm. Sau này, trong quá trình chế tạo, do kinh phí quá lớn, Braundtaucher được sửa đổi, giảm khả năng lặn sâu từ 30 m xuống 9,5 m. Brandtaucher dài 8,07 m, rộng 2,2 m và lượng giãn nước là 2,63 m, sử dụng sức của 3 thủy thủ để đẩy chân vịt. Vận tốc thiết kế tối đa là 3 hải lý/giờ.
Thiết kế của tàu Braundtaucher. Vào tháng 2 năm 1852, Braudtaucher đã bị chìm ngay ở lần thử đầu tiên tại cảng Kiel. Bauer và hai thủy thủ khác may mắn thoát chết nhờ vào các bóng khí lớn thoát ra khi họ cố mở cửa trên tàu. Tới năm 1887, xác tàu được phát hiện ở độ sâu 18,6 m và trục vớt. Hiện tại, Braundtaucher được trưng bày tại bảo tàng lịch sử quân sự Đức tại Dresden.
Cấu trúc bên trong của Braundtaucher. 3. Ictineo - kết tinh của công nghệ và sự đam mê

Ictineo I là một tàu ngầm rất tiên tiến được chế tạo vào năm 1958 bởi Narcis Monturiol I Estarriol. Sau đó, ông còn tạo ra phiên bản tiếp theo có tên Ictineo II.Monturiol xuất thân từ vùng Cadaques, ông đã chứng kiến tận mắt sự nguy hiểm của nghề lặn biển khai thác san hô. Ý tưởng chế tạo một con tàu giúp các ngư dân làm việc an toàn được Monturiol ấp ủ trong suốt 12 năm. Cuối cùng, ông đã chế tạo nó nhờ vào tiền quyên góp từ bạn bè và cộng đồng.
Mô hình của Ictineo I. Tên của tàu ngầm – Ictineo xuất phát từ tiếng Hi Lạp cổ đại: icthus – cá và naus – thuyền. Ông viết: “Ictineo có hình dáng của một chú cá, và bơi giống cá bằng động cơ sau đuôi thuyền, chỉnh hướng bằng cấu trúc giống vây cá, lặn và nổi nhờ các bóng khí và vật nặng.”Thiết kế của Ictineo có những nét rất hợp với nguyên tắc khí động học hiện đại. Tàu gồm 2 lớp: Khoang áp lực bên trong và vỏ tàu bên ngoài. Ngăn giữa khoảng áp lực và vỏ tàu chính là khoang chứa khí. Khoang áp lực của Ictineo dài 4 m, cao 2 m và rộng 1 m, được tạo bằng gỗ cây ô liu, nẹp gỗ sồi và bọc đồng dày 2 mm. Trong thiết kế ban đầu, toàn bộ khoang này được chế tạo bằng đồng.Vỏ ngoài của tàu dài 7 m, cao 2,5 m và có lượng giãn nước là 10 tấn. Vỏ tàu được trang bị vài tấm kính dày, giúp tăng khả năng quan sát cho người lái. Khoang giữa của tàu có 4 thùng chứa, được điều khiển bằng các van giúp điều chỉnh khả năng lặn của tàu. Motnuriol cũng thiết kế hệ thống cứu hộ khẩn cấp cho người lái khi gặp nạn. Chân vịt được kéo bằng tay xoay, khoang lái được thắp sáng bằng nến và có trang bị hệ thống thoát khí thải carbonic.
Thiết kế của Ictineo I mang rất nhiều nét đột phá về công nghệ. Theo thiết kế, tàu ngầm có thể lặn tới độ sâu 500 m, nhưng trên thực tế, Ictineo chỉ lặn xuống độ sâu tối đa là 50 m vì các lý do an toàn.Vào tháng sáu năm 1859, Ictineo có chuyến hành trình biển đầu tiên. Sau khoảng 50 lần lặn thành công, Ictineo bị phá hủy khi bị tàu hàng đâm trúng vào năm 1962. Phiên bản Ictineo II ra đời sau đó với những cải tiến đáng kể. Hiện nay, mô hình của Ictineo I được trưng bầy tại lối vào của viện bảo tàng hải dương học tại Barcelona.
4. Plongeur - nguyên mẫu cho tàu Nautilus nổi tiếng
Tàu ngầm của Pháp mang tên Plongeur (nghĩa là: thợ lặn) được xuất xưởng vào ngày 16/4/1863, là tàu ngầm đầu tiên sử dụng động cơ thay vì sức người. Plongeur được đại tá Simeon Bourgeois thiết kế và kĩ sư hàng hải Charles Brun chế tạo tại Rochefort từ năm 1859.
Tàu Plongeur qua ảnh chụp. Plongeur chính là nguyên mẫu cho tàu Natilus của Jules Verne khi ông tham quan nó tại triển lãm Universelle vào năm 1867. Động cơ đẩy sử dụng khí nén chứa trong 23 bình chứa ở áp suất 12,5 bar. Chính vì thể tích rất lớn của các bình chứa (153 m3) nên kích thước của Plongeur rất lớn. Động cơ có công suất 60 kW (80 mã lực) có khả năng di chuyển tàu quãng đường dài 9 km ở tốc độ 4 hải lý/giờ. Ngoài ra, trên thành tàu còn gắn các thùng chứa điều khiển trạng thái nổi – chìm của Plougeur.
Thiết kế của Le Plongeur. Tàu ngầm dài 43 m, có lượng giãn nước là 420 tấn. Thủy thủ đoàn gồm có 12 người. Với các cọc gỗ, ngư lôi được bắn đi bằng điện, Plougeur là một đối thủ đáng sợ trên biển với khả năng đánh thủng vỏ tàu của địch nhanh chóng. Đi cùng Plougeur trong các trận thủy chiến là tàu hỗ trợ có tên Cachalot với nhiệm vụ cung cấp khí nén khi cần thiết.
Mô hình tàu Le Plongeur trong viện bảo tàng. Được trung úy Marie Joseph Camille Dore chỉ huy, Plongeur hạ thủy tại sông Charente. Qua nhiều lần thử nghiệm, tàu đều gặp vấn đề về độ ổn định và chỉ lặn được ở độ sâu tối đa là 10 m. Cuối cùng, Plongeur được biến đổi thành tàu chở hàng vào ngày 1873.
Le Plongeur được chuyển đổi thành tàu chở hàng.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực


'Thưở hồng hoang' của các tàu ngầm quân sự (kỳ 2)
>> Chuyên trang: Công nghệ quốc phòng>> Chuyên đề: Hải quân>> Chuyên đề : Lịch sử quân sự>> 'Thuở hồng hoang' của các tàu ngầm quân sự (kỳ 1)H.L Hunley - thay đổi các trận thủy chiếnH.L Hunley rất nổi tiếng trong lĩnh vực quân sự, đã nâng công nghệ và chiến thuật của tàu ngầm quân sự lên một tầm cao mới. Hunley là tàu ngầm đầu tiên đánh chìm được tàu chiến.

H.L Hunley đại diện cho những ý tưởng quân sự táo bạo và đầy sáng tạo.
Được lấy theo tên Horace Lawson Hunley, tàu ngầm quân sự này được hạ thủy tại Charleston và phục vụ cho quân đội liên minh miền nam trong cuộc nội chiến Mỹ.H.L Hunley dài 12 m, cao 1,2 m, rộng 1,12 m, có lượng giãn nước là 7,5 tấn. Thủy thủ đoàn bao gồm 8 thành viên: 7 thủy thủ quay chân vịt và 1 thuyền trưởng có nhiệm vụ điều khiển tàu.

H.L Hunley có 1 lái chính và 7 thủy thủ quay chân vịt.
Được thiết kế với một mục đích duy nhất: tiêu diệt tàu chiến, Hunley có hình dáng thon, nhỏ theo nguyên lý khí động học. Thân tàu làm bằng sắt, có gắn các thùng chứa. Không khí và nước được bơm và nạp vào các thùng này thông qua hệ thống van xả. Ngoài ra, tàu có 2 tháp chỉ huy hình tam giác với kích cỡ khá nhỏ (khoảng 36 x 40 cm). H.L Hunley được trang bị các "ngư lôi" – là các thanh gỗ dài 6,7 m, có gắn 41 kg thuốc súng ở đầu. Theo chiến thuật, Hunley tiếp cận tàu địch, lặn xuống phía dưới và phá hủy vỏ tàu đối phương bằng thuốc nổ.

Vỏ tàu làm bằng sắt, có gắn ngư lôi ở hai bên.
Ngày 17/2/1864, H.L Hunley tiếp cận tàu chiến chạy bằng hơi nước USS Housatonic có trọng tải 1.240 tấn, đang tuần tiễu ngoài cảng Charleston, Nam Carolina. Đại úy Dixon cùng 7 thủy thủ đã bắn "ngư lôi" trúng thân tàu Housatonic và nhấn chìm tàu chiến này xuống đáy biển sau năm phút.Tuy nhiên, tàu ngầm này không thể trở về căn cứ sau cuộc tấn công. Các chuyên gia đưa ra hai giả thuyết cho sự mất tích bí ẩn của con tàu: một quả ngư lôi bị hỏng trong quá trình tấn công, nổ và đánh chìm tàu ngầm. Hoặc tàu H.L Hunley bị hư hỏng nặng do áp lực của vụ nổ, nước tràn vào khoang tàu và nhấn chìm nó khi đang cố trở về căn cứ.Tháng 5/1995, các nhà khoa học phát hiện được xác của tàu H.L Hunley ngoài khơi gần đảo Sullivan. Tàu được trục vớt và trưng bày tại Trung tâm bảo quản Warren Lasch.

Tàu H.L Hunley được trục vớt.
Alligator – Tàu ngầm đầu tiên của hải quân Mỹ
Là chiến thuyền thứ tư trong hải quân Mỹ, Alligator là tàu ngầm chiến đấu, nhưng chưa từng thực sự nằm trong biên chế hải quân. Giới quân sự của Mỹ thể hiện sự quan tâm tới tàu ngầm – vũ khí của tương lai từ rất sớm.

Alligator chuyên săn lùng các tàu chiến của địch.
Ngay trong thời kì chiến tranh giành độc lập từ đế quốc Anh, Mỹ đã có kế hoạch chế tạo tàu ngầm có tên Turtle. Tuy nhiên, Turtle chưa bao giờ đi vào hoạt động.Alligator được Brutus De Villeroi – kỹ sư người Pháp thiết kế. Năm 1861, Neafie & Levy nhận hợp đồng chế tạo tàu Alligator từ hải quân Mỹ dưới sự giám sát của nhà thiết kế Villeroi. Kích cỡ của tàu: dài 9 m, đường kính thân từ 1,8 đến 2,4 m.

Bản vẽ chi tiết của Alligator.
Villeroi viết: “Thân tàu được làm bằng sắt, phía đầu tàu có những đĩa kính nhỏ để lấy ánh sáng, và có thêm các khoang chứa nước.”
Ban đầu, Villeroi sử dụng 16 mái chèo xuyên qua vỏ tàu để tạo lực đẩy, nhưng thiết kế này không nhận được sự chấp nhận của lãnh đạo hải quân Mỹ. Vào tháng 6/1862, các mái chèo được thay bằng chân vịt nối với cần quay tay. Thiết kế mới giúp tăng tốc độ tối đa lên 7 hải lý/giờ. Không khí được bơm hút từ trên mặt biển thông qua hai ống dẫn.Sau hơn 180 ngày chế tạo, vào ngày 1/5/1862, Alligator được hạ thủy và hoạt động dưới sự chỉ huy của Samuel Eakins. Một số nhiệm vụ mà Alligator thực hiện: Phá hủy cầu bắc qua Swift Creek, phá bỏ các chướng ngại vật ở sông Jame gần Fort Darling... Vào ngày 2/4/1863, tàu ngầm Alligator bị chìm khi đang tuần tiễu ở gần mũi Hatteras.

Thiết kế ban đầu của tàu có các tay chèo.

Ictineo II – Tàu ngầm của sự đột phá về công nghệ
Ictineo II là phiên bản nâng cấp của tàu ngầm Ictineo I của nhà phát minh người Tây Ban Nha Narcis Monturiol I Estarriol. Đây là tàu ngầm đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong thế hệ đầu – được gọi là động cơ đẩy kị khí độc lập và cũng là tàu ngầm đầu tiên đã thực sự xác định phương hướng dưới nước.
Tàu ngầm Ictineo II có thiết kế khí động học hiện đại. Là thế hệ sau của Ictineo I nên Ictineo II này kế thừa rất nhiều đặc điểm của thế hệ trước. Ngoài ra, nó có thêm nhiều cải tiến đáng chú ý như: đèn dùng chất đốt hóa học hoạt động trong nước, càng gắp gắn ngoài thân tàu, thùng chứa khí rời để điều chỉnh độ sâu.
Thiết kế khá giống với Ictineo I. Nhà phát minh Monteriol đã rất khó khăn khi lần lượt nhận được sự từ chối hỗ trợ tài chính từ chính phủ Tây Ban Nha và Mỹ. Do vậy, ông đã phải thay đổi thiết kế động cơ đẩy của mình: Ictineo II dùng sáu động cơ hơi nước, ba trong số đó chạy bằng than và số còn lại chạy bằng chất hóa học. Ictineo II dài 14 m, rộng 2 m và cao 3 m, trọng lượng rẽ nước là 46 tấn. Vỏ tàu được làm từ gỗ ô liu và gỗ sồi, bọc ngoài bằng đồng dày 2 mm. Trên bong tàu, tháp chỉ huy cao 1,3 m có gắn ba lỗ quan sát bằng kính dày 10 cm, đường kính 20 cm. Dựa vào tháp chỉ huy đặc biệt này, Ictineo II có tầm quan sát rộng và dễ dàng di chuyển dưới đáy biển.
Cửa sổ giúp tăng tầm nhìn cho người lái. Động cơ kỵ khí là điểm đáng chú ý nhất trong thiết kế của tàu Ictineo II, cho phép thu hồi khí oxy từ thùng khí thải để sử dụng cho mục đích thở và chiếu sáng. Đây là tiến bộ công nghệ nổi bật vì tới năm 1940, hải quân Đức mới có đủ kỹ thuật để chế tạo tàu ngầm sử dụng nguyên lý tương tự.Ictineo II hạ thủy vào ngày 22/10/1867, tốc độ tối đa là 4,5 hải lý/giờ. Rất đáng tiếc, sau đó cha đẻ Monturiol của Ictineo II đã phá sản và buộc phải bán đi đứa con cưng của mình. Chiếc tàu được bán cho một thương gia, bị phá rỡ để bán phế liệu.Mặc dù Ictineo II có kết cục thật đáng buồn, nhưng chiếc tàu chính là kết tinh của sự đam mê và công nghệ tiên tiến của nhà phát minh Narcis Monturiol I Estarriol – người luôn dẫn đầu vì sự sáng tạo trong kỹ thuật chế tạo tàu ngầm.
Cấu trúc bên trong của tàu Ictineo II.
Resurgam II - ngôi sao của hải quân hoàng gia Anh
Resurgam là tên gọi của hai tàu ngầm đầu tiên của nước Anh. Reverend George Garret đã thiết kế Resurgam với mục đích xuyên thủng những tàu chiến có thân bọc lưới thép.
Resurgam II có đầu nhọn. Chiếc Resurgam đầu tiên mang biệt danh Curate’s Egg dài 5 m, sử dụng sức người. Với kích cỡ rất nhỏ, và chỉ có một người lái, Curate’s Egg không đủ sức mạnh để trở thành một vũ khí hiệu quả. Do đó, phiên bản tiếp theo với tên gọi Resurgam II đã ra đời.Được hãng Cohran & Co chế tại tại Birkenhead và hạ thủy vào ngày 26/11/1879, Resurgam II dài 14 m, đường kính 3m, nặng 30 tấn và có thủy thủ đoàn gồm 3 người. Thân tàu được làm bằng khung và tấm sắt cứng, phần thân giữa làm bằng gỗ được néo chặt bằng đai sắt.Cohran & Co lựa chọn động cơ hơi nước do nhà phát minh Eugene Lamn thiết kế. Lượng hơi nước dự trữ có thể giúp tàu chạy liên tục trong 4 giờ.
Bản vẽ chi tiết của Resurgam II. Sau vài lần chạy thử thành công, tàu Resurgam II được kéo tới Portsmouth theo yêu cầu của hải quân hoàng gia. Do sai sót trong quá trình vận chuyển, Resurgam bị chìm ngoài vịnh Liverpool do đứt dây tời kéo vào ngày 25/2/1880, kết thúc sự nghiệp ngắn ngủi của tàu ngầm chiến đấu này.Xác định vị trí của Resurgam II là một thách thức cho các chuyên gia khảo cổ trong nhiều thế kỷ. Đến năm 1995, thợ lặn Keith Hurley đã tìm thấy xác tàu nằm rải rác trong vùng đáy biển dài 270 m. Các nỗ lực trục vớt tàu sau đó đều thất bại.
Mũi tàu bằng sắt và nhọn. Năm 1997, Dự án SUBMAP của hiệp hội lặn khảo cổ và cộng đồng khảo cổ biển đã tiến hành dò tìm và gắn điện cực nhân tạo vào vỏ tàu nhằm ngăn chặn sự ăn mòn của môi trường biển.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Xem ra thì tàu của bác Hòa còn hiện đại hơn mấy con này chán các cụ nhể:)):))
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Nó có vài chục cái tàu ngầm thôi, lấy đâu ra một biển hả cụ. Còn nếu nó chất một biển vũ khí lên tàu ngầm thì khi đó Kilo của VN khỏi phải ra khơi ngênh chiến, bởi vì kiểu gì nó cũng... tự chìm!=))
Nó cũng chất tối đa thôi chứ có dư chổ đâu mà chất cụ, mừ đâu phải riêng mình tàu ngầm, nó còn 1 đống tàu mạt nước nữa mừ, mà dạo này cụ hỏi giống " hỏi xoáy đáp xoay thía" ?:)):))
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,111 Mã lực
Tks cụ pháo nha.
Thông tin về lịch sử tầu ngầm cụ cho hay vãi.
Té ra 3 cái tầu chạy bằng bánh mì, đóng từ thời chiến tranh giành độc lập cho nước Mèo còn hoành hơn cả tầu đóng ở xưởng in Thái bình vào thế kỷ 21. Tất nhiên là trừ cái động cơ :)
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,111 Mã lực
Xem ra thì tàu của bác Hòa còn hiện đại hơn mấy con này chán các cụ nhể:)):))
Về cấu trúc vỏ, tính thuỷ động, tàu ô Hoà chưa chắc qua được mặt đám đồ cổ 3_3 trăm tuổi.
Chuyện giờ trở nên hay vãi :))
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Tks cụ pháo nha.
Thông tin về lịch sử tầu ngầm cụ cho hay vãi.
Té ra 3 cái tầu chạy bằng bánh mì, đóng từ thời chiến tranh giành độc lập cho nước Mèo còn hoành hơn cả tầu đóng ở xưởng in Thái bình vào thế kỷ 21. Tất nhiên là trừ cái động cơ :)
Cụ nói thía nầu ấy chứ, thời đó với công nghệ như vậy mà vưỡn hoạt động được, thì ngày nay chạy tốt chứ có sao đâu mà cụ chê nhể ?
 

trancongdung

Xe điện
Biển số
OF-118307
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
3,977
Động cơ
408,852 Mã lực
Nơi ở
20°58'30.4"N 107°00'02.9"E
Năm mới cụ Pháo mở thớt mới, em mạo muội vào hóng các cụ cao nhân để nâng tầm kiến thức vậy
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,213
Động cơ
369,006 Mã lực
Về cấu trúc vỏ, tính thuỷ động, tàu ô Hoà chưa chắc qua được mặt đám đồ cổ 3_3 trăm tuổi.
Chuyện giờ trở nên hay vãi :))
Dù sao em vẫn khá khen cho nhà bác Hòa, một tinh thần dám nghĩ dám làm và dám... chìm!:)>-
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,111 Mã lực
Cụ nói thía nầu ấy chứ, thời đó với công nghệ như vậy mà vưỡn hoạt động được, thì ngày nay chạy tốt chứ có sao đâu mà cụ chê nhể ?
Cứ mang ra sông ra bể tét đã chớ đừng tét trong cái bể cá rồi tung hô tự sướng.
Ai đợi. Cái bể sâu chaecs chưa quá 5m mờ dám kêu là thử tính năng nổi, lặn thành công.
Nói thật nha. Cái tầu ngầm nhựa của em thả trong bồn tắm bơi lội chắc cũng chẳng kém cái tầu Kia.
Em nói chắc bởi tàu ô Hoà chưa bơi và độ lặn sâu chắc chỉ tới đáy bể thử tức khó qua 2 đường kính thân tàu.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,111 Mã lực
Dù sao em vẫn khá khen cho nhà bác Hòa, một tinh thần dám nghĩ dám làm và dám... chìm!:)>-
Tạo việc cho làng Tề lỗ cùng đám tìm kiếm cứu nạn nữa chớ.
Tính... Nhân bản là đây :D
 

trancongdung

Xe điện
Biển số
OF-118307
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
3,977
Động cơ
408,852 Mã lực
Nơi ở
20°58'30.4"N 107°00'02.9"E
các cụ lại chuyển chủ đè sang tàu của bác Hòa rồi à. thớt này về 636 mà
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cứ mang ra sông ra bể tét đã chớ đừng tét trong cái bể cá rồi tung hô tự sướng.
Ai đợi. Cái bể sâu chaecs chưa quá 5m mờ dám kêu là thử tính năng nổi, lặn thành công.
Nói thật nha. Cái tầu ngầm nhựa của em thả trong bồn tắm bơi lội chắc cũng chẳng kém cái tầu Kia.
Em nói chắc bởi tàu ô Hoà chưa bơi và độ lặn sâu chắc chỉ tới đáy bể thử tức khó qua 2 đường kính thân tàu.
Cụ cứ bình bình tĩnh, con ni làm bằng gỗ mà vưỡn chiến bình thường đây nè.
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,445
Động cơ
507,588 Mã lực
quả tàu gỗ kia cứ như bình rượu ấy nhể
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
(Soha.vn) - Tàu ngầm diesel-điện đề án 636.1 thứ 2 mang tên TP Hồ Chí Minh đang được vận chuyển về Việt Nam trên tàu vận tải chuyên dụng của Hà Lan.



Thông tin trên được tờ Arms-Tass dẫn một nguồn tin từ Tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Nga cho biết.
Theo nguồn tin, quá trình vận chuyển tàu ngầm Hồ Chí Minh về Việt Nam sẽ mất khoảng 45 ngày, tàu sẽ được bàn giao cho khách hàng vào khoảng trung tuần tháng 03/2014. Phương tiện vận chuyển tàu ngầm Kilo TP Hồ Chí Minh về Việt Nam là một tàu vận tải của Hà Lan, tuy nhiên, nguồn tin không tiết lộ cụ thể thông tin về con tàu này.
Việc hộ tống trong suốt quá trình vận chuyển do phía nhà máy Admiralty chịu trách nhiệm với một đội ngũ gồm 6 chuyên viên kỹ thuật và thủy thủ đoàn 6 người. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình vận chuyển cũng như xạc pin cho tàu ngầm.
Sau khi bàn giao tàu ngầm cho phía khách hàng, nhà máy Admiralty sẽ cử thêm một đội gồm 14 nhân viên bảo hành sang Việt Nam để sẵn sàng khắc phục các sự cố sau khi vận hành tàu.
Hiện tại nhà máy đóng tàu Admiralty đang gấp rút hoàn thành hợp đồng đóng 6 tàu ngầm Kilo 636.1 cho phía Việt Nam. Trước đó, hãng tin Interfax-AVN dẫn một nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết tàu ngầm thứ 3 đóng cho Hải quân Việt Nam mang tên HQ-184 Hải Phòng sẽ được bàn giao cho Việt Nam trong tháng 11/2014, chiếc tàu ngầm Kilo thứ 4 mang tên HQ-185 Đà Nẵng sẽ được hạ thủy vào ngày 28/3 tới. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo thứ năm mang tên HQ-186 Khánh Hòa dự kiến được hạ thủy ngày 28/12/2014 và tàu ngầm Kilo thứ sáu, cũng là con tàu cuối cùng, HQ-187 Bà Rịa Vũng Tàu sẽ được khởi đóng vào tháng 7/2014.
Tàu ngầm Kilo đề án 636.1 thuộc loại tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ thứ 3 được phát triển bởi phòng thiết kế Rubin. Tàu ngầm đề án 636.1 đóng cho Việt Nam được đánh giá thuộc loại hiện đại nhất của gia đình tàu ngầm Kilo xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
ẢNH ĐẶC BIỆT: Sơ đồ cấu tạo tàu ngầm Kilo

Tuân Việt - Ly Vy - theo Trí Thức Trẻ |
Chia sẻ:
(Soha.vn) - Tất cả các tàu ngầm được xây dựng trên cùng một nguyên tắc, đó là quả dưa chuột bằng thép. Thiết kế của tàu ngầm Kilo cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.



Sự kiện tàu ngầm Kilo Hà Nội về tới Cam Ranh vào ngày 31/12/2013 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về sức mạnh của "hố đen đại dương" sẽ đảm nhận nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vinh quang là góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi xin giới thiệu những chi tiết cơ bản trong cấu tạo của tàu ngầm nói chung và tàu ngầm Kilo nói riêng.
Tất cả các tàu ngầm được xây dựng trên cùng một nguyên tắc, đó là quả dưa chuột bằng thép (người Mỹ gọi là điếu xì-gà), được phân chia thành các khoang bởi các vách ngăn dọc theo boong tàu. Các vách ngăn có các cửa vách ngăn để kết nối các khoang với nhau.







Mô hình tàu ngầm Kilo với các ngăn bên trong.​

Phần mũi thường được bố trí trong một khoang chứa ngư lôi, thủy lôi, mìn và tất nhiên là chúng ta sẽ không thể ra vào bằng cửa khoang này trừ một vài trường hợp đặc biệt. Ở giữa, thường là khoang trung tâm nơi đặt hệ thống điều khiển và là trung tâm chỉ huy của tàu ngầm. Phía sau, tùy vào ý tưởng thiết kế, có thể có nhiều ngăn bố trí hệ thống động cơ, nguồn điện, khoang thoát hiểm...của tàu ngầm.
Tất cả các khoang của tàu ngầm đều có nhiệm vụ, số hiệu và tên gọi riêng. Tàu ngầm có thể có 6, 7 hoặc thậm chí 8 khoang tùy theo thiết kế. Ở mỗi phần của con tàu (phía mũi, trung tâm và phía sau) đều có một khoang được bố trí cửa thoát hiểm ở phía trên. Đây là nơi các thủy thủ tập trung lại để thoát ra khỏi tàu ngầm trong trường hợp tàu ngầm gặp tai nạn. Các khoang này đều được trang bị các bộ máy thở, bộ đồ lặn và .... quần lót chì; nước uống và thực phẩm dự phòng.

Sơ đồ các bộ phận chính của tàu ngầm Kilo

Không nằm ngoài kết cấu này, tàu ngầm Kilo được thiết kế chia thành nhiều khoang kín nước nhằm tăng khả năng sống sót. Khoang vũ khí của tàu ngầm Kilo có thể chứa 12 quả ngư lôi, 4 tên lửa 3M-54E hoặc 24 mìn chống ngầm.
Vây lái giúp tàu cân bằng khi di chuyển dưới nước, khi tàu đi nổi, các vây lái này có thể gập lại. 2 cửa thoát hiểm phía trước và phía sau là nơi kết nối với các thiết bị cứu hộ khi tàu bị chìm như chuông cứu hộ, tàu ngầm cứu hộ...
Phao phát tín hiệu khẩn cấp được sử dụng khi tàu bị chìm, khi đó tàu sẽ thả phao cứu hộ nổi lên mặt nước, trên phao được sơn 2 màu đỏ, trắng cùng với đèn phát tín hiệu giúp xác định vị trí chính xác khi tàu chìm (phao được kết nối với tàu thông qua dây dẫn), ngoài ra phao này còn như là một ăng-ten liên lạc của tàu.

Cụ nào biết cái quần lót chì nó dùng để là gì không nhể
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,111 Mã lực
Các cụ ở đây có Ai bít về cái bể thử hông nhể.
Theo em bít là ở Viện nghiên cứu tầu thủy và Đại học hàng hải nó có đới.
Sao không bỏ tầu vào đấy mờ tét cho nó chính thống???
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
6,429
Động cơ
443,361 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Các cụ ở đây có Ai bít về cái bể thử hông nhể.
Theo em bít là ở Viện nghiên cứu tầu thủy và Đại học hàng hải nó có đới.
Sao không bỏ tầu vào đấy mờ tét cho nó chính thống???
Em nghĩ vấn đề quan trọng mà bác hòa đã sử lý thành công là hệ thống AIP ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top