Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đá Vành Khăn mà Trung Quốc lén lút chiếm của Philippines hồi cuối năm 1994, đầu năm 1995 nằm ngay trung tâm cánh phía đông của quần đảo Trường Sa và rất gần các tuyến hải hành trọng điểm dọc phía đông biển Đông.

Bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm năm 2012 với chiến lược ngoại giao gậy nhỏ và “ngoại giao lật lọng” bao quát góc đông bắc biển Đông và là chốt canh lý tưởng nhằm kiểm soát các tuyến hải hành chính qua khu vực này.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Với việc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarbourough và các đảo nhân tạo chiến lược khác trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc có lợi thế hơn bất cứ nước nào khác trong việc kiểm soát cái mà Robert Kaplan gọi là “yết hầu của các tuyến đường biển toàn cầu”.

Chẳng hạn, đảo Phú Lâm (đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa), Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và bãi cạn Scarborough tạo thành một chòm sao bốn điểm với bán kính chỉ 250 hải lý từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ toàn bộ biển Đông.

Điều đó có nghĩa là để trở thành lãnh chúa trên biển Đông, Trung Quốc chỉ cần phát triển những tài sản ấy thành nền tảng vững chắc có thể cung cấp hậu cần cho một mạng lưới tàu đánh cá, tàu hải giám, tàu ngầm và máy bay nhằm thống trị bầu trời và vùng nước khu vực này, cũng như một số vùng đất để thiết lập những khu kinh tế và an ninh rộng.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đó chính xác là những gì Bắc Kinh đang tiến hành.

Sáu mươi năm trước đảo Phú Lâm chỉ là một bãi cát không người ở, nay đã có gần 1.000 người, cả dân lẫn binh lính.

Cơ sở vật chất lưỡng dụng bao gồm một sân bay với một đường băng 2.700m và một đường dẫn máy bay song song, có sức chứa hơn tám máy bay thế hệ thứ tư như tiêm kích SU-30MKK và máy bay đánh bom JH-7, một cảng nước sâu 1.000m có thể cho phép tàu tải trọng 5.000 tấn neo đậu.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ năm 2013, Trung Quốc cũng tiến hành các dự án xây dựng khổng lồ ở phía nam quần đảo Trường Sa hòng biến những đá mà nước này chiếm được thành đảo.

Theo một quan chức tình báo cấp cao của Đài Loan tên là Lý Tường Trụ (Lee Hsiang-chou), chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua kế hoạch mở rộng đảo lấn biển để xây dựng các cơ sở quân sự trên năm đảo nhỏ trong vùng biển này, trong đó có Đá Châu Viên, Đá Gạc Ma, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa và Đá Chữ Thập.

Trong số những dự án xây đảo ấy, gây nhiều tác động nhất phải kể đến dự án Đá Chữ Thập.

Từ một rạn san hô chìm, Đá Chữ Thập sẽ sớm trở thành đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

Sau khi lấn biển, với diện tích đất dự kiến đạt 2km vuông, Đá Chữ Thập sẽ lớn gấp bốn lần đảo tự nhiên lớn nhất trong quần đảo là Ba Bình hiện đang bị Đài Loan chiếm đóng.

Khu vực mở rộng này cho phép Đá Chữ Thập chứa được một sân bay với đường băng 3.000m, một cảng nước sâu, các trạm radar, vài tên lửa tầm trung và tầm xa, kho bãi và cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ khác đủ khả năng hỗ trợ hàng trăm tàu cá, tàu hải giám, tàu chiến và máy bay.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu trong tương lai gần đến trung hạn Bắc Kinh tiếp tục xây đường băng sân bay và cảng nước sâu ở Subi, Đá Vành Khăn và bãi cạn Scarborough và thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông.

Với các đảo được mở rộng và xây mới ở các vị trí chiến lược, Trung Quốc có nhiều khả năng hơn tất cả các cường quốc khác trong việc giành thế thống trị trên không và trên biển ở biển Đông.

Mặc dù Bắc Kinh vẫn còn cả một con đường dài phía trước, nhưng trong vòng hai mươi năm nữa viễn cảnh một biển Đông la liệt các căn cứ của Trung Quốc trải dài từ quần đảo Hoàng Sa ở tây bắc tới Đá Vành Khăn ở đông nam, từ bãi cạn Scarborough ở đông bắc đến Đá Chữ Thập ở tây nam sẽ chẳng có gì là quá khó tưởng tượng.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Liệu quá trình lấn dần này có phải là không thể ngăn chặn?

Mặc dù Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các nước ASEAN ký năm 2002 không tạo nhiều cơ sở để phong tỏa các điểm xây dựng lại, nhưng các nước muốn duy trì nguyên trạng vẫn có thể gửi các quan sát viên quốc tế tới để giám sát xây dựng và gây sức ép ngoại giao nhằm thuyết phục Trung Quốc dừng hành động.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đại chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông là một kế hoạch khôn khéo tận dụng những điểm yếu của các chiến lược dựa trên các trận đánh lớn mà điển hình là Chiến lược tác chiến không-hải mà Mỹ đưa ra nhằm vô hiệu hóa năng lực Chống tiếp cận – phong tỏa khu vực (A2AD) của Trung Quốc và Chiến lược kiểm soát tầm xa (Offshore Control), lựa chọn thay thế chủ chốt của chiến lược A2AD.

Nhưng chiến lược lấn dần này không phải là hoàn hảo. Nó có thể bị ngăn chặn nếu Mỹ, Việt Nam và các cường quốc khu vực khác chơi cờ vây điêu luyện như Trung Quốc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Mỹ kéo Ấn Độ vào Biển Đông

Chưa đầy hai tháng sau khi ra tuyên bố Tầm nhìn chiến lược chung Mỹ - Ấn về khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chuyến công du New Delhi của Tổng thống Barack Obama, một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ nói rõ rằng, TQ không có quyền phản đối những hoạt động hải quân của Ấn Độ ở Biển Đông.

Theo kênh truyền hình New Delhi (NDTV), trong cuộc gặp mới đây với Tổng tư lệnh hải quân Ấn Ðộ, đô đốc Robin Dhowan, đô đốc, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris Jr đã khắng định: “Biển Đông là vùng biển quốc tế và Ấn Độ có thể tự do hoạt động ở bất cứ nơi nào họ muốn hoạt động.

Nếu nơi đó là Biển Đông thì họ cứ việc tới và hoạt động ở đó”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
NDTV cho biết, tháng 7/2011, khi tàu chiến đổ bộ của Ấn Độ INS Shardul trên đường từ Khánh Hòa đi Hải Phòng trong một chuyến thăm hữu nghị, thủy thủ đoàn đã bị hải quân TQ cảnh cáo trên sóng vô tuyến: “Các anh đang đi vào vùng biển TQ. Hãy rời khỏi đây”.

Năm 2014, TQ cũng đã phản đối thỏa thuận giữa Việt Nam và Ấn Ðộ trong việc thăm dò dầu khí ở Biển Ðông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Bày tỏ quan ngại về hành động tranh chấp của TQ ở Biển Đông, đô đốc Harris nói: "Tôi thấy lo lắng về quá trình cải tạo đất làm đảo nhân tạo mà TQ đang tiến hành. Tôi coi đó là sự khiêu khích và gây căng thẳng ở Biển Đông cũng như với các quốc gia trong vùng biển. Với tất cả chúng ta, những ai quan tâm về tự do hàng hải, đều có nhiệm vụ chú tâm tới những gì TQ đang làm ở Biển Đông cũng như quá trình cải tạo đạo nhanh chóng của họ. Điều này trên thực tế đang làm thay đổi hiện trạng vùng biển”.

Mặc dù đô đốc Mỹ lưu ý về sự hiện diện gia tăng của tàu ngầm TQ tại Ấn Độ Dương, nhưng ông nhấn mạnh, mối lo đầu tiên của ông là bảo vệ an ninh hàng hải, đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông.

Khẳng định này rất tương đồng với tuyên bố chung mà Mỹ và Ấn Độ đưa ra trong chuyến thăm của ông Obama hồi tháng 1.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Về phần TQ, bất chấp chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông, nước này vẫn đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển và đang tăng tốc cải tạo tính năng đất, làm các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Theo giới phân tích, dù không công khai, nhưng Mỹ xem Ấn Độ là phần quan trọng của chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương.

Điều này không chỉ là vì hải quân Ấn Độ là một trong những lực lượng hùng mạnh nhất ở khu vực, họ còn là đối tác hữu ích tham gia cùng Mỹ trong cuộc tập trận cấp cao hàng năm Malabar diễn ra vào mùa thu.

Năm ngoái, Ấn Độ đã mở cửa cuộc tập trận này cho cả Nhật Bản - một đồng minh quan trọng của cả New Delhi và Washington.

"Trong một phần tái cân bằng của Mỹ, hạm đội Thái Bình Dương sẽ trở nên lớn hơn. 60% Hải quân Mỹ sẽ có mặt trong hạm đội Thái Bình Dương vào năm 2020”, Đô đốc Harris nói.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong khuôn khổ chuyến thăm New Delhi, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Ấn Độ đã ra tuyên bố mang tên Tầm nhìn chiến lược chung.

Tuyên bố khẳng định, thịnh vượng khu vực phụ thuộc vào an ninh:

"Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh hàng hải, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong suốt khu vực, nhất là ở Biển Đông.

Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, theo đuổi cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải thông qua mọi biện pháp hòa bình, phù hợp với những nguyên tắc đã được luật pháp quốc tế công nhận, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trả lời phỏng vấn sau đó, ông Obama khẳng định, Mỹ mong muốn chứng kiến sự gia tăng hòa bình của TQ.

"Như những gì tôi nói khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình là TQ không thể bắt các nước khác trả giá cho sự phát triển của mình.

Họ không nên bắt nạt các nước như Việt Nam hay Philippines trong vấn đề hàng hải, mà cần nỗ lực giải quyết vấn đề một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế”, ông nói.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top