[Funland] Tìm hiểu về du học Đại học ở châu Âu

Imex

Xe tải
Biển số
OF-724141
Ngày cấp bằng
6/4/20
Số km
416
Động cơ
78,957 Mã lực
Anh yên tâm, giỏ nhà ai quai nhà nấy, bố nó thế này cơ mà thì sao mà con cái ko khá được, chỉ có hơn trở lên.

Em nghĩ với anh tiền ko thành vấn đề thì cứ chuẩn bị phương án đi học một mạch, ít nhất Thac sỹ, còn nếu đi day thì tự nhiên bạn ý sẽ có cách học lên tiến sỹ ở nước ngoài ko tốn tiền cho ông bô.

Mặc dù nói thật đi làm có tí va chạm thực tế rồi, có cái nhìn bao quát toàn cảnh, thực tế nó như thế nào, biết những khái niệm lý thuyết kia bên ngoài thực tế nó là gì, học dễ vào và hiệu quả hơn nhiều.

Em nói có thể nó không chính xác vì em ko làm kinh tế tài chính ngân hàng nhưng ví dụ bạn ý học tài chính ngân hàng, sau đó có kinh nghiệm đi làm khoảng 2 năm sẽ biết trong ngân hàng các bộ phận vận hành như thế nào, thực tế có các vấn đề gì cần phải tính đến, rủi ro gì, vv.

Kể cả chỉ là một vị trí trong ngân hàng nhưng cũng có thể tự quan sát được các bộ phận vận hành thế nào, phối hợp với nhau ra sao, nghiệp vụ đi từ đâu đến đâu, ban nào làm gì thì khi học cao lên có tính tổng quát đặc biệt là nghiên cứu hay là chiến lược thì sẽ hiệu quả hơn.
Cái chiến lược cứ đi làm vài năm xem cần học gì cao học thì rất hợp lí nhưng thực tế hay bị trì hoãn hoặc hoăn vô thời hạn. Ví dụ cụ gặp ý trung nhân kết quá không rời nổi, về đòi kết hôn luôn sinh con đẻ cái; hoặc đi làm có thu nhập thấy ổn, thấy tương lai cứ làm mà cố gắng thì lên chức hay thu nhập cao hơn thì lại bỏ qua học. Tất nhiên cũng là một lựa chọn, có thể là tốt hơn đi học.
 

Imex

Xe tải
Biển số
OF-724141
Ngày cấp bằng
6/4/20
Số km
416
Động cơ
78,957 Mã lực
F1 nhà em vừa đi Pháp đây. Nó cùng các bạn học kỹ thuật (CS, Hóa, IT, Data...) và đều có tiếng Pháp hết còn kêu giời lên đây. Mà toàn đội Ams, giải QG đủ hết đấy. Chúng nó em đánh giá cũng thuộc dạng top rồi đấy.










5700 em nghĩ không đủ. Tiền nhà ở Toulouse, Lillie, Lyon tối thiểu đã 300E, ăn khoảng 200 E còn ở Paris cộng thêm ít nhất 300E nữa. Vậy chi phí 1 năm tối thiểu 7000 -10000E. F1 nhà em cũng làm hồ sơ qua INSA.



Đúng vậy. F1 nhà em sang rồi mới thấy tính ra tiền Việt quá đắt và xót cho bố mẹ nên bố mẹ cứ lại phải ngó nghiêng xem có ai sang lại gửi đồ sang cho nó.

Hôm Halloween tụi bạn 1 nhà em từ khắp nước Pháp kéo lên, về aparment con em với các bạn nó thuê làm nổi lậu. Chúng nó còn livestream về cho bố mẹ là lẩu kiểu Pháp, ít rau nhiều thịt.

Mà đợt này Pháp khủng hoảng, tất cả hỗ trợ cho SV hoặc cắt hết hoặc giảm rất nhiều nên chi phí mỗi năm sẽ tăng thêm cỡ khoảng 2000E (như F1 nhà em).
Vâng em cũng nghe mấy bạn bên đó kêu cắt giảm nhiều đối với NCS cụ ạ
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
299,374 Mã lực
Em hỏi thêm là cụ có ở lại hay về nước? Các cụ ở đây cho em hỏi cảm nghĩ của các cụ về các thế hệ du học sinh, nhất là các bạn ở lại, nhiều người kêu đầu tư cho con ăn học tiền tỉ mà sau cả mấy năm con không về, sang thăm nó hời hợt, có về thì tranh thủ đi du lịch là chính, đại khái như người xa lạ.
Em nghĩ là ở hay về phụ thuộc vào từng gia đình. Những gia đình có công ty hay "ghế dự bị" cho con rồi thì du học xong sẽ về. Đa số mà em quen thì đã và sẽ tìm cơ hội ở lại.
Học xong đại học hay thạc sỹ ở nước ngoài mà về VN ngay thì đại đa số thực sự cũng chưa có gì quá nổi trội để cạnh tranh vị trí công việc với người tốt nghiệp trong nước. Lúc đó kinh nghiệm thực chiến có lẽ cũng chỉ là dăm ba tháng thực tập hoặc làm việc bán thời gian ở một công ty hay viện nào đó, chưa phải là gì ghê gớm cả. Văn hoá làm việc không giống Việt Nam nên cũng phải mất thời gian để làm quen lại.
Vậy nên chuyện ở lại để thực tập hoặc làm việc vài năm lấy kinh nghiệm là mong muốn của hầu hết các bạn vừa tốt nghiệp. Sau cái ngưỡng "vài năm" ấy có khi bập vào yêu đương, gia đình hoặc quen việc, quen cuộc sống ở nước ngoài rồi, về chơi VN vài lần, tự dưng thấy về chơi thì thích chứ về hẳn thì khó mà hoà nhập trở lại với xã hội VN, thế là thôi, ở lại cho rồi.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,274
Động cơ
286,723 Mã lực
Cái chiến lược cứ đi làm vài năm xem cần học gì cao học thì rất hợp lí nhưng thực tế hay bị trì hoãn hoặc hoăn vô thời hạn. Ví dụ cụ gặp ý trung nhân kết quá không rời nổi, về đòi kết hôn luôn sinh con đẻ cái; hoặc đi làm có thu nhập thấy ổn, thấy tương lai cứ làm mà cố gắng thì lên chức hay thu nhập cao hơn thì lại bỏ qua học. Tất nhiên cũng là một lựa chọn, có thể là tốt hơn đi học.
Thì đúng thế, mới em thì tin con người có số phận. Có thiên di tốt hay không, có số học cao hay ko nữa. Vì thời em khác, h các bạn khác. Nên thôi có gì làm dc thì cứ làm trước, sau thấy cần ta lại mần thêm sau.
 

Imex

Xe tải
Biển số
OF-724141
Ngày cấp bằng
6/4/20
Số km
416
Động cơ
78,957 Mã lực
Thì đúng thế, mới em thì tin con người có số phận. Có thiên di tốt hay không, có số học cao hay ko nữa. Vì thời em khác, h các bạn khác. Nên thôi có gì làm dc thì cứ làm trước, sau thấy cần ta lại mần thêm sau.
Đức năng thắng số đó cụ ơi
 

Imex

Xe tải
Biển số
OF-724141
Ngày cấp bằng
6/4/20
Số km
416
Động cơ
78,957 Mã lực
Em nghĩ là ở hay về phụ thuộc vào từng gia đình. Những gia đình có công ty hay "ghế dự bị" cho con rồi thì du học xong sẽ về. Đa số mà em quen thì đã và sẽ tìm cơ hội ở lại.
Học xong đại học hay thạc sỹ ở nước ngoài mà về VN ngay thì đại đa số thực sự cũng chưa có gì quá nổi trội để cạnh tranh vị trí công việc với người tốt nghiệp trong nước. Lúc đó kinh nghiệm thực chiến có lẽ cũng chỉ là dăm ba tháng thực tập hoặc làm việc bán thời gian ở một công ty hay viện nào đó, chưa phải là gì ghê gớm cả. Văn hoá làm việc không giống Việt Nam nên cũng phải mất thời gian để làm quen lại.
Vậy nên chuyện ở lại để thực tập hoặc làm việc vài năm lấy kinh nghiệm là mong muốn của hầu hết các bạn vừa tốt nghiệp. Sau cái ngưỡng "vài năm" ấy có khi bập vào yêu đương, gia đình hoặc quen việc, quen cuộc sống ở nước ngoài rồi, về chơi VN vài lần, tự dưng thấy về chơi thì thích chứ về hẳn thì khó mà hoà nhập trở lại với xã hội VN, thế là thôi, ở lại cho rồi.
Em tạm thấy có mấy trường phái sau:
1. nhà có điều kiện quá thường đi về, vì bên ngoài phải tự lập cao, về nhà có mấy giúp việc, không phải động tay gì, được trọng vọng…
2. Nhà hơi khó khăn, quyết chí ở lại cày bừa có tí gửi về cho bố mẹ mua bán nhà cửa hay sắm sanh.
3. Tính tình phóng khoáng, hợp lối sống chủ nghĩa cá nhân cao, ở lại tự làm tự ăn không phải về nhà đối nội đối ngoại, vướng bận gia đình con cái
4. Tự trọng quá cao, thấy sống không được coi trọng, bị coi là công dân hạng 2, nên về, dù về cũng chưa chắc đã hoà nhập cộng đồng.
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
487
Động cơ
299,374 Mã lực
Ôi giời nếu vậy thì dễ hơn nhiều. Bảo gái thi luôn vào viện đợt này đi, rồi làm ở trường 2 năm, xong làm hồ sơ xin học bổng với hồ sơ làm giảng viên. Profile đó, motivation đó, vẽ ra là khóa học này về sẽ tạo ra impact nâng cao chất lượng đào tạo, truyền tải kiến thức từ tư bản cho hàng chục nghìn sinh viên khác, cơ hội Học bổng phải 99%. Và rất nhiều nước có học bổng chính phủ hoặc Vùng hoặc song phương đa phương cho các mục tiêu phát triển như vậy.
Vừa được miễn học phí vừa được tiền tiêu hàng tháng, ông bô ở nhà ko tốn đồng nào. Thậm chí học thẳng lên tiến sỹ.
Đấy là cách dđi của con nhà nghèo như em, còn nếu máu mê đi ngay thì ông bô xuất it tiền ra thôi.
Cái này là chuẩn bài cho các bạn đang làm cơ quan nhà nước hay làm giảng viên đại học ở VN.
Ngày trước em chơi với một đội hơn chục người như vậy, đi từ các bộ, trường đại học, viện khoa học... Học bổng DAAD hoặc học bổng nhà nước theo chương trình 322 hồi ấy.
Các cụ mợ ấy trở về sau khi lấy bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ, bây giờ có nhiều người làm cục trưởng, vụ trưởng, hiệu trưởng trường ĐH ở VN mà em nói tên ra chắc khối người biết vì...hay lên ti vi. 🤣
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,668
Động cơ
318,313 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
5 tỷ 7 thì quá cao còn 500-700 tr cả thời ĐH càng vô lý.
Em nghĩ mức 700 triệu VND cho 5 năm học Đại học ở Pháp là không đủ. Ngay như ở CH Séc hiện tại em tính sơ sơ chi phí mức tối thiểu nhất cho mỗi tháng là như sau:

- Học phí được miễn : 0 đồng
- Tiền ở ký túc xá (ở Praha ký túc xá có phí rẻ nhất là ở Strahov) : 4,5 triệu VND
- Tiền ăn 3 bữa ở căng tin : 8 triệu VND (nếu tự nấu ân thì rẻ hơn, chắc khoảng 3 tới 4 triệu VND)
- Tiền đi lại, điện thoại, Internet và trang thiết bị học tập : 2,5 triệu VND
- Chi tiêu lặt vặt : 3 triệu VND
Tổng : 18 triệu VND mỗi tháng, hai kỳ học và kỳ thi là 9 tháng hết 162 triệu VND, nếu tính cả năm 12 tháng, thì hết 216 triệu VND mỗi năm học Đại học rồi ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,274
Động cơ
286,723 Mã lực
Cái này là chuẩn bài cho các bạn đang làm cơ quan nhà nước hay làm giảng viên đại học ở VN.
Ngày trước em chơi với một đội hơn chục người như vậy, đi từ các bộ, trường đại học, viện khoa học... Học bổng DAAD hoặc học bổng nhà nước theo chương trình 322 hồi ấy.
Các cụ mợ ấy trở về sau khi lấy bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ, bây giờ có nhiều người làm cục trưởng, vụ trưởng, hiệu trưởng trường ĐH ở VN mà em nói tên ra chắc khối người biết vì...hay lên ti vi. 🤣
Một số lượng khá lớn ở khu vực tư nhân, FDI nữa ạ. Vì hồi trước di du học tự túc đâu có dễ như bây h về kinh tế (Có những gia đình phải cực kỳ mạnh về kinh tế vì lúc đấy 20.000 đô đã là cả tài sản tiền mặt của bố mẹ em rồi), nhất là 2015 trở lại thì chắc đi học bổng nhiều. Và rất nhiều học bổng họ chia ra cho ba đối tượng gồm có làm nhà nước giảng viên, và làm khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước. Số lượng ngang bằng nhau hoặc có những năm khối private còn lớn hơn nhiều.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,339
Động cơ
899,703 Mã lực
Em tạm thấy có mấy trường phái sau:
1. nhà có điều kiện quá thường đi về, vì bên ngoài phải tự lập cao, về nhà có mấy giúp việc, không phải động tay gì, được trọng vọng…
2. Nhà hơi khó khăn, quyết chí ở lại cày bừa có tí gửi về cho bố mẹ mua bán nhà cửa hay sắm sanh.
3. Tính tình phóng khoáng, hợp lối sống chủ nghĩa cá nhân cao, ở lại tự làm tự ăn không phải về nhà đối nội đối ngoại, vướng bận gia đình con cái
4. Tự trọng quá cao, thấy sống không được coi trọng, bị coi là công dân hạng 2, nên về, dù về cũng chưa chắc đã hoà nhập cộng đồng.
Thiếu 1 nhóm không kém đông mà có cái chung với các nhóm khác là nhóm mục tiêu sang để kiếm tiền. Trong nhóm này có ngời kiếm tiền và ham nên ở lại, còn có những người thấy đủ để làm vốn để tiếp tục nơi khác tốt hơn nên ra đi khỏi nước Đức (không chỉ về nước).
Công khai hợp pháp hiện nay là người XKLĐ (gọi tên lịch sự là hướng nghiệp viên), còn thời xưa như tụi em ngoài XKLĐ là hội "tìm đường cứu nước, cứu nhà". Tụi em sang với mục đích chính là làm bằng, nhưng mục đích không công khai, còn chính hơn là sang kiếm tiền.
Thời đó không như sinh viên, mà hộ chiếu tụi em được giữ nên được đi lại tự do trong các nước khối SEP. Vì đươc đi lại, thời gian thì chỉ do thầu quản lý nên ngoài mấy mặt hàng xe máy, xe đạp, đồ gia đình, gần cuối những năm 80 còn có thuốc chữa bệnh, vàng, đô la, máy tính (PC),...
Khi em sang thì việc buôn xuyên biên giới của hội NCS đã gần hết, trong nước Đức không còn, nhưng người Đức lại tạo điều kiện cho người Việt ở lại không nhận tiền đền bù về nước tự kiếm sống nên có rất nhiều việc có thể làm ra tiền.
Đến giai đoạn sau này, xem điều kiện kiếm tiền ở nước Nga, ở Đức em nhận ra nơi bắt đầu thay đổi là nơi rất nhiều điều kiện kiếm ra tiền và thấy VN mình lúc đó hơn ở Đức, mà vốn đã hòm hòm để bắt đầu ở VN.
Nếu trở về vì thuộc nhóm 4 trên kia thì chỉ là cách tự đề cao, chứ dù chứng kiến việc bị phân biệt đối xử em vẫn ở được tròn chục năm thì mục đích vì tiền (ngoài ra còn học người ta nữa) mới là chính.
Em về VN mình rất đúng thời điểm, khi Nhà nước bắt đầu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Về kiến thức chuyên môn, ngoài đề tài em đã tìm cách học được 1 cái công nghệ mà rất ít người nước ngoài có khả năng xâm nhập, khi về nước em cũng vào được nơi quản lý cao nhất để có thể áp dụng, nhưng sau hơn 2 năm cố gắng không vượt qua được rào cản bởi mấy ông ráo sư làm khoa học rởm, em từ bỏ ý định, mà tận dụng vị trí làm việc đi quan sát khắp nơi, đó cũng là 1 nơi rất tốt cho em học!
 
Chỉnh sửa cuối:

Lọ mọ

Xe tăng
Biển số
OF-73558
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
1,074
Động cơ
395,206 Mã lực
Em nghĩ là ở hay về phụ thuộc vào từng gia đình. Những gia đình có công ty hay "ghế dự bị" cho con rồi thì du học xong sẽ về. Đa số mà em quen thì đã và sẽ tìm cơ hội ở lại.
Học xong đại học hay thạc sỹ ở nước ngoài mà về VN ngay thì đại đa số thực sự cũng chưa có gì quá nổi trội để cạnh tranh vị trí công việc với người tốt nghiệp trong nước. Lúc đó kinh nghiệm thực chiến có lẽ cũng chỉ là dăm ba tháng thực tập hoặc làm việc bán thời gian ở một công ty hay viện nào đó, chưa phải là gì ghê gớm cả. Văn hoá làm việc không giống Việt Nam nên cũng phải mất thời gian để làm quen lại.
Vậy nên chuyện ở lại để thực tập hoặc làm việc vài năm lấy kinh nghiệm là mong muốn của hầu hết các bạn vừa tốt nghiệp. Sau cái ngưỡng "vài năm" ấy có khi bập vào yêu đương, gia đình hoặc quen việc, quen cuộc sống ở nước ngoài rồi, về chơi VN vài lần, tự dưng thấy về chơi thì thích chứ về hẳn thì khó mà hoà nhập trở lại với xã hội VN, thế là thôi, ở lại cho rồi.
F1nhà em học ĐH và thạc sĩ Bk xong thì mới bập vào yêu đương nó còn lừng chừng còn chưa muốn đi làm tiến sĩ ngay.giờ cả 2 sang Đức rồi thì lại có ý định không về.nó vẫn giữ liên lạc với thầy cô ở viện toán BK các thầy cô vẫn bảo tạo điều kiện cho SV cũ của khoa trở về làm việc.em cũng không quan vấn đề f1 ở lại hay về vì sống ở đâu cho nó lựa chọn.Nhưng sâu thẳm trong lòng tất cả các cụ có con ra nước ngoài em tin chắc chẳng cụ nào càng về già lại càng muốn xa con cả.
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,842
Động cơ
89,385 Mã lực
Tùy trường, nhưng thường thì sinh hoạt ở Anh đắt hơn những nước khác khá nhiều!
Con út nhà em mới sang, cứ tính sang tiền Việt làm chúng chẳng dám mua cái gì. Đang vào mùa đông, trước khi đi bảo nó chuẩn bị đồ mùa đông, nó ngang bướng không thèm nghe, đến lúc thấy lạnh ra cửa hàng toàn nhẩm tính theo tiền Việt, mẹ nó bảo cứ mua, thiếu lại gửi tiếp vào tài khoản của nó. Nhưng vừa rồi nó đặt 1 đống đồ Shopee rồi nhắn về đủ cân thì gửi cho nó. Mà toàn đồ rẻ, khi ở nhà nó sẽ không mua.
Vừa rồi trường nó tổ chức đi tham quan bảo tàng ở thành phố khác, nó không đi. Bảo nó rồi sau này sẽ tiếc. Nó trả lời, không tiếc, tiền để đi mua được cái áo rét.
Nhưng gia đình không cung cấp đủ sẽ rất tội cho chúng. Cùng ở chung trong 1 aparment có 4 đứa. Chúng nấu ăn chung, nhưng có 1 đứa không dám đi cùng khi tụi chúng rủ nhau đi chơi. Hôm Halloween chúng ra phố định kéo nhau đi ăn pizza, nhưng sau khi vào 2, 3 nhà hàng thì đi ăn đồ tầu. Ăn xong đứa kia đòi về làm chúng phải kéo nhau về sớm!
À mùa đông thì cụ lưu ý mua cho cháu nó cái áo rét và chống nước, thêm cái giày ấm chống nước thì tốt. Chứ bọn này phải di bộ nhiều nếu bị mưa lạnh hoặc tuyết tan ướt là dễ bị ốm lắm.
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,842
Động cơ
89,385 Mã lực
Em nghĩ mức 700 triệu VND cho 5 năm học Đại học ở Pháp là không đủ. Ngay như ở CH Séc hiện tại em tính sơ sơ chi phí mức tối thiểu nhất cho mỗi tháng là như sau:

- Học phí được miễn : 0 đồng
- Tiền ở ký túc xá (ở Praha ký túc xá có phí rẻ nhất là ở Strahov) : 4,5 triệu VND
- Tiền ăn 3 bữa ở căng tin : 8 triệu VND (nếu tự nấu ân thì rẻ hơn, chắc khoảng 3 tới 4 triệu VND)
- Tiền đi lại, điện thoại, Internet và trang thiết bị học tập : 2,5 triệu VND
- Chi tiêu lặt vặt : 3 triệu VND
Tổng : 18 triệu VND mỗi tháng, hai kỳ học và kỳ thi là 9 tháng hết 162 triệu VND, nếu tính cả năm 12 tháng, thì hết 216 triệu VND mỗi năm học Đại học rồi ạ.
Thằng em họ em học đại học ở Pháp rồi học Thạc sĩ, lấy vợ bên đó. Về làm FPT rồi 2vc lại sang Pháp làm việc rồi. Hồi đi học cách đây chục năm thì mỗi năm cũng tốn tầm 250-300tr.
 

giangle

Xe máy
Biển số
OF-100096
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
68
Động cơ
398,030 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
E có hỏi tư vấn bạn làm bên tuyển sinh của hệ thống Insa họ nói thế cụ ạ
Bạn nhà em đang học bên Hà Lan. Tiền ký túc xá 1 tháng là 750e, mỗi bạn 1 phòng riêng (nếu tự thuê nhà thì có thể rẻ hơn chút). Về sinh hoạt thì hàng ngày bạn tự nấu ăn, thỉnh thoảng có đi ăn bên ngoài, cafe giao lưu cùng các bạn + mua sắm đồ dùng sinh hoạt linh tinh thôi thì em thấy tối thiểu khoảng 500-600e/tháng nữa ạ. Ít hơn không ổn đâu bác, ít hơn thì có lúc sẽ tội cho các bạn ấy lắm như bác nào có nói ở trên ấy, là 1 nhóm bạn rủ nhau dã ngoại hay đi sự kiện chung gì đó...mà mình k tham gia đc. Học phí thì tùy theo nghành học ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

duckxanh

Xe hơi
Biển số
OF-528859
Ngày cấp bằng
27/8/17
Số km
115
Động cơ
172,457 Mã lực
Tuổi
43
Hà Lan đắt mà không hiểu cụ nào đó nói rẻ. Học xong làm ở đâu cũng được, nhưng ở châu Á được cái không lạnh các cụ ạ, ăn uống ngon hơn.
 

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
615
Động cơ
148,255 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hà Lan đắt mà không hiểu cụ nào đó nói rẻ. Học xong làm ở đâu cũng được, nhưng ở châu Á được cái không lạnh các cụ ạ, ăn uống ngon hơn.
Học phí ở Hà Lan chỉ bằng 1/2 ở UK mà cụ. Học ở Hà Lan thì có thể là đắt hơn Đức, Pháp, Bắc Âu nhưng Hà Lan có cái tiện là tiếng Anh phổ biến hơn mấy nước kia.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,339
Động cơ
899,703 Mã lực
À mùa đông thì cụ lưu ý mua cho cháu nó cái áo rét và chống nước, thêm cái giày ấm chống nước thì tốt. Chứ bọn này phải di bộ nhiều nếu bị mưa lạnh hoặc tuyết tan ướt là dễ bị ốm lắm.
Riêng em ở nước ngoài thời gian liên tục >2 năm được tổng cộng 17 năm, đi lặt vặt 1 tháng trở xuống khi đi em còn chẳng nói với vợ con, trước đây thấy em không về, điện thoại không gọi được thì biết đã ra khỏi biên giới, còn bà xã 9 năm nên rét, bão tuyết,... tụi em không lạ lắm (nhưng không bằng ở Nga), nhưng với tụi trẻ thì ngoài ấm còn phải mốt.
Với tụi con gái trẻ châu Âu chỉ có mầu xám xịt, châu Á mình có chút mầu, còn sặc sỡ phải là người Nam Mỹ. Nó mới sang, mẹ nó bảo trước mắt đôi giầy đi tuyết cao cổ, cái áo ngoài trùm gối. Sau này quen với giá cả thì tùy nó muốn theo mốt nhóm nào tự mua!
 
Chỉnh sửa cuối:

duckxanh

Xe hơi
Biển số
OF-528859
Ngày cấp bằng
27/8/17
Số km
115
Động cơ
172,457 Mã lực
Tuổi
43
Học phí ở Hà Lan chỉ bằng 1/2 ở UK mà cụ. Học ở Hà Lan thì có thể là đắt hơn Đức, Pháp, Bắc Âu nhưng Hà Lan có cái tiện là tiếng Anh phổ biến hơn mấy nước kia.
ah tiền học em không biết, nhưng chi phí ăn ở thì đắt ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top