Em thì nghĩ là ko muốn đâu, vì 1 là họ nghe tuyên truyền từ phía VNCH cũng sợ. 2 là họ đang ổn định để làm ăn buôn bán kiếm tiền nên cũng chẳng muốn có sự xáo trộn. Trước em có dịp vào miền tây, nói chuyện với 1 cụ ông ở đó thì cụ vẫn chửi quân giải phóng ghê lắm. Bảo là đây cái vườn xoài của tao ngày xưa tụi nó pháo kích vào, may tao chui xuống hầm nên mới ko chết.
Em cũng nghĩ tùy vùng, tùy nơi.
Dân đô thị nhất là ở Sài Gòn thì đang làm ăn ngon, lại dựa vào viện trợ Mỹ nhiều nên muốn yên.
Chứ dân nhiều vùng, nhất là vùng nông thôn, như ở Quảng Trị, Quảng Nam, một số vùng ở Huế rồi các vùng như Củ Chi, Tây Ninh, rồi ở miền Tây thì Bến Tre, Long An thì dân chúng ủng hộ cách mạng lắm (tất nhiên là 0 phải 100%, nhưng cũng chiếm nhiều).. Mà còn kiên định, sắt son và lì nữa, 20 năm ăn bom đạn, càn quết, lùng sục, khủng bố, bắt bớ mà vẫn 1 lòng.
Trước có lần em đi bám theo công tác ở Quảng Trị, có ông phó GĐ Sở ở đó, trước là du kích kể chuyện nằm hầm chiến đấu gan lì thế nào. Ông ấy còn bảo giờ mà gặp tình huống thế, dân Quảng Trị như ông ấy vẫn tiếp tục chiến như thế (lúc ông ấy nói là tầm năm 2004 gì đó).
Dân Quảng Nam còn ác hơn, vì hồi kháng pháp, vùng Quảng Nam Đà Nẵng, trừ thành phố Đà Nẵng ra thì rất nhiều vùng là vùng kháng chiến. Quảng Nam lúc đó được coi là hậu phương của Liên khu 5. Sau hiệp định Giơ ne vơ, thì lại phải bàn giao cho bên VNCH. (Đọc truyện, tiểu thuyết về thời đó, thấy có nhiều người, đồng bào uất ức về chuyện đó lắm). Nên tinh thần chiến đấu cách mạng của dân vùng đó cao lắm. Suốt 20 năm bom đạn, khó khăn không một giây phút sờn lòng.
Nhà em có quen với 1 gia đình giờ ở Đà Nẵng. Nhà có hơn 10 người con, bà mẹ của họ thì được phong bà mẹ anh hùng. Giờ người con út cũng tầm 80. Ai cũng là tham gia kháng chiến. Hai, ba người được tập kết ra Bắc sau 1954, còn phần lớn thì ở lại chiến đấu đến ngày giải phóng.
Vợ em bình thường cũng được các cô chú đó kể chuyện hồi xưa cuộc sống chiến đấu ra sao, vượt sông bị bắn thế nào, nhưng chỉ là lời kể 0 thấm lắm.
Hôm nọ xem phim Địa Đạo, lúc ra ngoài rạp vợ em buột miệng bảo: giờ mới hiểu sao giờ cô Bảy hơn 80 rồi, mà cứ đi lại thoăn thoắt, không ngại một việc gì, một mình đi tàu ra HN thăm anh, rồi anh ốm nặng, thì xung phong trông anh ở bệnh viện hàng tuần không cần nghỉ, nằm vạ vật ở dưới đất, trên ghế chẳng sao. So với hồi trước của cô ấy chả thấm gì.