Em thử ví dụ đơn giản thế này nhé:
Ông A có trong tay 3K, mua 10 mảnh đất mỗi mảnh 1K. Số tiền thiếu 7K ông A vay ngân hàng thế chấp chính bằng 10 mảnh đất ông A mua. Lãi suất ngân hàng 20% 1 năm. Tại thời điểm ban đầu như vậy tài sản của ông A là 3K, tài sản của ngân hàng là 7K.
Sau một năm, giá đất tăng lên 2K một mảnh, 10 mảnh đất của ông A giờ trị giá 20K và ông A được quyền vay ngân hàng thêm 7K. Ông A vay ngân hàng thêm 7K, lấy 1.4K trả tiền lãi vay năm vừa rồi. Số tiền còn lại (5.6K) ông A đầu tư vào chứng khoán (5K), mang đi tiêu ngoài xã hội như mua ô tô, ăn uống nhà hàng, đăng kí câu lạc bộ golf ... Tài sản của ông A tự tính trừ đi nợ ngân hàng giờ là 11K, tài sản của ngân hàng là 7K + 1.4K = 8.4K. Ông A thấy mình giàu lên, ngân hàng thấy mình giàu lên, các tầng lớp buôn bán ô tô, kinh doanh nhà hàng cũng giàu lên nhờ ông A
Năm sau, giá đất tăng lên 4K một mảnh và số tiền đầu tư vào chứng khoản của ông A giờ trị giá 10K. Ông A vay thêm ngân hàng 14K, trả 2.8K tiền lãi, mua tiếp ô tô và ăn uống nhà hàng mất 1.2K, 10K còn lại đổ thêm vào chứng khoán. Như vậy tài sản ông A giờ trị giá 27K, ngân hàng trị giá 8.4K + 2.8K là 11.2K. Ông A thấy mình giàu lên, ngân hàng thấy mình giàu lên, các tầng lớp buôn bán ô tô, kinh doanh nhà hàng cũng tiế[ tục giàu lên nhờ ông A
Tuy nhiên do không gì có thể tăng mãi, đến năm thứ ba giá đất và chứng khoán ko tăng nữa. Ông A phải trả ngân hàng 5.6K tiền lãi. Ông A bán chứng khoán lấy tiền trả nợ ngân hàng. Hành động bán số lượng lớn của ông làm cho chứng khoán từ đứng giá thành xuống dốc và ông phải bán toàn bộ số chứng khoán trị giá 15K năm ngoái mới đủ tiền trả nợ 5.6K cho ngân hàng. Tài sản của ông A giờ chỉ còn 12K tiền đất, của ngân hàng là 11.2K + 5.6K hay 16.8 K. Ông A thấy mình nghèo đi, ngân hàng thấy mình giàu lên, các tầng lớp khác trong xã hội thấy mình nghèo đi do ông A không chi tiêu tiền mua sắm như năm trước.
Năm sau giá đất vẫn không tăng và ông A không thể vay ngân hàng được nữa. Ông A không xoay đâu ra tiền trả ngân hàng nên bùng nợ, ngân hàng xiết được 10 mảnh đất để thanh lí mỗi mảnh 1K. Tài sản của ông A giờ trở thành 0, của ngân hàng là 10K trừ đi số tiền cho ông A vay 28K thành -18K. Cả xã hội cùng thấy nghèo đi.
Như vậy mặc dù lượng tiền không thay đổi nhưng trong quá trình bong bóng hình thành thì toàn dân ai cũng có tiền hoặc thấy mình nhiều tiền. Khi bong bóng chạm đỉnh và chững lại thì toàn dân ai cũng khan tiền còn ngân hàng vẫn thấy mình lãi lớn. Lúc bong bóng nổ tung thì toàn dân và cả ngân hàng đều về cái máng lợn.
Chúng ta chắc đang ở giai đoạn đỉnh của bong bóng.