Người bị phê bình là cụ Thệ, cụ Tùng ko bị phê bình gì đâu, chủ trì việc bắt nội các cụ Minh và áp tải ra đài phát thanh là cụ Thệ, cụ Tùng chỉ có vai trò (đủ lớn) khi cùng nhóm cụ Thệ cùng nhau soạn thảo và hoàn thiện lời đầu hàng để cụ Minh đọc trên đài phát thanh. Sự thực lịch sử và kết luận của QUTW cũng đã làm rõ mấy năm nay. Cụ Tùng bị chậm phong AHLLVT mãi tới 2024 là cũng có lý do, khi mấy lần đề nghị đều bị cựu binh QĐ2 có ý kiến gay gắt về sự trung thực trong giải trình về vai trò thực sự của cụ Tùng trong sự kiện này, làm rối dư luận, làm lòng cán bộ chiến sĩ QĐ2 tâm tư, có dụng ý rõ ràng về việc tác động vào niềm tin của dư luận, nhân dân về sự thực lịch sử.Em xin tiếp tục ạ.
- Sau những trận đánh lớn năm 1972. Năm 1973 đơn vị của bố em bám trụ ở Tây Nguyên để chờ bổ sung quân và học tập chính trị ,tư tưởng.Thời điểm đó do công tác vận chuyển khó khăn nên thỉnh thoảng mới có quân nhu, lương thực được tiếp tế, nên các đơn vị phải trồng chọt, chăn nuôi để tự túc lương thực (nên cựu khó khăn). Ông già em kể có lần đi lang thang cả ngày ở sông (em không còn nhớ tên) để cải thiện cho đơn vị mà không bắt được con cá nào. tối về nghe đài giải phóng phát thanh cũng con sông đấy nhiều tôm cá thò tay xuống nước là có thể bắt được, ông già em cáu tiết nói nếu sau này gặp được ông nào viết bài đấy chắc sẽ phải tát cho vài cái.
- Ông già em kể. Có lần ở vùng giáp ranh địch - ta ở khu đấy có hai ông cháu, ông thì khoảng 60-70 cháu gái khoảng 16-17. Khi mà ta đánh đồn bốt không được phải rút lui, có những người bị thương hoặc hy sinh, bị thương thì hai ông cháu đấy báo cho địch bắt còn hy sinh thì cắt tai đem về lĩnh thưởng. Đơn vị bố em được giao nhiệm vụ phối hợp với du kích vào tận nơi bắt hai ông cháu ra rìa xóm và đọc lệnh xử tử, do ở vùng giáp ranh không được nổ súng nên 3-4 người đơn vị bố em người nọ nhìn người kia không ai thực hiện. Cuối cùng một chú quê ở Quảng nam trong tổ của bố em nói "để tôi", chú lấy quả lựu đạn chầy và "bốp, bốp" xử lý xong. Thì ra bố, mẹ và anh ruột đều bị Mỹ , Ngụy giết nên chú ấy đi bộ đội để trả thù cho gia đình .
- VNCH cũng có một số đơn vị cũng rất thiện chiến và đánh nhau cũng rất lỳ đòn và có nợ máu . Thường khi giết được một chiến sỹ của ta, đứa thì vạch một vạch trên báng súng, đứa thì xăm một nốt quanh rốn nên khi bắt được đối tượng này ta đều ... ngay. . Những ngày cuối tháng 4 ta tiến công còn bên kia "binh bại như núi lở",ban đầu khi thấy địch bỏ súng đầu hàng các đơn vị đang tiến công đều vẫy tay bảo tiếp tục đi về phía sau, có các đơn vị khác xử lý. Nhưng có trường hợp khi đơn vị phía sau của ta chưa kịp đến, số ấy lại lấy súng tấn công ngược lại gây thương vong cho ta cũng nặng, nên sau này rút kinh nghiệm những trường hợp đấy chẳng bắt làm gì cho phiền phức.
- Ông già em có một chú cùng tuổi cùng làng, nhưng chú ấy bên tăng thiết giáp. Như trong ' Thớt " có cụ đã chia sẻ không phải dân SG cờ hoa rực rỡ ra đón tiếp ta đâu , chiều ngày 29/4 ta đã đến ngoại ô SG và vẫn phải đánh nhau ác liệt với các đơn vị của bên kia . Các đơn vị đã phân chia mục tiêu đánh chiếm rõ ràng, nhưng đa phần mục tiêu chính là đánh chiếm phủ tổng thống ngụy. Lúc vào thành phố do không biết đường nên chú ấy nhẩy ra khỏi xe đi đầu, rút súng ép một Thanh niên đi xe hon đa đèo đưa đường đơn vị tiến vào phủ tổng thống (Do sợ đội bạn chỉ đường láo nên chú ấy phải ngồi sau xe hon đa ) ,đơn vị của chú ấy 9 giờ đã đến ngã tư " bẩy hiền" thì xe tăng chú ấy nhẩy xuống và xe thứ hai bị bắn cháy cả kíp lái hai xe đều hi sinh. Sau khi đánh tan cụm đề kháng của địch, thì có người của Biệt động Thành cầm cờ giải phòng ra dẫn đường, còn ông bị ép dẫn đường chắc là sợ và chạy mất dép.
+ Do là người cùng làng chú ấy rất hay đến nhà em chơi (sau GP chú ra làm giảng viên của học viện Tăng Thiết giáp) từ năm 81-82 chú đã kể về xe tăng 843 và 960 xe nào vào trước và xe nào húc đổ cổng dịnh "độc lập" sau này đã được cải chính như các cụ đã biết. Trước khi xe tăng ta húc đổ cổng dinh "Độc lập" , biệt động thành của ta cũng cử mấy người vào cắm cờ, nhưng đều bị lực lượng bảo vệ của chúng nó bắn chết.
+ Một chi tiết nữa . Khi bác Tùng đưa ông DVM từ "dinh Độc Lập" ra đài phát thanh SG để đọc tuyên bố đầu hàng trên 2 xe zip, lúc về bác Tùng bị Thủ trưởng táng cho một phát vì lúc đó LL tình báo ngụy và CIA còn đông chưa tan rã hết, nếu bên ấy tổ chức phục kích giải cứu DVM thì sao.
+ Chú kể câu chuyện mà giờ này em vẫn nhớ. Có trận đánh vào làng toàn dân đạo di cư năm 1954, lính thì chạy hết vào nhà thờ còn dân thì nằm lăn ra đường cản đường xe tăng của ta, nhưng nhiệm vụ vẫn phải hoàn thành....( các cụ tự suy ). Nếu viết hết những gì chú kể thì bài của em MOD sẽ xóa ngay.
- Ông già em sau giải phóng được điều sang ban quân quản TP HCM, như em nói nếu ông ở lại sang làm CA thì được phân nhà ngay, nhưng tâm lý đã xa ra đình nhiều năm nên ông nhất quyết về với gia đình vợ con. Có điều tiếc nuối duy nhất mà thỉnh thoảng ông vẫn nhắc lại, khi làm ở ban quân quản một lần ông đi ra ngọai thành TP HCM gặp được một bé gái lai tây, mắt xanh tóc vàng hơn em độ 1-2 tuổi. Mẹ bé đấy là ni cô bị lính mỹ "hấp diêm" nên sinh ra , hai mẹ con vẫn sống ở ngôi chùa nhỏ, cách đấy mấy tháng mẹ cô bé mất và cô bé đấy được nhân dân ở khu vực đấy cưu mang. Khi gặp bố em thấy thương, bố em hỏi con có về sống với ba không và cô bé ấy đồng ý ngay. Bố em đưa về đơn vị , báo cáo tổ chức và làm giấy tờ nhận cô bé đấy làm con đàng hoàng, khi bố em xin ra bắc 1976 có đưa cô ấy ra cùng . Thời điểm đấy ra bắc ông già em đi nhờ xe của các đơn vị khác, khi đến phà vượt sông (ông nói nhưng em quên) sau khi hai bố con tắm rửa cơm nước xong, ông già em dặn cô bé đấy "ba chợp mắt một chút, con chơi loanh quanh ở đây thôi". Nhưng khi đến lượt xe của ông già em qua phà ,ông gọi , chạy quanh tìm và hỏi mọi người đều không biết cô bé đấy đi đâu , do đi nhờ xe nên bố em ngậm ngùi đi tiếp và nói "ba con ta không có duyên".
"Có một cán bộ trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn có mặt lúc đó đã phê bình tôi là đưa Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu đi mà không báo cáo cấp trên. Tôi không biết nói sao, bởi thực lòng trong tình thế đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là làm sao sớm để họ tuyên bố đầu hàng, chiến sự sẽ sớm chấm dứt, bớt đi những sự hy sinh không đáng có. Liền sau đó, đồng chí Sư đoàn trưởng Nguyễn Ân nói: “Đây là Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Sư đoàn 304, sai đâu sẽ kiểm điểm sau, để cho đồng chí ấy về chỉ huy đơn vị".
Sau lúc ấy, tôi lên xe về đơn vị. Tôi đi kiểm tra Tiểu đoàn 9 lúc này đã chiếm giữ Bộ tư lệnh hải quân và cảng Ba Son, nhưng một số người dân xô vào cảng Ba Son cướp tài sản. Tôi ra lệnh cho Tiểu đoàn 9 phải bảo vệ không để cho dân vào cướp phá, đóng kín các cánh cổng và tổ chức canh gác chu đáo. Sau đó tôi về Ban chỉ huy Tiểu đoàn 9 đóng. Lúc đó khoảng 5h chiều, tôi đi tắm giặt và lấy trong ba-lô bộ quần áo mới toanh ra mặc, còn bộ quần áo cũ do đã mặc nhiều ngày nên tôi bỏ luôn. Sau này, tôi cứ tiếc mãi vì không giữ lại bộ quần áo còn vương bụi đường mà tôi đã mặc trong giờ phút lịch sử đáng nhớ của dân tộc.
Khoảng 17h30’ ngày 30-4, tôi về Sở chỉ huy Trung đoàn đang ở tòa nhà Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn cũ, ở trước của Dinh Độc Lập, về phía tay trái cách khoảng 500m. Về đến đây tôi gặp đồng chí Nguyễn Ân, Sư đoàn trưởng đang ở Sở chỉ huy Trung đoàn. Vừa thấy tôi, đồng chí Ân nói: Việc đưa Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh, các cậu xử trí như thế là đúng đấy, không có gì sai sót đâu. Lúc bấy giờ tôi mới thở phào nhẹ nhõm…" - Hồi ký cụ Thệ
Chỉnh sửa cuối: