MN còn nhạc sống...
^^ em còn đang nghi em không “chống cò” được cơ. ))Mợ hỏi ít thôi, biết ít thôi còn dễ “chống lầy”. Biết nhiều quá, lại hay hỏi nữa thành quen đi, sau này “chống cò” rồi thì ảnh hưởng hàng xóm lắm!
Lại nói đến kiêng kị, vì sao chỗ bác không được tắm thế bác.
Nhà em ngày xưa đám tang xong kiêng ăn bún rối với trứng vịt lộn thì phải
Ồ, giờ em mới biết cái nàyVì em làm mà ở nhà , nếu con cái tắm thì người mất sẽ nứt thịt chảy nước nên kiêng là vì như thế.
Không phải ướp, mà người ta tiêm thuốc vào người ngay khi mất.Bác có thể cho em biết thêm, miền Nam làm gì mà lên tận 5 ngày không ạ? và với thời gian như vậy chắc phải thêm khâu ướp lạnh xác nữa bác nhỉ, chứ để 3 ngày em nghi là mùi bốc lên rồi
Lúc đó con cháu nó lo chứ mình nằm một đống có làm gì được nữa đâu . Em sau này di chúc thế này : " Bố chúng mày chết, chúng mày mang thui thành tro, rồi xem chỗ nào có cây thì mang bố chúng mày ra đấy mà rắc, rắc xuống sông hay biển, bố chúng mày không biết bơi. Chúng mày không làm theo bố mày về vật chết "mình sinh ra thì cũng có chết đi mà cụ.
Đến lúc phải nhường đất lại cho thế hệ sau có chỗ ở thì mình cũng phải thành tro bụi, nên việc tìm hiểu cũng không thừa mà bác ^^
bác có quả di chúc hoành tráng đó )Lúc đó con cháu nó lo chứ mình nằm một đống có làm gì được nữa đâu . Em sau này di chúc thế này : " Bố chúng mày chết, chúng mày mang thui thành tro, rồi xem chỗ nào có cây thì mang bố chúng mày ra đấy mà rắc, rắc xuống sông hay biển, bố chúng mày không biết bơi. Chúng mày không làm theo bố mày về vật chết "
Miền Nam không có bốc mộ , chôn là để nguyên xây lên luôn .Sau vẫn bốc mộ rồi đưa ra nghĩa trang chứ bác nhỉ
Cách đây khoản 100-200 năm, làng xóm miền Nam không đông đúc như miền Bắc.Văn hoá chôn trong vườn nhà chắc là vì muốn gần gũi ấy bác nhỉ. Nhưng mà kể cũng hơi sợ
Trước đây, khoảng 40 năm về trước thì miền Nam chôn bằng quan tài tốt, chôn luôn không bốc mộ nhưng lúc ấy chưa có kim tĩnh xi măng.Sau vẫn bốc mộ rồi đưa ra nghĩa trang chứ bác nhỉ
Ở SG, chỉ những gia đình ít học hoặc lao động chân tay, hoặc có liên quan đến những thành phần XH mới thuê bêde về hát đám mangoài bắc thì thuê người khóc, miền nam thì thuê bê đê ca hát cho không khí đám tang bớt u buồn.
Bác lại cứ doạ em, *))))Cứ bàn hỏi về ma chay nhiều, kiểu gì đêm cũng có hồn ma vứt vưởng quanh cửa sổ, lang thang sờ soạng dưới gầm giường cho xem
Ôi, vậy thì sợ thật, sau đào móng mà vập vào xương thì cứ để lại góc đấy rồi xây đè lên à bác, cũng tiết kiệm được khoản đất chôn đấy nhưng mà hơi ghêMiền Nam không có bốc mộ , chôn là để nguyên xây lên luôn .
Miền Tây thì không có nghĩa trang , chết chôn luôn tại đất nhà . Nhà rộng có ruộng thì còn đỡ , nhà chật nhiều nhà chôn ngay đầu hồi , hay thậm chí trước sân nhà luôn .
Như ngoài bắc mình, giả sử những nhà rơi vào diện quy hoạch thì phá nhà múc đất có vẻ tỉ lệ múc phải quan tài thấp hơn miền Nam bác nhỉ.Trước đây, khoảng 40 năm về trước thì miền Nam chôn bằng quan tài tốt, chôn luôn không bốc mộ nhưng lúc ấy chưa có kim tĩnh xi măng.
Bây giờ thì miền Nam thường xây 1 kim tĩnh (giống như 1 cái bể bằng xi măng, có cốt thép xung quanh 4 vách, xây ngầm dưới đất, đặt quan tài vào, đổ cát, xây và chôn chặt luôn, giống như 1 khối xi măng. Bây giờ có dịch vụ đám tang, gia đình chỉ chọn đất chôn, có dịch vụ đào dất, mang kim tĩnh đến lắp ráp luôn.
Về khâm liệm, xác sau khi tắm rửa bằng rượu sẽ mặc quần áo đẹp, sẽ được bọc vào 2 lớp nylon dày, quấn chặt bằng vải, đặt vào quan tài, đổ trà khô loại rẻ và 1 số bột hương liệu vào quan tài, sau đó đóng nắp áo quan. Thông thường gia đình miền Nam để quan tài khoảng 3 ngày từ khi phát tang đến khi chôn, hiếm khi 4 ngày, có lúc để chỉ 2 ngày do ông thầy xem ngày tốt xấu.
Những gia đình có người thân ở xa, có người chết, thì họ gửi người chết trong nhà lạnh BV, chứ không phải là phát tang rồi để đám tang 5-10 ngày.