Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
nhìn hai em su hào thấy trái tim thêm tin yêu bao nhiêu
Trường Sa 1988, TQ cho 7 tàu chiến và vô số xuồng nhỏ bao vây, uy hiếp Len Đao. Nhưng khi trên bầu trời xuất hiện 7 máy bay chiến đấu của Việt Nam, tàu TQ phải tản ra.

Trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, lực lượng không quân luôn nhận được sự kỳ vọng rất lớn của đất nước. Những năm gần đây, Việt Nam liên tục tiếp nhận các loại máy bay hiên đại chuyên dùng cho nhiệm vụ tác chiến trên biển như Su-30MK2V, CASA-212, DHC-6…

Tuy nhiên không phải đến hôm nay, lực lượng Không quân mới trở thành lực lượng quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Mà trong chiến dịch CQ-88 bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988, Không quân Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, hỗ trợ đắc lực cho Hải quân thu hồi và bảo vệ thành công Len Đao.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong năm 1987, đứng trước tình hình hết sức căng thẳng, để bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Quân chủng Không quân được giao các nhiệm vụ:

– Trinh sát chụp ảnh, quan sát bằng mắt trên các đảo và vùng biển xung quanh Trường Sa
– Bay thả hàng không dù trên các đảo có diện tích rộng
– Tổ chức huấn luyện phi công làm nhiệm vụ bay biển xa, trinh sát chụp ảnh, chi viện cho các đảo
– Sử dụng không quân tiêm kích – bom (cường kích) hoạt động ở tầm bay tối đa, mục tiêu ngắm vào tàu chở quân tiếp viện của đối phương.

Ngày 7/11/1987, Tư lệnh Quân chủng Không quân lệnh cho Sư đoàn 372 cơ động một phi đội Su-22 thuộc Trung đoàn 923 vào sân bay Phan Rang để huấn luyện làm quen với khu vực chiến đấu. Su-22 loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Việt Nam thời bấy giờ.

Su-22M lắp động cơ tuốc bin phản lực R-29BS-300 cho phép đạt tốc độ tốc đa 1.860 km/h ở độ cao 8.000m, 1400 km/h trên biển. Tầm bay chiến đấu 1.150 km với 2 tấn vũ khí, tuần tra 2.300 km.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vũ khí gồm 2 pháo 30 mm NR-30 , 80 viên mỗi súng, 2 tên lửa không đối không R-60 ; 10 giá treo cứng mang được 4.250 kg vũ khí (3 vị trí dưới cánh cố định, 4 hoặc 2 trên thân), gồm gồm: tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25; tên lửa chống radar Kh-28, bom có điều khiển, bom không điều khiển, rocket…

Ngày 14/11/1987, phi đội Su-22 đã bay từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Từ ngày 21/11, sư đoàn 372 tổ chức trực ban chiến đấu và huấn luyện bay biển cho phi công lái Su-22 tại sân bay Phan Rang.

Ngoài đơn vị Su-22, một bộ phận máy bay vận tải chiến thuật An-26 cũng được cơ động vào Nam để trinh sát chụp ảnh, chở quân tiếp viện, thả dù hàng…
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Những phi công có nhiều giờ bay, trình độ bay cao được lựa chọn để huấn luyện bay biển xa. Những chuyến bay biển đầu tiên được tổ chức tới các đảo gần bờ. Cự ly cách bờ được tăng dần ở các chuyến bay, lúc đầu là 100 km, 200 km và nâng dần lên 500 km…

Sáng ngày 10/2/1988, phi công Vũ Xuân Cương đã thành công chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên trên cường kích Su-22M từ Phan Rang ra tuần tiễu Trường Sa. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam ra tới Trường Sa.

Để có thể bay đường dài ra Trường Sa, máy bay đã phải lắp thêm 4 thùng dầu phụ cho máy bay.

Chiếc Su-22M được lệnh cất cánh lúc 8h sáng 10/2/1988. Các phi công đã phát hiện ra đảo đầu tiên của quần đảo Trường Sa ở khoảng cách hơn 30 km. Hạ thấp độ cao, phi công cho máy bay bay qua đảo và trở về căn cứ an toàn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hình ảnh máy bay của không quân ta bay qua Trường Sa đã củng cố thêm quyết tâm bảo vệ chủ quyền của các chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ trên quần đảo. Các chuyến bay sau đó, các phi công đều cố gắng đưa máy bay xuống rất thấp, bộ đội ngoài quần đảo nghe tiếng máy bay đã ùa ra đón.

Tuy nhiên, để có được những chuyến bay ra đảo, Không quân Việt Nam đã phải khắc phục rất nhiều khó khăn và cả nguy hiểm nữa.

Trước hết, thời điểm đó phương tiện dẫn đường của ta chỉ có bán kính 300 km nên sau đó phi công phải tự đi.

Giữa mênh mông biển nước, việc xác định vị trí là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi người phi công vừa phải tài giỏi vừa phải gan dạ.

Bay biển cực kỳ phức tạp vì thời tiết thay đổi đột ngột, hơn nữa nền trời và biển giống nhau, lại không có địa tiêu nào để phi công dựa vào phán đoán tọa độ, phương vị, so sánh giữa vị trí của mình với khu vực cần đến.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hơn nữa Su-22M không phải là máy bay có tầm bay xa vì vậy nếu sai một chút nhỏ về phương hướng thì không còn đủ nhiên liệu để về đến đất liền. Khi bay về hạ cánh, lượng dầu mỗi máy bay chỉ còn lại khoảng 700 kg, chỉ đủ bay thêm được khoảng 10 phút nữa.

Không chỉ hạn chế về trang bị mà điều kiện khí tượng cũng gây ra sự nguy hiểm cho những chuyến bay, biển Đông là nơi hội tụ nhiều cơn bão nhiệt đới cũng như mây, mưa, lốc quanh năm. Những đám mây, cột lốc xoáy luôn rình rập những cánh bay của Không quân Việt Nam.

Đặc biệt, chuyện giáp mặt với máy bay đối phương cũng thường xuyên xảy ra đòi hỏi người phi công phải bình tĩnh, gan dạ và mưu mẹo để sẵn sàng xử lý những tình huống có thể nảy sinh.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Xuất kích giữ đảo Len Đao
Trong chiến dịch CQ-88, ngay từ đầu chủ trương của ta là chỉ sử dụng các lực lượng vận tải và công binh để thực hiện đóng quân bảo vệ chủ quyền, không để đối phương tạo cớ đánh chiếm toàn bộ quần đảo khi lực lượng của ta còn mỏng do phải căng sức trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc và Tây Nam vì vậy không quân tiêm kích ít khi hiện diện trên quần đảo Trường Sa.

Thực hiện nhiệm vụ lúc này là các máy bay vận tải AN-26 của Trung đoàn 918.

Từ ngày 1/3-20/4/1988, Trung đoàn không quân 918 thực hiện 10 chuyến bay ra Trường Sa quan sát chụp ảnh, thông báo tình hình đối phương trên biển về sở chỉ huy.

Ngay sau trận chiến ở đảo Gạc Ma, ngày 14-15-16/3/1988, máy bay An-26 của Không quân Việt Nam đã bay ra Cô Lin, Len Đao trinh sát trận địa nhưng Trung Quốc cũng điều máy báy ngăn chặn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 30/3/1988, tư lệnh Quân chủng Không quân ra chỉ thị về việc tăng cường bay huấn luyện trên biển xa cho Su-22M nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển.

Ngày 24/4, quân chủng quyết định điều thêm 3 chiếc Su-22M từ Thọ Xuân vào Phan Ranh. Cuối tháng 6, có thêm 10 chiếc Su-22M nữa vào Phan Rang.

Một tháng sau sự kiện ngày 14/3, Hải quân đi trên tàu chiến hải quân, chở theo 35 lính công binh và 7 lính hải quân do Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chỉ huy được trang bị súng 12ly7, DKZ… quay lại quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.

Trước khi đi, phía ta đã xác định có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông và họ cũng quyết liệt xâm chiếm đảo của ta.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ 2h sáng, Hải quân Việt Nam bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma.

Tuy nhiên ta chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao. Tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo nên các chiến sĩ không tiếp cận được.

Buổi sáng ra, phát hiện ra ta cắm cờ ở Len Đao, Trung Quốc cho 7 tàu chiến và vô số xuồng nhỏ bao vây, uy hiếp. Hải quân Việt Nam vẫn kiên quyết bám đảo dù lực lượng của ta ít hơn rất nhiều.

Không khí hết sức căng thẳng, trận chiến rất dễ xảy ra, nhưng trên bầu trời xuất hiện 7 máy bay chiến đấu của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo,ngay lập tức phía tàu Trung Quốc tản ra.

Bộ đội ta tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ xây dựng công sự và bảo vệ vững chắc đảo Len Đao cho đến ngày hôm nay.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tiếp tục những chuyến bay nối đất liền và đảo xa

Nhận thấy sự cần thiết tăng cường lực lượng Không quân trong nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa, ngày 10/6/1988, Tư lệnh Không quân phê duyệt lại kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo vệ và chi viện Trường Sa.

Quân chủng chủ trương sử dụng các lực lượng hiện có (gồm tiêm kích đánh chặn MiG-21bis, cường kích Su-22M, vận tải cơ An-26 và trực thăng Mi-8/Ka-25) thực hiện 4 nhiệm vụ chính: bay trinh sát, vận chuyển đường không; tấn công các mục tiêu trên biển và đảo; tiêm kích bảo vệ đội hình chiến đấu không quân – hải quân; hiệp đồng chặt chẽ với hải quân và phòng không bảo vệ Trường Sa.

Ngày 24-28/6 hai biên đội Su-22M (4 chiếc) của trung đoàn 923 lần lượt bay nhiệm vụ ra đảo Trường Sa và An Bang.

Từ 24 đến 29/10/1988, Quân chủng Không quân tham gia đợt diễn tập chi viện quần đảo Trường Sa (mang tên CV-88).

Địa điểm diễn tập là căn cứ Phan Rang, Cam Ranh và vùng biển hai tỉnh Phú Khánh – Thuận Hải.

Lực lượng tham gia có: máy bay tiêm kích – bom Su-22M (Trung đoàn 923), 2 trực thăng Mi-8 (Trung đoàn 917), 2 máy bay vận tải An-26 (Trung đoàn 918)…
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong diễn tập, phi đội Su-22M thực hiện các phương án tấn công tiêu diệt và ngăn chặn đội hình hải quân địch trên biển, chi viện yểm hộ cho hải quân phản công chiếm lại đảo.

Đội hình tiêm kích đánh chặn MiG-21 yểm trợ bảo vệ đội hình tàu và máy bay Su-22M. Các đơn vị trực thăng Ka-28, Mi-8, vận tải An-26 làm nhiệm vụ trinh sát, chuyển quân, tìm kiếm cứu nạn.

Ngày 25/11/1988, tổng tham mưu trưởng ra mệnh lệnh bảo vệ Trường Sa, khu vực biển và thềm lục địa. Ở phía Nam, Quân chủng Không quân tích cực tham gia bảo vệ Trường Sa, khi tàu nước ngoài gây ra chiến sự thì phối hợp với hải quân đánh bại họ ở vùng biển quần đảo Trường Sa.

Với sự xuất hiện của những chuyến xuất kích của Không quân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa năm 1988, chúng ta đã góp phần ngăn chặn được âm mưu đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Trung Quốc góp phần cùng quân chủng Hải quân đóng giữ và bảo vệ thắng lợi 11 đảo mới với 32 điểm đóng quân.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau năm 1988, lực lựng Không quân đánh biển được chú trọng ưu tiên hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Năm 1989, các máy bay Su-22M4, biến thể hiện đại nhất của dòng Su-22 thay thế Su-22M làm nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa.

Tiếp đó chúng ta đã tiếp nhận hàng loạt máy bay thế hệ mới hiện đại có tầm bay xa, thời gian tác chiến dài, cùng hệ thống vũ khí, hệ thống điều khiển hiện đại như máy bay trinh sát PLZ M-28, tiêm cường kích đa năng Su-27SK/PU, Su-30MK/MK2, máy bay tuần thám CASA-212, thủy phi cơ DHC-6 và nhiều loại trực thăng khác.

Với lực lượng này, Không quân Việt Nam sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Nhà cháu thấy có cái này hay hay, rất phù hợp với phong cách của Thớt này, nên paste lên đây:
21 SỰ THẬT NÊN BIẾT VỀ TRUNG QUỐC
(LÃ NGUYÊN[GIỚI THIỆU])
Nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/21-su-that-nen-biet-ve-trung-quoc
Chủ nhật, 01 Tháng 2 2015 22:27
(LKH dịch từ Nguồn:http://ofigenno.cc/interesnye-fakty-o-kitae)

Chúng ta biết gì về các quốc gia trên thế giới nào? Tạp chí “Ofigenno.cc” muốn mở rộng nhãn quan của các bạn và xin giới thiệu với các bạn 21 sự thật gây sốc ở Trung Quốc. Các chuyên gia về địa chính trị gọi đất nước này là con "Sleeping Dragon" (‘Rồng ngủ”.- ND) - tất cả nhờ vào một nền kinh tế tăng trưởng “nóng” và tác động to lớn của Trung Quốc đến toàn thế giới. Dưới đây là một số sự kiện vô cùng thú vị và khó hiểu về nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mà vị tất bạn đã đoán ra:

1. Để binh lính Trung Quốc ngẩng đầu vừa thẳng, vừa cao, người ta đính vào cổ áo họ một chiếc đinh ghim:


Ảnh: AcidCow.

2. Quân cảnh nước Cộng hòa Trung Hoa dùng một sợi dây buộc vào đầu cột để đào tạo các chiến sĩ, buộc họ phải vung tay lên ở một độ cao nhất định trong khi diễu binh.


Ảnh: AcidCow.

3. Một trăm triệu triệu người ở Trung Quốc chỉ sống bằng 1dollar Mĩ mỗi ngày.


Ảnh: BlogSpot

4. Sốt cà chua (Ketchup) xuất hiện ở Trung Quốc như một thứ sốt dùng để ướp cá và được gọi là ”ke-tsiap” (番茄酱):


Ảnh: Flickr

5. Người Trung Quốc không mang theo thức ăn mua ở cửa hàng “Mc Drive” mà gọi thức ăn trong hàng ăn rồi ngồi ăn hết ở đó:


Ảnh: AdsofChina

6. Chính thức, Trung Quốc không phải là một quốc gia tôn giáo, nhưng có khoảng 54 triệu Kitô hữu


Ảnh: Wikipedia

7. Hàng năm, người bị kết án tử hình ở Trung Quốc nhiều gấp 4 lần so với những người bị kết án như thế ở bất kì một quốc gia nào khác:




Ảnh: WantChinaTimes
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
8. Ở thành phố Đông Dinh, trứng luộc bằng nước *** trẻ trai, trẻ gái đồng trinh được xem là cao lương mĩ vị:


Ảnh: MinistryofTofu

9. Google phối hợp với các công ty thu âm lớn nhất thế giới đã phát hiện ra khả năng truy cập để tải nhạc miễn phí ở Trung Quốc:


Ảnh: Androidpit

10. Công an Trung Quốc thường dùng ngỗng thay cho chó cảnh sát. Tất cả là nhờ vào sự hung hãn và thị giác tuyệt vời của loài gia cầm này:


Ảnh: ChinaDaily

11. Mỗi năm, ở Trung Quốc có gần một triệu ca phá thai. Nguyên nhân của tình trạng ấy là chính sách một con của nhà nước:


12. Thật khó tin, nhưng đúng là có 30 triệu người ở Trung Quốc đang sống trong những “ngôi nhà- hang động”, chúng được gọi là "yaoduny”:



Ảnh: Wikipedia

13. Ở Trung Quốc, không khí bị ô nhiễm, khí thải tràn vào khí quyển, lan khắpThái Bình Dương, thậm chí đến tận San Francisco



Ảnh: BlueCollarPhilosophy

14. Một số công ty sản xuất đồ ăn của Trung Quốc bị phát hiện đã làm đậu phụ làm từ nước thải sinh hoạt và ướp thịt dê trong nước tiểu:


Ảnh: FollowMeFoodie

15. Phụ nữ ở Trung Quốc sẵn sàng trả 700 dollar cho một ca vá lại màng trinh:


Ảnh: TripAdvisor
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
16. Thở không khí ở Bắc Kinh giống như hút 21 điếu thuốc lá mỗi ngày:



Ảnh: ForexLive



Ảnh: OnPlanetChina

18. Trung Quốc đã cấm sử dụng thiết bị trò chơi “PlayStation” (gọi tắt là “PS3”, là video game console thế hệ thứ 7):



Ảnh: VentureBeat

19. Mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ khoảng 4 triệu con mèo:



Ảnh: Peta

20. Thượng Hải đã thiết lập kỷ lục ùn tắc giao thông với dòng người và xe cộ chen chúc, nối đuôi nhau 99 cây số, kéo dài tới 12 ngày:



Hình ảnh: Trung Quốc Whisper

21. Ở Trùng Khánh, người ta làm nhiều con đường đặc biệt dành riêng cho những người không thể rời chiếc điện thoại để lúc bất cẩn họ không bị tai nạn và không làm những người khác bị tai nạn:



Ảnh: Engadget
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Areina

Xe hơi
Biển số
OF-359189
Ngày cấp bằng
20/3/15
Số km
105
Động cơ
261,350 Mã lực
Nhờ cụ mà em biết thêm nhiều điều.:)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top