[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Thống đốc Ngân hàng quốc gia lúc đó là ông Lê Quang Uyển đã được lệnh thi hành nhiệm vụ bí mật này và không cho người Mỹ biết. Ông Uyển lập tức liên lạc với các hãng hàng không TWA, Pan Am và Hãng bảo hiểm Lloyd's ở London (Anh).
Nhưng thật không ngờ, kế hoạch tuyệt mật đó ngay lập tức đã lọt ra “radio catinat” và đến tai các phóng viên nước ngoài thường trú tại Sài Gòn. Và từ ngày 5-4, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Ai đã “xì” tin đó ra ngoài? Không ai biết, nhưng có một điều chắc chắn là phòng làm việc của ông Thiệu ở dinh Độc Lập đã bị cài rất nhiều “rệp” nghe lén. Nhưng CIA có can dự vào vụ nghe lén và làm lộ kế hoạch bí mật này?
Trong cuốn Decent Interval (Cuộc tháo chạy tán loạn), Phó trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn Frank Snepp đã tiết lộ: “Trước khi 16 tấn vàng được chuyển đi Thụy Sĩ, có một người đã báo tin cho sứ quán Mỹ biết. Một cộng tác viên của đại sứ Martin cho là không thể tin được ông Thiệu nên đã tố cáo với giới báo chí”.
Nhưng cũng có tài liệu cho rằng chính những người chống đối lại việc đưa 16 tấn vàng tài sản quốc gia ra nước ngoài đã bắn tin cho giới báo chí. Như vậy, tin tức về việc chuyển vàng đi Thụy Sĩ mà báo chí loan tin lúc đó là sự thật, mặc dù chính quyền Sài Gòn đã liên tục bác bỏ.
Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ vì thế đã bị vỡ. Các hãng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối thương vụ này vì sợ báo chí công kích.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Cuối cùng, dù không muốn, dinh Độc Lập vẫn buộc phải nhờ cậy đến người Mỹ. Theo Frank Snepp, đại sứ Mỹ Martin đã đề nghị ông Thiệu chuyển số vàng đó sang Mỹ. Ông Thiệu đồng ý.
Ngày 16-4, Đại sứ Martin đã điện về Washington xin một chuyến bay quân sự đặc biệt được bảo hiểm để chở số vàng đó đi New York. Nhưng không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đã không dễ dàng tìm được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có chiến tranh. Cuối cùng thì Bộ ngoại giao Mỹ cũng dàn xếp xong vấn đề bảo hiểm.
Cái gì của Việt nam phải để lại Việt nam!
Ngày 25-4-1975, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark Field (Philippines) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất và sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi VN “trước 7 giờ sáng 27-4”.
Nhưng tình thế đã đổi thay: lúc chiếc máy bay đó đáp xuống Tân Sơn Nhất, Thiệu đã từ chức tổng thống và ông Trần Văn Hương lên nắm quyền. Những người có thẩm quyền lúc đó đã không chịu làm theo ý ông Thiệu nữa! Các tài liệu lưu trữ nhắc nhiều đến cái tên Nguyễn Văn Hảo - Cựu phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ.
Ông Nguyễn Văn Hảo lúc đó là người giữ liên lạc giữa chính quyền Sài Gòn và sứ quán Mỹ, hoàn toàn không muốn chuyển 16 tấn vàng ra khỏi VN.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Trong Hồ sơ mật Dinh Độc Lập, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng mô tả như sau: Hảo vào gặp tổng thống Trần Văn Hương và doạ rằng: “Nếu tổng thống cho phép chuyển số vàng ấy ra ngoại quốc thì trong trường hợp tướng Minh (tức ông Dương Văn Minh) lên thay, tổng thống sẽ bị lên án là phản quốc!”.
Ông Hương hoảng sợ và đồng ý phải giữ vàng lại. Ngay sau đó, Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ Denny Ellerman, nói rằng: tổng thống Trần Văn Hương đã quyết định không chuyển vàng ra khỏi VN!
Đại sứ Martin bất ngờ trước tin này. Theo hồi ký của Frank Snepp, Đại sứ Martin đã yêu cầu máy bay tiếp tục nằm chờ ở Tân Sơn Nhất, đồng thời cố thuyết phục ông Hương huỷ bỏ lệnh ấy. Không có kết quả.
Thậm chí trong một cuộc họp, ông Hương còn nói: “Cái gì của VN phải để lại VN!”. Martin xoay qua tác động ông Nguyễn Văn Hảo nhưng cũng không thành công. “Hảo đã không muốn chuyển vàng đi, có thế thôi. Ông ta đã tưởng tượng là có thể sống chung được với những người cộng-sản”, Martin sau này kể lại.
Quả thật lúc ấy Đại sứ Mỹ Martin rất điên khi không lấy được 16 tấn vàng chở qua Mỹ. Đến mức, trong cuộc trả lời phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng ngày 27-3-1985, Martin thú nhận một điều điên rồ: “Vào lúc chót, tôi (tức Martin) có nghĩ đến việc liên lạc với người bạn cũ ở Thái Lan là tư lệnh không quân Dhawee Chulasapaya. Sau đó, kêu gọi thêm một số thuỷ quân lục chiến Thái Lan bay qua Sài Gòn để giải phóng số vàng, mang nó đi. Nhưng chỉ nghĩ thế thôi… Vàng vẫn còn lại ở đó”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Vàng còn ở đó là ở đâu, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn?
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn ở ngân hàng. Còn theo Frank Snepp, “16 tấn vàng nằm trong kho ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc quân của tướng Dũng (tức Đại tướng Văn Tiến Dũng) tràn vào Sài Gòn”.
Cả hai đều không chính xác. Vàng không đóng thùng gì cả và cũng không nằm ở sân bay Tân Sơn Nhất. Vậy nó ở đâu? Những nhân chứng của ngày 30-4 sẽ trả lời câu hỏi này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Ngày 27-1-1976, cựu đại sứ Martin đã giải trình về chuyện 16 tấn vàng trước Quốc hội Mỹ như sau:
“…Những sắp xếp tạm thời đã được thực hiện để chuyển số vàng dự trữ của VNCH sang Ngân hàng Bank of International Settlement (BIS) ở Basel bên Thụy Sĩ nhằm có thể làm thế chấp cho một khoản vay mua đạn dược tại châu Âu. Khi tin này lộ ra thì không có cách nào chở vàng đi bằng đường hàng không thương mại được nữa.
Bởi vậy đã có những sắp xếp tiếp theo để chuyển nó sang tài khoản (của VNCH - NV) tại Ngân hàng Dự trữ liên bang New York (Federal Reserve Bank of New York).
Chẳng may, đang khi có sự chậm trễ về phía Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm nguồn bảo hiểm (cho việc chuyên chở số vàng) thì Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra đi. Ông phó thủ tướng (Nguyễn Văn Hảo) và tổng trưởng tài chính đã không xin được phép của tân tổng thống (Trần Văn Hương) để chuyển số vàng này đi…”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra khỏi VN đã không thành. Chiếc máy bay của không quân Mỹ cất cánh từ Tân Sơn Nhất quay lại căn cứ Clark (Philippines) ngày 27-4 hoàn toàn trống rỗng. Đó cũng là lúc quân giải phóng tiến sát Sài Gòn.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 30-4, những chiếc xe tăng T54 đầu tiên thuộc lữ đoàn 203 của quân giải phóng lao nhanh về hướng cầu Sài Gòn.
Cùng lúc đó, Tổng thống Dương Văn Minh (lên nắm quyền thay ông Trần Văn Hương ngày 28-4), Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng trưởng thông tin Lý Quí Chung cùng những người thuộc “nhóm ông Minh” và lực lượng thứ ba đang có mặt đông đủ tại phủ thủ tướng (số 7 Lê Duẩn hiện nay). Công việc quan trọng nhất của ông Minh và cộng sự lúc này là soạn thảo và thu âm lời tuyên bố về việc ngưng bắn, chờ bàn giao chính quyền cho chính phủ cách mạng.
Sài Gòn 1975_4_30 (161).jpg

Từ trái sang: ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo (đứng phía sau ông Minh) và ông Vũ Văn Mẫu đang nói chuyện với đại diện quân giải phóng trưa 30-4-1975. (Ảnh do gia đình nhà báo Boris Gallash tặng đại tá chính uỷ Bùi Văn Tùng)
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Trong khi Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đang thảo lời tuyên bố nói trên thì có một nhân vật xuất hiện. Đó là tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo là Cựu phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ của chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, nên khi ông Minh lên làm tổng thống, ông Hảo sẽ không còn quyền hành chức trách nữa. Vậy ông đến đây để làm gì? Dân biểu Nguyễn Văn Binh (có mặt tại phủ thủ tướng và dinh Độc Lập ngày 30-4-1975) kể lại với Tuổi Trẻ vào tháng 4-1995:
“… Lúc đó tôi đang trò chuyện với tổng thống Dương Văn Minh. Cuộc trò chuyện phải tạm dừng vì có người cần gặp tôi ngoài cổng. Đó là tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo lúc đó đang phân bua gì đó với tốp lính gác. Thấy tôi bước ra, ông Hảo liền nói:
- Anh Binh, tôi cần gặp đại tướng có chuyện quan trọng, liên quan đến khoản tài sản lớn của quốc gia.
- Tài sản gì?
- Vàng! Tôi đến đây vì chuyện đó…
Tôi đưa ông Hảo vào gặp tổng thống Dương Văn Minh và tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Diệp. Sau đó, ông Hảo và ông Diệp trao đổi khá lâu về chuyện 16 tấn vàng mà ông Hảo biết rất rõ”.
9g30, đoàn xe đưa ông Dương Văn Minh và cộng sự từ phủ thủ tướng về dinh Độc Lập. Ông Nguyễn Văn Hảo cũng đi theo.
Gần hai tiếng đồng hồ sau, xe tăng quân giải phóng tiến vào sân dinh. Ông Minh, ông Huyền, ông Mẫu, ông Binh và hơn 10 người khác (kể cả ông Nguyễn Văn Hảo) bị tạm giữ cho đến chiều 2-5-1975, sau khi đại diện Ủy ban quân quản tuyên bố: “Kể từ giờ phút này, các anh là khách của chúng tôi, các anh sẽ được tự do về nhà sống trong hoà bình”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Nhưng trước khi được trả tự do vào tối 2-5, ông Nguyễn Văn Hảo cứ đi đi lại lại trong phòng, với “tâm sự” về 16 tấn vàng chưa được ai lưu ý. Khi biết ông Minh, ông Huyền, ông Mẫu được mời lên gặp gỡ riêng với tướng Trần Văn Trà, ông Hảo cũng đã đề nghị được làm việc về một chuyện quan trọng. Cuối cùng, ông Hảo đã được mời lên lầu gặp lãnh đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Câu chuyện liên quan đến 16 tấn vàng đã được ông Hảo trình bày chi tiết và đề nghị Ủy ban quân quản tiến hành tiếp quản và kiểm kê ngay
Tiếp quản kho vàng 16 tấn vàng lúc đó nằm ở đâu?
Vẫn nằm ở trụ sở Ngân hàng Quốc gia. Cả hai chi tiết mà Frank Snepp và tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nêu ra trong Cuộc tháo chạy tán loạnHồ sơ mật Dinh Độc Lập đều thiếu chính xác. Không có chuyện 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn (chờ chở đi) và lại càng không có chuyện “số vàng ấy nằm ở sân bay khi quân của tướng Dũng tràn vào Tân Sơn Nhất”.
Nó vẫn nằm nguyên vẹn dưới tầng hầm ở số 17 Bến Chương Dương.
Sài Gòn 1975_4_30 (162).jpg

Hoàng Minh Duyệt - Chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia

Bảng kê thoi vàng đựng trong các tủ sắt

Hầm số 3
Hầm số 6
Tủ số 40: 80 thoi
Tủ số 41: 80 thoi
Tủ số 42: 80 thoi
Tủ số 43: 80 thoi
Tủ số 44: 80 thoi
Tủ số 45: 80 thoi
Tủ số 46: 80 thoi
Tủ số 47: 73 thoi
Tủ số 202: 35 thoi
Tủ số 203: 80 thoi
Tủ số 204: 80 thoi
Tủ số 205: 80 thoi
Tủ số 206: 79 thoi
Tủ số 207: 89 thoi
Tủ số 215: 88 thoi
Tủ số 216: 70 thoi
633 thoi
601 thoi
Tổng cộng: 1.234 thoi vàng
Nguồn: Nha Phát hành, tháng 4-1975
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Khoảng 1980, do thiếu lương thực, Việt Nam đã phải cầm cố 24 tấn vàng (16 tấn + 8 tấn thêm) để mua gạo tấm và hạt bo bo.... cứu đói
Phần lớn số vàng này chưa phải là vàng giao dịch thương mại, nên buộc phải đưa sang Liên Xô (và một phần sang Tiệp Khắc) để tinh chế đúc thành những thỏi vàng theo đúng quy chuẩn giao dịch thế giới.... và một đi không trở lại
Em từng viết một bài trên otofun về vụ này, nên không đề cập tiếp
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_21 (2_12).jpg

21-4-1975 – mặc dù thực tế là các lãnh đạo cấp cao nhất của Thượng viện đã nói rằng việc Tổng thống Thiệu từ chức đã khiến cho viễn cảnh Quốc hội bỏ phiếu bổ sung viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam càng mờ nhạt hơn trước đây, Tướng Frederick Weyand. Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, phát biểu trước Ủy ban Phân bổ ngân sách Hạ viện để yêu cầu chấp thuận yêu cầu của Tổng thống Ford về khoản viện trợ quân sự bổ sung 72 triệu đô la cho VNCH
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_21 (3).jpg

4-1975 – những người tị nạn trong những ngày cuối cùng chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota
Sài Gòn 1975_4_21 (4).jpg

4-1975 – những người tị nạn trong những ngày cuối cùng chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_21 (5).jpg

21-4-1975 – người dân Biên Hoà sơ tán khi lực lượng Bắc Việt Nam tiến quân áp sát Sài Gòn. Ảnh: The Asahi Shimbun
Sài Gòn 1975_4_21 (6).jpg

21-4-1975 – trẻ em bán hàng cho người tị nạn chạy về Sài gòn sau khi phòng tuyến Xuân Lộc – Phan Rang sụp đổ. Ảnh: The Asahi Shimbun
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_21 (7).jpg

21-4-1975 – những đứa trẻ mồ côi ở Biên Hòa đào hầm trú ẩn tại Căn cứ Biên Hòa khi Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn. Ảnh: The Asahi Shimbun

Sài Gòn 1975_4_21 (x6).jpg

Binh sĩ VNCH sơ tán khỏi Xuân Lộc
Sài Gòn 1975_4_21 (7a).jpg

Một xe bọc thép chở quân của Nam Việt Nam chạy ầm ầm qua Xuân Lộc vào ngày 21 tháng 4 năm 1975 sau khi giao tranh khiến thị trấn gần như bị bỏ hoang. Thi thể ở phía trước bên trái là một người lính chính phủ thiệt mạng khi xe tải của anh ta vô tình cán qua một quả mìn do chính lực lượng của anh ta đặt. Ảnh: Matt Franjola/AP
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_22 (1).jpg

22-4-1975 – những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Mỹ và những nhân viên làm việc ở sở Mỹ bao gồm những phụ nữ làm việc trong Chiến dịch Phượng Hoàng được ưu tiên nhặn Visa sớm tại Đại sứ quán Mỹ lại Sài gòn. Ảnh: Jacques Pavlovsky
Sài Gòn 1975_4_22 (2).jpg

21-4-1975 – xếp hàng trước Toà Lãnh sự Mỹ xin Visa trước khi Sài gòn sụp đổ. Ảnh: Hiroji Kubota
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_22 (3).jpg

22-4-1975 – Tổng thống Gerald Ford trao đổi với Chánh Văn phòng Nhà Trắng Donald Rumsfeld và Richard Cheney (Trợ lý của Rumsfeld) về vấn đề Việt Nam. Ảnh: David Hume Kennedy
Sài Gòn 1975_4_22 (4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_22 (5).jpg

22-4-1975 – Tổng thống Gerald Ford thông báo tình hình Đỏng Dương cho các Nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hoà. Cuộc gặp có mặt Bộ trưởng Quốc phóng James Schlesinger và Ngoại trưởng Henry Kissinger
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_23 (2).jpg

23-4-1975 - Tổng thống Gerald Ford tuyên bố tại Đại học Tulane ở New Orleans rằng cuộc chiến tranh Việt Nam "đã kết thúc khi Mỹ có liên quan" "Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc"
Đây là chiếc đinh đóng vào quan tài chế độ VNCH. Theo thoả thuận ngầm Mỹ - Bắc Việt Nam thì ngày chôn chiếc quan tài này sẽ là 28/4/1975 khi người Mỹ rút êm đẹp.... nhưng phải lùi lại hai ngày sau đó vì Đại sứ Martin cù nhầy mưu toan tìm giải pháp chính trị có lợi cho miền Nam Việt Nam
Sài Gòn 1975_4_23 (1).jpg

Báo Mỹ đưa tin khắp thế giới "Cuộc ra đi cuối cùng khỏi Việt Nam"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_23 (3).jpg

23/4/1975 – tại Tân Sơn Nhẩt, một thành viên của Không lực Hoa Kỳ theo dõi những người phụ nữ Nam Việt Nam lấy hành lý của họ sau khi được kiểm tra qua bộ phận hải quan và nhập cư tại đây. Bộ phận hải quan đã được thiết lập trên sân tennis phía sau một nhà hát. Tỷ lệ gần 20 người Việt Nam cho mỗi người Mỹ đang được sơ tán. Cầu hang không đã được chuyển từ Clark đến Căn cứ Không quân Anderson ở Guam vào ngày 23 tháng 4.
Sài Gòn 1975_4_23 (4).jpg

23-4-1975 – binh sĩ VNCH bị thương ở Xuân Lộc phải tìm một chỗ trú trước khi trực thăng giải cứu đến
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,786 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_23 (5).jpg

23-4-1975 – người đàn ông này gánh con cùng gia sản rời làng gần Trảng Bom trên Quốc lộ 22 tây bắc Sài gòn, khi bộ đội Bắc Việt Nam sắp tiến đến vùng này. Ảnh: Kỳ Nhân
Sài Gòn 1975_4_23 (6).jpeg

23-4-1975 – dân chúng chen chúc trên tàu Pioneer Contender để di tản về Vũng Tàu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top