[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

clicklacp

Xe tăng
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
1,007
Động cơ
209,583 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_30 (88_4)a1.jpg

Sáng sớm ngày 30/4/1975, em mua và đọc xã luận báo NHÂN DÂN tiêu đề "Tiến về Sài Gòn", vài giờ trước khi xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập
50 năm rồi, em vẫn nhớ như in cảm giác xúc động khi chiếc radio của anh My, một đồng nghiệp (nhà tập thể trong cơ quan) cất lên lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh lúc 10h30 sáng đó (tức 11h30 giờ Sài Gòn)
Thời đó VNDCCH (Hà Nội) theo múi giờ GMT+7, còn VNCH (Sài Gòn) theo múi giờ GMT+8 chênh nhau 1 giờ
Nhân dịp 50 năm ngày chiến thắng, em chia xẻ với các vị nhiều tấm hình về trận chiến cuối cùng "Chiến dịch Hồ Chí Minh", theo dạng "nhật ký"
Nhân có chủ đề này, em muốn hỏi ý kiến các cụ về một chi tiết lịch sử nghe rất huyền bí. Số là vô tình em thấy Hiến pháp của Việt Nam Cộng hòa, ban hành năm 1956, ở điều 96 có viết thế này:
Điều 95
Quốc hội dân cử ngày mồng bốn tháng Ba dương lịch năm một nghìn chín trăn năm mươi sáu sẽ là Quốc hội Lập pháp đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.Nhiệm kỳ Quốc hội Lập pháp bắt đầu từ ngày ban hành Hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Chín năm một nghìn chín trăm năm mươi chín.

Ngày 4.3.1975 bắt đầu Tổng tiến công Mùa xuân.

Điều 96
Đương kim Tổng thống được nhân dân ủy nhiệm thiết lập nền Dân chủ do cuộc trưng cầu dân ý ngày hai mươi ba tháng Mười dương lịch năm một nghìn chín trăm năm mươi lăm, sẽ là Tổng thống đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.Nhiệm kỳ Tổng thống bắt đầu từ ngày ban hành hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Tư năm một nghìn chín trăm sáu mươi mốt.
Các cụ vào link này chắc không sai, vì em cũng tra ở chỗ khác là như vậy.
https://vi.wikisource.org/wiki/Hiến_pháp_Việt_Nam_Cộng_hòa_1956
Có phải là những sự trùng hợp ngẫu nhiên đến khó hiểu của lịch sử?
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
6,409
Động cơ
259,677 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Nhạc phụ em đi năm 1968, đánh mãi, đánh vào tận Sài Gòn, giải phóng rồi tiếp quản.
Sau đó ra quân, về tiếp tục học sư phạm rồi ra làm ông giáo.
Lão gia e đi PKKQ năm 62, sau xuất ngũ về học làm kỹ sư hoá.
May tên lả Shrike (Harm) nó ko oánh trúng đài , sóng rada nó ko quay chín dc trứng người chiến sĩ, nên h này e mới cào dc phím ;))
 

Grandtouring

Xe container
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
5,335
Động cơ
964,306 Mã lực
50 năm rồi. Bố vợ em (đại tá binh chủng tăng, thiết giáp lúc đó) tham gia chiến dịch lịch sử này, dẫn đoàn tăng về SG. Cụ nay đã 80 tuổi, vẫn đi xe máy đèo bà đi chợ :)) Những dịp 30/4, cụ vui lắm :))
Lúc đó em mới 1 tuổi, còn vk em thì mãi 5 năm sau mới được sinh ra.
 
Biển số
OF-709891
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
1,280
Động cơ
120,379 Mã lực
Trong cuộc rút chạy của quân đội VNCH, sao dân thường không ở lại. Sau đó lại ra vẫy cờ đón quân GP như hình ảnh em xem trên tivi ta thấy dân SG ra đón quân GP ấy.
Chắc là người dân chạy khỏi vùng chiến sự chứ không chạy quân giải phóng cụ ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (42).jpg

29/3/1975 – Các chiến sĩ Việt Nam tạo dáng trên một chiếc xe tăng có cắm cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bị chiếm giữ. Ảnh: Roland-Pierre Paringaux
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (43).jpg

29/3/1975 – người dân Đà Nẵng tạo dáng trên đường phố sau khi thành phố được Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng. Ảnh: Roland-Pierre Paringaux
Sài Gòn 1975_3_29 (44).jpg

29/3/1975 – người dân Đà Nẵng tạo dáng trên đường phố sau khi thành phố được Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng. Ảnh: Roland-Pierre Paringaux
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (45).jpg

29/3/1975 – người dân Đà Nẵng tạo dáng trên đường phố sau khi thành phố được Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng. Ảnh: Roland-Pierre Paringaux
Sài Gòn 1975_3_29 (46).jpg

29/3/1975 – người dân Đà Nẵng tạo dáng trên đường phố sau khi thành phố được Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng. Ảnh: Roland-Pierre Paringaux
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Khi bộ đội ta giải phóng Đà Nẵng, đám binh sĩ VNCH và dân thường ở Đà Nẵng chen chúc nhau tàu vận tải Mỹ chạy vào Nha Trang
Nhưng bộ đội ta hành quân thần tốc, chỉ ba hốm sau, vượt qua Bình Định Tuy Hoà Phú Yên và giải phóng Nha Trang. Thế là những con tàu vận tải Mỹ chưa kịp thở đã phải tiếp tục chở đám tàn binh VNCH về Vũng Tàu
Đám tàn quân này cướp bóc bắn giết trên tàu thuỷ, thậmchí bắn cả vào trực thăng và tàu thuỷ chở những quan chức Lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng. Đó là chú thích của chính người Mỹ
Sài Gòn 1975_3_29 (50) Pioneer Contender.jpeg

29-3-1975 – đám đông sợ hãi chen chúc trên boong tàu buôn Pioneer Contender khi nó cập cảng Cam Ranh. Con tàu chở 5.600 người tị nạn và khoảng 40 người Mỹ rời Đà Nẵng. Ảnh: Huỳnh Công Út/ Nick Ut
Sài Gòn 1975_3_29 (52).jpg

29/3/1975 – Người tị nạn Việt Nam trên tàu Mỹ “Pioneer Contender” tại Vịnh Cam Ranh. Con tàu đã di tản khoảng 5.600 người, bao gồm một số nhân viên lãnh sự quán Mỹ từ Đà Nẵng
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
11,180
Động cơ
629,834 Mã lực
Thiệu thông báo với Phạm Văn Phú tin sét đánh: “Rút tất cả lực lượng ở Cao nguyên về vùng duyên hải”
Rồi, bộ ba Thiệu-Phú-Viên thảo luận rút khỏi Tây Nguyên như thế nào?
Thoạt đầu, định rút từ Kontum, Pleiku theo theo Quốc lộ 19 về Bình Định. Viên cảnh báo Phú, tháng 6/1954 Binh đoàn Cơ động GM-100 của Pháp đã bị Việt Minh tiêu diệt hoàn toàn ở đèo Mang Yang, gần An Khê trên Quốc lộ 19. Nghe vậy, Phú đề nghị rút theo Quốc lộ 7B về Tuy Hoà.
Mang Yang 1954 (1).jpg

Xe cơ giới của Liên Đoàn Cơ Động số 100 (GM 100 ~ Groupement Mobile No.100) quân viễn chinh Pháp bị Việt Minh tiêu diệt trong trận phục kích đèo Mang Yang - Gia Lai ngày 24/6/1954 . Đây là trận đánh quy mô lớn cuối cùng trong Chiến Đông Dương Giai đoạn 1 và có thể coi là cuộc phục kích vĩ đại nhất lịch sử quân sự Việt Nam khi chúng ta đã xóa sổ hoàn toàn GM 100 , một đơn vị khá thiện chiến của Pháp .
Mang Yang 1954 (2).jpg
Mang Yang 1954 (3).jpg
Mang Yang 1965 (2).jpg

Bia tưởng niệm tử sĩ Pháp-Việt trên đèo Mang Yang, Gia Lai, nơi binh đoàn GM-100 bị bộ đội ta phục kích và tiêu diệt hôm 26-4-1954: 500 lính Pháp tử trận, 600 bị thương và 800 bị bắt làm tù binh.
Em thấy kênh này có tóm tắt trận Mang Yang cụ Ngao ạ:

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (53).jpg

29/3/1975 – Người tị nạn Việt Nam trên tàu Mỹ “Pioneer Contender” tại Vịnh Cam Ranh. Con tàu đã di tản khoảng 5.600 người, bao gồm một số nhân viên lãnh sự quán Mỹ từ Đà Nẵng
Sài Gòn 1975_3_29 (54).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (55).jpg

29/3/1975 – Người tị nạn Việt Nam trên tàu Mỹ “Pioneer Contender” tại Vịnh Cam Ranh. Con tàu đã di tản khoảng 5.600 người, bao gồm một số nhân viên lãnh sự quán Mỹ từ Đà Nẵng
Sài Gòn 1975_3_29 (56).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (57).jpg

29/3/1975 – Người tị nạn Việt Nam trên tàu Mỹ “Pioneer Contender” tại Vịnh Cam Ranh. Con tàu đã di tản khoảng 5.600 người, bao gồm một số nhân viên lãnh sự quán Mỹ từ Đà Nẵng
Sài Gòn 1975_3_29 (58).jpg

29/3/1975 – Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ mang theo súng trường tấn công M16 tại Vịnh Cam Ranh, Nam Việt Nam. Họ được lệnh bảo vệ và sơ tán Toán cán bộ Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Đà Nẵng đang có mặt trên tàu “SS Pioneer Contender” của Mỹ
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
13,832
Động cơ
1,197,930 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Sài Gòn 1975_3_29 (58).jpg

29/3/1975 – Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ mang theo súng trường tấn công M16 tại Vịnh Cam Ranh, Nam Việt Nam. Họ được lệnh bảo vệ và sơ tán Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Đà Nẵng đang có mặt trên tàu “SS Pioneer Contender” của Mỹ
Cụ Ngao5 ơi, Sao đội này lại mặc dân sự vậy ạ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (59).jpg

29/3/1975 – Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ mang theo súng trường tấn công M16 tại Vịnh Cam Ranh, Nam Việt Nam. Họ được lệnh bảo vệ và sơ tán Toán cán bộ Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Đà Nẵng đang có mặt trên tàu “SS Pioneer Contender” của Mỹ
Sài Gòn 1975_3_29 (60).jpg

29/3/1975 – Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ mang theo súng trường tấn công M16 tại Vịnh Cam Ranh, Nam Việt Nam. Họ được lệnh bảo vệ và sơ tán Toán cán bộ Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Đà Nẵng đang có mặt trên tàu “SS Pioneer Contender” của Mỹ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Cụ Ngao5 ơi, Sao đội này lại mặc dân sự vậy ạ?
Vì chủ quan, nên tất cả Toán cán bộ Lãnh sự quán tại Đà Nẵng không kịp rút chạy bằng máy bay, vì 27/3/ 1975 là chuyến bay cuối cùng từ sân bay Đà Nẵng. Cả toán phải chen chúc lên tàu thuỷ cùng đám tàn quân VNCH. Đám tàn binh lúc này cay cú nổi loạn, nên khi cập cảng Cam Ranh, Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ phải đến đón và bảo vệ họ sau đó đi bằng phương tiện khác về Sài Gòn. Họ là những nhân viên dân sự cụ ạ
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
14,933
Động cơ
402,276 Mã lực
50 năm rồi. Bố vợ em (đại tá binh chủng tăng, thiết giáp lúc đó) tham gia chiến dịch lịch sử này, dẫn đoàn tăng về SG. Cụ nay đã 80 tuổi, vẫn đi xe máy đèo bà đi chợ :)) Những dịp 30/4, cụ vui lắm :))
Lúc đó em mới 1 tuổi, còn vk em thì mãi 5 năm sau mới được sinh ra.
50 năm rồi. Bố vợ em (đại tá binh chủng tăng, thiết giáp lúc đó) tham gia chiến dịch lịch sử này, dẫn đoàn tăng về SG. Cụ nay đã 80 tuổi, vẫn đi xe máy đèo bà đi chợ :)) Những dịp 30/4, cụ vui lắm :))
Lúc đó em mới 1 tuổi, còn vk em thì mãi 5 năm sau mới được sinh ra.
Cụ nhà em bảo.
Sau khi chiến tranh kết thúc. Về ngẫm lại. Mình trở về được là cả 1 điều kỳ lạ. Nhiều phen cụ bảo: quả này chắc chết.
Chúng ta biết ơn các cụ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_30 (2).jpg

30-3-1975 – Hàng trăm binh sĩ miền Nam Việt Nam chạy khỏi Đà Nẵng vào tháng 3 năm 1975. Bức ảnh của Kennerly là một trong số rất nhiều bức mà Tổng thống Ford trưng bày trong Nhà Trắng. Ảnh: David Hume Kennerly
Sài Gòn 1975_3_30 (4).jpg

30-3-1975 – Lânh sự Mÿ ở Đà Nẵng AI Francis vẫy chào khi tàu lai dắt chở ông rời khỏi tàu SS Pioneer Contender. Tàu này chở binh si VNCH rùt chạy khỏi Đà Nẵng vừa cập bến Cam Ranh. Ành: David Hume Kennedy

Toán lãnh sự Hoa Kỳ được yểm trợ để đưa sang tàu khác đây cụ ạ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (60_).jpg

29-3-1975 – người tị nạn Việl Nam rời khỏi Cam Ranh bắng thuyền. Ảnh: Huỳnh Cõng Út (Nick Ut)

Sài Gòn 1975_3_29 (61).jpg

29-3-1975 – tàu chở hàng trăm người tị nạn từ miền Trung cập cảng Sài gòn. Ảnh: Đặng Văn Phước
Cha và mẹ, từ phía trước và phía sau, giúp nâng đứa trẻ của họ từ tàu đến bến khi gia đình và hàng trăm người tị nạn khác cập bến Sài Gòn, Thứ Sáu, ngày 29 tháng 3 năm 1975. Sự xuất hiện của tàu buôn là một trong những chuyến đầu tiên vốn kể từ cuộc di cư ồ ạt của người Việt Nam từ các tỉnh Tây Nguyên và Bắc Bộ. (Ảnh AP / Đặng Văn Phước)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (62).jpg

Các nhân viên quân ý binh chủng Nhảy dù VNCH săn sóc những binh sĩ bị thương trong trận chiến ở phía tây bắc Sài Gòn vào thứ Sáu, ngày 29 tháng 3 năm 1975 sau một cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ và lực lượng Bắc Việt Nam tại tỉnh Tây Ninh nơi đang gặp khó khăn. Trong khi đó, ở phía bắc, các lực lượng Bắc Việt đang pháo kích và bắn rocket vào vùng lân cận Đà Nẵng và tình hình ở đó đã khiến việc di tản hàng ngàn người tị nạn phải ngừng lại.
Sài Gòn 1975_3_29 (64).jpg

Bức ảnh chụp ngày 29 tháng 3 năm 1975 này cho thấy Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, Tướng Frederick Weyand, ở giữa, đang đặt những nén hương lên mộ của một người lính Nam Việt Nam trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa gần Sài Gòn, Việt Nam. Weyand đang trong chuyến đi tìm hiểu thực tế về Nam Việt Nam. Theo các báo cáo vào thứ năm, ngày 11 tháng 2 năm 2010, Weyand, vị chỉ huy cuối cùng của các hoạt động quân sự Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, đã qua đời. Ông hưởng thọ 93 tuổi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,353
Động cơ
1,186,440 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_30 (1) Pioneer Contende.jpg

30-3-1975 – những người tị nạn được nâng bằng lưới chở hàng từ một sà lan lên một con tàu thuê quân sự, SS Pioneer Contender, trong cuộc di tản khỏi Đà Nẵng, sau khi thành phố rơi vào tay quân đội Bắc Việt Nam. Ảnh: Peter O'Loughlin/AP
Sài Gòn 1975_3_30 (5).jpg

Một người lính VNCH và vợ mang theo đồ đạc khi họ rời khỏi con tàu đã di tản họ khỏi Đà Nẵng trước khi thành phố này rơi vào tay lực lượng Bắc Việt Nam vào ngày 30 tháng 3 năm 1975
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top