Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
sao em ức cái thằng nó ăn cháo *** bát thế ko biết ,
giống y cái thằng bạn em từ thua hàn vi nó ko có j em giúp nó có công ăn việc làm xong nó có tiền nó bán em luôn a kay thật đấy
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Anh cẩu khựa bẩu có mỗi Philippines phản đối nên ASEAN vẫn đạt đồng thuận. Em nghĩ VN bị chặn họng rồi ko nói gì đc nên cụ chẳng nên ức với thằng Cam làm gì, hai thằng giống nhau thôi khác là 1 thằng đứng ra tuyên bố.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Anh cẩu khựa bẩu có mỗi Philippines phản đối nên ASEAN vẫn đạt đồng thuận. Em nghĩ VN bị chặn họng rồi ko nói gì đc nên cụ chẳng nên ức với thằng Cam làm gì, hai thằng giống nhau thôi khác là 1 thằng đứng ra tuyên bố.
Thực ra thì không phải. Có phải nói đa phương là được đa phương đâu.

Cái này giống như Tố tụng Dân sự. Có cả bên nguyên và bên bị đồng ý phân xử tại tòa mới được. MÌnh bảo mang ra cho quốc tế xét xử, TQ đâu có đồng ý, nên ko thực chất. Em Phi bây giờ mới kêu, ta kêu bao nhiêu lâu rồi.

Cái khó của chúng ta là: TQ nhất quyết song phương và ko bàn về Hoàng Sa. Thêm nữa, TQ muốn biến vùng ko tranh chấp thành vùng có tranh chấp để dễ bề thôn tính. Phá được chiêu này, trước mắt chỉ còn cách loằng ngoằng như bao lâu nay thôi, có thêm thời gian chuẩn bị các bước tiếp theo.

THuận lợi là dần dần, ta lôi kéo Mỹ, Ấn, Nhật, Úc và một số anh khác dần dần hiện diện ở đây. Hội nghị Đông Á sắp tổ chức tại Hà Nội là một bước tiến.

Còn bây giờ, chỉ có thể một phát có đa phương, đó là (nói dại) có nổ súng, có thiệt hại, có ảnh hưởng vận tải biển. Ai dám nhẩy lên lưng con hổ này?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Em đồng ý với cụ Lầm là mình khó nhiều bề vì là nc nhược tiểu ko có tiếng nói trên TG, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp hơn là ASEAN+ thì VN ko phải là nước nhỏ nữa. Cái chính ở đây là mình tận dụng những điều kiện đó để hành động một cách quyết tâm với lập trường của mình.

Em xin bàn đến một chút về tính chính danh. TQ luôn luôn coi trọng vấn đề này cho dù hành động thực tế của họ là đúng hay sai. Còn gì chính danh hơn khi giữa Hội nghị ASEAN ko có 1 nghị quyết có lợi cho các thành viên ASEAN và tiếp theo ASEAN+. VN đã bỏ qua 1 cơ hội để đưa vấn đề lên chính danh thay vì những tuyên bố mang tính chất hội nghị nội bộ hoặc các thông cáo đơn thuần từ 1 phía của mình. Những cái đó dù có lời lẽ đanh thép đến mấy cũng ko thể đạt được sự ủng hộ một cách chính thức từ quốc tế.

Cũng có thể VN đang suy tính nước đôi có lợi cho mình vì đằng nào cũng có 1 anh Philippines đã ở tình thế cưỡi lưng hổ nên buộc phải xù lông. Họ làm thế vì trên cao đã có 1 con đại bàng lượn lờ bảo vệ còn VN thì thân cô thế độc nên ngọa sơn quan hổ đấu chờ hưởng lợi. Nếu đặt tình thế của Philippines rõ ràng họ ko thể an tâm với cách làm của VN và VN cũng khó mà đạt đc mục đích với cách làm đó.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cũng là một cách lý giải.

Cơ chế Chủ tịch ASEAN cho phép nước chủ nhà làm được những điều (kể cả là bất chấp sự thật) như Cam vừa thực hiện. Tổ chức này nó thế.

Thứ nữa là nguyên tắc "đồng thuận": Phải có cái này, mới là "tiếng nói" của Asean.

Như các cụ đã biết 10 anh nhìn 10 hướng. Dính dáng đến biển Đông thực ra chỉ có Việt, Phi, Indo, một chút Mã, nhưng đối đầu với TQ chỉ có ta và em Phi. Vậy, cơ sở nào, quyền lợi nào khiến các nước kia cùng "đồng thuận" với ta. Chưa kể đến em Thái, Sing, Myanmar có toan tính riêng. Em Lào cũng ngập ngừng....NHững việc này đang thách thức tầm ảnh hưởng của ta trong khối, đừng nghĩ Việt ta hèn.

Thử nghĩ xem, giờ đây, ai sẽ là người có thể kéo các nước kia cùng coi trọng vấn đề Biển Đông? Ủng hộ em Phi có nhất thiết phải hô lên: Chiến đê...?

Nên là ta lựa chọn cách làm như bấy lâu nay.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

ktm_anhsonauto

Xe buýt
Biển số
OF-154870
Ngày cấp bằng
31/8/12
Số km
755
Động cơ
360,800 Mã lực
vào đây đúng là điểm nóng!
 

vanlinhchi

Xe buýt
Biển số
OF-142099
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
532
Động cơ
283,214 Mã lực
ng Quốc, Campuchia và “trò chơi tung hứng” tại ASEAN 21


(Dân trí) - ASEAN cần "có thái độ nghiêm khắc" với Campuchia khi nước này bất chấp nguy cơ hủy hoại đoàn kết nội khối để đưa ra tuyên bố trái ngược với quan điểm chung của ASEAN về tranh chấp tại Biển Đông, truyền thông Philippines hôm nay kêu gọi.
>> Căng thẳng về Biển Đông phủ bóng các Cấp cao ASEAN+




Truyền thông Philippines kêu gọi trừng phạt Campuchia

Mạng tin Manila Times.net của Philippines sáng nay viết: "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên có hành động trừng phạt đối với quốc gia thành viên Campuchia", vì nước này tuyên bố ASEAN nhất trí từ nay trở đi sẽ không quốc tế hóa các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.

Theo mạng tin trên, Campuchia "không được" và cũng "không nên" tuyên bố như vậy vì không có cơ sở thực tế; đồng thời ca ngợi phản ứng linh hoạt và kịp thời của Tổng thống Philippines Benigno Aquino.

"Tổng thống Benigno Aquino đã đúng khi phản đối ngay lập tức tuyên bố táo bạo của Campuchia. Im lặng là đồng ý. Không phản ứng ngay có nghĩa là Philippines tự chấp nhận từ bỏ những điều mình đã theo đuổi bấy lâu", mạng Manila Times.net viết.

Ngày 19/11, nhà lãnh đạo Philippines đã thẳng thắn bác bỏ tuyên bố của quan chức ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói trước đó một ngày rằng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã quyết định từ nay không quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Ông Aquino khẳng định ASEAN không hề đạt được thỏa thuận nào như vậy, đồng thời quả quyết Manila đã phản đối đến phút chót quan điểm của Phnom Penh trong các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Noda và các nhà lãnh đạo ASEAN.

"Hôm qua, một số nước thành viên bày tỏ quan điểm về sự đoàn kết của ASEAN đối với vấn đề Biển Đông. Nhưng các quan điểm đó không thể biến thành sự đồng thuận của ASEAN. Để giải quyết vấn đề này... ASEAN không phải là con đường duy nhất cho chúng tôi. Là một nước có chủ quyền, chúng tôi có quyền bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình", Tổng thống Philippines nhắc lại lập trường của mình khi ông cắt ngang lời kết luận "thiếu chuẩn xác" của Thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen sau cuộc hội đàm ASEAN - Nhật Bản.

Trong bài bình luận của mình, Manila Times.net cho rằng tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đến an ninh an toàn ở Biển Đông nên được đưa ra vũ đài quốc tế. Trung Quốc muốn giải quyết các vấn đề này thông qua đàm phán song phương, nhưng điều này là không công bằng với Philippines, nước hiện có vị thế đàm phán yếu hơn.

Hiện tại, Trung Quốc là một siêu cường cả về kinh tế và quân sự. Trong khi đó, Philippines không có gì nhiều hơn ngoài vị thế của một nền kinh tế đang nổi với tiềm lực quân sự chủ yếu dựa vào sự chống lưng của đồng minh thân cận Mỹ.

Manila Times.net cũng cho biết các quan chức Campuchia đã cố gắng lôi kéo các nước thành viên ASEAN trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 và các Cấp cao liên quan ở thủ đô Phnom Penh từ ngày 18 - 20/11. Ngoài ra, mạng tin này cũng lưu ý Campuchia cần phải đưa ra lựa chọn rõ ràng giữa việc "trở thành con rối của Trung Quốc" hoặc là "một nhà nước độc lập như các quốc gia thành viên khác trong ASEAN".

"Nếu không thể thoát khỏi các mối quan hệ quá gần gũi với Trung Quốc, Campuchia có thể chọn cách rời xa ASEAN", Manila Times.net viết.

Hiện tại Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông với 4 nước thành viên ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Ngoài ra, nước này cũng đang có những vấn đề tương tự tại biển Hoa Đông với một quốc gia ngoài ASEAN như Nhật Bản. Mâu thuẫn của Trung Quốc với các nước tại hai vùng biển này ngày càng trở nên căng thẳng khi Bắc Kinh liên tục phái các đội tàu ngư chính và hải giám tới các vùng biển tranh chấp, đồng thời "mượn tay" Campuchia để lái các cuộc tranh luận về Biển Đông tại tuần lễ Cấp cao ASEAN 21.

"Trò chơi tung hứng"

Không chỉ có báo giới Philippines, tờ Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Kông số ra sáng nay cũng cho rằng Trung Quốc và Campuchia đang “chơi trò tung hứng” với ASEAN trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Theo báo trên, biểu hiện rõ nhất của trò “tung hứng” này là việc Trung Quốc đánh giá cao những nỗ lực của Campuchia trong việc hạn chế các cuộc thảo luận của ASEAN về tranh chấp Biển Đông, cho rằng nỗ lực này của nước chủ nhà là "sự hỗ trợ bảo vệ sự đoàn kết" tại Cấp cao Đông Á lần thứ 7 giữa 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước Đối tác đối thoại (gồm Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zeland).

Đây không phải là lần đầu tiên "xứ chùa Tháp" được nhận những lời khen này từ Trung Quốc, nước đang dành cho Campuchia những khoản viện trợ khổng lồ mà mới đây nhất là khoản vay trị giá 100 triệu USD cho việc xây dựng nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất nước. Trước đó, hồi tháng 7, Campuchia cũng đã đứng về phía Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45, khiến lần đầu tiên Hiệp hội không ra được tuyên bố chung sau hội nghị.

"Phnom Penh đang cố gắng bảo vệ sự đoàn kết của ASEAN", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói hôm 20/11 tại thủ đô Bắc Kinh.

Trong một phát biểu cứng rắn tại Cấp cao Đông Á, nơi bị phủ bóng bởi những tranh chấp ở Biển Đông, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã cảnh báo vấn đề Biển Đông “đang trở nên cấp bách và khẩn cấp” hơn bao giờ hết. Tuyên bố này không phải không có lý khi Bắc Kinh một mực muốn đẩy mạnh cơ chế đàm phán song phương với từng nước liên quan để dễ bề gây sức ép.

Tuy nhiên, như Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow đã nói, mặc dù tranh cãi lãnh thổ là vấn đề của các bên liên quan, nhưng an ninh và tự do hàng hải là mối quan tâm chung của quốc tế, không thể bỏ qua. Điều cốt yếu nhất hiện nay là các bên phải thể hiện rõ quyết tâm thúc đẩy đồng thuận trong ASEAN, qua đó củng cố sức mạnh và đoàn kết nội khối vì tương lai hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn ở Biển Đông và mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.


http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-campuchia-va-tro-choi-tung-hung-tai-asean-21-665364.htm


Việt Giang
 

vanlinhchi

Xe buýt
Biển số
OF-142099
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
532
Động cơ
283,214 Mã lực
Năm sau thì nước nào là chủ tịch ASEAN vậy cụ Lầm?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 2013, Brunei giữ chức Chủ tịch ASEAN

Thủ tướng Hun Sen bàn giao chức Chủ tịch ASEAN 2013 cho Quốc vương Brunei Hasanal Bolkiah

 

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
brunei cụ nhé . sang năm anh bru này cũng có tí về biển đông mà anh tàu thì chắc khó mua anh này vì tiền được ko như cái thằng cha hun khói kia
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Mấy nước kia chẳng dính dáng gì đến Biển Đông nhưng lại có quyền phán quyết số phận Biển Đông thay cho mấy nước liên quan. Vậy cơ chế ASEAN cần phải điều chỉnh ko thì nó chỉ là cái vỏ bọc chứa những mâu thuẫn bên trong. Nếu ASEAN ko đại diện đc cho các vấn đề chính trị của các quốc gia thì chỉ để nó hoạt động trong phạm vi kinh tế thôi cho nó đúng bản chất.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Khà khà. Mấy bác Asean này cũng húng lắm cơ, cũng đòi tiến lên như Liên minh châu Âu cơ, oách phết.
 

NDT78

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-83720
Ngày cấp bằng
25/1/11
Số km
937
Động cơ
420,802 Mã lực
Vấn đề lãnh thổ của một quốc gia làm sao một khối có thể quyết định được. Đòi tiến lên như liên minh châu Âu, em nghĩ viển vông quá. Mỗi nước đều đang đi các nứoc cờ khác nhau. Đúng là chân lý thuộc về kẻ mạnh, dù được ít hay nhiều. Em đặt gạch hóng.
 

Bluebloa

Xe điện
Biển số
OF-1613
Ngày cấp bằng
31/8/06
Số km
3,370
Động cơ
606,156 Mã lực
Nơi ở
@$#$@#$ @#!@$#^@ (!*$@!$^(!@$!@$
Website
www.lol.com
Em hơi đi lạc một chút, đây là bài viết về chủ quyền của Việt Nam đối với quần Đảo Hoàng Sa, bài này của LS Nguyễn Trọng Tỵ (Chủ nhiệm Đoàn LS Hà Nội). Kính các cụ tham khảo:

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA LÀ MỘT PHẦN LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM KHÔNG AI CÓ THỂ CHỐI CÃI.


Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ

Chủ nhiệm Đoàn luật sư Tp. Hà Nội

Biển Đông là vùng biển nằm về hướng đông của Việt Nam. Cái tên Biển Đông được cả thế giới công nhận từ thời xa xưa, không phải do ý muốn chủ quan của Việt Nam đặt ra. Theo tập quán, vùng biển chủ yếu thuộc chủ quyền của nước nào người ta lấy hướng của nước đó để đặt tên cho biển. Bản thân tên Biển Đông đã nói lên một định hướng, vùng biển có quần đảo Hoàng Sa (cát vàng) và Trường Sa (cát dài) là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi Việt Nam là Quốc gia biển. Dải đất hình chữ S có chiều dài từ Mục Nam quan đến Mũi Cà Mâu chỉ là 1/3 Quốc gia Biển Việt Nam. Ngoài hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, theo Giáo sư,Tiến sỹ Chu Hồi - Tổng cục trưởng Tổng cục Biển cho biết, Việt Nam có tất cả tới 2.779 đảo. Nếu kể cả các hòn, bãi cạn con số đó lên đến gần 4.000. Riêng quần đảo Hoàng sa, cũng có khoảng 25 đảo lớn nhỏ. Trong đó có những đảo lớn đã được Việt Nam đặt tên như, đảo Tri Tôn, đảo Phú Lâm, đảo Lin Côn, đảo Quang Ảnh, đảo Hữu Nhật, đảo Bom Bay, đảo Đá Bắc, đảo Cầy v..v… Trời đất ưu ái cho dân tộc Việt Nam một vùng biển chạy dài từ quần đảo Hoàng Sa đến quần đảo Trường Sa trong đó có hai vịnh, vịnh Bắc Kỳ và vịnh Thái Lan cũng có hình cong giống như hình cong của dải đất hình chữ S.

Biển Đông của Việt Nam là vùng Biển truyền thống lâu đời. Từ thời Hùng Vương dựng nước, Lạc Long Quân đã đưa 50 người con xuống khai thác, sinh sống ở vùng Biển này. Từ xa xưa, dân Việt Nam đã có câu “ Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”. Câu nói này minh chứng rằng, dân tộc Việt Nam đã khai thác, làm chủ Biển Đông từ bao đời rồi. Hiện nay, trên 20 triệu dân của gần ba chục tỉnh, thành nằm dọc ven Biển vẫn ngày đêm bám biển để kiếm kế sinh nhai. Vì thế, việc khai thác, bảo vệ vùng Biển là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của dân tộc Việt Nam không ai có thể ngăn cản.

Luật Biên Giới Quốc gia của Việt Nam được Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 17/6/2003, trong đó Điều I đã khẳng định:” Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.



Xét về mặt thực tế trong lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt Nam cho thấy cách đây 5,6 trăm năm, từ đời nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, đều đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bản đồ Biển Đông (Siensís Oceanus) của hai anh em người Hà Lan in năm 1595 cũng như Bản đồ” Indiae Orien Talis” của nhà Hàng hải Mecato in năm 1633 đều in hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dọc theo bờ biển miền trung Việt Nam là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam vẫn còn lưu giữ Bình Nam Đồ vẽ, in năm 1774 cũng như Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ, in năm 1838 hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thống nhất với các Bản đồ cổ của Thế giới xác định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam.

Vào thế kỷ thứ XVIII Bác học Lê Quý Đôn được cử vào coi giữ vùng Thuận Quảng. Năm 1776 ông đã viết Bộ Phủ Biên Tập Lục trong đó ông đã ghi rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bác học Lê Quý Đôn là người đầu tiên gọi bãi Cát Vàng là Hoàng Sa; bãi cát dài là Trường Sa. Các sách địa lý cổ của Việt Nam do Học giả Đỗ Bá biên soạn vào những năm 1630 đến 1635 cũng viết rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam. Và, liên tục từ đấy đến nay Việt Nam vẫn là người chiếm giữ, quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khai thác vùng biển ở hai quần đảo này.

Theo tài liệu của ông Đặng Lên ở thôn Đông Hộ, xã An Hải, huyện Lý Sơn còn lưu giữ cho thấy, ngày 15 tháng 4 năm Ất Mùi – 1835 vua Minh Mạng đã ban Chỉ lệnh giao cho ông Võ Văn Hùng tuyển chọn những người giỏi đi biển để lập đội thuyền ra canh giữ đảo Hoàng Sa; giao cho ông Đặng Văn Siểm làm nhiệm vụ dẫn đường ra quần đảo Hoàng Sa; giao cho ông Võ Văn Công lo chuẩn bị lương thực cho đội thuyền sinh sống tại Hoàng Sa.

Năm 1838, Bộ Công thuộc Triều đình nhà Nguyễn đã có tờ tấu lên vua Minh Mạng. Trong tờ tấu có ghi, đội binh phu Hoàng Sa phải mất ba tháng mới đi vòng quanh hết các đảo để vẽ xong bản đồ.

Năm 1930, người Phap cùng với người Việt Nam đã dựng cột mốc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1939 dưới triều vua Bảo Đại, quan Tổng lý Ngự tiền Phạm Quỳnh có tờ tấu lên Đức vua rằng, theo đề nghị của Toà Khâm sứ Trung kỳ,xin đức vua ban thưởng Huân chương Long tinh hạng tư cho ông Louis Fonten – Chánh cai đội hạng nhất của đội lính khố xanh đóng tại đảo Hoàng Sa vừa qua đời tại bệnh viện Huế. Tại bản tấu này có bút phê của vua Bảo Đại.

Từ những năm người Pháp đặt nền thống trị tại Việt Nam, cho đến ngày người Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương, hình ảnh lính Pháp cùng với lính người Việt Nam hàng ngày cùng nhau chào cờ tại đảo Hioàng Sa. Những hình ảnh ấy vẫn còn lưu giữ ở nhiều nơi.

Theo Hiệp định Geneve ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, quân đội Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam tập kết vào dưới vĩ tuyến 17, quần đảo Hoàng Sa do quân đội Việt Nam cộng hoà quản lý, chiếm đóng.

Tất cả sự kiện, dữ liệu trên đây, là cơ sở thực tiễn và pháp lý chứng minh rằng, quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam không ai có thể chối cãi.

Trung quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là việc làm trái với pháp lý và đạo lý.

Trong bối cảnh dân tộc Việt Nam phải tập trung mọi nhân tài vật lực đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào, tháng 1 năm 1973 nước Mỹ đã phải ký Hiệp định Paris về Việt Nam. Mỹ cũng như tất cả các nước tham gia Hiệp định cam kết tôn trọng ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ của Việt Nam. Thực hiện Hiệp định này, Hoa kỳ và các nước chư hầu từng bước phải rút khỏi Miền nam Việt Nam. Và, không được can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Việc đó làm cho quân lực Việt Nam Cộng hoà mất đi một chỗ dựa quan trọng.

Lợi dụng hoàn cảnh ấy, ngày 19 tháng 01 năm 1974 vào hồi 10 giờ sang, Trung quốc đã tập trung hàng chục chiến hạm mở cuộc tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến không cân sức đó, hải quân Trung Quốc đã giết chết 58 sĩ quan và thủy thủ của hải quân Việt Nam Cộng hoà. Và, họ chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đấy đến nay đã gần 4 chục năm.

Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu trả lại, nhưng Trung Quốc cố tình không trả. Và có những việc làm bộc lộ rõ ý đồ chiếm giữ lâu dài quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã xây dựng, mở rộng sân bay trên đảo Phú Lâm, một trong số đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa; xây dựng căn cứ bến bãi tại đảo Chữ Thập cho tầu chiến ra vào tuần tra, canh giữ đảo; Trung Quốc còn xây dựng căn cứ Hải quân lớn Tam A tại đảo Hải Nam có đủ sức cho hang chục chiến hạm, tầu ngầm nguyên tử ra vào để làm lực lượng hậu thuẫn cho các đơn vị chiếm đống quần đảo Hòang Sa.

Về mặt hành chính, ngáy 08/11/2009 chính quyền tỉnh Hải Nam đã ra quyết định thành lập Uỷ ban thôn Vinh Hưng và thôn Triệu Thuật tại đảo Phú Lâm và đảo Cây trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 26/12/2009 Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã thông qua cái gọi là “ Luật bảo vệ hải đảo “ Tinh thần và nội dung của Luật này,thể hiện rõ tham vọng làm bá chủ Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong khi chiếm đóng trái phép lãnh thổ của Việt Nam, binh lính hải quân Trung Quốc đã có thái độ uy hiếp, chấn lột ngư dân Việt Nam đến đánh bắt hải sản trong vùng biển của mình. Theo thống kê, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2005 đến năm 2009 đã có 33 tầu cá và 373 ngư dân bị các đơn vị hải quân Trung Quốc bắt giữ. Trong khi họ bắt giữ tầu cá và ngư dân Việt Nam họ đã có thái độ đối xử rất tàn bạo. Họ chấn lột hết hải sản ngư dân đã đánh bắt được; họ tước đoạt hết lương thực, đồ nghề làm biển; họ tước đoạt cả hải đồ, máy định vị là phương tiện quan trọng khi đi biển; nước ngọt họ đổ hết xuống biển, để triệt đường sinh sống của ngư dân. Có lần họ dùng tầu đâm thẳng vào tầu cá của ngư dân Việt Nam làm tầu cá gẫy đôi chìm nghỉm rồi họ bỏ mặc không cứu ngư dân. Có lần họ bắt giữ ngư dân rồi bỏ đói, bắt gọi điện về nhà đòi phải đem tiền đến chuộc họ mới cho về.

Tât cả những hành vi trái pháp luật, trái đạo lý của họ đều bị Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta phê phán và cực lực phản đối, đòi họ phải trả tự do và trả tầu thuyền cho ngư dân Việt Nam.

Những việc làm ngang ngược, sai trái của Trung Quốc đã gây bức súc trong khu vực và thế giới. Dư luận đặt câu hỏi rằng, Trung quốc căn cứ vào đâu mà nhận quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa của Việt Nam là đảo Tây Sa, đảo Nam Sa của Trung Quốc?

- Lịch sử từ đời nhà Hán đến đời nhà Thanh, Địa lý chí của Trung Quốc ghi rõ điểm cực Nam là Phủ Huỳnh Châu tức là đảo Hải Nam ngày nay. Khi thấy Việt Nam và Malaysia gửi hồ sơ lên Uỷ ban ranh giới của Liên hiệp quốc để đăng ký ranh giới thềm lục địa chung của hai nước và riêng của Việt Nam. Ngaỳ 07 tháng 05 năm 2009 lần đầu tiên, Trung Quốc mới đưa ra bản đồ có 9 đường kẻ ngắt quãng có hình chữ U hay còn gọi là hình lưỡi bò. Đây là bản đồ do Trung Quốc tự vẽ ra mới đây để yêu sách chủ quyền đối với 80% Biển Đông, trong đó có toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hẳn nhiều người còn nhớ, năm 1955, khi quân đội Pháp phải thi hành Hiệp định Geneve; rút khỏi khu 300 ngày; tập kết vào dưới vĩ tuyến 17. Thời kỳ này quân đội NDVN từ các chiến khu trở về tiếp quản khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiến An chưa có lực lượng hải quân. Biết được điều đó, Trung Quốc đã tự ý đổ bộ vào tiếp quản đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam. Đảo Bạch Long Vĩ nằm trong vịnh Bắc Bộ, chỉ cách cảng Hải Phòng hơn 120 km. Khi phát hiện Trung Quốc chuyên chở sắt thép, xi măng ra đảo, xây dựng công sự kiên cố, bộc lộ ý đồ chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ lâu dài.

Việt Nam đã gửi Công hàm yêu cầu Trung Quốc trả lại đảo BLV cho Việt Nam. Trung Quốc đã trả lời, vì thấy Việt Nam chưa có lực lượng tiếp quản đảo nên đã tiếp quản giúp. Và, sau ít lâu, Trung Quốc đã trả lại đảo BLV cho Việt Nam. Nhân dân Việt Nam coi đó là thiện chí tốt đẹp, biểu hiện tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước.

Đối với quần đảo Hòang Sa, từ đời này sang đời khác, chế độ này sang chế độ khác, người Việt Nam đang chiếm giữ, quản lý từ 5,6 trăm năm liên tục cho đến ngày 19/01/1974, Trung Quốc dùng lực lượng hải quân hùng mạnh tấn công, tàn sát người Việt Nam để chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nay đã gần 40 năm, Việt Nam nhiều lần yêu cầu trả lại nhưng Trung Quốc vẫn cố tình không trả. Việc làm này, không còn chỗ để nói là giúp đỡ nhân dân Việt Nam. Trái lại, việc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm lược, trái với tất cả những gì mà Trung Quốc thường nói về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước; trái với pháp luạt quốc tế.

Nhân dân Việt Nam có câu:” Khôn không qua lẽ, khoẻ không qua lời”. Câu này có nghĩa là, dù khôn ngoan, xảo quyệt đến đâu cũng không thể bỏ qua được lẽ phải; dù khoẻ mạnh, hùng cường đến đâu cũng không thể bỏ qua được pháp lý và đạo lý. Nhất là ở thế kỷ thứ XXI này loài người đã được thụ hưởng thành quả văn minh của bao nhiêu đời để lại. Những việc làm theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” không còn chỗ tồn tại.

Việc Hải quân Trung Quốc xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, là việc làm trái với pháp lý và đạo lý, không chỉ nhân dân thế giới, nhân dân Việt Nam, và cả nhân dân Trung Quốc cũng có nhiều người không đồng tình với việc làm sai trái ấy.

N.T.T
link: http://luatsuhanoi.vn/index.php?page=productView&viewParent=178&id=1667
 

Sơn Gà 123

Xe buýt
Biển số
OF-167944
Ngày cấp bằng
22/11/12
Số km
955
Động cơ
3,091,657 Mã lực
Khà khà. Mấy bác Asean này cũng húng lắm cơ, cũng đòi tiến lên như Liên minh châu Âu cơ, oách phết.
Em thấy khó như lên trời cụ
Các nước Asean tuy gần về khoảng cách địa lý nhưng quá khác nhau về ý thức hệ, quyền lợi kinh tế...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vâng, ý em chỉ là đôi khi mục tiêu và khả năng cách xa nhau lắm. Dù sao thì mình vẫn cần ASEAN

Còn đây là hình ảnh Quốc hội Trung Quốc

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

baccucai

Xe tải
Biển số
OF-92761
Ngày cấp bằng
23/4/11
Số km
267
Động cơ
406,331 Mã lực
TRông ngả ngốn hơn VN nhiều các cụ nhỉ. Tuy nhiên cái ảnh có nhiều ghế trống chắc là đại biểu dự thính thôi.
Các cụ nghị viên cũng tài lắm, ngồi gần 1 tháng, mỗi ngày 8 tiếng, món ngồi thiền này thì em chịu, ko làm được. Mà lỡ có làm được thì phải vào chùa học ngồi thiền mất.
Vâng, ý em chỉ là đôi khi mục tiêu và khả năng cách xa nhau lắm. Dù sao thì mình vẫn cần ASEAN

Còn đây là hình ảnh Quốc hội Trung Quốc

 

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
Vâng, ý em chỉ là đôi khi mục tiêu và khả năng cách xa nhau lắm. Dù sao thì mình vẫn cần ASEAN

Còn đây là hình ảnh Quốc hội Trung Quốc

tuy là nó vậy nhưng bọn cố vấn nó ko ngủ mới đáng sợ cụ ạ , với nội bộ nhà mình thì em thấy quá nhiều kẻ đang rắc tâm bán nước mới đáng giết
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Bước tiếp theo của khựa là in lưỡi bò vào hộ chiếu, lại một hành động đưa lên tầm chính danh quốc tế. Còn đây là phản ứng của Philippines và VN sau hội nghị:

Philippines: Tổ chức họp bàn về Biển Đông chỉ bao gồm 4 nước ASEAN có chung quyền lợi là Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia (ko thấy có Indonesia và Singapore nhỉ). Đúng là quyền lợi của những nước này thì mấy anh như Cam, Thái... ko thể nói thay đc.

Việt Nam: Em trích 1 đoạn phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bên lề hội nghị

"PV: Thưa Ngoại trưởng, Campuchia cho biết không quốc tế hóa biển Đông. Philippines phản đối, còn quan điểm Việt Nam thế nào?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Không, làm gì không quốc tế hóa. Chẳng có vấn đề đó."

Sao phải trả lời lòng vòng gây khó hiểu thế này nhỉ? Cá nhân em thực sự ko biết ý bộ trưởng nói gì nữa, hay tại em ngu lâu?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top