[Funland] Tiền gửi người dân sẽ ra sao khi phá sản ngân hàng?

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,258
Động cơ
563,767 Mã lực
Tiền ăn em cũng đang thiếu nói chi tiền gửi NH, nhưng chắc chắn có nhiều cụ gửi cực nhiều, đặc biệt cụ Isu_zu nhé..
nguồn: “vietnamfinance.vn”
Sao cụ biết hay z :)? e rải vài NH khác nhau, ko dám để hết trứng vào1 rổ :)).
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Nếu nh phá sản, đa số người gửi sẽ bị mất tiền, không nhiều thì ít. Vì nh đó nó đã không còn khả năng cân đối (còn đủ khả năng thì đã không phá sản)
Khi dân bị mất tiền, chắc chắn sẽ có náo loạn gây phản ứng giây truyền, nhà nhà léo nhau đi rút tiền kiểu hiệu ứng đám đông, khiến cả các NH đang khỏe cũng lao đao.
Chính vì vậy chú phỉnh không bao h muốn để NH phá sản, sẽ cố tìm giải pháp cứu . Tuy nhiên khi đã kiệt lực thì phải buông xuôi thôi.
Tùy mức độ quy mô của hiệu ứng đám đông, có thể dẫn tới chú phỉnh cũng sập tiệm !
Không thể buông xuôi được đâu cụ ơi. Gì chứ động đến đồng tiền xương máu của dân thì phải cố mà gồng.
 

laixeboxit

Xe điện
Biển số
OF-157716
Ngày cấp bằng
21/9/12
Số km
3,549
Động cơ
2,364,946 Mã lực
Tầm này mà còn để trong bank thì xác cmn định luôn đê.
 

Nozomi

Xe tăng
Biển số
OF-131897
Ngày cấp bằng
22/2/12
Số km
1,225
Động cơ
379,002 Mã lực
20 tỏi của em đổi 50 củ sao, sao lại củ tỏi thế;))
 

Vic77

Xe hơi
Biển số
OF-464785
Ngày cấp bằng
24/10/16
Số km
132
Động cơ
203,415 Mã lực
Cơ chế TT rồi phải chấm nhận thôi, chẳng có nước nào bảo hiểm vô điều kiện tiền gửi như ở Việt Nam!
Lợi nhuận lớn thì rủi ro cao và ngược lại, ai muốn không mất tiền thì mua trái phiếu chính phủ hay gửi vào ngân hàng quốc doanh hoặc NH có uy tín đi!
 

Vic77

Xe hơi
Biển số
OF-464785
Ngày cấp bằng
24/10/16
Số km
132
Động cơ
203,415 Mã lực
Cơ chế TT rồi phải chấm nhận thôi, chẳng có nước nào bảo hiểm vô điều kiện tiền gửi như ở Việt Nam!
Lợi nhuận lớn thì rủi ro cao và ngược lại, ai muốn không mất tiền thì mua trái phiếu chính phủ hay gửi vào ngân hàng quốc doanh hoặc NH có uy tín đi!
 

cuongscb

Xe điện
Biển số
OF-82047
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
2,055
Động cơ
429,933 Mã lực
Ngân hàng mà phá sản thì mỗi cụ làm cái vé đồng hạng 50 củ rồi về. Chả còn vẹo gì nữa đâu.
 

davidhaii

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296788
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
6,304
Động cơ
354,865 Mã lực
Các cụ cho e hỏi độ tin cậy của NH NCB (tiền thân là Navibank) có cao ko ah vì gấu nhà e gửi ít $ ở đó:D
Cụ cứ gửi mấy bank big four đi cụ, dù sao nhà nước nên cũng an toàn hơn xíu, chơi mấy anh kia dù lãi suất cao hơn nhưng rủi ro hơn, mà nói chung là hên xui cụ ơi :))
 

dqtrung

Xe tải
Biển số
OF-82544
Ngày cấp bằng
11/1/11
Số km
267
Động cơ
415,176 Mã lực
Em gửi TPB (Tiên Phong Bank) có nên run không các cụ nhỉ.
Đc cái bọn này lãi cao.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Cơ chế TT rồi phải chấm nhận thôi, chẳng có nước nào bảo hiểm vô điều kiện tiền gửi như ở Việt Nam!
Lợi nhuận lớn thì rủi ro cao và ngược lại, ai muốn không mất tiền thì mua trái phiếu chính phủ hay gửi vào ngân hàng quốc doanh hoặc NH có uy tín đi!
Cụ tưởng tượng là cụ và em mà mở ngân hàng, dù có tiền tỉ đi nữa, cũng dek có ai cấp phép, không ai gửi tiền. Chỉ đủ sức kinh doanh cầm đồ hoặc tín dụng đen.
Người dân gửi tiền vào ngân hàng vì ngân hàng đó về lí thuyết đã được nhà nước thẩm tra, cấp phép, tức là nhà nước bảo chứng cho ngân hàng đó. Người dân TIN vào nhà nước nên mang tiền gửi ngân hàng. Về lí thuyết, đã được nhà nước cấp phép, cho hoạt động thì NH nào cũng phải đủ năng lực và uy tín. Không thể đổ tại cho dân không biết phân biệt ngân hàng khi gửi tiền. Nhiều khi lĩnh một mớ là mang luôn ra NH gần nhà để gửi.
 

tiennhat1989

Xe tải
Biển số
OF-400377
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
213
Động cơ
232,460 Mã lực
Tuổi
35
Chung quy lại là vẫn mất
 

Vic77

Xe hơi
Biển số
OF-464785
Ngày cấp bằng
24/10/16
Số km
132
Động cơ
203,415 Mã lực
Cụ tưởng tượng là cụ và em mà mở ngân hàng, dù có tiền tỉ đi nữa, cũng dek có ai cấp phép, không ai gửi tiền. Chỉ đủ sức kinh doanh cầm đồ hoặc tín dụng đen.
Người dân gửi tiền vào ngân hàng vì ngân hàng đó về lí thuyết đã được nhà nước thẩm tra, cấp phép, tức là nhà nước bảo chứng cho ngân hàng đó. Người dân TIN vào nhà nước nên mang tiền gửi ngân hàng. Về lí thuyết, đã được nhà nước cấp phép, cho hoạt động thì NH nào cũng phải đủ năng lực và uy tín. Không thể đổ tại cho dân không biết phân biệt ngân hàng khi gửi tiền. Nhiều khi lĩnh một mớ là mang luôn ra NH gần nhà để gửi.
Nhà nước chỉ cấp phép hoạt động chứ không đảm bảo hoạt động an toàn, vì hoạt động còn rất nhiều lý do cụ ah!
Một người đã có tiền để gửi ngân hàng ở Việt Nam! Thì không thể nói không biết ngân hàng nào là ngân hàng quốc doanh và nh nào là ngân hàng ngoài quốc doanh. Ngoài ra nhìn vào lãi suất là biết vì thường là ngân hàng ngoài quốc doanh họ huy động với lãi xuất cao hơn.
Ngoài ra, nếu mà NH cứ phá sản là nhà nước cứu thì sẽ có rất nhiều ông lớn lợi dụng thành lập NH rồi chuyển toàn bộ tiền sang lĩnh vực khác rồi báo cáo lỗ hết vốn nhà nước vào cứu nhưng tiền thực tế của dân đã bị lợi dụng!
Bỏ việc bảo lãnh vô điều kiện này sẽ làm cho dân gửi tiền thông thái, cẩn thận, thận trọng, tìm hiểu trước khi giao tiền của mình cho NH giữ!
 

Ferrari horse

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91370
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
2,939
Động cơ
423,580 Mã lực
Nơi ở
Nhà thi đấu
Cụ tưởng tượng là cụ và em mà mở ngân hàng, dù có tiền tỉ đi nữa, cũng dek có ai cấp phép, không ai gửi tiền. Chỉ đủ sức kinh doanh cầm đồ hoặc tín dụng đen.
Người dân gửi tiền vào ngân hàng vì ngân hàng đó về lí thuyết đã được nhà nước thẩm tra, cấp phép, tức là nhà nước bảo chứng cho ngân hàng đó. Người dân TIN vào nhà nước nên mang tiền gửi ngân hàng. Về lí thuyết, đã được nhà nước cấp phép, cho hoạt động thì NH nào cũng phải đủ năng lực và uy tín. Không thể đổ tại cho dân không biết phân biệt ngân hàng khi gửi tiền. Nhiều khi lĩnh một mớ là mang luôn ra NH gần nhà để gửi.
Nhà cháu thì nghĩ chi thí điểm phá sản Nh chỉ là rung chuông dọa khỉ nhằm mục đích khác mà thôi. Việc các NH có thể sập tiệm mà không được chú phỉnh bảo lãnh sẽ làm tăng nguy cơ tiền gửi. Lúc này người gửi sẽ phải tìm 1 kênh đầu tư an toàn hơn để trú ẩn. 1 là ngoại tệ, 2 là vàng (2 kênh này về mặt lý thuyết thì không sinh lời), 3 là mua trái phiếu chính phủ. Với các chế độ khác thì chính phủ có thể phá sản vì chính phủ không có quyền in tiền, việc in tiền do NHTW phụ trách, NHTW độc lập với chính phủ nên chính phủ chỉ có thể đi vay mà không thể in để trả nợ. Với chú phỉnh VN thì NHTW phụ thuộc chính phủ, phụ thuộc nghị quyết của đoảng nên sẽ không bao giờ bị phá sản vì tiền có thể in thêm tùy thuộc nhu cầu. Do đó, kênh đầu tư vào trái phiếu chính phủ có thể nói là kênh đầu tư khá an toàn mà lại sinh lời cao nhất.
 

Ferrari horse

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91370
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
2,939
Động cơ
423,580 Mã lực
Nơi ở
Nhà thi đấu
Nhà nước chỉ cấp phép hoạt động chứ không đảm bảo hoạt động an toàn, vì hoạt động còn rất nhiều lý do cụ ah!
Một người đã có tiền để gửi ngân hàng ở Việt Nam! Thì không thể nói không biết ngân hàng nào là ngân hàng quốc doanh và nh nào là ngân hàng ngoài quốc doanh. Ngoài ra nhìn vào lãi suất là biết vì thường là ngân hàng ngoài quốc doanh họ huy động với lãi xuất cao hơn.
Ngoài ra, nếu mà NH cứ phá sản là nhà nước cứu thì sẽ có rất nhiều ông lớn lợi dụng thành lập NH rồi chuyển toàn bộ tiền sang lĩnh vực khác rồi báo cáo lỗ hết vốn nhà nước vào cứu nhưng tiền thực tế của dân đã bị lợi dụng!
Bỏ việc bảo lãnh vô điều kiện này sẽ làm cho dân gửi tiền thông thái, cẩn thận, thận trọng, tìm hiểu trước khi giao tiền của mình cho NH giữ!
Cụ không biết thì đừng phát biểu! NHTM hoạt động dưới sự giám sát của NHNN nên mọi sai phạm đều sẽ bị phát hiện và điều chỉnh ngay khi nó đi chệch hướng. vấn đề là ở VN NHTM và NHNN đang bị chi phối bởi các nhóm lợi ích nên việc kiểm soát bị vô hiệu hóa.
 

Khất Thực

Xe container
Biển số
OF-51344
Ngày cấp bằng
21/11/09
Số km
8,402
Động cơ
-98,554 Mã lực
Nơi ở
Cái Bang
"Cho phép" các ngân hàng phá sản là điều tốt, giúp hệ thống tiền tệ vận hành lành mạnh hơn. Nếu không cho phá sản, ông nào xin thành lập được ngân hàng rồi thì cứ việc huy động và cho vay bừa bãi không kể hậu quả. Kết quả là như hiện nay, nợ xấu vẫn nằm đấy, chưa giải quyết được. Nếu dùng ngân sách trả thì tòan dân trả nợ cho mấy ông giàu.

Nếu ngân hàng phá sản thì người dân nào gửi tiền ở ngân hàng phá sản chịu thiệt; nếu không cho phá sản thì toàn dân (ngân sách) sẽ phải chịu thiệt. Các cụ chọn giải pháp nào?

Vấn đề chỉ là nhà nước thực hiện chế độ BHTG thế nào để người gửi giải thiểu thiệt hại, người gửi tiền cần chọn ngân hàng dựa trên uy tín chứ không chỉ lãi suất.
Cứ ngân hàng quốc doanh mà chiến cụ nhỉ?
 

Khất Thực

Xe container
Biển số
OF-51344
Ngày cấp bằng
21/11/09
Số km
8,402
Động cơ
-98,554 Mã lực
Nơi ở
Cái Bang
Cơ chế TT rồi phải chấm nhận thôi, chẳng có nước nào bảo hiểm vô điều kiện tiền gửi như ở Việt Nam!
Lợi nhuận lớn thì rủi ro cao và ngược lại, ai muốn không mất tiền thì mua trái phiếu chính phủ hay gửi vào ngân hàng quốc doanh hoặc NH có uy tín đi!
Thuận mua vừa bán phỏng cụ?
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,377
Động cơ
481,308 Mã lực
Nhà nước chỉ cấp phép hoạt động chứ không đảm bảo hoạt động an toàn, vì hoạt động còn rất nhiều lý do cụ ah!
Một người đã có tiền để gửi ngân hàng ở Việt Nam! Thì không thể nói không biết ngân hàng nào là ngân hàng quốc doanh và nh nào là ngân hàng ngoài quốc doanh. Ngoài ra nhìn vào lãi suất là biết vì thường là ngân hàng ngoài quốc doanh họ huy động với lãi xuất cao hơn.
Ngoài ra, nếu mà NH cứ phá sản là nhà nước cứu thì sẽ có rất nhiều ông lớn lợi dụng thành lập NH rồi chuyển toàn bộ tiền sang lĩnh vực khác rồi báo cáo lỗ hết vốn nhà nước vào cứu nhưng tiền thực tế của dân đã bị lợi dụng!
Bỏ việc bảo lãnh vô điều kiện này sẽ làm cho dân gửi tiền thông thái, cẩn thận, thận trọng, tìm hiểu trước khi giao tiền của mình cho NH giữ!
Em đồng ý là các NHTM thì phai tự bơi và chết khi cần thiết. Nhưng thực tế VN ko phải như vậy. NH lập ra (dù ở hình thức nào) thì NN vẫn nhúng tay vào và do các đại gia tay to nắm để thực hiện một số phi vụ nào đó. Nếu minh bạch thì sẽ có các tổ chức đánh giá bỏ phiếu A+, A++ như chúng ta vẫn thấy trên TV. Khi đó dân sẽ tùy theo tình hình mà theo hay ko theo. Ở nhà mình làm gì có ai đánh giá cái đó và nếu có cũng chẳng ai tin vì đa phần sẽ là tốt (vì NN cũng sợ nếu xấu thì sập dây chuyền).
Còn bảo dân phải thông thái .... chẳng khác gì bảo dân phải là nhà tiêu dùng thông minh, ra chợ phải phân biệt đâu là bẩn, sạch, thật giả. Cái đó chỉ là ngụy biện. Người dân ko thể có thông tin đầy đủ và nghiệp vụ cần thiết để biết đâu là tốt xấu. Họ phải nghe tuyền truyền của NN hoặc của các tổ chức đánh giá có uy tín, chất lượng ....
Chưa kể: Nếu cụ có 4-5 tỷ trong tay mà ko biết đầu tư để sinh lời (kiểu buôn bán, mua BĐS, đầu tư ...) thì chỉ có mỗi cách là gửi TK ở NH và đương nhiên chọn chỗ nào cao nhất mà gửi, nhất là các cụ hưu (trừ mấy ông đang bị mua 0 đồng hay đang điều tra). Mà gửi (dù biết) cũng ko thể chia ra các số TK 50tr/sổ để đề phòng phá sản thì được đền bù 100% được hoặc đi mua Obama, hay thỏi Au về cất trong két được. Rất nhiều lý do.
Do vậy theo em việc cho phá sản NH mới chỉ là tín hiệu. Để thành hiện thực thì công cuộc đả hổ diệt ruồi phải lôi được hết các anh đang trốn trong đống rơm ra đã. Chứ với tình trạng bùng nhùng hiện nay áp dụng cái đó không khác gì kích bom nổ
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Bỏ việc bảo lãnh vô điều kiện này sẽ làm cho dân gửi tiền thông thái, cẩn thận, thận trọng, tìm hiểu trước khi giao tiền của mình cho NH giữ!
Ok. Ngay lúc này em đang có 100 triệu định gửi ngân hàng. Cụ thông thái bảo em nên gửi Acb? Nam Á? Đông Á? Hàng hải? Thông thái kiểu gì được ạ?
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,377
Động cơ
481,308 Mã lực
Mời các cụ đọc bải này, em tìm trên Guc và copy về cho khỏi mất link

Hành trình 2 năm tái cơ cấu 9 ngân hàng yếu kém
8 đơn vị trong số này lần lượt được sắp xếp lại và tự tìm cho mình hướng đi mới. Nhưng chặng đường tái cơ cấu cả hệ thống còn gian nan.

Tháng 10/2011, Trung ương Đảng quyết định tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có điểm ngắm là hệ thống ngân hàng. 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu được xác định và khoanh vùng gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, GP Bank, Navibank, TrustBank và Western Bank.

Năm 2012, 5 ngân hàng trong diện này gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank và Tienphongbank cơ bản đã triển khai xong phương án tái cơ cấu. Trong đó, 3 nhà băng gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa được chấp thuận hợp nhất với nhau thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-SCB với quy mô tổng tài sản hơn 150.000 tỷ đồng. Đây là trường hợp đầu tiên được hợp nhất tự nguyện kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố chủ trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng vào tháng 10/2011. Năm 2012, SCB lãi trước thuế 77 tỷ đồng. Hiện nay, nhà băng này đang dần hoạt động ổn định.

Với trường hợp Tienphongbank, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án tự cơ cấu, chủ yếu là sắp xếp lại nhân sự, kế hoạch và định hướng chiến lược kinh doanh. Với cổ đông chiến lược là Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, TienPhong Bank đã tận dụng thế mạnh của cổ đông này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh vàng. Ảnh: Anh Quân

Ngày 28/8/2012, thương hiệu Habubank chính thức biến mất trên thị trường, ngân hàng cổ phần đầu tiên của Hà Nội sáp nhập SHB của bầu Hiển. Một trong những điểm được chú ý nhất ở “cuộc hôn nhân” này là nợ xấu của Habubank. Tỷ lệ nợ quá hạn của SHB sau khi sáp nhập với Habubank là 21,32%. Đến 30/6/2013, tổng tài sản của SHB đạt 104.524 tỷ đồng; giúp SHB rút ngắn được thời gian phát triển kinh doanh để đạt mục tiêu trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn, nhưng vấn đề nợ xấu vẫn chưa có nhiều cải thiện. Lãnh đạo SHB tin tưởng và khẳng định rằng nợ xấu của nhà băng này sẽ giảm xuống thấp hơn 5% trên tổng dư nợ đến cuối năm 2013 như kế hoạch đã đề ra. Ảnh: Anh Quân

Trong 8 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục trình Thủ tướng cho ý kiến và phê duyệt thêm phương án cơ cấu của 3 ngân hàng yếu kém khác gồm Navibank, TrustBank và Western Bank. Trong đó, Ngân hàng Western Bank được hợp nhất với PVFC thành Ngân hàng Đại Chúng PVcomBank vào những ngày cuối tháng 9, đưa quy mô tài sản nhà băng mới lên trên 100.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng được duy trì trong 2 năm 2013 và 2014. Dự kiến, sau đó trong 2015, ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn lên 12.000 tỷ đồng. Ảnh: Anh Quân

Với Navibank, Ngân hàng Nhà nước cho phép nhà băng này tự tái cấu trúc bằng chính nguồn lực của mình mà không cần phải sáp nhập với ngân hàng nào khác. Đến cuối tháng 6, ngân hàng này tăng trưởng tín dụng trở lại với tốc độ 8,6%, tuy nhiên nợ xấu chưa sự cải thiện mà tiếp tục chiều hướng xấu đi, chiếm 6,1% tổng dư nợ. Lợi nhuận đang sụt giảm mạnh, quý II/2013 phát sinh khoản lỗ hơn 11 tỷ đồng và kéo lợi nhuận 6 tháng đầu năm chỉ bằng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Nhà băng cuối cùng trong nhóm 9 ngân hàng yếu kém cần xử lý là GPBank. Hiện ngân hàng này đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về phương án tự củng cố, chấn chỉnh trên cơ sở có sự tham gia vốn của tổ chức nước ngoài. Theo nhiều nguồn tin, khả năng nhà băng này sẽ bán cổ phần cho Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore.

Riêng với TrustBank cũng được Thống đốc chấp thuận phương án sử dụng nguồn lực từ Tập đoàn Thiên Thanh để tái cơ cấu, mà không sử dụng vốn ngân sách. Đến ngày 24/5, TrustBank cũng chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam.

Bên cạnh việc tập trung xử lý 9 ngân hàng yếu kém đã được xác định từ đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục đánh giá và xác định thêm một số tổ chức tín dụng yếu kém khác và yêu cầu các đơn vị này xây dựng phương án cơ cấu lại trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để đảm bảo xử lý dứt điểm các nhà băng yếu kém trong năm 2013.

Bài viết từ năm 2013. Khi đó ko có NH Ocean Bank. Thế mà nay NN mua lại 0 đ, còn GP Bank, hay NH XD đều bị mua lại 0 đ cũng là có tên trong danh sách. Rồi Phương Nam nay cũng thành SacomBank ....
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Mời các cụ đọc bải này, em tìm trên Guc và copy về cho khỏi mất link

Hành trình 2 năm tái cơ cấu 9 ngân hàng yếu kém
8 đơn vị trong số này lần lượt được sắp xếp lại và tự tìm cho mình hướng đi mới. Nhưng chặng đường tái cơ cấu cả hệ thống còn gian nan.

Tháng 10/2011, Trung ương **** quyết định tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có điểm ngắm là hệ thống ngân hàng. 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu được xác định và khoanh vùng gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, GP Bank, Navibank, TrustBank và Western Bank.

Năm 2012, 5 ngân hàng trong diện này gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank và Tienphongbank cơ bản đã triển khai xong phương án tái cơ cấu. Trong đó, 3 nhà băng gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa được chấp thuận hợp nhất với nhau thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-SCB với quy mô tổng tài sản hơn 150.000 tỷ đồng. Đây là trường hợp đầu tiên được hợp nhất tự nguyện kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố chủ trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng vào tháng 10/2011. Năm 2012, SCB lãi trước thuế 77 tỷ đồng. Hiện nay, nhà băng này đang dần hoạt động ổn định.

Với trường hợp Tienphongbank, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án tự cơ cấu, chủ yếu là sắp xếp lại nhân sự, kế hoạch và định hướng chiến lược kinh doanh. Với cổ đông chiến lược là Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, TienPhong Bank đã tận dụng thế mạnh của cổ đông này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh vàng. Ảnh: Anh Quân

Ngày 28/8/2012, thương hiệu Habubank chính thức biến mất trên thị trường, ngân hàng cổ phần đầu tiên của Hà Nội sáp nhập SHB của bầu Hiển. Một trong những điểm được chú ý nhất ở “cuộc hôn nhân” này là nợ xấu của Habubank. Tỷ lệ nợ quá hạn của SHB sau khi sáp nhập với Habubank là 21,32%. Đến 30/6/2013, tổng tài sản của SHB đạt 104.524 tỷ đồng; giúp SHB rút ngắn được thời gian phát triển kinh doanh để đạt mục tiêu trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn, nhưng vấn đề nợ xấu vẫn chưa có nhiều cải thiện. Lãnh đạo SHB tin tưởng và khẳng định rằng nợ xấu của nhà băng này sẽ giảm xuống thấp hơn 5% trên tổng dư nợ đến cuối năm 2013 như kế hoạch đã đề ra. Ảnh: Anh Quân

Trong 8 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục trình Thủ tướng cho ý kiến và phê duyệt thêm phương án cơ cấu của 3 ngân hàng yếu kém khác gồm Navibank, TrustBank và Western Bank. Trong đó, Ngân hàng Western Bank được hợp nhất với PVFC thành Ngân hàng Đại Chúng PVcomBank vào những ngày cuối tháng 9, đưa quy mô tài sản nhà băng mới lên trên 100.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng được duy trì trong 2 năm 2013 và 2014. Dự kiến, sau đó trong 2015, ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn lên 12.000 tỷ đồng. Ảnh: Anh Quân

Với Navibank, Ngân hàng Nhà nước cho phép nhà băng này tự tái cấu trúc bằng chính nguồn lực của mình mà không cần phải sáp nhập với ngân hàng nào khác. Đến cuối tháng 6, ngân hàng này tăng trưởng tín dụng trở lại với tốc độ 8,6%, tuy nhiên nợ xấu chưa sự cải thiện mà tiếp tục chiều hướng xấu đi, chiếm 6,1% tổng dư nợ. Lợi nhuận đang sụt giảm mạnh, quý II/2013 phát sinh khoản lỗ hơn 11 tỷ đồng và kéo lợi nhuận 6 tháng đầu năm chỉ bằng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Nhà băng cuối cùng trong nhóm 9 ngân hàng yếu kém cần xử lý là GPBank. Hiện ngân hàng này đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về phương án tự củng cố, chấn chỉnh trên cơ sở có sự tham gia vốn của tổ chức nước ngoài. Theo nhiều nguồn tin, khả năng nhà băng này sẽ bán cổ phần cho Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore.

Riêng với TrustBank cũng được Thống đốc chấp thuận phương án sử dụng nguồn lực từ Tập đoàn Thiên Thanh để tái cơ cấu, mà không sử dụng vốn ngân sách. Đến ngày 24/5, TrustBank cũng chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam.

Bên cạnh việc tập trung xử lý 9 ngân hàng yếu kém đã được xác định từ đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục đánh giá và xác định thêm một số tổ chức tín dụng yếu kém khác và yêu cầu các đơn vị này xây dựng phương án cơ cấu lại trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để đảm bảo xử lý dứt điểm các nhà băng yếu kém trong năm 2013.

Bài viết từ năm 2013. Khi đó ko có NH Ocean Bank. Thế mà nay NN mua lại 0 đ, còn GP Bank, hay NH XD đều bị mua lại 0 đ cũng là có tên trong danh sách. Rồi Phương Nam nay cũng thành SacomBank ....
Những biện pháp này đang áp dụng nhưng có vẻ không khả quan nên mới tung tin là sẽ cho thí điểm phá sản ngân hàng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top