Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em mới đọc được bài này của Giáo sư Marvin Ott là chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Woodrow Wilson, Mỹ:

Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc là một phép thử về thách thức chiến lược mà Việt Nam phải đối mặt trên nền tảng lịch sử lâu dài. Việc nối lại quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN là những biểu hiện của sự khéo léo về ngoại giao của Việt Nam.

Sự đi xuống của Mỹ trong vai trò "siêu cường duy nhất" của thế giới và sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc với vai trò là cường quốc nổi trội ở khu vực Đông Á đã tạo ra một thế khó cho Việt Nam

Sự nổi lên của Trung Quốc tạo ra một mối đe dọa tiềm tàng, trong khi sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ tới châu Á có thể đem lại cho Việt Nam một giải pháp.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong khi mối thách thức của Trung Quốc đã thử thách sự nhạy bén chiến lược của các quan chức ở Hà Nội, thì đối sách của Việt Nam thể hiện ở nhiều mặt và có vẻ như tuân theo 9 định hướng lớn.

Thứ nhất là thông qua các kênh giữa hai **** để cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Thành tựu nổi bật của nỗ lực này là việc giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ và gần như toàn bộ Vịnh Bắc Bộ - nhưng không phải là Biển Đông.

Thứ hai là xây dựng sức mạnh của Việt Nam bằng việc cải cách và mở cửa nền kinh tế - còn gọi là Đổi Mới - và nâng cấp các lực lượng vũ trang với trọng tâm là khả năng chống tiếp cận trên biển.

Thứ ba là gia nhập và liên kết với ASEAN để làm cho bất cứ mối đe dọa nào đối với Việt Nam ngày càng được coi là một mối đe dọa với tất cả.

Thứ tư là sử dụng mọi cơ hội thông qua sự hiện diện chính thức, các tuyên bố công khai, các cuộc tập trận quân sự, và "sự thật trên thực địa" để khẳng định "quyền chủ quyền" của Việt Nam trên Biển Đông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thứ năm là tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán nhằm giảm bớt các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ASEAN trên Biển Đông để tạo ra một mặt trận thống nhất trước Trung Quốc.

Thứ sáu là lôi kéo các công ty dầu lửa quốc tế (trong đó có Ấn Độ) vào Biển Đông bằng việc đưa ra các điều khoản hấp dẫn trong các hợp đồng.

Thứ bảy là phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản và nâng cấp quan hệ quân sự với Nga và Ấn Độ - trong đó có khả năng cho hải quân tiếp cận với Cảng Cam Ranh.

Thứ tám là thông báo cho Bắc Kinh thường xuyên và công khai rằng Việt Nam "không bao giờ có thể chấp nhận" các tuyên bố về biển của Trung Quốc.

Cuối cùng là phát triển một mối quan hệ ngày càng gần hơn với Mỹ, cả về kinh tế, ngoại giao và quân sự.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sự phát triển của quan hệ quân sự với Mỹ là đặc biệt đáng chú ý.

Bắt đầu bằng sự hợp tác thận trọng trong việc giải quyết vấn đề MIA/POW (người Mỹ mất tích trong chiến tranh và tù binh chiến tranh) trong những năm 1980, các mối liên lạc quân sự với quân sự bắt đầu từ giữa những năm 1990.

Quan hệ này mở rộng nhanh chóng với các chuyến thăm cảng của tàu hải quân Mỹ, một diễn đàn "đối thoại chiến lược" giữa giới quân sự hai nước, và việc các quan chức cao cấp Việt Nam thường xuyên nhắc tới một "quan hệ đối tác chiến lược".

Động cơ không nói ra nhưng không thể nhầm lẫn được cho là mấu chốt của mối quan hệ này là sự quan ngại chung về Trung Quốc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sức mạnh đang tăng của Trung Quốc tạo ra một môi trường chiến lược rất bất cân xứng cho Việt Nam.

Ngày nay không có sự lặp lại thành công về quân sự giống như Việt Nam đã thực hiện vào năm 1979 trước Trung Quốc. Nếu Trung Quốc quyết tâm - chẳng hạn như không cho ngư dân Việt Nam vào các vùng biển ở Biển Đông - có lẽ Việt Nam không thể làm gì được.

Tuy nhiên, các xu hướng rõ rệt trong khu vực lại đang có lợi cho Việt Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thứ nhất là sự điều chỉnh trọng tâm chiến lược của Mỹ tới Đông Nam Á và Biển Đông.

Hà Nội biết rõ rằng sức mạnh quân sự của Mỹ cuối cùng sẽ là đối trọng hiệu quả duy nhất cho sự mạnh bạo ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Thứ hai là sự bất an rõ rệt và ngày càng tăng tại Đông Nam Á trước các ý đồ của Trung Quốc. Kết quả là chính phủ các nước ASEAN ngày càng sẵn sàng thể hiện mối quan ngại của họ với Bắc Kinh.

Trung Quốc từ lâu đã cố gắng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông với Đông Nam Á trong phạm vi song phương và tránh gây chú ý.

Việt Nam thì cố gắng theo hướng ngược lại - quốc tế hóa và công khai hóa.

Trong vấn đề cụ thể này, lợi thế thuộc về Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Về mặt lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là một bản hùng ca đấu tranh để giành lấy và gìn giữ độc lập dân tộc khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc. So với điều này, các cuộc chiến tranh gần đây chống lại sự can thiệp của Pháp và Mỹ sẽ là thứ yếu.

Gần một nghìn năm trước, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập với Trung Quốc và duy trì nó (với cái giá không hề rẻ) kể từ đó. Từ khía cạnh này, thời kì cai trị thuộc địa của Pháp, Chiến tranh thế giới thứ Hai và Chiến tranh Lạnh chỉ là những sai số của lịch sử.

Trong thời kỳ này, mối oán thù Trung - Việt được hóa giải nhờ vào các mối đe dọa và nhu cầu nổi trội.

Trong "Chiến tranh chống Mỹ", Bắc Kinh và Hà Nội trở thành đồng minh của nhau. Nhưng mối quan hệ đó nhanh chóng đổ vỡ sau năm 1975 khi một Việt Nam chiến thắng và thống nhất đã đứng về phía Mátxcơva và chống lại Bắc Kinh trong cuộc đối đầu Xô-Trung.

Câu chuyện lên đến đỉnh điểm vào năm 1979 khi Trung Quốc phản ứng trước việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia (do các cuộc tấn công của Khơme Đỏ vào các làng mạc của Việt Nam) bằng việc cử 30 sư đoàn vượt qua biên giới Việt Nam để thực hiện cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học".
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Bài học lớn nhất rút ra là việc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã không tác chiến tốt theo các tiêu chuẩn quân sự hiện đại. Sự độc lập của Việt Nam được giữ nguyên vẹn.

Trong hai thập kỷ kế tiếp, mối quan hệ Trung - Việt bước vào giai đoạn lắng dịu về chiến lược. Cả hai nước đều tập trung vào nhiệm vụ lớn là tái thiết kinh tế và phát triển.

Sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990 là điều gây bất an cho cả hai nước. Đối với Hà Nội, điều này đồng nghĩa với việc mất đi một nguồn bảo trợ quan trọng về an ninh và kinh tế.

Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của một bối cảnh chiến lược hoàn toàn mới, với hai đặc điểm nổi bật là vị trí số một của Mỹ trong vai trò "siêu cường duy nhất" và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực mà Việt Nam có lợi ích.

Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và vị thế ngày càng tăng trong tổ chức này là bằng chứng về khả năng của Hà Nội trong việc tạo một lối đi giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sự gần gũi ngày càng tăng của Hà Nội với Oasinhtơn, là biểu hiện quan trọng nhất cho sự khéo léo của Hà Nội trong việc giải quyết thế kẹt về chiến lược./.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
“Lời nguyền địa lý” khiến Việt Nam luôn phải đối diện với những thách thức trong xử lý quan hệ với Trung Quốc. Trước một Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều lần, chiến lược Trung Quốc truyền thống của Việt Nam là ngoại giao hòa hiếu, trong đế ngoài vương, nhún nhường với Trung Quốc trong khả năng cho phép để giữ hòa bình và độc lập.

Nếu không có tranh chấp Biển Đông thì Việt Nam hiện nay sẽ có điều kiện thuận lợi hơn nhiều để duy trì một chính sách hòa hiếu cùng mối quan hệ ổn định, tương kính với Trung Quốc.

Thế nhưng, với việc Trung Quốc ngày càng thực hiện các chính sách hung hăng và cưỡng ép, mà sự kiện Giàn khoan 981 là ví dụ điển hình, việc duy trì một chính sách ngoại giao hòa hiếu truyền thống như vậy với Trung Quốc đang ngày càng khó khăn, thậm chí phản tác dụng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc hiện đối mặt với hai lựa chọn căn bản: ưu tiên quan hệ hữu hảo với Trung Quốc hay ưu tiên chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ?

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, lựa chọn này luôn được đặt ra cho các nhà cầm quyền Việt Nam, và câu trả lời luôn rõ ràng: Chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích quốc gia tối thượng.

Đã có những lúc Việt Nam tỏ ra hòa hiếu, nhún nhường với Trung Quốc, nhưng đó là khi Trung Quốc không trực tiếp đe dọa chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, hoặc sau khi Việt Nam đã đánh bại các cuộc xâm lược của các đội quân phương Bắc (ví dụ, Lê Lợi cấp thuyền và ngựa cho lính nhà Minh rút quân về nước, Nguyễn Huệ cho chôn cất tử tế lính nhà Thanh tử trận, gửi sứ thần sang nhận sắc phong và “tạ tội” với hoàng đế nhà Thanh…).

Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại nhún nhường, mềm yếu trước Trung Quốc khi Trung Quốc tìm cách xâm lược hoặc cưỡng ép, đe dọa… Việt Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hiện nay, đương nhiên chúng ta vẫn luôn coi chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích tối thượng. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần xác định Trung Quốc đang đe dọa Việt Nam đến mức nào để quyết định nên hòa hiếu, nhún nhường, hay cứng rắn với Trung Quốc.

Nếu mối đe dọa Trung Quốc chưa lớn mà chúng ta quá cứng rắn thì sẽ gây căng thẳng không cần thiết, ngược lại nếu mối đe dọa lớn mà chúng ta nhún nhường, mềm yếu sẽ càng khuyến khích Trung Quốc lấn tới, làm phương hại lợi ích quốc gia.

Trong thời gian qua, xu hướng mối đe dọa từ Trung Quốc đang gia tăng là rõ ràng. Đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, một loạt các hành động của Trung Quốc từ năm 2007 đến nay càng cho thấy rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Các hành động như cắt cáp tàu Bình Minh 02, đưa giàn khoan 981 cùng lực lượng hộ tống hùng hổ vào vùng biển Việt Nam, xây dựng và mở rộng đảo nhân tạo… cho thấy cường độ hung hăng của Trung Quốc ngày càng tăng, và chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông đang bị đe dọa hơn bao giờ hết.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong tương lai gần, việc Trung Quốc đưa các giàn khoan xuống Trường Sa và bãi Tư Chính, thiết lập ADIZ trên Biển Đông, tăng cường quân sự hóa các điểm chiếm đóng, thậm chí tìm cách khống chế các tuyến đường biển của Việt Nam hay xâm lược các đảo của Việt Nam đang nắm giữ… là những khả năng không thể bị loại bỏ, nếu không muốn nói đó chỉ là vấn đề thời gian.

Trong bối cảnh đó, ngoài việc nâng cao nội lực về kinh tế, quốc phòng, xây dựng sự đoàn kết và đồng thuận trong cũng như ngoài nước, Việt Nam cần tranh thủ tận dụng các diễn biến địa chính trị khu vực để nâng cao vị thế chiến lược của mình, góp phần kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

Đặc biệt việc mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc đang dần gia tăng đang tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ và các nước đồng minh và đối tác của Mỹ, nhất là những nước có chung nhận thức về mối đe dọa và lợi ích trên Biển Đông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong khi vẫn duy trì nguyên tắc “ba không” trên danh nghĩa, Việt Nam cần từng bước thắt chặt quan hệ chiến lược – an ninh với các quốc gia chủ chốt trong khu vực dưới dạng các “liên minh” mềm, không chính thức, đặc biệt là với Hoa Kỳ và Nhật Bản, để có thể nâng cao vị thế chiến lược của mình trong quan hệ với Trung Quốc, nhất là trên hồ sơ Biển Đông.

Như đã lập luận trước đây, tranh chấp Biển Đông hiện tại gồm ba tầng nấc, với tầng nấc ngoài cùng đang trở nên ngày càng quan trọng là sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này biến Biển Đông trở thành một trong những “chiến trường” cho sự đối đầu giữa hai cường quốc.

Một câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh đó, Việt Nam có nên can dự vào cuộc đối đầu này để rồi trở thành “nạn nhân” của một cuộc đấu đá giữa các cường quốc hay không?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Một điều chúng ta phải chấp nhận đối mặt là với vị trí địa lý của mình, đặc biệt là do sự tham gia của chúng ta vào tranh chấp Biển Đông với các lợi ích đan xen, chồng chéo, chúng ta không thể và không nên đứng ngoài các diễn biến địa chính trị khu vực.

Nói cách khác, làm sao để Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi cuộc đối đầu đang tăng cường giữa Mỹ và Trung Quốc là một nhiệm vụ bất khả thi. Điều chúng ta có thể làm chỉ là làm sao hạn chế được tối đa các tác động tiêu cực của cuộc đối đầu này lên chúng ta mà thôi.

Để làm được điều này, không có cách nào khả dĩ hơn việc chúng ta chủ động can dự vào các diễn biến địa chính trị khu vực, góp phần định hình các diễn biến đó (nếu có thể), hoặc ít nhất nắm bắt được các thông tin, diễn biến, can dự vào ý đồ của các cường quốc để không phải trở thành kẻ ngoài lề, bị động đối phó, và rốt cuộc sẽ trở thành “nạn nhân” bị đem ra mặc cả trong ván cờ giữa các nước lớn như đã từng xảy ra trong lịch sử.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hiện tại, trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam có hai vũ khí quan trọng có thể khiến Trung Quốc e sợ, đó là các lựa chọn pháp lý và việc theo đuổi chính trị liên minh.

Tuy nhiên, trong khi phát súng pháp lý chưa thật sự sẵn sàng và một khi bắn ra sẽ không thể thu hồi lại, thì theo đuổi chính trị liên minh là một biện pháp linh hoạt và hiệu quả hơn mà Việt Nam có thể thực hiện để răn đe Trung Quốc.

Thứ nhất, biện pháp này đánh vào tâm lý sợ bị bao vây, “ngăn chặn” của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn Việt Nam ngã vào tay một cường quốc đối địch, vì vậy nếu Việt Nam dịch chuyển theo hướng chính trị liên minh thì Trung Quốc sẽ phải cân nhắc trong hành động để không đẩy Việt Nam ra quá xa.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thứ hai, chính trị liên minh không phải là một con đường một chiều.

Cách dễ nhất để hình dung chính trị liên minh là một đường trục với hai thái cực đối diện, một thái cực (-1) là phù thịnh (bandwagoning), đi theo đối thủ, và thái cực còn lại (+1) là tham gia liên minh quân sự để cân bằng (balancing) lại đối thủ.

Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam lý tưởng nhất là ở vị trí cân bằng (0), tuy nhiên tùy theo diễn biến quan hệ song phương và bối cảnh khu vực, chúng ta có thể điều chỉnh vị trí của mình trong khoảng từ -1 đến +1 cho phù hợp.

Ví dụ, nếu Trung Quốc hung hăng, hiếu chiến, Việt Nam có thể điều chỉnh dần sang vị trí +1, nhưng nếu Trung Quốc ôn hòa, xuống nước, Việt Nam có thể điều chỉnh dần về vị trí số 0.

Như vậy chúng ta không nên lo sợ phá vỡ quan hệ với Trung Quốc vì chúng ta có thể điều chỉnh tùy theo tình hình.

Điều chúng ta phải lo sợ hơn là mất lãnh thổ, thứ một khi đã rơi vào tay người khác sẽ khó có thể đòi lại được.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thứ ba, do có sự linh hoạt như trên, nên Việt Nam nếu khéo léo có thể điều chỉnh từng bước đi trong chính trị liên minh để đáp lại các hành động của Trung Quốc.

Trước mắt, nếu Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng lại chiến thuật như vừa qua, kiềm chế và kiên nhẫn đấu tranh để Trung Quốc rút, phục hồi nguyên trạng.

Tuy nhiên nếu Trung Quốc lặp đi lặp lại hoặc leo thang, ví dụ không rút giàn khoan, đưa giàn khoan xuống khu vực Trường Sa/ Tư Chính, thiết lập ADIZ trên Biển Đông, hay thậm chí xâm lược các vị trí Việt Nam đang nắm giữ, thì Việt Nam cần ứng phó ra sao?

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải có các bước chuẩn bị để khi Trung Quốc đi một nước cờ thì Việt Nam có thể đi được một nước tương ứng để đáp lại, tránh tình trạng Trung Quốc leo thang nhưng Việt Nam chỉ có một bài để đấu tranh.

Với các nấc thang khác nhau như đã kể trên, chính trị liên minh giúp Việt Nam dự liệu trước các quân bài khác nhau để đối phó với Trung Quốc, bên cạnh chuyện đấu tranh trên thực địa.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Như vậy, trước bối cảnh Trung Quốc ngày càng có các hành động hung hăng mang tính cưỡng bức trên Biển Đông, Việt Nam cần tận dụng các biến đổi địa chính trị khu vực để giành thế chiến lược có lợi cho mình.

Trước mắt, Việt Nam cần thực hiện một số các biện pháp như cảnh báo Trung Quốc về hậu quả chiến lược nếu tiếp tục có cách hành động cưỡng bức hoặc leo thang tranh chấp; làm việc cùng các quốc gia đối tác quan trọng (đặc biệt là Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Philippines) để lập kế hoạch tăng cường các mối quan hệ song phương, nhất là trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng,

đồng thời lập kế hoạch các bước đi và nấc thang tiếp theo mà Việt Nam cần thực hiện để đáp lại các hành động gây hấn mới hoặc leo thang tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tóm lại, Việt Nam chỉ có thể hòa hiếu với Trung Quốc nếu Trung Quốc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nếu Trung Quốc dùng bạo quyền để cưỡng bức thì chúng ta không thể mềm yếu để rồi mãi mãi đánh mất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ vì một thứ “hữu nghị viễn vông”.

Trong khi tìm mọi cách cố gắng duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và tương kính với Trung Quốc, chúng ta cũng nên sẵn sàng theo đuổi các mối quan hệ liên minh với các đối tác ở các lĩnh vực và mức độ khác nhau để đối phó với các mối đe dọa trên Biển Đông.

Theo nghĩa đó, liên minh không nên được hiểu là đi với nước này để chống nước kia, mà là đi với nước nào để chúng ta có thể bảo vệ được tốt nhất lợi ích quốc gia của mình.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top