Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

roni

Xe buýt
Biển số
OF-183706
Ngày cấp bằng
6/3/13
Số km
800
Động cơ
342,623 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà hàng xóm
Chúng ta cần thận trọng với những dự đoán khốc liệt như vậy. Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài mới đuổi kịp Mỹ về quân sự, kinh tế và các nguồn lực quyền lực mềm. Ngược lại, đến năm 1900, Đức đã vượt qua Anh. Ngay cả trường hợp GDP của Trung Quốc vượt qua Mỹ vào một thời điểm nào đó trong những năm 2020, hai nền kinh tế vẫn không thể coi là ngang bằng nhau. Trung Quốc sẽ vẫn có một khu vực nông thôn rộng lớn kém phát triển, và gần như chắc chắn đã bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề về dân số và tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Như một số người Trung Quốc thường nói, họ sợ rằng họ sẽ già trước khi giàu. Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài mới có thể trở thành một thách thức nào đó đối với nước Mỹ giống như nước Đức của Kaiser tạo ra khi Đức vượt qua Anh.
Nhưng nhiều người Trung Quốc không nhìn thế giới theo cách đó. Họ tin rằng cuộc suy thoái năm 2008 đã tạo ra một sự thay đổi về cân bằng quyền lực thế giới, và rằng Trung Quốc cần bày tỏ ít tôn trọng hơn với một nước Mỹ đang đi xuống. Đánh giá quá tự tin này là một phần nguyên nhân dẫn đến chính sách đối ngoại tự thị hơn của Trung Quốc trong hai năm qua. Sự thay đổi nhận thức dường như đã làm củng cố thêm sự tự tin của Chính quyền Trung Quốc, mặc dù đánh giá của họ là sai lầm.
http://dantri.com.vn/the-gioi/imf-trung-quoc-da-soan-ngoi-nen-kinh-te-so-1-the-gioi-cua-my-953730.htm
Nhanh quá cụ Pain nhỉ, mình liệu có thể tận dụng gì để phát triển khi đứng cạnh cường quốc số 1
 

Sơn Gà 123

Xe buýt
Biển số
OF-167944
Ngày cấp bằng
22/11/12
Số km
955
Động cơ
3,091,657 Mã lực
Em vào đánh dấu để đọc
Cám ơn cụ chủ thớt nhé
 

hung cuong

Xe tải
Biển số
OF-7564
Ngày cấp bằng
29/7/07
Số km
221
Động cơ
541,630 Mã lực
Hay quá, nhưng dạo này có ít thông tin qúa
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực
Hongkong và Biển Đông đang chú trọng đến Mỹ, Nhật

Mỹ, Nhật đang chú trọng đến kính :))
Nếu được vậy thì mưa móc sắp đến nhà em rồi,:D vác cả điếu cày sang không biết hiệu quả của chú trọng được đến đâu. Nhưng k liên mính với bất cứ ai để chống ai đó, mà quan hệ với người nayf để phòng thủ và bảo vệ chủ quyền thì được phải không ạ?
 

hung cuong

Xe tải
Biển số
OF-7564
Ngày cấp bằng
29/7/07
Số km
221
Động cơ
541,630 Mã lực
Không biết dạo này cụ bận hay sao mà viết bài ít vậy, hay cụ ra đảo rồi;))
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Báo cáo các bác: Nhà cháu vừa được cấp "bằng lái" tôi qua, vào otofun đọc ngay thớt này. hihi Xin mạo muội có ý kiến tý ạ.
1. Chủ đề mà chủ thớt đưa ra quá tuyệt vời và hữu ích đối với con dân đất Việt. Nhà cháu ủng hộ cả 4 bánh;
2. Vì chủ đề quá tuyệt vời nên nhà cháu trộm nghĩ: Nên chăng ngoài mục tiêu "cần và đủ" mà bác Lẫm đưa ra, chúng ta nên chia ra các nội dung/chủ đề con để các mem dễ theo dõi và đóng góp.
3. Nếu chia được các chủ đề con, nhà cháu xin góp một tay (Tất nhiên là sau khi đọc hết cái thớt này đã ạ)
Hihi, mạo muội nêu ý kiến, mong các bác đừng gạch đá vì nhà cháu là mem mới chưa đọc hết và cũng góp ý xuất phát từ cái tâm của một công dân "ăn cá Biển Đông" ạ.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Nhà cháu bắt đầu máu chủ đề này, xin góp một tay đây ạ. Mong các bác đừng gạch đá nhé. Hihiihi
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
1. Về Biển Đông:
1. Khái quát về biển Đông
Biển Đông hay Biển Nam Trung Hoa ( Nam Hải), hoặc Biển Tây Philipines là một biển rìa lục địa , một phần của Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích áng chừng khoảng 3.500.000 km². Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Vùng biển này và phần lớn các đảo không có người ở của nó là mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia xung quanh. Những tranh chấp đó cũng thể hiện ở số lượng tên gọi được sử dụng để chỉ vùng biển này.

1.1 Các nước của vùng biển Đông
South Sea là thuật ngữ phổ biến nhất trong tiếng Anh để chỉ vùng biển này, và tên trong đa số các ngôn ngữ Châu Âu khác cũng như vậy, nhưng các nước xung quanh thì gọi nó bằng nhiều tên khác nhau, thường phản ánh chủ quyền lịch sử của họ đối với quyền bá chủ vùng biển.
Trung Quốc thường hay gọi tắt biển này là Nam Hải . Trong ngành xuất bản hiện nay của Trung Quốc, nó thường được gọi là Nam Trung Quốc Hải và cái tên này cũng thường được dùng trong các bản đồ bằng tiếng Anh do Trung Quốc ấn hành. Philippines gọi là biển Luzón (theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippines) hoặc biển Tây Philippines (West Philipines Sea).
Tại Việt Nam, hầu hết lãnh thổ hướng chính ra biển là hướng đông, do đó tên tiếng Việt của biển này hàm nghĩa là vùng biển Đông Việt Nam. Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể ra biển về hướng tây (vịnh Thái Lan) về phía các nước Campuchia và Thái Lan. Biển Đông Việt Nam còn ghi dấu ấn của mình vào văn hóa và lịch sử Việt Nam, thể hiện qua câu tục ngữ "thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn; Thuận bè, thuận bạn tát cạn biển Đông", hay thành ngữ "dã tràng xe cát biển Đông". Người Trung Quốc ở đảo Hải Nam thì có câu "phúc như Đông hải, thọ tỉ Nam sơn". Trong các tài liệu cổ về hàng hải của Bồ Đào Nha vào thế kỉ 15-16 còn có tên là Biển Chăm Pa.
Ngoài ra còn có East China Sea (tên quốc tế của biển này) ở phía bắc so với biển Đông Việt Nam, Trung Quốc gọi tắt là Đông Hải, khi tra cứu những tài liệu của Trung Quốc hoặc của nước khác tham khảo tài liệu Trung Quốc, chú ý không nhầm lẫn hai biển Đông này.
Tên gọi quốc tế của biển Đông ra đời từ nhiều thế kỷ trước, là biển Nam Trung Hoa vì thời bấy giờ Trung Quốc là nước rộng lớn nhất, phát triển nhất, nổi tiếng nhất trong khu vực và đã có giao thương với phương Tây qua con đường tơ lụa. Tên gọi nhiều biển, đại dương vốn căn cứ vào vị trí của chúng so với các vùng đất gần đó cho dễ tra cứu, không có ý nói về chủ quyền. Có thể kể ra các thí dụ là Ấn Độ Dương, là đại dương ở phía nam Ấn Độ, giáp nhiều nước ở châu Á và châu Phi, không phải là của riêng nước Ấn Độ; hay biển Nhật Bản, được bao quanh bởi Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.

1.2 Địa danh trong biển Đông
Vịnh Bắc Bộ là phần biển Đông giữa miền Bắc Việt Nam với Đảo Hải Nam miền Nam Trung Quốc. Bờ phía Tây là bờ biển Việt Nam từ Thanh Hóa đến Móng Cái. Phía bắc từ Móng Cái trở sang phía Đông là 2 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc với bán đảo Lôi Châu. Bờ Đông là đảo Hải Nam của Trung Quốc. Trong vịnh có hàng nghìn đảo nhỏ, nổi tiếng nhất là các đảo trong vịnh Hạ Long được UNESCO xếp loại là di sản thiên nhiên thế giới. Đảo Bạch Long Vĩ thuộc Việt Nam ở giữa vịnh, có diện tích khoảng 2,5 km².
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông đã được nhiều chính quyền Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền từ nhiều thế kỷ qua. Quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc dùng bạo lực chiếm giữ một phần từ những năm 1950 và hoàn toàn từ năm 1974. Tranh chấp chủ quyền, một phần hay toàn bộ, cũng đã diễn ra tại quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei vàĐài Loan.
Những lý do chính để các nước tranh chấp chủ quyền hai quần đảo trên là:
+ Diện tích lãnh hải với đặc quyền kinh tế và việc triển khai quốc phòng.
+ Biển Đông nằm trên một trong những đường giao thông hàng hải lớn trên thế giới, có nguồn thủy sản và tiềm năng dầu khí.
Hiện nay sự tranh chấp đang được các bên thương lượng đàm phán vì sự hòa bình và ổn định trong khu vực để phát triển kinh tế.
1.3 Địa lý
Tổ chức thủy văn học quốc tế xác định vùng biển trải dài theo hướng từ tây nam đến đông bắc, biên giới phía nam là 3 độ vĩ độ Nam giữa NamSumatra và Kalimantan (eo biển Karimata), và biên giới phía bắc của nó là eo biển Đài Loan từ mũi phía bắc Đài Loan tới bờ biển Phúc Kiến thuộc đại lục Trung Quốc. Vịnh Thái Lan chiếm phần phía tây của biển Đông.Biển nằm trên một thềm lục địa ngầm; trong những kỷ băng hà gần đây nước biển đã hạ thấp xuống hàng trăm mét, và Borneo từng là một phần của lục địa Châu Á.
Các nước và lãnh thổ có biên giới với vùng biển này (theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc) gồm: đại lục Trung Quốc, Macao, Hồng Kông, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Camphuchia và Việt Nam. Nhiều con sông lớn chảy vào Biển Đông gồm các sông Châu Giang, Mân Giang, sông Cửu Long (Phúc Kiến), sông Hồng, sông Mê Kông, sông Rajang,sông Pahang, và sông Pasig.
Các đảo và đá ngầm
Phía Tây Bắc Biển Đông cách đảo Lý Sơn, Quảng Nam, Việt Nam khoảng 200 km, cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 235 km có quần đảo Hoàng Sa với 18 đảo, cồn và 22 bãi, đá (theo giáo sư Sơn Hồng Đức, thì có đến 230 đảo, cồn, đá, bãi). Lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody Island). Độ cao tuyệt đối lớn nhất 14 m (Rocky Island). Quần đảo này hiện đang bị Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm đóng trái phép.
Bên trong vùng biển, có hơn 200 đảo và bãi đá ngầm đã được đặt tên, đa số chúng thuộc Quần đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa trải dài trên một vùng rộng 810, dài 900 km với khoảng 175 đảo đã được xác định, hòn đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (Itu Aba) với chỉ hơn 1,3 km chiều dài và điểm cao nhất là 3,8 mét.
Có một núi ngầm rộng 100 km được gọi là Reed Tablemount ở đông bắc quần đảo Trường Sa, cách biệt khỏi đảo Palawan của Philippine bởi Rãnh Palawan. Hiện nay nằm sâu 20m dưới mực nước biển nhưng trước kia nó từng là một hòn đảo trước khi bị mực nước biển dâng lên ở thời băng hà cuối cùng làm chìm ngập.
Phía đông quần đảo Hoàng Sa có các bãi ngầm như Macclesfield Bank (quần đảo Trung Sa), Stewart Bank, Truro Shoal và Scarborough Shoal.
+ Bãi Scarborough Shoal
+ Vị trí: nằm về phía Đông của bãi Macclesfield, gần bờ biển Philippines
+ Hình thể: là một bãi khá lớn bên dưới là đá ngầm. Bãi này nằm dưới mặt biển chừng 92 fathoms.
+ Bãi Truro Shoal: nằm bên cạnh Scarborough Shoal, sâu 10 fathoms
+ Bãi Stewart Bank: (578 fathoms) gần đảo Luzon của Philippines.
1.4 Các nguồn tài nguyên
Đây là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng. Nó là đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới, trong khi nếu tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm, hơn 50% đi qua Eo biển Malacca, Eo Sunda, và Eo Lombok. Hơn 1.6 triệu m³ (10 triệu barrel) dầu thô được chuyển qua eo biển Malacca hàng ngày, nơi thường xảy ra các vụ hải tặc, nhưng hiện đã giảm nhiều so với giữa thế kỷ 20.
Vùng này đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 km³ (7.7 tỷ barrel), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ barrel). Trữ lượng Khí gas tự nhiên được ước tính khoảng 7.500 km³ (266 nghìn tỷ feet khối).
Theo những nghiên cứu do Sở môi trường và các nguồn lợi tự nhiên Philippine, vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái.

1.5 Tuyên bố lãnh hải
Có rất nhiều tranh cãi về lãnh hải trên vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó. Bởi Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng 200 dặm biển (370.6 km) từ lãnh hải của họ, tất cả các nước quanh vùng biển có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền với những phần rộng lớn của nó. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển. Những báo cáo gần đây cho thấy CHND Trung Hoa đang phát triển một nhóm tàu sân bay để bảo vệ những đường vận chuyển nhiên liệu ở Biển Đông. Những vùng có nguy cơ tranh chấp gồm:
+ Indonesia và CHND Trung Hoa về vùng biển Đông Bắc đảo Natuna.
+ Philippines và CHND Trung Hoa về những khu khai thác khí gas Malampaya và Camago.
+ Philippines và CHND Trung Hoa về bãi cát ngầm Scarborough.
+ Việt Nam và CHND Trung Hoa về vùng biển phía tây Quần đảo Trường Sa. Một số hay toàn bộ quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp bởi Việt Nam, CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), Philippines, và một số nước khác.
+ Quần đảo Hoàng Sa đang dưới sự quản lý và tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, CHND Trung Hoa quản lý 6 đảo từ năm 1974 đến nay.
+ Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam về những vùng ở Vịnh Thái Lan.
+ Singapore và Malaysia dọc theo Eo biển Johore và Eo biển Singapore.
Cả Trung Hoa và Việt Nam đều theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một cách mạnh mẽ. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm được 6 đảo năm 1974 và 18 binh sĩ đã thiệt mạng. Quần đảo Trường Sa là nơi đã xảy ra xung đột hải quân, hơn bảy mươi lính thủy Việt Nam đã bị giết hại ở phía nambãi đá ngầm Chigua tháng 3 năm 1988. Các nước tranh chấp thường xuyên thông báo về các vụ va chạm giữa các tàu hải quân.
ASEAN nói chung, và Trung Quốc nói riêng luôn muốn đảm bảo rằng những tranh chấp bên trong Biển Đông sẽ không leo thang trở thành xung đột quân sự. Vì vậy, các cơ cấu phát triển chung đã được lập ra tại các vùng tranh chấp chồng lấn để cùng phát triển vùng và phân chia quyền lợi công bằng tuy nhiên không giải quyết vấn đề chủ quyền của vùng đó. Điều này đã trở thành sự thực, đặc biệt là ở Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không ngại dùng vũ lực để chiếm đoạt quần đảo Trường Sa.
Những tuyên bố lãnh thổ chồng lần ở Pulau Pedra Branca hay Pulau Batu Putih của cả Singapore và Malaysia đã được đưa ra Tòa án quốc tế. Tòa án phán quyết theo chiều hướng có lợi cho Singapore.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
2. Biển Đông - tham vọng bá chủ của Trung Quốc
“Đường lưỡi bò” phi lý và tham vọng bá chủ của Trung Quốc ở Biển Đông, nguồn gốc và ý nghĩa của "đường lưỡi bò" hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một sự giải thích hợp lý nào. Thậm chí, có học giả Trung Quốc còn cho rằng "không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó".
2.1 Nguồn gốc mập mờ của đường lưỡi bò
Tháng 5-2009, Trung Quốc gửi công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và kèm theo một tấm bản đồ có vẽ 9 đoạn đứt khúc (còn gọi là "đường chữ U” hay "đường lưỡi bò”) thể hiện yêu sách bao chiếm gần như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế thừa nhận "vùng biển lịch sử” của họ được bao chiếm bởi "đường lưỡi bò”.
Tuy nhiên, điều đáng nói là từ đó đến nay mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ được cơ sở pháp lý của các đòi hỏi này nhưng hành động của họ thì lại ngày càng gia tăng gây hấn, xâm phạm thô bạo chủ quyền lãnh thổ của nhiều quốc gia trong khu vực làm cho tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng.
Công hàm ngày 7-5-2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách "đường lưỡi bò" và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố bản đồ "đường lưỡi bò" với toàn thế giới. Trước đó, mặc dù "đường lưỡi bò" đã được thể hiện nhiều lần trong một số bản đồ lưu hành trong nước, nhưng Chính phủ của họ chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào trước cộng đồng quốc tế. Thậm chí trong những văn bản pháp lý quan trọng của Nhà nước Trung Quốc về các vùng biển như các Tuyên bố về Lãnh hải năm 1958, về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992, về Đường cơ sở năm 1996, và về Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa năm 1998... "đường lưỡi bò" cũng không hề được nhắc tới.
Theo các học giả Trung Quốc, "đường lưỡi bò" lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong Biển Đông (mà họ gọi là Biển Hoa Nam) được Vụ Địa lý của Bộ Nội vụ Cộng hòa Trung Hoa xuất bản năm 1948. Một số người cố đẩy thời gian xuất hiện của "đường lưỡi bò" xa hơn nhằm mục đích giải thích có lợi cho Trung Quốc. Họ cho rằng "đường lưỡi bò" do một người tên Hu Jinjie vẽ từ năm 1914 và đến tháng 12-1947 một viên chức của Cộng hòa Trung Hoa tên là Bai Meichu vẽ lại đường này trong một bản đồ cá nhân để thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tin Pháp chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa năm 1933. Tuy nhiên họ cũng thừa nhận: "Không rõ khi vẽ đường này Bai Meichu có đủ hiểu biết và kiến thức về luật biển quốc tế đương đại hay không?". "Đường lưỡi bò" khởi thủy có 11 đoạn vẽ bao gồm các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và bãi ngầm Trung Sa chiếm hầu hết Biển Đông. Tuy nhiên, đến năm 1953, đường 11 đoạn được điều chỉnh lại thành 9 đoạn như ngày nay, bỏ 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ. Đáng lưu ý là đến nay không có bất kỳ tài liệu nào cho biết tọa độ cũng như vị trí chính xác của "đường lưỡi bò".
Rõ ràng nguồn gốc và ý nghĩa của "đường lưỡi bò" hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một sự giải thích hợp lý nào. Thậm chí, có học giả Trung Quốc còn cho rằng "không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó" (Yann Huei Song). Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều ý kiến của chính người Trung Quốc thắc mắc về việc "tại sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta?".
Biên giới và chủ quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng, hệ trọng từ rất lâu trong lịch sử của mọi dân tộc. Các cơ sở pháp lý quốc tế đều coi trọng việc bảo vệ đường biên giới ổn định của các quốc gia. Do vậy, đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế. Vậy mà trong vấn đề "đường lưỡi bò" ngay đến cả người Trung Quốc, tác giả của đường yêu sách này, còn chưa biết nó được xác định cụ thể như thế nào thì làm sao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được.








2.2 Tham vọng bá chiếm Biển Đông thành "ao nhà"
Theo TS Nguyễn Hồng Thao (Đại học Quốc gia Hà Nội), với Công hàm ngày 7-5-2009 kèm theo bản đồ "đường lưỡi bò", có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận tính chất lịch sử của "đường lưỡi bò" và mặc nhiên coi Biển Đông là vùng biển lịch sử của Trung Quốc. Về lâu dài, sự nhập nhằng sẽ khiến đường này được ngộ nhận là đường biên giới trên biển của Trung Quốc. Họ cũng khéo léo kết hợp đường này với các khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Trường Sa.
Như vậy, toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành "ao nhà" của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là vùng có tính chất lịch sử, phải thoả mãn ít nhất hai điều kiện: Phải thực thi chủ quyền thật sự liên tục, hoà bình và lâu dài; Phải có sự chấp nhận công khai hoặc im lặng không phản đối của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia láng giềng và có lợi ích liên quan. Trung Quốc đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hoà bình và lâu dài. Không có một bằng chứng nào trong cổ sử Trung Quốc cho thấy Biển Đông là "ao nhà" của họ. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc không hề thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải của nhà Nguyễn (Việt Nam). Ngược lại, còn có những ghi nhận về sự thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động của hải đội Hoàng Sa như trường hợp năm 1774, quan huyện Văn Xương (Trung Quốc) giúp các dân binh Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc trở về nguyên quán. Trung Quốc cũng chưa bao giờ công bố công khai yêu sách "đường lưỡi bò" một cách chính thức trước cộng đồng quốc tế.
Mặc dù các học giả Trung Quốc cho rằng "đường lưỡi bò" tồn tại từ lâu không bị ai phản đối, thế nhưng "đường lưỡi bò" trước đây chỉ xuất hiện trong một bản đồ tư nhân, không phải là cái để các quốc gia khác có ý kiến. Hơn nữa, Hội nghị San Francisco 1951 cũng đã bác bỏ đề nghị về chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cho thấy yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế thừa nhận. "Đường lưỡi bò" còn mâu thuẫn ngay với quan điểm chính thức của Trung Quốc đã nêu trong Tuyên bố ngày 4-6-1958 về các vùng biển Trung Quốc. Trong Tuyên bố này rõ ràng Trung Quốc công nhận rằng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải bởi các vùng nước lịch sử.
Trong Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992, Trung Quốc cũng chỉ nêu đòi hỏi lãnh hải 12 hải lý xung quanh những vùng đất yêu sách chủ quyền và vùng tiếp giáp 12 hải lý dành cho thuế quan và các mục đích tương tự chứ không hề xác định "vùng nước lịch sử". Ngày 15-6-1996, Trung Quốc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và ban hành "Quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải", bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và cũng là sự vi phạm các quy định của UNCLOS về vạch đường cơ sở.
Chủ quyền lãnh thổ không thể có được từ sự suy diễn dựa trên những dẫn chứng thiếu căn cứ. Do vậy, "đường lưỡi bò" không được xác định rõ cả về cơ sở pháp lý lẫn toạ độ địa lý, đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ không chỉ của các nước liên quan mà còn là sự thách thức đối với quyền lợi hàng hải, hàng không của cộng đồng quốc tế. Cộng đồng thế giới chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách chiếm cứ hầu hết toàn bộ Biển Đông như vậy và sẽ không bao giờ chấp nhận một vùng biển lớn, con đường hàng hải quốc tế quan trọng vào loại nhất nhì thế giới lại nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một quốc gia như yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Trung Quốc luôn tuyên bố muốn có hòa bình, ổn định và chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông một cách êm thấm. Thế nhưng, gần đây Trung Quốc lại gia tăng các hoạt động gây căng thẳng nhằm áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò" chiếm gần trọn diện tích Biển Đông bất chấp quyền lợi của các nước trong khu vực cũng như chính các điều luật quốc tế mà họ đã công nhận và ký kết. Vào ngày 26-5 và 9-6-2011, tàu Trung Quốc đã hai lần xâm nhập cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam hoạt động trong vùng biển chủ quyền Việt Nam.
Ngày 27-5-2011, Việt Nam gửi Công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và quyền chủ quyền của Việt Nam ngay trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày hôm sau, Trung Quốc đáp lại rằng những gì họ làm là "thực thi luật biển và các hoạt động giám sát là hoàn toàn bình thường trong vùng biển thẩm quyền của Trung Quốc".
Ngày 29-5-2011, Việt Nam tiếp tục phản đối hành động trên của Trung Quốc bằng cách tuyên bố rằng các tàu Việt Nam đã thực hiện việc thăm dò hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của mình, phù hợp với UNCLOS. Đây không phải là một khu vực tranh chấp mà cũng không nằm trong "vùng quản lý của Trung Quốc". Trung Quốc đã cố ý đánh lừa dư luận rằng đây là vùng tranh chấp. Hai ngày sau, Trung Quốc lại ngang ngược tuyên bố rằng hành động thực thi luật pháp của các tàu hải giám Trung Quốc chống lại việc các tàu Việt Nam vận hành bất hợp pháp là hoàn toàn chính đáng. Họ còn thúc giục Việt Nam phải "ngay lập tức chấm dứt những hành động xâm phạm và không được gây thêm rắc rối mới". Nhưng, theo các nhà bình luận quốc tế, thêm một lần nữa Trung Quốc đã không đặt tuyên bố của họ vào khuôn khổ của các vùng nước UNCLOS. Và Trung Quốc cũng không đưa ra ranh giới cụ thể cho yêu sách của họ cũng như trích dẫn ra bất kỳ điều luật quốc tế nào để có thể biện minh cho lập luận và hành động của họ.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc) phân tích: Biển Đông giàu có tài nguyên trở nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc. Có thể khẳng định trong thời gian tới, vấn đề Biển Đông sẽ là nơi Trung Quốc không những giữ nguyên những tham vọng vốn có mà nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trước nhiều lần và càng bất chấp thiên hạ hơn". Theo ông Dy, hơn lúc nào hết, Việt Nam và các bên liên quan phải cảnh giác cao độ trước âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông. Điều trước tiên là phải làm cho toàn thể người Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước thấy rõ sự đe dọa trực tiếp của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Từ đó, phát huy sức mạnh của dân tộc và thời đại, khôn khéo, sáng tạo trong đường lối, chính sách đối ngoại bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền trên Biển Đông của nước ta.
Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011 là một phần trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, bắt đầu từ vụ tàu Bình Minh 02 bị các tàu tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò diễn ra vào ngày 26 tháng 5 năm 2011, đánh dấu sự leo thang trong tranh chấp ở Biển Đông, được phía Việt Nam xem là hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng chính Việt Nam mới là bên đã vi phạm chủ quyền và hoạt động bất hợp pháp trên lãnh hải Trung Quốc.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
3. Tranh chấp biển Đông Việt Nam - Trung Quốc năm 2011
Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011 là một phần trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, bắt đầu từ vụ tàu Bình Minh 02 bị các tàu tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò diễn ra vào ngày 26 tháng 5 năm 2011, đánh dấu sự leo thang trong tranh chấp ở Biển Đông, được phía Việt Nam xem là hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng chính Việt Nam mới là bên đã vi phạm chủ quyền và hoạt động bất hợp pháp trên lãnh hải Trung Quốc.
3.1 Vụ tàu Bình Minh 2
Ngày 26 tháng 5 năm 2011, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tuyên bố ba tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn đang hoạt động tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý. Hành động này đánh dấu sự leo thang trong hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, được báo chí chính thống của Việt Nam thông tin rộng rãi, kịp thời, có sự phản đối bằng lời có mức độ của nhà cầm quyền Việt Nam, gây ra dư luận bức xúc cho người dân Việt Nam . Đây được coi là hành động vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam tính tới tháng 5 năm 2011.
3.1.1 Diễn biến sự việc
Tàu địa chấn Bình Minh 02 (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) đang triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 (đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam) ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011.
Vào lúc 5h5 ngày 26/5/2011, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát. Sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.
Vào lúc 5h58, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Tọa độ bị cắt cáp ở vị trí 12o48’25” Bắc và 111o26’48” Đông, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam
Ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02. Sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02 và thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.
3.1.2 Đấu khẩu giữa đôi bên
Ngày 28 tháng 5, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu nước này "chấm dứt ngay, không tái diễn" những hành động đó, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Việt Nam cũng cho rằng hành động của Trung Quốc vi phạm Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của tuyền bố năm 2002 giữaASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên trên Biển Đông, cũng như "nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước"
Cùng ngày, phản hồi cáo buộc của Việt Nam, phía Trung Quốc nói vụ việc ngày 26 tháng 5 là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền của nước này". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố "Trung Quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc", vì nó "đi ngược lại lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, vi phạm nhận thức chung mà hai bên đã đạt được về vấn đề này".
Ngày 29 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga bác bỏ tuyên bố của bà Khương Du, nói khu vực xảy ra sự việc không thể do Trung Quốc quản lý, và cáo buộc nước này đang "làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông", "cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp". Bà Phương Nga nói chính hành động của Trung Quốc đã đi ngược lại "nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước" và "lời kêu gọi kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình của chính họ". Việt Nam cũng khẳng định yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là "không có cơ sở pháp lý".
Ngày 31 tháng 5, người phát ngôn Khương Du nhắc lại lập trường của Trung Quốc là tàu hải giám của họ chỉ "làm việc thực thi pháp luật trước sự hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam". Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định "đây là hành động hoàn toàn chính đáng" của Trung Quốc, và yêu cầu Việt Nam dừng ngay các hoạt động ở Biển Đông và không gây thêm rắc rối. Tân Hoa Xã vào ngày 3 tháng 6 đã trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói các cáo buộc của Việt Nam là "hoàn toàn bịa đặt" và "Trung Quốc luôn cam kết gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông".
Ở một khía cạnh khác, việc xây dựng công trình hữu nghị do Trung Quốc viện trợ không hoàn lại lên tới 200 triệu nhân dân tệ cho Chính phủ Việt Nam vẫn diễn ra. Không tới 1 tuần sau đó, vào ngày 2 tháng 6, Phó Thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo sớm triển khai dự án và khẩn trương xây dựng Cung hữu nghị Việt - Trung tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

3.2 Vụ tàu Viking II
Ngày 9 tháng 6 năm 2011, 2 tuần sau vụ tàu Bình Minh 02, một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê lại tiếp tục bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị.
3.2.1 Diễn biến sự việc
Tàu khảo sát địa chấn 3D Viking 2 của liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam thuê để thăm dò dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu đã bị 1 "tàu cá" của Trung Quốc (mang số hiệu 6226) chạy với tốc độ cao ngang qua và dùng "thiết bị chuyên dụng" cắt dây cáp, khiến tàu này phải ngừng hoạt động. Tiếp đó, 2 "tàu cá" khác của Trung Quốc (mang số hiệu 311 và 303) tiến vào "giải cứu" để tàu số 6226 rút lui an toàn.
3.2.2 Cáo buộc qua lại giữa đôi bên
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga xác nhận vụ việc trên, và lại "phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam", yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt – Trung, "chấm dứt ngay và không để tái diễn" các vụ việc như thế. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối.
Cùng ngày, phản hồi cáo buộc của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói "tàu cá" nước này không cắt cáp của tàu Viking 2, mà ngược lại đã bị tàu có vũ trang của Việt Nam "đuổi bắt", "kéo lê" trong hơn 1 tiếng đồng hồ, "đe dọa nghiêm trọng tính mạng của ngư dân Trung Quốc". Ông Hồng Lỗi cáo buộc Việt Nam đã "vi phạm chủ quyền của Trung Quốc" trong vụ tàu Viking 2, và nói "vùng biển xảy ra sự cố là của Trung Quốc, nhiều thế hệ ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt cá trong vùng biển này". "Lưới của 1 trong các tàu cá Trung Quốc bị vướng vào dây cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, vốn đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển này", phát ngôn nhân này nói.

3.3 Phản ứng của Bộ Quốc phòng hai bên
Ngày 3 tháng 6, bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh khẳng định trong cuộc gặp với người đồng cấp Lương Quang Liệt: "****, Nhà nước,Quân đội và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc."
Tờ Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc thì trích lời tướng Phùng Quang Thanh: "Trung Quốc là anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt và đồng chí tốt của Việt Nam", và ông Su Hao (Tô Hạo) từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc khen Việt Nam "cuối cùng cũng tỏ ra biết điều".
Trong khi đó, báo chí Việt Nam đưa tin: khi phía Việt Nam bày tỏ sự "bức xúc của dư luận" về vụ việc ngày 26 tháng 5 "khiến lãnh đạo **** và Nhà nước lo ngại", tướng Lương Quang Liệt tuyên bố "Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra."
Trong hai ngày 19 và 20 tháng 6, Việt Nam phái 2 tàu hải quân (mang số hiệu HQ375 và HQ376) tham gia tuần tra liên hợp cùng hải quân Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ. Hai tàu Việt Nam sau đó sẽ qua eo biển Quỳnh Châu vào cảng Trạm Giang để thăm chính thức Trung Quốc và "giao lưu hữu nghị với Hải quân Trung Quốc".
Tập trận
Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan báo sẽ diễn tập hải quân tại Biển Đông vào cuối tháng 6 năm 2011, và nói đây chỉ là cuộc "tập trận thường kỳ trong vùng biển quốc tế phía Tây Thái Bình Dương, phù hợp với luật pháp quốc tế, không có ý đồ đe dọa và cũng không nhằm vào quốc gia nào". Cuộc tập trận của Trung Quốc sẽ diễn ra trong 3 ngày.
Ngày 7 tháng 6, Việt Nam cũng loan báo sẽ tập trận bắn đạn thật tại khu vực Hòn Ông ngoài khơi Quảng Nam và ngày 13 tháng 6 năm 2011, từ 08 đến 12 giờ và từ 19 đến 24 giờ. Sau đó, sang ngày 14 tháng 6 sẽ có đợt bắn dự bị, cũng kéo dài đến nửa đêm. Hải quân Việt Nam chỉ bắn pháo và các loại đạn thường, không có tên lửa.
Giống như phía Trung Quốc, Việt Nam cũng tuyên bố "đây là hoạt động huấn luyện thông thường hàng năm", nhưng ấn bản tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời Báo (Trung Quốc) vẫn cho rằng đây là "cuộc phô diễn sức mạnh quân sự nhằm thách thức Trung Quốc", và viết: "Hoạt động này diễn ra sau khi đã có cảnh báo Hà Nội phải chấm dứt ngay việc vi phạm chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông)."
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Kông loan tin Việt Nam và Hoa Kỳ chuẩn bị diễn tập hải quân chung. Người phát ngôn của Hạm đội 7, Jeff Davis, nói các hoạt động này "đã được lên lịch từ lâu" và "không liên quan tới tình hình căng thẳng hiện tại giữa các nước Việt Nam, Philippin và Trung Quốc".
Trung Quốc tuyên bố "phản đối thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp biển Nam Hải", và cảnh cáo "các quốc gia không liên quan hãy rút lui". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: "Chúng tôi hy vọng là các nước không liên can trực tiếp đến vấn đề Nam Hải hãy nghiêm chỉnh tôn trọng quyền của những nước có liên quan giải quyết vấn đề thông qua đàm phán."
3.4 Trung Quốc đuổi bắn, chặn cướp tài sản của ngư dân Việt Nam
Ngày 1 tháng 6 năm 2011, 5 ngày sau vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, 3 tàu hải quân Trung Quốc (mang số hiệu 989, 27 và 28) đã nổ sung uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên gần đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa. Bị bắn đuổi, các ngư dân Việt Nam phải bỏ chạy sang nơi khác, không dám đánh bắt ở gần Trường Sa nữa.
Ngày 5 tháng 7 năm 2011, một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đã đuổi theo tàu của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu Trung Quốc thả một ca nôchở 10 lính có trang bị súng tiểu liên và dùi cui xông lên tàu cá của Việt Nam, đánh đập thuyền trưởng, lục soát và thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó lính Trung Quốc đuổi các ngư dân Việt Nam đi, không cho đánh cá ở vùng biển này nữa. Hiện nay phía Việt Nam chưa có phản ứng gì về sự việc này.
Trước đó, một tàu đánh cá khác của ngư dân Quảng Ngãi cũng đã bị một tàu có trang bị vũ khí của Trung Quốc chặn bắt và tịch thu ngư cụ, tài sản khi đang neo đậu tại khu vực đảo Đá Lồi gầnHoàng Sa.
Ngày 14 tháng 07, Trung Quốc đã làm lễ tiễn tàu ngư chính số 46012 lên đường đi tuần tra ở khu vực Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa). Theo Tân Hoa Xã, tàu này có 22 thủy thủ sẽ hoạt động ở khu vực đảo Vành Khăn trong thời gian 50 ngày để "thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc" đối với quần đảo Trường Sa.
Trước tình hình thường xuyên bị Trung Quốc gây hấn, Việt Nam khuyến khích ngư dân "bám biển" và các chính quyền địa phương đưa ra giải pháp để giúp ngư dân "bám biển". Một ngư dân kiên trì "bám biển" được tung hô là "sói biển" đã được doanh nghiệp cho vay 300 triệu đồng để mua sắm tàu và ngư cụ tiếp tục ra khơi sau khi ông này 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ và tịch thu tài sản. Việc ngư dân "bám biển" được cho là sẽ góp phần "bảo vệ chủ quyền biển đảo".
Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ phát biểu: "Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp", "Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không".
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb, chủ tịch tiểu ban Đông Á tại Thượng viện và từng là Bộ trưởng Hải quân, cùng với James Inhofe, vào ngày 13 tháng 6 đã đưa ra một nghị quyết lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực trong việc tranh chấp chủ quyền. Nghị quyết đặc biệt nhắc đến vụ Bình Minh 02 và Viking II cũng như một cuộc đụng độ khác giữa Trung Quốc và Philippines.
Ngày 17 tháng 6, Mỹ và Việt Nam đã ra thông cáo chung sau vòng Đối thoại về chính trị, an ninh-quốc phòng Việt- Mỹ lần thứ 4 diễn ra va tại Washington D.C., kêu gọi "duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông" và "không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp".
Bộ Ngoại giao Singapore, một quốc gia không có tranh chấp chủ quyển trong khu vực, kêu gọi Trung Quốc "tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông với mức độ chính xác hơn bởi vì sự thiếu rõ ràng hiện nay của họ đã gây ra mối quan ngại nghiêm trọng trong cộng đồng hàng hải quốc tế".
3.5 Tác động
Với sự kiện này, các phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam như báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ, VNExpress, Vietnamnet,... đều viết bài, giật tít đăng tin về vụ tàu Bình Minh 02 và đều có thái độ chỉ trích nặng nề đối với hành động cắt cáp thăm dò của phía Trung Quốc, khẳng định hành động của Trung Quốc là "ngang ngược", xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Nhận xét về câu "Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam" của bà Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo ngày 29 tháng 5, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc thách thức: "Nếu Việt Nam thực sự sẵn sàng làm mọi việc cần thiết, cứ việc thử sức mình xem". Tờ báo này nói "Trung Quốc là nước lớn, sức mạnh hơn hẳn Việt Nam", nhưng "luôn tìm cách tránh leo thang xung đột", "không muốn ép buộc Việt Nam", tuy nhiên "sự kiềm chế của Trung Quốc không phải là không có giới hạn".
Theo Nhân dân nhật báo Trung Quốc bản Online ngày 31/5 trong bài "Chuyên gia: Việt Nam có ý đồ gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc không thể cứ tự kiềm chế mãi" thì nguyên nhân xa của việc cắt cáp tàu Bình Minh 02 là do "Việt Nam thường có thái độ kích động, liên tục khai thác dầu khí ở vùng tranh chấp và di dân ra các đảo tranh chấp khiến Trung Quốc không thể nhịn được nữa".
Báo chí nước ngoài mô tả đây là sự leo thang của căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước liên quan, gồm Việt Nam, Philippin.
Ngày 11 tháng 6, Nhật báo Hoàn Cầu do **** Cộng sản Trung Quốc xuất bản đã đăng 1 bài xã luận chỉ bằng tiếng Hoa, trong đó nói Việt Nam đang áp dụng "chủ nghĩa dân tộc ở hình thức thấp kém nhất để tạo ra sự thù địch mới giữa hai nước". Báo này nhấn mạnh Trung Quốc "luôn tôn trọng các nước nhỏ", nhưng khi một nước nhỏ lại "tìm cách tống tiền Trung Quốc" thì người dân Trung Hoa "một mặt cảm thấy tức giận, mặt khác cảm thấy buồn cười nữa". Bài xã luận được kết luận: "nếu Việt Nam tưởng rằng càng gây rối thì càng hưởng lợi thì hãy đọc lại lịch sử".
Một số nhà bình luận Trung Quốc cho rằng nguyên nhân Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ hơn trước về tranh chấp trên Biển Đông là vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang suy thoái, lạm phát gia tăng, dẫn đến tình trạng bất mãn, và chính quyền Việt Nam cần một kẻ thù bên ngoài để người dân Việt Nam quên đi các vấn đề trong nước.
Ngày 21 tháng 6, Hoàn Cầu Nhật báo phiên bản tiếng Anh đăng một bài xã luận với tựa đề "Trung Quốc phải phản ứng đối với khiêu khích của Việt Nam", trong đó kêu gọi Trung Quốc phải chuẩn bị hai kế hoạch: một là "đàm phán với Việt Nam để đi đến một giải pháp hòa bình", và hoặc là "đối trả sự khiêu khích của Việt Nam bằng các đòn đánh chính trị, kinh tế, và ngay cả quân sự." Đồng thời, tờ báo kêu gọi Trung Quốc phải nói rõ nếu có đánh trả Việt Nam thì Trung Quốc sẽ chiếm lại những hòn đảo mà Việt Nam đang chiếm đóng.
Phản ứng của người dân
Đã có các phản ứng được cho là tự phát của người dân, doanh nghiệp kêu gọi tuần hành ôn hòa chống Trung quốc tại đại sứ quán và lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chi Minh vào ngày chủ nhật 5 tháng 6, bỏ các tour du lịch Trung Quốc hoặc không phục vụ du lịch khách Trung Quốc thăm Côn Đảo, đề xuất sử dụng ngoại giao nhân dân...
Ngày 7 tháng 6, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và các vùng lãnh hải lân cận." Bắc Kinh cũng thúc giục Việt Nam phải có "những nỗ lực nghiêm túc" nhằm giải quyết "tình trạng giận dữ" quanh vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Đông, sau khi hàng trăm người tham dự cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến trên Internet của tờ Văn vị Báo, tờ báo Hồng Kông được cho là có lập trường của **** Cộng sản Trung Quốc, trên 85% người tham gia cho rằng họ phản đối lập trường của Việt Nam trong vụ tranh chấp.
Ngày 5 tháng 6, nhiều người tụ tập tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Họ tụ tập trước cửaĐại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc, mặc áo T-shirt màu đỏ có sao vàng, hát quốc ca mang theo các khẩu hiệu "Phản đối Trung Quốc gây hấn", "Trung Quốc hãy chấm dứt việc xâm lược biển đảo của Việt Nam" và bày tỏ quan điểm rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đám đông tụ họp được gần nửa tiếng, tới khoảng gần 8:45 phút sáng thì bị công an giải tán. Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nói với BBC: "Đây là hành động tự phát của người dân", nhưng "không nên, dù đây là bắt nguồn từ lòng yêu nước". Theo Thông tấn xã Việt Nam, đây là do sự tụ tập tự phát của một số ít người Việt yêu nước, và sau khi được các đoàn thể chức năng chính quyền Việt Nam giải thích họ đã giải tán, và TTXVN cho rằng thông tin rằng họ "biểu tình phản đối Trung Quốc" là "sai sự thật".
Ngày 12 tháng 6, một số người lại tuần hành chống Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Họ mặc áo đỏ sao vàng vốn thường được dùng lúc đi xem đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu, đem các biểu ngữ "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc xâm lấn biển Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc gây hấn Việt Nam", "Trung Quốc hãy thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử các bên trên Biển Đông DOC"... và cả chân dung Đại tướngVõ Nguyên Giáp với hàng chữ "Quân đội Nhân dân Việt Nam muôn năm". Công an đã phân tán đoàn biểu tình làm nhiều nhóm nhỏ. Sau khi bị phân tán, đến khoảng sau 11 giờ hoạt động cũng chấm dứt.
Đạo diễn điện ảnh, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn nói với BBC là ông đã bị công an bắt đưa về đồn khi đang cùng khoảng 300 người biểu tình đi xung quanh Hồ Hoàn Kiếm. Nhưng sau khi gọi điện cho Trung tướng Hữu Ước, Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân, nơi ông vẫn thường xuyên cộng tác viết bài, thì đạo diễn Đỗ Minh Tuấn được thả ra.
Ngày 19 tháng 6, lại có biểu tình chống Trung Quốc lần thứ ba. Cũng như 2 lần trước, cuộc biểu tình diễn ra vào ngày chủ nhật, và hàng trăm người tụ tập trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nộivới các biểu ngữ như "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Trung Quốc hãy chấm dứt xâm lược lãnh thổ Việt Nam"... Theo BBC, trong số những người biểu tình có các nhân vật được nhiều người biết đến như tiến sĩ Nguyễn Quang A, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, và luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Cù Huy Hà Vũ - người được cho là tù nhân lương tâm.
Theo BBC, cho đến ngày 3 tháng 7, các đợt biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam đã kéo dài đến tuần thứ 5 liên tiếp. Trong đợt biểu tình lần thứ 6 diễn ra vào chủ nhật ngày 10 tháng 7, công an Việt Nam đã bắt giữ hàng chục người, bao gồm cả phóng viên và nhà báo làm việc cho các hãng thông tin nước ngoài như AP, NHK và Asahi Shimbun của Nhật. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) đã lên tiếng chỉ trích, lên án Việt Nam về sự việc trên.
Theo BBC và RFA, đợt biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 7 diễn ra vào ngày 17 tháng 7 cũng đã bị công an giải tán một cách "thô bạo", một số người được cho là đã bị công an đánh trước khi thả ra. Việc ngăn cản biểu tình này diễn ra sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đi sứ sang Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 6 và thống nhất với Trung Quốc tăng cường "định hướng dư luận" nhằm tránh có những lời lẽ và hành động có thể gây phương hại tới "quan hệ hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau" giữa nhân dân hai nước.
Chủ nhật ngày 24 tháng 7 đã diễn ra đợt biểu tình lần thứ 8 liên tiếp. Có đến hàng trăm người tham gia tại Hà Nội, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức và thanh niên. Đoàn biểu tình ủng hộ báo Đại Đoàn Kết vì đã kêu gọi vinh danh các binh sĩ Việt Nam hy sinh khi chiến đấu chống Trung Quốc tại Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Họ cũng hô khẩu hiệu phản đối trước trụ sở báo Hà Nội Mới vì tờ báo này đã đăng bài ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu, người đã có công với Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979.
Sau 10 tuần biểu tình liên tục, vào ngày 18 tháng 8, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chính thức yêu cầu người dân "chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố." Theo UBND, các cuộc biểu tình sau này là do "các thế lực chống đối nhà nước Việt Nam trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô" và "những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ đối ngoại."
Ngày 21 tháng 8, nhiều người vẫn tiếp tục biểu tình, bất chấp lệnh cấm của ủy ban nhân dân Hà Nội. Công an đã bắt giữ ít nhất 15 người. Có người bị bắt la lên "Đả đảo công an đàn áp người biểu tình yêu nước".
Bản thân nội bộ ASEAN vẫn tồn tại nhiều khác biệt quan điểm về mức độ can dự của ASEAN vào giải quyết tranh chấp cũng như đường hướng giải quyết tranh chấp. Các nước như Philippin, Việt Nam và Inđônêxia kiên định ủng hộ vai trò lớn hơn của ASEAN vào giải quyết tranh chấp nhưng Miama và Campuchia có xu hướng ủng hộ Trung Quốc, trong khi đó Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Brunay đều không muốn bị tổn hại lợi ích song phương với Trung Quốc. Về đường hướng giải quyết, Indonexia và một số nước cho rằng nên đẩy mạnh các hình thức hợp tác đa phương thăm dò tài nguyên, bảo vệ môi trường, chống tội phạm xuyên quốc gia để giảm thiểu nguy cơ xung đột. Philipin đòi quốc tế phân xử chủ quyền, sau đó mới tính đến hợp tác khai thác chung tại các khu vực khó phân định và lập trường này được Mỹ ủng hộ. Việt Nam chưa bày tỏ quan điểm về vai trò trọng tài quốc tế nhưng cũng không đặt nhiều hi vọng vào đàm phán song phương với Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc đưa ra một số tuyên bố mang tính hòa giải nhưng trên thực tế nước này vẫn tìm cách né tránh mọi cam kết thực sự với các nước tranh chấp khác và chưa từ bỏ yêu sách chủ quyền trên hầu hết biển đông. Trong thời gian tới, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục thể hiện mềm mỏng, nhưng mặt khác sẽ đẩy mạnh các hoạt động thăm dò tài nguyên và ngăn cản các nước khác tiến hành thăm dò. Động thái này dễ dẫn tới tranh cãi ngoại giao và các va chạm mới trên biển vì ngoài Việt Nam, Philippin cũng đang đẩy mạnh các kế hoạch thăm dò khai thác tài nguyên. Trong một bối cảnh mà Trung Quốc vẫn có thể lấn lướt, giải pháp đảm bảo hòa bình hợp lý nhất với các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc trong thời gian trước mắt là gác lại các đòi hỏi chủ quyền, tận dụng triệt để những gì Trung Quốc đã nhất trí từ trước đến nay để sớm biến các cam kết đó thành công cụ áp dụng vào ngăn ngừa xung đột trước khi có thể đạt tới một bộ quy tắc ứng xử mang tính pháp lý. Nếu không có những bước đi thích hợp, sóng ngầm tại biển Đông có thể bất ngờ nổi lên tại bất cứ thời điểm nào.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Túm lại:
Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã nói: “Việt Nam có thể chọn bạn nhưng không thể chọn láng giềng”. Việt Nam là cái gai ngăn chận con đường Nam Tiến của Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam đã có hai ngàn năm đối phó với người láng giềng khổng lồ ở phương Bắc. Dù Trung Quốc có mạnh đi mấy chăng nữa nhưng họ không thể ép Việt Nam làm điều họ muốn vì động cơ sống còn của Việt Nam chắc chắn mạnh hơn động cơ thống trị của Trung Quốc.
Việt Nam, phải rất khôn ngoan và kiên nhẫn, cố gắng nỗ lực phát triển về mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, quân sự để bảo vệ sự sống còn của mình. Phần còn lại là thái độ của Trung Quốc. Trung Quốc có thể chọn thái độ hòa hoãn với lân bang để cùng phát triển mang lại thịnh vượng cho dân chúng, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải bằng giải pháp hòa bình thông qua thương lượng, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trung Quốc chắc chắc không nuôi mộng trở thành một nước như Đức Quốc Xã hay Nhật Bản trước Thế Chiến thứ 2.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Chủ đề 2 đây ạ:
I. Lịch sử tranh chấp biển Đông
Có rất nhiều tranh cãi về lãnh hải trên vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó. Bởi Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng 200 hải lí (370,6 km) từ lãnh hải của họ, tất cả các nước quanh vùng biển có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền với những phần rộng lớn của nó. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển. Những báo cáo gần đây cho thấy CHND Trung Hoa đang phát triển một nhóm tàu sân bay để bảo vệ những đường vận chuyển nhiên liệu ở Biển Đông. Những vùng có nguy cơ tranh chấp gồm:
- Indonesia và CHND Trung Hoa về vùng biển phía đông bắc quần đảo Natuna.
- Philippines và CHND Trung Hoa về những khu khai thác khí gas Malampaya và Camago.
- Philippines và CHND Trung Hoa về bãi cát ngầm Scarborough.
- Việt Nam và CHND Trung Hoa về vùng biển phía tây Quần đảo Trường Sa. Một số hay toàn bộ quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp bởi Việt Nam, CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), Philippines, và một số nước khác.
- Quần đảo Hoàng Sa đang bị tranh chấp bởi Việt Nam và CHND Trung Hoa; CHND Trung Hoa quản lý một phần quần đảo từ năm 1956 và toàn bộ quần đảo từ năm 1974 đến nay.
- Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam về những vùng ở Vịnh Thái Lan.
- Singapore và Malaysia dọc theo Eo biển Johore và Eo biển Singapore.
Cả Trung Hoa và Việt Nam đều theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một cách mạnh mẽ. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm được 6 đảo năm 1974 và 18 binh sĩ đã thiệt mạng. Quần đảo Trường Sa là nơi đã xảy ra xung đột hải quân khiến hơn bảy mươi lính thủy Việt Nam đã bị giết hại ở phía nam đá Gạc Ma vào tháng 3 năm 1988. Các nước tranh chấp thường xuyên thông báo về các vụ va chạm giữa các tàu hải quân. Nói cách khác, hiện nay Trung Quốc là quốc gia có nhiều sự xung đột với nhiều nước xoay quanh quyền lợi ở biển Đông.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Quan điểm của Mĩ về vấn đề biển Đông
Đối với Mỹ, Đông Nam Á nói chung, biển Đông nói riêng ít nhất từ cuối thế kỷ XIX đã trở thành mục tiêu chiến lược của họ. Với luận thuyết “định mệnh lịch sử” và “sự quyết định của địa lý”, người Mỹ từ thế kỷ XIX đã cho rằng, nước Mỹ muốn tồn tại lâu dài và tiếp tục phát triển, trở thành cường quốc số một trên thế giới thì phải chinh phục được châu Á, trước hết là chiếm lĩnh biển cả. Muốn thực hiện điều này phải có hải quân mạnh để bảo vệ an toàn cho các dòng thương mại hiện hành và thay đổi thương mại cũng như các hoạt động chiến sự trong tương lai. Việc Mỹ thế chân Tây Ban Nha, chiếm đảo Philippines ở cuối thế kỷ XIX đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong chiến lược bành trướng thế lực của họ ở Tây Thái Bình Dương. Từ thời gian này, vịnh Manila trở thành “ao nhà” của Mỹ. Dưới thời chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ ở khu vực này (cụ thể là Hạm đội 7) đã hỗ trợ đắc lực cho chiến lược kìm chế Trung Quốc và chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Khoảng gần hai thập niên đầu sau chiến tranh lạnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Mỹ có phần lơ là với khu vực biển Đông, nhưng chưa bao giờ họ coi nhẹ vùng biển này. Yêu sách lãnh hải quá đáng của Trung Quốc và cách hành xử cứng rắn của các cơ quan hàng hải của nước này ở biển Đông từ 2009 không chỉ gây hoang mang cho nhiều nước châu Á, mà còn thách thức lợi ích chiến lược của Mỹ.
Thực tiễn lịch sử cũng như viễn cảnh, biển Đông có tầm quan trọng khá đặc biệt với Mỹ, cả về địa kinh tế, quân sự chiến lược. Ba trong mười tuyến giao thông hàng hải quan trọng nhất của Mỹ đi qua Tây Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Hiện nay, giá trị thương mại song phương hàng năm của Mỹ đạt tới 1.200 tỷ USD, chiếm hơn 22% giá trị thương mại song phương của thế giới đi qua khu vực biển Đông. Các nước đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc phụ thuộc sâu sắc vào tuyến thương mại này, nhất là trong việc nhập khẩu dầu mỏ và các nguyện liệu khác cho phát triển công nghiệp. Trong chiến lược an ninh quân sự, biển Đông là một mắt xích trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của Mỹ ở châu Á, chạy dài từ Vịnh Pec-xích, qua biển Đông đến bán đảo Triều Tiên, là nơi hỗ trợ đắc lực cho việc duy trì “vành đai sắt” khống chế Trung Quốc ở phía Đông, nhất là trong việc duy trì hiện trạng của Đài Loan cũng như duy trì quan hệ đồng minh chiến lược của Mỹ ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương. Hơn nữa, Mỹ cũng muốn có mặt và can dự nhiều hơn ở biển Đông để theo dõi sự triển khai của Hải quân Trung Quốc tại vùng biển này. Ngoài ra, các nước xung quanh biển Đông cũng là đối tác thương mại và nhận đầu tư lớn của Mỹ. Trong bối cảnh ngày càng khan hiếm về dầu mỏ cũng như sự bất ổn chính trị ở các nước Trung Đông-Bắc Phi thì việc tăng cường hợp tác khai thác dầu khí ở biển Đông cũng đang thôi thúc người Mỹ.
Chính sách Biển Đông của Mỹ không thay đổi ít nhất trong vòng 15 năm, tuy nhiên, quan tâm của Mỹ tại khu vực này không đồng nhất tại các thời điểm khác nhau. Khi bối cảnh chiến lược tại khu vực này thay đổi, Mỹ đã dính líu trở lại phù hợp với chính sách lâu nay của mình. Trong gần một thập kỷ, Biển Đông đã không nằm trong bản đồ tư duy của chính quyền và người dân Mỹ, chính những hành động quyết đoán của Trung Quốc đã khơi lại quan tâm của Mỹ và dẫn đến việc khẳng định lại chính sách của Mỹ tại khu vực này.
Mỹ nhìn nhận Biển Đông dưới nhiều lăng kính khác nhau tùy thuộc các thành phần khác nhau trong chính quyền Mỹ và cộng đồng doanh nghiệp. Lăng kính chủ đạo đặt các diễn biến tại Biển Đông trong bối cảnh các xu hướng trong quan hệ Trung – Mỹ. Những quan chức quan tâm tới các lợi ích chiến lược sống còn của Mỹ tại Đông Á và sự lớn mạnh về năng lực của hải quân Trung Quốc có chiều hướng quan sát các diễn biến trong khu vực qua góc nhìn này. Góc nhìn thứ hai tập trung vào Biển Đông như một nhân tố trong quan hệ giữa Mỹ với các thành viên ASEAN, bên cạnh đó nhấn mạnh việc các đồng minh và bạn bè của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á cần chia sẻ một cách đáng tin cậy và mang tính hỗ trợ. Quan điểm thứ ba- ngày càng ảnh hưởng đến chu trình hoạch định chính sách của Mỹ- coi Biển Đông là điểm mấu chốt quan trọng trong cấu trúc an ninh tổng thể của Mỹ tại châu Á do khác biệt giữa Đông Á và Nam Á đang được thu hẹp.
Mặt khác, Biển Đông thu hút sự chú ý của người dân Mỹ theo từng giai đoạn với quan ngại về tính nhất quán trong lập trường của Mỹ trước các vấn đề pháp lý mang tính quốc tế. Cuối cùng, Mỹ có những lợi ích về mặt thương mại bao gồm việc tự do giao thương hàng hải giữa Ấn Độ Dương với Đông Bắc Á và việc các công ty của Mỹ có thể cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trong việc thăm dò và khai thác dầu khí cũng như các tài nguyên khoáng sản khác trong khu vực Biển Đông.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề biển Đông
Tầm quan trọng của biển Đông hết sức to lớn đối với Trung Quốc là điều không phải nghi ngờ, nhất là khi nước này đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, đang trên đà phát triển mạnh. Không phải ngẫu nhiên mà các học giả Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng, biển Đông là “trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc”. Trong lịch sử, người Trung Quốc từng cho rằng, Đông Nam Á, trong đó có biển Đông là khu vực ảnh hưởng truyền thống của họ và cũng là hướng thuận, làm ăn phát đạt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến yêu sách đòi chủ quyền của Trung Quốc hiện nay ở biển Đông.
Về mặt địa chiến lược, Trung Quốc cảm thấy bị bao vây. Phía Đông của Trung Quốc đang tồn tại khối đồng minh chiến lược Mỹ-Nhật-Hàn khá vững chắc. Khối liên minh này không ngừng được củng cố, nhất là sau sự kiện “tàu Cheonan” (3/2010). Đài Loan vẫn còn là hòn đảo chia cắt, được Mỹ, Nhật bảo trợ về mặt an ninh-quốc phòng. Những vật cản này làm cho Trung Quốc gặp khó khăn lớn thông qua phía Đông để vươn ra vùng nước sâu của Thái Bình Dương, trở thành cường quốc biển. Phía Tây Nam của Trung Quốc giáp Ấn Độ và Myanmar. Trong khi Ấn Độ đang trỗi dậy, cố gắng vươn lên thành cường quốc biển, và Mỹ đang tìm cách cải thiện, mở rộng quan hệ với hai nước Nam Á này, nên con đường đi qua phía Tây Nam, mở rộng quyền lực biển ở Ấn Độ Dương của Trung Quốc là khá hẹp. Còn phía Đông Nam của Trung Quốc, cụ thể là khu vực biển Đông có thể là nơi thuận lợi nhất cho nước này thực hiện mục tiêu tiến ra các đại dương. Các nước Đông Nam Á có yêu sách đòi chủ quyền lãnh hải ở biển Đông đều là nước nhỏ với tiềm lực hải quân hạn chế. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã rút dần các căn cứ quân sự lớn của họ khỏi khu vực này, nhất là ở hai căn cứ lớn Subic và Clark trên đất Philippines. Bước sang thập niên đầu thế kỷ XXI, lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ có bố trí lại quân đội của họ ở một số nơi trên đất Philippines và Thái Lan, nhưng mức độ còn khiêm tốn. Hơn nữa, gần một thập niên qua, Mỹ bị sa lầy ở Afganistan và Irắc, lực lượng quân sự bị phân tán. Còn nước Nga cũng từ thời gian này rút lực lượng quân sự của họ khỏi cảng Cam Ranh. Như vậy, ở chừng mực nhất định, Đông Nam Á nói chung, khu vực biển Đông nói riêng trong hai thập niên qua dường như có một “khoảng trống quyền lực”. Điều này có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Trung Quốc triển khai lực lượng hải quân xuống khu vực biển Đông đang tranh chấp, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của họ.
Về khía cạnh địa kinh tế, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ và nhập dầu mỏ đứng thứ hai thế giới. Năm 2008, nước này đã nhập tới 50% lượng dầu tiêu thụ trong nước (với 3,8 triệu thùng/ngày vào năm 2008), nhưng đến năm 2020, theo dự tính sẽ tăng lên khoảng 70% và đến 2035 là khoảng 75% với khoảng 11,6 triệu thùng ngày(18). Chính vì vậy, Trung Quốc đã coi khu vực biển Đông là “Vịnh Péc Xích thứ hai” về dầu khí, là nơi có thể cung cấp nguồn năng lượng bổ sung quan trọng cho phát triển tiếp theo của nền kinh tế(19).
Cùng với sự phức tạp, khó giải quyết tranh chấp dựa trên chứng cứ lịch sử và sự khác nhau trong cách hiểu và Áp dụng luật pháp quốc tế, nhu cầu bổ sung về dầu mỏ và sự phong phú về tài nguyên ở biển Đông cũng như mong muốn có một môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho Trung Quốc hợp tác và phát triển, Đặng Tiểu Bình đã từng đề xuất chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Tuy nhiên, chủ trương này chưa được các nước liên quan hưởng ứng một cách tích cực. Có lẽ các nước Đông Nam Á có yêu sách đều là nước nhỏ, lo ngại 4 chữ đầu trong Chủ trương 16 chữ “chủ quyền thuộc ta, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác, phân chia lợi ích” mà phía Trung Quốc đưa ra từ 1992. Hơn nữa, chủ trương đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp và coi vấn đề biển Đông là vấn đề khu vực mà Trung Quốc đưa ra không phù hợp với thực tiễn đan xen lợi ích và yêu sách của nhiều bên và cộng đồng quốc tế tại biển Đông đã làm cản trở các nỗ lực trên của Trung Quốc. Để đáp lại, các nước Đông Nam Á có tranh chấp đã đề xuất giải quyết vấn đề biển Đông bằng con đường đa phương và dựa trên luật pháp quốc tế, nhằm ràng buộc các hành vi của Trung Quốc. Điều này lại mâu thuẫn với chủ trương và mục tiêu của Trung Quốc là quản lý, kiểm soát khu vực biển Đông, điều mà không chỉ các nước có tranh chấp mà các nước khác ngoài khu vực, trong đó có Mỹ khó có thể chấp nhận được.
 

vnthanh

Xe tải
Biển số
OF-344282
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
291
Động cơ
274,788 Mã lực
Quan hệ Mĩ – Trung về vấn đề biển Đông
Ngày nay, cấu trúc của các mối quan hệ Trung - Mỹ đã thay đổi vượt ra ngoài sự công nhận. Về an ninh, họ đã trở thành các bán-đối-thủ, thay vì là các bán-đồng-minh, bên này coi bên kia như một mối đe dọa tiềm ẩn và trù tính các chiến lược quốc phòng tương xứng. Các mối quan hệ kinh tế của họ phát triển phụ thuộc lẫn nhau và hình thành một nền tảng vững chắc nhất để tiếp tục hợp tác. Nhưng ngay cả như thế, căng thẳng vẫn xuất hiện, đặc biệt là dưới dạng các thâm hụt lớn về thương mại song phương mà một phần là do đồng tiền được định giá thấp và những hạn chế của Trung Quốc đối với sự tiếp cận thị trường của các công ty Mỹ.
Xung đột ý thức hệ - giữa nền dân chủ tự do Mỹ và nhà nước độc **** của Trung Quốc - trở nên gay gắt hơn trong những năm gần đây. Những người ủng hộ sự ràng buộc với Trung Quốc đưa ra lập luận dựa trên giả định rằng sự hiện đại hóa kinh tế và hội nhập của Trung Quốc với phương Tây sẽ thúc đẩy sự thay đổi chính trị và làm cho nhà nước độc **** trở nên dân chủ hơn. Giả thuyết "cách mạng tự do" này đáng tiếc đã không mang lại kết quả. Thay vì theo đuổi sự mở rộng tự do chính trị, **** Cộng sản Trung Quốc lại ngày càng chống lại dân chủ hóa, hoang tưởng về phương Tây và ngày càng căm ghét các giá trị tự do.
Kết quả là, trong số 3 trục của quan hệ Trung - Mỹ gồm an ninh, kinh tế và hệ tư tưởng thì chỉ một - các lợi ích kinh tế chung - là vẫn tồn tại. Trong lĩnh vực an ninh và ý thức hệ, các mối quan hệ Trung - Mỹ phát triển ngày càng cạnh tranh và đối lập. Nếu thế thì nhiều khả năng nhất là sự cạnh tranh chiến lược sẽ trở thành một đặc điểm chính của các mối quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai gần - chừng nào nhà nước độc **** của Trung Quốc tiếp tục nắm quyền. Không khó để xác định nguyên nhân cơ bản.
Do niềm tin chiến lược thực sự là không thể giữa một nước Mỹ với các giá trị dân chủ tự do và một Trung Quốc do nhà nước độc **** lãnh đạo, sự cạnh tranh an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng dữ dội hơn mà thôi. Các lãnh đạo Trung Quốc không tiếc cho cái gọi là "thiếu hụt lòng tin" bởi họ biết rất rõ tại sao nó tồn tại. Bên cạnh đó, các hệ thống kinh tế chính trị của một nền dân chủ tự do (ủng hộ cạnh tranh tự do) và một chế độ độc đoán (thiên về kiểm soát nhà nước) về cơ bản là trái ngược nhau. Những khác biệt thể chế như vậy chính là nguyên nhân dẫn tới các chính sách kinh tế ắt sẽ xung đột với nhau. Cho nên, những rủi ro mà ngay cả các lợi ích kinh tế chung giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể xói mòn như là một hậu quả của xung đột giữa các hệ thống chính trị của họ là có thật. Nhất là hiện nay, cả hai cường quốc này đều muốn khẳng định tiếng nói của mình ở biển Đông.
Hiện nay biển Đông trở thành vấn đề căng thẳng, phức tạp trong mới quan hệ giữa các nước ASEAN và Trung Quốc nói riêng, trong quan hệ quốc tế nói chung. Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc trong những thập niên gần đây khiến quốc gia này ngày càng muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng rộng rãi ra bên ngoài, nhất là trên mặt biển. Tuyên bố của những nhà lãnh đạo Trung Quốc trong thời gian gần đây khẳng định “khát vọng bá chủ” của nước này trên biển. Vì thế thời gian gian gần đây, liên tiếp xảy ra những tranh chấp, xung đột xoay quanh vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông. Trong đó, biển Đông đang là vấn đề nóng bỏng, nổi bật trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là ảnh hưởng, đe dọa đến quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực cũng như của nhiều cường quốc, trong đó có Mĩ. Vì quyền lợi kinh tế, chính trị, đặc biệt trong lúc Mĩ đang thực hiện chiến lược “ xoay trục” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ là nước đi đầu trong việc phê phán những việc làm sai trái của Trung Quốc. Tại các hội nghị ở PhnomPenh trong năm 2012 (ARF, EAS và diễn dàn ASEAN – Hoa Kỳ), Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông, kêu gọi “ tránh sự ép buộc, dọa dẫm, đe dọa và sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp” ở Biển Đông; giải quyết đa phương các tranh chấp ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng với tần xuất nhiều hơn. Đặc biệt, ngày 02/8/2012, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết 524 đề cập trực tiếp đến 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ngày 03/8/2012 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức tuyên bố rằng việc thành lập “thành phố Tam Sa” và việc quân sự hóa “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao tập thể để giải quyết bất đồng và càng làm tăng nguy cơ căng thẳng trong khu vực. Nhiều Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ như John Kerry, John Mccain, Jim Webb, Joseph Lieberman … phát biểu phê phán mạnh mẽ các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Chính những hành động leo thang của Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ đẩy nhanh tiến trình” “tái cân bằng” ở khu vực để ngăn chặn sự hoành hành, bắt nạt các nước láng giềng của Trung Quốc.
Chỉ trích Bắc Kinh quá mạnh thì chính quyền Mỹ Barack Obama sẽ làm căng thẳng mối quan hệ với siêu cường đang nổi này. Để mặc vấn đề trên trôi qua sẽ làm suy yếu 2 năm nỗ lực ngoại giao cường độ cao đã tạo cho Mỹ một vị thế trong các quốc gia Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Mỹ không muốn đưa vấn đề Biển Đông vào các chương trình nghị sự của mình với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, thế nhưng chính vấn đề này đã dấy lên hồi chuông báo động do sự căng thẳng ngày càng leo thang ở khu vực này-khu vực có những lợi ích an ninh căn bản và chính sách đối ngoại quan trọng của Mỹ. Mỹ dựa vào “lối đi” tự do trên biển và trên không của Biển Đông để triển khai lực lượng vũ trang của mình giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thông qua Biển Đông, khoảng 1/3 thương mại hàng hải toàn cầu và hơn ½ nguồn nhập khẩu năng lượng của khu vực Đông Bắc Á được lưu thông và vận chuyển. Khu vực đáy Biển Đông cũng có tiềm năng trở thành một nguồn cung cấp nhiên liệu quan trọng, có tính chất sống còn với việc phát triển kinh tế trong tương lai của khu vực Đông Á mặc dù ước tính nguồn năng lượng dữ trữ của Mỹ còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Sự đối đầu ngày càng leo thang ở Biển Đông cũng sẽ tạo ra sự bất ổn về mặt an ninh khó giải quyết được và rất nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.
Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 đã được “chào đón” bởi Washington. Tuyên bố này hạn chế các nước có yêu sách chiếm đóng “đảo” còn trống ở Biển Đông. Mặc dù Tuyên bố này chưa có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý giữa Trung Quốc và ASEAN, thế nhưng chính tài liệu này cộng với chiến dịch tranh thủ các nước Đông Nam Á của Trung Quốc vào giai đoạn cuối thập kỷ 90 và đầu thập kỷ mới đã tạo điều kiện cho các biện pháp xây dựng lòng tin, từ đó đưa ra giải pháp hòa bình cho những tranh chấp này. Một hiệp định năm 2005 về một hòn đảo ở Biển Đông, nơi mà cả Trung Quốc, Việt Nam và Philippine đều có thể tiến hành các nghiên cứu về địa chất chung, đã trở thành động thái đầu tiên cho một loạt các biện pháp xây dựng lòng tin cho tới tận năm 2008- năm mà hiệp định này sụp đổ bởi một xì-căng-đan chính trị ở Manila.
Tuy nhiên, kể từ giai đoạn cuối 2007 đến nay, tình hình an ninh ở khu vực này đã trở nên xấu đi. Cốt lõi của vấn đề là sự căng thẳng ngày càng leo thang, những lời cáo buộc và các hành động giữa Việt Nam và Trung Quốc. Để tìm ra ai có lỗi gây ra tình hình căng thẳng này thì còn phải tranh luận nhiều, thế nhưng trong quan điểm của Mỹ thì Trung Quốc đã thay đổi cách tiếp cận chuyển sang cương quyết hơn về vấn đề Biển Đông từ thập kỷ 90. Trung Quốc tăng cường các chuyến tàu tuần tiễu, gây áp lực cho các công ty năng lượng nước ngoài phải dừng hoạt động ở những khu vực còn tranh cãi, tạo ra các cơ chế hành chính quản lý mới nhằm khẳng định hơn nữa chủ quyền của mình ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và đơn phương tuyên bố lệnh cấm săn bắt cá ở một số vùng trong khu vực biển này. Trung Quốc cũng có những tuyên bố đầy tranh cãi đối với ranh giới ngoài thềm lục địa mà Việt Nam và Malaysia đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hiệp quốc và phản đối một tuyên bố chủ quyền của Philippine về một khu vực ở Biển Đông. Bên cạnh đó, Trung Quốc nhất quyết rằng các tuyên bố chủ quyền đang tranh cãi là các vấn đề song phương, và không nên giải quyết bằng các cơ chế đa phương. Theo đó, Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch ngoại giao để giữ cho vấn đề Biển Đông nằm ngoài các chương trình nghị sự của khu vực trong thời gian Việt Nam giữ cương vị chủ tịch ASEAN 2010. Cách tiếp cận vấn đề rất hiếu chiến của Trung Quốc đã tạo ra một loạt các hoạt động và phản ứng tiêu cực ở những khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Cách tiếp cận này cũng đã gây ra phản ứng của Mỹ và phản ứng này ngày càng tăng khi Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi các hoạt động nhằm ép buộc các bên có liên quan.
Một khía cạnh quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2010, vốn được đưa ra trong một tuyên bố về lợi ích quốc gia của Mỹ, là hòa bình và ổn định ở Biển Đông, nơi Trung Quốc và 5 nước láng giềng đang tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.
Nhưng căng thẳng đã leo thang. Trung Quốc đã tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc sẽ không thể triển khai nhiều lực lượng quân sự tại một hòn đảo nhỏ với số dân vẻn vẹn 1.000 người và hầu như không đủ chỗ cho một đường băng. Nhưng nó có tầm quan trọng về biểu tượng.
Bắc Kinh nói rằng “thành phố Tam Sa” sẽ quản lý hàng trăm ngàn km2 biển, nơi Trung Quốc muốn tăng cường kiểm soát đối với quần đảo tranh chấp và có tiềm năng giàu dầu mỏ.
Tại Washington các nhà hành pháp quan tâm đến châu Á đã nhanh chóng lên tiếng. Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain gọi động thái trên của Trung Quốc là khiêu khích, và làm tăng thêm mối lo ngại rằng Trung Quốc sẽ âm mưu áp đặt yêu sách chủ quyền lãnh thổ thông qua đe dọa và ép buộc. Thượng nghị sĩ **** Dân chủ Jim Webb cho biết ý đồ khẳng định quyền kiểm soát vùng lãnh thổ tranh chấp của Trung Quốc có thể là một hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ đã tỏ ra thận trọng trong bình luận, nhưng cũng phê phán “cách làm đơn phương” của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói: "Tôi nghĩ rằng ở đây có một sự lo ngại, rằng họ đang bắt đầu tiến hành các hành động trong khi chúng tôi muốn thấy tất cả các vấn đề đều được giải quyết trên bàn thương lượng”.
Tổng thống Mỹ Obama sẽ không muốn tỏ ra mềm yếu với Trung Quốc trong khi tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai trước ứng cử viên của **** Cộng hòa Mitt Romney. Ông Romney đã cáo buộc Tổng thống đương nhiệm mềm yếu với Bắc Kinh và tuyên bố sẽ cứng rắn hơn nếu đắc cử, đặc biệt là với cách buôn bán của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Mỹ đang đi trên một đường hẹp về ngoại giao trước vấn đề Biển Đông, luôn luôn nhấn mạnh rằng Mỹ không đứng về bên nào trong cuộc cạnh tranh chủ quyền ở đây.
Việc xác định khu vực Biển Đông là một lợi ích quốc gia của Mỹ trong năm 2010 đã giúp củng cố vị thế của Washington trong khu vực, làm sống lại mối quan hệ của Mỹ với đồng minh Philippines, và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Là một phần của nỗ lực rộng hơn hay còn gọi là "trục châu Á", Mỹ đã tích cực hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và hỗ trợ mạnh mẽ những nỗ lực của khối 10 quốc gia đàm phán chung với Trung Quốc về các vấn đề và dự thảo một bộ quy tắc ứng xử để giúp quản lý tranh chấp ở Biển Đông.
Điều đó làm Trung Quốc khó chịu, vốn tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông và các nhóm đảo ở đó, và muốn đàm phán riêng với từng bên tranh chấp. Bắc Kinh cũng coi sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề này như là khuyến khích các quốc gia tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc đối đầu mạnh hơn trong việc khẳng định chủ quyền.
Khi tàu đánh cá của Trung Quốc bị các tàu Philippines chặn lại tại khu tranh chấp ở Bãi cạn Scarborough vào tháng 4, trong khu vực Manila coi là vùng đặc quyền kinh tế, Philippines đã triển khai một tàu hải quân do Mỹ cung cấp năm ngoái. Điều đó đã hối thúc Trung Quốc cử thêm tàu đến đó, gây leo thang cuộc đối đầu.
Các cơ hội giải quyết cuộc tranh chấp đang leo thang thành một cuộc xung đột lớn vẫn còn mong manh, nhưng tầm quan trọng của nó có thể gia tăng trong những năm tới khi cuộc cạnh tranh đối với các nguồn tài nguyên dầu khí trong Biển Đông tăng lên. Trung Quốc gần đây đưa các lô ngoài khơi cho nhà thầu thăm dò, chồng chéo với các khu vực đã được đấu thầu của Việt Nam, và các kế hoạch khoan thăm dò của Philippines cũng có thể đặt họ vào thế xung đột với Trung Quốc.
Sau nhiều cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông như vụ ở đảo Hải Nam năm 2001 liên quan đến một vụ đâm nhau giữa máy bay do thám EP-3 của Hải quân Mỹ và chiến đấu cơ F-8 của Hải quân Trung Quốc hay như vụ các tàu của Trung Quốc tiếp cận một cách đầy khiêu khích với tàu Impeccable của Hải quân Mỹ năm 2009, người ra đặc biệt quan ngại trước sự nổi lên của Trung Quốc và cách phản ứng của nước này. Việc Mỹ tăng cường tập trung vào Châu Á có thể dấn đến các cuộc đối đầu ở một môi trường mà “mỗi hành động đều có thể gây ra những hậu quả không lường trước được và gây ra những tác động ở lớp thứ hai, thứ ba”.
Khi cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton có bài phát biểu tại Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii hồi tháng 10 năm 2010, nữ chính khách này đã nhấn mạnh đến 3 nhân tố chính trong kế hoạch hướng tới Châu Á của Mỹ, đó là mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh, quan hệ của Mỹ với các đối tác trên khắp Châu Á-Thái Bình Dương và sự tham gia của Mỹ vào các thể chế đa phương trong khu vực như ASEAN, APEC và EAS.
Trong thời gian gần đây, người ta nói nhiều đến chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á của Mỹ do Tổng thống Barack Obama đưa ra. Bản thân ông Obama tự nhận mình là “Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ”. Tất nhiên, đó chỉ là cách nói hay ho chứ trên thực tế Mỹ chẳng phải là đang trở về Châu Á bởi họ chưa bao giờ thực sự rời đi. Mỹ vẫn duy trì một sự hiện diện ở tuyến đầu về quân sự, chính trị và kinh tế trong khu vực Châu Á cũng như Châu Âu kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Nói tóm lại, Mỹ đang theo đuổi một chính sách mở cửa kinh tế và chính trị nhằm thực hiện việc mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài bán cầu phía tây của họ.
Biển Đông được đưa vào “cuộc chơi” giữa Mỹ và Trung Quốc bởi khu vực biển này thích hợp là một trong những bệ phóng cho Hải quân Trung Quốc – lực lượng vừa trải qua một chương trình hiện đại hóa nhanh và mạnh kể từ sau Cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan 1995–1996. Cuộc khủng hoảng khi đó đã bộc lộ một loạt điểm yếu trong năng lực của Trung Quốc. Quan hệ quốc tế diễn ra ở điểm giao nhau giữa chính trị và luật quốc tế.
Chắc chắn, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - UNCLOS quy định nhiều lĩnh vực trong hành vi ứng xử giữa hải quân các nước nhưng luật này lại không đả động gì đến các chiến dịch quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một nước bên ngoài. Điều đó đã tạo cho các nước tiến hành các hoạt động theo thông lệ và sau này người ta gọi thành luật tập quán. Điều này được thấy rất rõ qua hai vụ việc trước đây khi Mỹ và Trung Quốc có cách hiểu khác nhau trong hoạt động ở vùng EEZ. Trong khi Bắc Kinh cho rằng, họ có quyền quản lý các hoạt động quân sự của nước ngoài trong các vùng đặc quyền kinh tế của mình thì Mỹ lại không đồng ý như vậy.
Hồi đầu năm nay, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành các chiến dịch bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ. Không rõ đây là sự vô tình chỉ xảy ra một lần hay là dấu hiệu của một sự thay đổi chính sách từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, Biển Đông không phải là vấn đề của chỉ riêng Mỹ và Trung Quốc mà liên quan cả đến việc các nước trong khu vực phản ứng như thế nào về các hành vi tương ứng của họ.
Việc tuyên bố các lợi ích của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông có liên quan đến uy tín quốc gia trong tương lai của mỗi nước. Trong trường hợp của Mỹ là lợi ích trong vấn đề bảo đảm tự do hàng hải cho các tàu thuyền dân sự, quân sự cùng với nghĩa vụ liên quan đến các mối quan hệ đồng minh đối tác trong khu vực.
Trong trường hợp của Trung Quốc, nước này mong muốn, sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của họ sẽ được ủng hộ và bảo vệ bởi năng lực thể hiện sức mạnh, cụ thể là trong việc cung cấp nguồn lực và thương mại hàng hải. Trung Quốc tin rằng, điều này đòi hỏi một sự hiện diện mạnh hơn của Hải quân nước này trong khu vực. Vì thế, Biển Đông trở thành trung tâm để Trung Quốc củng cố, tăng cường sức mạnh hải quân và tiến tới đưa “hàng rào phòng thủ” vượt ra ngoài bờ biển của đại lục Trung Quốc.
Trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, các cuộc thảo luận về tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước có liên quan như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan, chủ yếu là liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia. Chắc chắn, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, hải sản dồi dào và phong phú trong khu vực cũng khiến cho vấn đề Biển Đông thêm phức tạp nhưng đầu tiên và trước hết, đây là một cuộc thảo luận về lợi ích của Mỹ và Trung Quốc.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top