[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

T_ furygan

Xe tải
Biển số
OF-804830
Ngày cấp bằng
22/2/22
Số km
364
Động cơ
13,601 Mã lực
50 năm đã trôi qua nhưng ký ức chắc không thể phai mờ với những cựu chiến binh tham gia chiến dịch HCM giải phóng SG, thống nhất đất nước. Dù thời gian dài vẫn chưa thể quên hết được.
Thương nhất là những liệt sĩ ngã xuống ở cửa ngõ SG sáng 30/4/1975, họ chỉ cách dinh Độc Lập 10-15km là tới đích, hi sinh tại cầu Rạch Chiếc, cầu SG, cầu Thị Nghè, ngã 4 Bảy Hiền, khu Lăng Cha Cả. Có lẽ vì hoà hợp dân tộc nên TP HCM không lập bia tưởng niệm ở những địa điểm này.
Một ngày mà có bác đã nói ngày mà triệu người vui cũng có triệu người buồn. Mong rằng sau 50 năm, ta gác lại mọi chuyện, hướng tới tương lai, k còn ai nhắc tới kẻ Nam người Bắc nữa. Đất nước mãi mãi hoà bình, thống nhất.
Chú ruột vợ em hy sinh đúng 30/4/1975
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,077
Động cơ
652,928 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Sài Gòn 1975_4_20 (2).jpg

4-1945 – trước khi Sài gòn sụp đổ, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã rời bỏ đất nước chạy ra nước ngoài.
Sài Gòn 1975_4_20 (3).jpg

4-1945 – trước khi Sài gòn sụp đổ, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã rời bỏ đất nước chạy ra nước ngoài. Ảnh: Michel Laurent
Sài Gòn 1975_4_20 (4).jpg

4-1945 – trước khi Sài gòn sụp đổ, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã rời bỏ đất nước chạy ra nước ngoài. Ảnh: Michel Laurent
Nói gì nói, phong cách của đại đa số công chức (và nhiều dân thường) ở SG thời đó rất phong thái và lịch lãm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,423
Động cơ
1,186,911 Mã lực
Ở trên có cụ nói 1 quả CBU này được thả ở Xuân Lộc, 250 chiến sĩ ta khi hy sinh rất thảm khốc khổ sở vì thiếu oxy. Nhưng về logic làm gì có ai chứng kiến được mà kể lại?
Còn theo nhân chứng là Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Chín thì tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4, sư đoàn 6) của ông đã bị trúng loại bom này tại khu vực suối Nhạn, khiến 28 người hi sinh tại chỗ, hơn 50 người khác bị thương phải đưa đi điều trị.
Còn đơn vị khác nữa?
Tin bay ra Hà Nội. Em còn nhơ Hà Nội xôn xao. Bom nguyên tử loại nhỏ? Không phải. Bom hơi độc cũng không phải vì có sát thương chảy máu, đốt cháy. Báo NHÂN DÂN gọi đó là bom "hơi độc hoá học" vì cũng chẳng ai biết là bom gì.
Lúc đó Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, cũng có thể là Mỹ lo ngại ta sẽ gây sức ép bắn vào máy bay Mỹ chở người di tản nên cũng chỉ ném hai quả. Em đoán thế
Hai hôm sau, 23/4/1975 Tổng thống Gerald Ford tuyên bố "Mỹ không liên quan đến chiến tranh Việt Nam nữa" thì việc chôn cai xác chết lâm sàng chế độ Sài Gòn chỉ còn là thời gian.
Theo em biết thì thoả thuận ngầm là ngày 28/4/1975 là ngày người Mỹ phải rút đi. Nhưng do Đại sứ Martin cù nhày, hy vọng thoả hiệp.... nên buộc lòng ta phải pháo kích Sài Gòn để cảnh cáo, Phi đội Quyết thắng ném bom Tân Sơn Nhẩt chỉ là bồi thêm. Ngay đêm đó Tổng thống Ford ra lệnh di tản người Mỹ. Kissinger gọi điện trực tiếp cho Martin ra lệnh rút. Do trục trặc kỹ thuật nên cuộc di tản chậm trễ mất 6 giờ, khiến phải lùi thêm 12 giờ sáng đến 6 giờ sáng 30/4/1975
 

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,315
Động cơ
1,259,709 Mã lực
Theo em biết thì thoả thuận ngầm là ngày 28/4/1975 là ngày người Mỹ phải rút đi. Nhưng do Đại sứ Martin cù nhày, hy vọng thoả hiệp.... nên buộc lòng ta phải pháo kích Sài Gòn để cảnh cáo, Phi đội Quyết thắng ném bom Tân Sơn Nhẩt chỉ là bồi thêm. Ngay đêm đó Tổng thống Ford ra lệnh di tản người Mỹ. Kissinger gọi điện trực tiếp cho Martin ra lệnh rút. Do trục trặc kỹ thuật nên cuộc di tản chậm trễ mất 6 giờ, khiến phải lùi thêm 12 giờ sáng đến 6 giờ sáng 30/4/1975
Tay đại sứ này k rõ là có quyền lợi to lớn đến mức nào với chính quyền cũ mà cứ níu kéo mãi nhỉ?
 

Nhân văn Dân

Xe điện
Biển số
OF-113550
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
2,329
Động cơ
425,071 Mã lực
Lịch sử như sống lại, hồi sinh trong từng dòng viết của cụ Ngao5 .
 

Doan Van

Xe đạp
Biển số
OF-492781
Ngày cấp bằng
28/2/17
Số km
34
Động cơ
189,966 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_30 (88_4)a1.jpg

Sáng sớm ngày 30/4/1975, em mua và đọc xã luận báo NHÂN DÂN tiêu đề "Tiến về Sài Gòn", vài giờ trước khi xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập
50 năm rồi, em vẫn nhớ như in cảm giác xúc động khi chiếc radio của anh My, một đồng nghiệp (nhà tập thể trong cơ quan) cất lên lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh lúc 10h30 sáng đó (tức 11h30 giờ Sài Gòn)
Thời đó VNDCCH (Hà Nội) theo múi giờ GMT+7, còn VNCH (Sài Gòn) theo múi giờ GMT+8 chênh nhau 1 giờ
Nhân dịp 50 năm ngày chiến thắng, em chia xẻ với các vị nhiều tấm hình về trận chiến cuối cùng "Chiến dịch Hồ Chí Minh", theo dạng "nhật ký"
Cảm ơn bác và chúc bác thật nhiều sức khỏe ạ.
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,338
Động cơ
354,404 Mã lực
Tay đại sứ này k rõ là có quyền lợi to lớn đến mức nào với chính quyền cũ mà cứ níu kéo mãi nhỉ?
Có thể vì lý do nhân đạo. Chắc chắn ông ấy biết thoả thuận 2 bên về việc để người Mỹ ra đi an toàn, ông ấy còn ở đấy có nghĩa là còn hạn chế bớt giao tranh diện rộng, tạo cơ hội lớn hơn cho những người muốn di tản ra tàu Mỹ chờ ngoài khơi Vũng Tàu. Chứ về nguyên tắc thì ông ấy đang sai lè lè ra.
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
6,290
Động cơ
114,335 Mã lực
Những người di tản hay chạy loạn thường là những người có người thân làm trong bộ máy chính quyền hoặc đi lính VNCH . Cũng có nhiều người chạy trốn khỏi vùng chiến sự , đạn bom nổ khắp nơi thì tâm lý đâu mà ngồi ở nhà ?
Chạy về phía quân Giải Phóng thì khó dễ ăn đạn từ cả 2 phía . Nếu ngồi nhà thì cũng chưa chắc đã an toàn , lúc hỗn quân hỗn quan , loạn lạc như vậy thì thiếu gì kẻ có vũ khí trong tay cướp bóc . Cho nên tốt nhất là cứ chạy về phía trước ra khỏi nơi đánh nhau càng nhanh càng tốt
Sống giữa hai làn đạn khổ thế nào có thể thế hệ sau như em và các cụ chưa hình dung ra hết, bác em là trinh sát nằm vùng chuyên diệt ác ôn và sỹ quan cao cấp hay quan chức của đối phương có nói chuyện lại bẩu xưa ông đến nhà trưởng ấp hay xã trưởng vùng giáp ranh hay vùng xám thì bên kia họ phải nộp thuế cho cả hai bên, nuôi cả hai bên, ban ngày đi họp gì về tối phải báo cáo đúng sự thật cho bác em, ăn uống cơm nước đầy đủ, lớ ngớ là xong phim ngay, đêm ngủ thì ông gấp cái chăn kê gối mắc màn nhìn như hình người đang nằm ngủ nhưng ko dám ngủ trên giường mà toàn ra sau nhà hay vườn ngủ.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
28,426
Động cơ
944,817 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
Dù gì cụ cũng là dũng tướng, đang ở chiến tuyến nào thì trung thành với chiến tuyến đó, còn hơn khối kẻ bỏ chạy, chỉ lo cho mình và người thân! Mong cụ an nghỉ!
Như ông Cao Kỳ hô tử thủ xong leo trực thăng bỏ chạy. Như ông Lê Minh Đảo này mà bên chiến thắng mà tuyển dụng được thì tốt đẹp hơn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,423
Động cơ
1,186,911 Mã lực
Có thể vì lý do nhân đạo. Chắc chắn ông ấy biết thoả thuận 2 bên về việc để người Mỹ ra đi an toàn, ông ấy còn ở đấy có nghĩa là còn hạn chế bớt giao tranh diện rộng, tạo cơ hội lớn hơn cho những người muốn di tản ra tàu Mỹ chờ ngoài khơi Vũng Tàu. Chứ về nguyên tắc thì ông ấy đang sai lè lè ra.
Chính xác 50%
60% còn lại là Martin hy vọng sau khi ép được Thiệu từ chức và tống cổ Thiệu ra khỏi Việt Nam thì Hà Nội sẽ chấp nhận việc thành lập "chính phủ liên hiệp 3 bên"
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
28,426
Động cơ
944,817 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
Sài Gòn 1975_4_17 (3) Dương Văn Minh.jpg

Dương Văn Minh chụp ngày 17-4-1975. Ảnh: Jacques Pavlovsky
Mười một hôm sau ông trở thành Tổng thống VNCH cuối cùng, nhiệm kỳ kéo dài được... 30 giờ
Trong những ngày Sài Gòn hấp hối, không rõ phe nào cử Trần Văn Đôn, lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Quân lực Thượng viện VNCH sang Paris gặp phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời thương lượng (ngầm).
Phía Hà Nội không đồng ý đẻ xảy ra cuộc thương lượng này
Phía Hoa Kỳ cũng không đồng ý bất kỳ phe phái nào thương lượng. Ý của người Mỹ là mọi chuyện dàn xếp chính trị để người Mỹ lo, và họ biết là phải bàn với ai
Dương Văn Minh là con bài của người Mỹ, không phải con bài của người Pháp, dù ai cũng biết Dương Văn Minh được Pháp đào tạo
Cũng chẳng biết phe nào (có thể Lực lượng thứ ba) ảo tưởng rằng sau khi Thiệu từ chức, thì Hà Nội đồng ý phương án thành lập "Chính phủ Liên hợp" và họ có phần trong đó, như Hà Nội đã yêu cầu trước đó là "đánh đổ Thiệu"
Đó là lúc "trước đó" thôi, còn khi xích sắt xe tăng của bộ đội ta và máu của bộ đội ta đổ ở Xuân Lộc thì Lực lượng thứ ba đâu còn có cửa. Nhà xây xong rồi thì giàn giáo cũng nên gỡ luôn.
Vì ảo tưởng rằng sẽ có chính phủ liên hợp, họ đã ngầm đi đêm với Trung Quốc, để Trung Quốc can thiệp và ủng hộ họ. Nhưng người Trung Quốc đã trả lời Trung Quốc không thể thay đổi chính sách đột ngột với "người anh em Việt Nam" vào thời điểm đo
Có tin là Trung Quốc hứa viện trợ ủng hộ "Chính phủ liên hợp" (ảo), em cho là các cụ Lực lượng thứ ba "nổ" thôi. Quan hệ Trung -Việt có tệ hại sau chuyến thăm của Nixon 1972, nhưng chưa tệ đến mức Trung Hoa phải lật mặt với Việt Nam.
Từ sau 1975 khi Khmer Đỏ nắm quyền và nhất là đến 1978-1979 thì tình hình đã biến chuyển xấu đi thì Trung Quốc mới ngửa bài với Việt Nam
Phương án DVM em nghĩ có sự thoả thuận của các bên để SG bớt đổ nát, giảm thiểu máu người Việt. Sau ngày 30/4/1975 ông DVM không phải đi cải tạo, được trở về sống cùng gia đình ở biệt thự đường Ng. Thị Minh Khai - SG. Có tin nói, DVM sau đó có làm cố vấn cho CQ mới một thời gian.
 

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,315
Động cơ
1,259,709 Mã lực
Chính xác 50%
60% còn lại là Martin hy vọng sau khi ép được Thiệu từ chức và tống cổ Thiệu ra khỏi Việt Nam thì Hà Nội sẽ chấp nhận việc thành lập "chính phủ liên hiệp 3 bên"
Tức là vẫn có tham vọng dựng chính phủ bù nhìn để đứng sau nhiếp chính!
 
Chỉnh sửa cuối:

haihong09011971

Xe tải
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
471
Động cơ
1,845 Mã lực
Tuổi
54
Cụ Lê Đức Anh lúc đó hàm Đại tá thôi. Sau 1975, hai cụ Lê Đức Anh và Đồng Sĩ Nguyên được đắc cách phong vượt cấp từ Đại tá lên hàm Trung tướng
Ngay 2/9/1975, cụ Lê Đức Anh chỉ huy cuộc duyệt binh ở Quảng trường Ba Đình
Năm 1974 được phong vượt cấp lên trung tướng rồi b à
 

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,315
Động cơ
1,259,709 Mã lực
Phương án DVM em nghĩ có sự thoả thuận của các bên để SG bớt đổ nát, giảm thiểu máu người Việt. Sau ngày 30/4/1975 ông DVM không phải đi cải tạo, được trở về sống cùng gia đình ở biệt thự đường Ng. Thị Minh Khai - SG. Có tin nói, DVM sau đó có làm cố vấn cho CQ mới một thời gian.
Ông Minh là người thức thời.
Ông mà hạ lệnh từ thủ, rồi rút đi thì sau SG, máu còn đổ nhiều nữa ở các tỉnh còn lại.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
28,426
Động cơ
944,817 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội

lacrangcavo

Xe đạp
Biển số
OF-833818
Ngày cấp bằng
15/5/23
Số km
20
Động cơ
2,143 Mã lực
Em thì nghĩ là ko muốn đâu, vì 1 là họ nghe tuyên truyền từ phía VNCH cũng sợ. 2 là họ đang ổn định để làm ăn buôn bán kiếm tiền nên cũng chẳng muốn có sự xáo trộn. Trước em có dịp vào miền tây, nói chuyện với 1 cụ ông ở đó thì cụ vẫn chửi quân giải phóng ghê lắm. Bảo là đây cái vườn xoài của tao ngày xưa tụi nó pháo kích vào, may tao chui xuống hầm nên mới ko chết.
Em cũng nghĩ tùy vùng, tùy nơi.

Dân đô thị nhất là ở Sài Gòn thì đang làm ăn ngon, lại dựa vào viện trợ Mỹ nhiều nên muốn yên.
Chứ dân nhiều vùng, nhất là vùng nông thôn, như ở Quảng Trị, Quảng Nam, một số vùng ở Huế rồi các vùng như Củ Chi, Tây Ninh, rồi ở miền Tây thì Bến Tre, Long An thì dân chúng ủng hộ cách mạng lắm (tất nhiên là 0 phải 100%, nhưng cũng chiếm nhiều).. Mà còn kiên định, sắt son và lì nữa, 20 năm ăn bom đạn, càn quết, lùng sục, khủng bố, bắt bớ mà vẫn 1 lòng.

Trước có lần em đi bám theo công tác ở Quảng Trị, có ông phó GĐ Sở ở đó, trước là du kích kể chuyện nằm hầm chiến đấu gan lì thế nào. Ông ấy còn bảo giờ mà gặp tình huống thế, dân Quảng Trị như ông ấy vẫn tiếp tục chiến như thế (lúc ông ấy nói là tầm năm 2004 gì đó).
Dân Quảng Nam còn ác hơn, vì hồi kháng pháp, vùng Quảng Nam Đà Nẵng, trừ thành phố Đà Nẵng ra thì rất nhiều vùng là vùng kháng chiến. Quảng Nam lúc đó được coi là hậu phương của Liên khu 5. Sau hiệp định Giơ ne vơ, thì lại phải bàn giao cho bên VNCH. (Đọc truyện, tiểu thuyết về thời đó, thấy có nhiều người, đồng bào uất ức về chuyện đó lắm). Nên tinh thần chiến đấu cách mạng của dân vùng đó cao lắm. Suốt 20 năm bom đạn, khó khăn không một giây phút sờn lòng.

Nhà em có quen với 1 gia đình giờ ở Đà Nẵng. Nhà có hơn 10 người con, bà mẹ của họ thì được phong bà mẹ anh hùng. Giờ người con út cũng tầm 80. Ai cũng là tham gia kháng chiến. Hai, ba người được tập kết ra Bắc sau 1954, còn phần lớn thì ở lại chiến đấu đến ngày giải phóng.
Vợ em bình thường cũng được các cô chú đó kể chuyện hồi xưa cuộc sống chiến đấu ra sao, vượt sông bị bắn thế nào, nhưng chỉ là lời kể 0 thấm lắm.
Hôm nọ xem phim Địa Đạo, lúc ra ngoài rạp vợ em buột miệng bảo: giờ mới hiểu sao giờ cô Bảy hơn 80 rồi, mà cứ đi lại thoăn thoắt, không ngại một việc gì, một mình đi tàu ra HN thăm anh, rồi anh ốm nặng, thì xung phong trông anh ở bệnh viện hàng tuần không cần nghỉ, nằm vạ vật ở dưới đất, trên ghế chẳng sao. So với hồi trước của cô ấy chả thấm gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top