- Biển số
- OF-45608
- Ngày cấp bằng
- 6/9/09
- Số km
- 170
- Động cơ
- 464,180 Mã lực
Tăng công suất, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu khí xả độc hại vào môi trường là những vấn đề các hãng xe luôn vươn tới. Bởi vậy công nghệ ngày càng được phát triển.
Trong những động cơ hiện đại, chúng ta thường nghe tới hệ thống phun xăng trực tiếp GDI (Gasonline Direct Injection) Hệ thống GDI sử dụng vòi phun nhiên liệu trực tiếp vào trong buồng cháy với áp suất lớn, Như vậy hệ thống GDI, hỗn hợp (nhiên liệu, không khí) sẽ hình thành bên trong buồng cháy. Với việc lắp một vòi phun nhiên liệu bên trong xilanh (giống động cơ diesel) với áp suất phun cao, nhà sản xuất hoàn toàn có thể đẩy tỉ số nén của động cơ lên cao, giúp hỗn hợp không khí-nhiên liệu “tơi” hơn. Quá trình cháy diễn ra “hoàn hảo”, hiệu suất động cơ cao hơn, công suất lớn hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và đặc biệt là giảm thiểu khí xả vào môi trường.
Về cấu tạo hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp GDI (Gasonline Direct Injection) khá phức tạp, nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn sử dụng các tín hiệu từ động cơ (qua các cảm biến) rồi xử lý tại bộ xử lý trung tâm ECU để điều chỉnh vòi phun (thời điểm, lưu lương, áp suất). Dưới đây là một số cảm biến quan trọng:
- Cảm biến lượng khí nạp: đo lượng không khí xy lanh hút vào.
- Cảm biến ôxy: đo lượng ôxy trong khí thải nhằm xác định nhiên liệu hòa trộn thừa hay thiếu xăng để ECU hiệu chỉnh khi cần thiết.
-Cảm biến vị trí xupap: giúp ECU điều chỉnh lượng xăng phun vào phù hợp khi đạp ga .
-Cảm biến nhiệt độ chất chất làm mát: đo nhiệt độ làm việc của động cơ.
-Cảm biến hiệu điện thế để ECU bù ga khi mở các thiết bị điện trong xe.
-Cảm biến áp suất ống tiết liệu: nhằm giúp ECU đo công suất động cơ.
- Cảm biến tốc độ động cơ: dùng để tính toán xung độ động cơ.
Nguyên lý làm việc hệ thống GDI: Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp có nhiều đặc điểm của động cơ Diesel. Không sử dụng chế hòa khí hay phun nhiên liệu đa điểm, hệ thống sử dụng kim phun nằm trực tiếp trong buồng đốt của xi lanh. Có thể tóm tắt như sau: ở chu kì hút, xupap hút chỉ hút không khí, cuối hành trình này kim phun đưa 1 lượng nhiên liệu vào trộn ngay trong buồng đốt. Chu kì nén, khi píttong lên gần với đỉnh xilanh, kim phun tiếp 1 lượng nhiên liệu đồng thời buzi đánh điện đốt cháy hỗn hợp đẩy pittong xuống dưới. Chu kì cuối xupap xả mở. Như vậy, bạn có thể thấy việc tách kì hút không khí tạo điều kiện cho các động cơ siêu nạp đưa nhiều không khí vào cùng với áp suất do kim phun nhiên liệu sẽ giúp áp suất cháy lên rất cao, tạo ra công suất cao hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Khó khăn duy nhất của động cơ này là việc chế tạo tay biên sẽ phải cứng hơn để chịu áp suất lớn hơn, 2 là hệ thống kim phun phức tạp hơn do chịu âp suất và muội nhiên liệu đóng két lại.
Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI (Gasonline Direct Injection) vật liệu sử dụng làm piston và xilanh phải có độ bền cao, do nhiệt sinh ra trong quá trình cháy cao hơn rất nhiều, ngoài ra việc chế tạo vòi phun cũng phức tạp hơn. Do vậy chi phí cho hệ thống nhiên liệu GDI sẽ cao.
Tham khảo thêm video
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?t=88&v=LjJSbHxIvnM[/YOUTUBE]
Trong những động cơ hiện đại, chúng ta thường nghe tới hệ thống phun xăng trực tiếp GDI (Gasonline Direct Injection) Hệ thống GDI sử dụng vòi phun nhiên liệu trực tiếp vào trong buồng cháy với áp suất lớn, Như vậy hệ thống GDI, hỗn hợp (nhiên liệu, không khí) sẽ hình thành bên trong buồng cháy. Với việc lắp một vòi phun nhiên liệu bên trong xilanh (giống động cơ diesel) với áp suất phun cao, nhà sản xuất hoàn toàn có thể đẩy tỉ số nén của động cơ lên cao, giúp hỗn hợp không khí-nhiên liệu “tơi” hơn. Quá trình cháy diễn ra “hoàn hảo”, hiệu suất động cơ cao hơn, công suất lớn hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và đặc biệt là giảm thiểu khí xả vào môi trường.
Về cấu tạo hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp GDI (Gasonline Direct Injection) khá phức tạp, nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn sử dụng các tín hiệu từ động cơ (qua các cảm biến) rồi xử lý tại bộ xử lý trung tâm ECU để điều chỉnh vòi phun (thời điểm, lưu lương, áp suất). Dưới đây là một số cảm biến quan trọng:
- Cảm biến lượng khí nạp: đo lượng không khí xy lanh hút vào.
- Cảm biến ôxy: đo lượng ôxy trong khí thải nhằm xác định nhiên liệu hòa trộn thừa hay thiếu xăng để ECU hiệu chỉnh khi cần thiết.
-Cảm biến vị trí xupap: giúp ECU điều chỉnh lượng xăng phun vào phù hợp khi đạp ga .
-Cảm biến nhiệt độ chất chất làm mát: đo nhiệt độ làm việc của động cơ.
-Cảm biến hiệu điện thế để ECU bù ga khi mở các thiết bị điện trong xe.
-Cảm biến áp suất ống tiết liệu: nhằm giúp ECU đo công suất động cơ.
- Cảm biến tốc độ động cơ: dùng để tính toán xung độ động cơ.
Nguyên lý làm việc hệ thống GDI: Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp có nhiều đặc điểm của động cơ Diesel. Không sử dụng chế hòa khí hay phun nhiên liệu đa điểm, hệ thống sử dụng kim phun nằm trực tiếp trong buồng đốt của xi lanh. Có thể tóm tắt như sau: ở chu kì hút, xupap hút chỉ hút không khí, cuối hành trình này kim phun đưa 1 lượng nhiên liệu vào trộn ngay trong buồng đốt. Chu kì nén, khi píttong lên gần với đỉnh xilanh, kim phun tiếp 1 lượng nhiên liệu đồng thời buzi đánh điện đốt cháy hỗn hợp đẩy pittong xuống dưới. Chu kì cuối xupap xả mở. Như vậy, bạn có thể thấy việc tách kì hút không khí tạo điều kiện cho các động cơ siêu nạp đưa nhiều không khí vào cùng với áp suất do kim phun nhiên liệu sẽ giúp áp suất cháy lên rất cao, tạo ra công suất cao hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Khó khăn duy nhất của động cơ này là việc chế tạo tay biên sẽ phải cứng hơn để chịu áp suất lớn hơn, 2 là hệ thống kim phun phức tạp hơn do chịu âp suất và muội nhiên liệu đóng két lại.
Hệ thống phun xăng trực tiếp GDI (Gasonline Direct Injection) vật liệu sử dụng làm piston và xilanh phải có độ bền cao, do nhiệt sinh ra trong quá trình cháy cao hơn rất nhiều, ngoài ra việc chế tạo vòi phun cũng phức tạp hơn. Do vậy chi phí cho hệ thống nhiên liệu GDI sẽ cao.
Tham khảo thêm video
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?t=88&v=LjJSbHxIvnM[/YOUTUBE]
Chỉnh sửa cuối: