Cụ nào nói NH chủ động liên lạc là ko đúng đâu nhé. Tùy loại tiền gửi, và nếu NH gọi điện ko được gửi mail ko được thì cứ tự động tái tục theo thời hạn sổ với mức lãi ko ưu đãi, chứ ko có chuyện NH tìm cách liên lạc bằng được đâu ạ.
Nhiều năm sau mà ko có ai nhận là khoản tiền được đưa vào ts thặng dư của NH đấy ạ. Tất nhiên nếu sau đó người nhà phát hiện ra đi đòi thì NH sẽ trả thôi. Nhưng nếu người nhà ko biết là sẽ bị ỉm đi đó ạ.
Vụ này hơi bất cập, lẽ ra NN phải có chế tài bảo vệ người dân trong TH này.
Tuy nhiên khi chưa có chế tài thì các cụ nên tự bảo vệ mình. Người nhà mất cứ mang giấy chứng tử và hộ khẩu đi 1 vòng hỏi hết các NH. Rồi về làm thủ tục ủy quyền + thừa kế như có cụ đã tư vấn.
Bản thân chúng ta thì có thể làm cái mail đi chúc của gmail, viết sẵn nội dung dặn dò tiền nong password các kiểu và đề sẵn người gửi, 6 tháng liền mail ko hoạt động là gmail sẽ tự động gửi đến cho người đó
Bạn nói đúng là ngân hàng sẽ tự động tái tục với lãi suất hiện hành. Ưu đãi hay ko thì nó do chính sách lúc đó của bank và do nhu cầu huy động vốn của bank lúc đó.
Ngân hàng tìm cách liên lạc thì có 1 số ngân hàng thương mại cổ phần khi sổ hết hạn h có nhân viên gọi điện nhắc để ra gửi lại, nhưng nó cũng liên quan đến chỉ tiêu huy động tiết kiệm, và cũng chỉ gọi cho chủ sổ thôi,chứ ko ai đi gọi cho người nhà. Đa phần là ko và đấy cũng ko phải nhiệm vụ của ngân hàng. Nhiệm vụ của ngân hàng là giữ tiền và trả lãi + gốc và làm ăn có lãi để ko thâm hụt. Nhiệm vụ của khách hàng là đến lấy tiền, cung cấp đủ thông tin, theo thoả thuận khi gửi tiền.
Chứ như bạn nói NN phải có chế tài bảo vệ người dân, thì bv bằng cách nào ạ? Giờ ra gửi tiền chưa và cũng ko có mục khi cần báo tin cho ai ở đâu, hay có mục nộp giấy khai sinh sổ hộ khẩu giấy ĐKKH hay di chúc, và nếu bank yêu cầu thì thể nào 99.9% các bác ở đây sẽ chửi bank là ngu rồi abc.
Chứ h mà sổ nào đến hạn cũng gọi thêm cả số người nhà thì chắc nhân viên ngân hàng phải tăng thêm 20% nữa. Mà nhỡ gọi cho chủ tk lúc ông ý đang đi máy bay, nó báo ko liên lạc được lại gọi sang số người thân te te nói là chủ tk đang có 2 tỉ gửi tk đến hạn, nhỡ ra có khi nhân viên ngân hàng ăn ko trượt phát nào.
Vì ngân hàng ko có trách nhiệm và nghiệp vụ để biết 1 khoản gửi tiết kiệm khi tự động tái tục sau 1 năm hay 3 năm là do khách muốn vậy, khách bận hay khách đã qua đời (nói về rủi ro qua đời thì thậm chí vừa gửi xong cũng có thể đột tử hay qua đời được, chứ ko cần chờ đến 1. 2 năm để check). Chỉ sau 1 thời gian rất lâu thì ngân hàng mới gọi điện (chắc phải sau 5 năm, vì h các bank thậm chí còn có cả kì hạn tiền gửi 5 năm - 7 năm cơ mà). Và nếu lúc đó số đt của khách gửi ko liên lạc được thì cũng chịu thôi.
Bank ở VN còn gọi điện, bank ở nước ngoài ko có đâu nhé, Người nhà mang giấy tờ cần thiết ra thì nó làm việc, chứ ko có chuyện ra bank hỏi về thôgn tin từng người đâu.
Cái cơ chế bảo vệ mình như bạn nói thì nó ko chính xác lắm, chính xác nhất phải là, ai cũng nên ghi ra đâu đó, di chúc, sổ tay, sổ trong hộp giấy tờ cá nhân. Kể cả quan hệ gia đình xấu đến mức nào cũng vẫn có thể có 1 hộp hay 1 nơi để giấy tờ cá nhân cơ mà.
Gồm giấy chứng nhận sở hữu tài sản, sổ đỏ hoặc giấy tờ mua đất, hđ bảo hiểm nếu có, sổ tk, giấy vay nợ, giấy cho vay, giấy mở tk ở ct ck, abc. - Bản chính, bản chụp, bản copy đề phòng trường hợp xấu,hay thậm chí cháy nhà, động đất, nhà sập (vừa ở Lào Cai có đó) chứ chưa cần phải mình mất đi thì vẫn còn thông tin để mình và gia đình còn trace được. Và luôn luôn nên có 1 bản chụp và up online để mình có thể lưu trữ được.
Chứ mang giấy chứng tử và di chúc ra chạy quanh 40 cái ngân hang ở VN, đi được 39 ngân hàng mỏi chân quá bỏ cuộc, nhỡ lại có 5 tỉ ở bank cuối cùng. Hoặc ổng lại ko gửi bank mà mua trái phiếu với chứng khoán, mà số công ty CK chắc tầm h cũng thêm 50 nữa
.