[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Nguồn Phương Tây vô tình tiết lộ lỗ hổng tuyên bố của Ukraine về việc sử dụng tên lửa Neptune

Ukraine ko có tên lửa Neptune cho tới trước tháng 4 năm 2022, tình trạng sẵn sàng chiến đấu của Neptune, cho tới năm 2025 mới đạt được

Vào tháng 4, quân đội Ukraine dự kiến sẽ trang bị cho sư đoàn tên lửa hành trình R-360 “Neptune” hoạt động đầy đủ đầu tiên. Bộ trang phục đầu tiên này sẽ sử dụng 72 tên lửa hành trình bay tầm thấp, cận âm, đối đất. Theo các bản tin, các lực lượng vũ trang Ukraine có hợp đồng với Cục thiết kế Luch - nhà sản xuất tên lửa Neptune của Ukraine - để triển khai ba sư đoàn tên lửa hành trình sẵn sàng chiến đấu vào năm 2025 . Các quan chức quốc phòng Ukraine cho biết, mục tiêu cuối cùng là 5 sư đoàn.

In April, the Ukrainian military is slated to field its first fully operational division of R-360 “Neptune” cruise missiles. This debut outfit will wield 72 of the ground-based, subsonic, low-flying cruise missiles. According to news reports, the Ukrainian armed forces have a contract with the Luch Design Bureau — the Neptune missile’s Ukrainian manufacturer — to field three combat-ready cruise missile divisions by 2025. The ultimate goal is five divisions, Ukrainian defense officials have said.


Theo nguồn tình báo quân sự Nga, Neptune chưa sản xuất 1 đơn vị nào cho tới giữa năm 2022, tất cả vẫn nằm trong thử nghiệm

Earlier it was reported that the coastal forces of the Ukrainian Navy need three divisions of the RK-360MTS complexes. The order for the production of the second set has not yet been received. Probably, it will be placed only after the completion of work on the first, i.e. by mid-2022 It is difficult to predict the timing of such a contract. The same applies to the hypothetical third divisional kit, work on which will begin only in the distant future - if, of course, it is ordered.


update

Nguồn chính thức của BQP Ukraine tuyên bố (trước chiến tranh):

Tên lửa Neptune đầu tiên sẽ được chuyển giao vào tháng 4-2022


https://mil.in.ua/en/news/the-first-battalion-of-neptune-coastal-missile-system-will-be-delivered-by-april-2022-neizhpapa/

Vậy câu hỏi đặt ra, là tên lửa nào để Ukraine triển khai tấn công ?

1650367793778.png


Cập nhập trong cuộc chiến từ tháng 3, theo nguồn phương tây, chưa có báo cáo nào Ukraine triển khai Neptune

The Ukrainians planned to have the system in Odessa’s hands by April. April is approaching and there are no reports yet of its deployment on the Black Sea coast.

 
Chỉnh sửa cuối:

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mỹ đang cạn dần tên lửa chống tăng Javelin gửi cho Ukraine


Bắn hết gần 5000 javelin mà ko tiêu diệt được 5000 tank Nga thì quá tệ
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Máy bay chở vũ khí viện trợ của phương Tây bị bắn rơi ở Ukraine

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Tình báo Mỹ đã thu thập về MiG như thế nào?
Văn Chương | 17/04/2022 10:53 PM

0


Những tập hồ sơ sẽ phải dày đến hàng ngàn trang khi mà Mỹ rất muốn biết về chiến đấu cơ MiG của Nga càng nhiều càng tốt. Nó được cho là rất quan trọng để giúp cứu nhiều sinh mạng và có được chiến thắng áp đảo trên chiến trường.


Không lực Mỹ, CIA và các cơ quan khác đã thu thập và phân tích tình báo về nơi chúng được chế tạo ra, có bao nhiêu chiếc MiG đã ra lò, quá trình sản xuất, những đặc điểm kỹ thuật, triển khai, tác chiến, doanh số bán hoặc công tác vận chuyển chúng đến từng quốc gia.
Người Mỹ khao khát nghiên cứu MIG
Năm 1948, Chiến tranh Lạnh đã được hâm nóng khi Liên Xô bắt đầu phong tỏa Tây Berlin. Việc Liên Xô cung cấp các tiêm kích MiG cho các lực lượng Đông Âu càng làm gia tăng mối đe dọa mà chúng gây ra đối với các lực lượng không quân Mỹ và đồng minh.
Sau đó, Chiến tranh Lạnh tăng nhiệt ở Hàn Quốc khi những chiếc tiêm kích MiG-15 do phi công Liên Xô lái đến Trung Quốc để đối đầu với các chiến cơ F-86 Sabre của không lực Mỹ. Tháng 8 năm 1950, máy bay trinh sát RB-29 đã phát hiện 122 tiêm kích MiG trên bầu trời vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Theo một cựu quan chức CIA thì Mỹ có nhiều "tình báo liên lạc" về hoạt động MiG ở Hàn Quốc – mặc dù việc chuyển đổi tần số liên lạc từ HF sang VHF (giai đoạn 1951-1952) đã khiến các viên chức của Nhóm an ninh không quân Mỹ hết sức chật vật nhằm thiết lập khả năng đánh chặn. Thông tin tình báo này có được nhờ các hoạt động đánh chặn vô tuyến trong chiến đấu, trong đó người Nga dùng tiếng mẹ đẻ của họ làm phơi bày quốc tịch của các phi công.
Người Mỹ cũng nuôi tham vọng tự có riêng một chiếc MiG. Đầu năm 1951, chỉ huy các lực lượng không quân đồng minh ở Hàn Quốc muốn có một chiếc MiG-15 hoàn chỉnh, và lực lượng Mỹ đã may mắn có được một chiếc như thế trên chiến trường. Năm 1953, một phi công CHDCND Triều Tiên đã lái một chiếc MiG-15 bay thẳng đến Hàn Quốc.
Việc kiểm tra khí động học của chiếc MiG-15 đã hé lộ sức mạnh thiết kế của nó, tuy nhiên công nghệ động cơ và điện tử của nó lại thua xa so với Hoa Kỳ. Các điệp viên Mỹ cũng theo dõi tiêm kích MiG ở Liên Xô và Đông Âu. Những chiếc camera chất lượng cao được gắn trên mái tòa đại sứ quán Mỹ ở Moscow đã chụp ảnh MiG khi chúng bay trên khu vực gần điện Kremlin trong những cuộc triển lãm hàng không.
Bắt đầu từ tháng 7 năm 1956, Mỹ dùng máy bay trinh sát U-2 để chụp ảnh các sân bay và nhà máy, và các tiêm kích MiG đã đánh chặn U-2 trong vô vọng. Tháng 10 năm 1957, phi công Hervey S. Stockman đã trở về căn cứ với những bức ảnh độ nét cao về các căn cứ MiG trên bán đảo Kola cũng như tiêm kích MiG-19 bay bên dưới máy bay. Những bức ảnh này đã lột tả sự chân thực của tiêm kích MiG trái ngược hoàn toàn với những bức ảnh do Liên Xô công bố.
Tình báo Mỹ đã thu thập về MiG như thế nào? - Ảnh 1.

Vệ tinh trinh sát hình ảnh KH-9 Hexagon được Mỹ chế tạo, có thể chụp ảnh trên một lãnh thổ rộng lớn với độ phân giải cực cao. Ảnh nguồn: Air Force Museum.
Các điệp viên Mỹ cũng thu thập tình báo con người. Năm 1952, nguồn tin CIA báo cáo về những đặc điểm kỹ thuật được nhìn thấy ở các tiêm kích MiG-15 tại CHDC Đức (cũ). Tháng 4 năm 1957, CIA cho công bố một báo cáo là sản phẩm phối hợp chung giữa Không lực Mỹ - CIA chuyên tập trung vào những chi tiết kỹ thuật đối với những chiếc tiêm kích MiG-15 và MiG-17 thuộc Không lực Hungary.
Trong số các chi tiết có thông tin về trọng lượng tịnh, thân máy bay, cấu trúc cánh, động cơ đẩy, thiết bị điện tử, radar cảnh báo ở đuôi, cùng vũ khí trang bị cho tiêm kích MiG-17. Một sản phẩm của nhiều công sức nỗ lực thu thập đã dẫn đến một báo cáo của CIA vào tháng 4 năm 1954 liên quan đến quá trình chế tạo MiG-15 tại chuỗi nhà máy ở Kuybyshev và Novosibirsk trong giai đoạn 1950 đến 1952.
Máy bay trinh sát U-2 tiếp tục chụp hình ảnh về tiêm kích MiG trên khắp thế giới trong suốt thập niên 1960, từ loại tiêm kích MiG-21 tại sân bay Santa Clara ở Cuba vào ngày 5 tháng 9 năm 1962, cho đến một cuộc xuất kích vào năm 1964 đã hé lộ ra 34 chiếc tiêm kích MiG-15 và MiG-17 tại một sân bay mới xây dựng khi đó ở Phúc Yên (miền Bắc Việt Nam).
Đến tháng 11 năm 1965, Mỹ đã có được Sách hướng dẫn các kỹ thuật phi công và mục đích sử dụng quân sự của MiG 21F-13 của Liên Xô, sách này bao gồm 265 trang gồm các chương nói về tìm kiếm và đánh chặn, cũng như hoạt động không chiến giữa tiêm kích MiG-21 và chiến cơ đối phương, bao gồm phạm vi (từ 3 đến 6 dặm) cho đến đạt xác suất tầm sát bằng cách dùng tên lửa R-3S của máy bay.
Đến năm 1966, Mỹ có nhiều hơn sách hướng dẫn khi một phi công của Không lực Iraq lái chiếc tiêm kích MiG-21 bay đến Israel. Sau khi được bí mật kiểm tra ở Israel, chiếc máy bay được chuyển đến Groom Lake (Nevada, Mỹ) nơi các chuyên gia Mỹ đã lái nó để xác định một số giới hạn đáng kể về khí động học.
Những năm sau đó, Trung tâm giải mã hình ảnh quốc gia (NPIC) của CIA đã khai thác hình ảnh tiêm kích MiG do các cảm biến trên không cung cấp. Tháng 2 năm 1966, một lần nữa NPIC đã tung báo cáo về tình hình Phúc Yên (Việt Nam) hé lộ rằng vào ngày 23 tháng 12 năm 1965, 7 chiếc tiêm kích MiG-21 và 4 chiếc máy bay phủ bạt được chụp ảnh trên sân bay.
NPIC khi ấy cũng chụp ảnh tiêm kích MiG bay qua lại giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Báo cáo tháng 12 năm 1966 của NPIC cho hay có 2 tiêm kích MiG đang bay, 1 chiếc trang bị tên lửa không đối không Atoll, trong khi chiếc khác mang ít nhất một vỏ tên lửa UB-16-57 - lần đầu tiên người Mỹ hay biết rằng MiG-21 ở miền Bắc Việt Nam có trang bị vỏ bọc tên lửa. Ngoài ra các nguồn mở và nguồn nhân lực cũng hé lộ việc mua và chế tạo MiG ngoài lãnh thổ Liên Xô.
Báo cáo tháng 5 năm 1965 của CIA mang tựa đề "Các nhà máy MiG-21 của Liên Xô ở Ấn Độ: Tiến bộ và triển vọng", báo cáo này đề cập đến thỏa thuận Xô-Ấn, vị trí và chức năng của các nhà máy, kế hoạch xây dựng, chi phí dự kiến, cùng các kế hoạch của Ấn Độ sản xuất ra những bộ phận căn bản từ vật liệu thô…. Các cơ quan tình báo Mỹ tiếp tục theo dõi Mig-21 ở Đông Âu và Liên Xô.
Ước tính tình báo quốc gia về Hiệp ước Warsaw năm 1969 khẳng định rằng các mẫu MiG-21 hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết đang chiếm hơn 95% máy bay trong các trung đoàn phòng không của Liên Xô, và loại MiG-21 được chế tạo từ 8 đến 9 phiên bản mà phiên bản mới nhất ở CHDC Đức có các khả năng tải trọng được cải tiến và radar đánh chặn đường không được cải tiến.
Tình báo Mỹ đã thu thập về MiG như thế nào? - Ảnh 2.

Ảnh chụp năm 2018, một chiếc MiG-29 của Không lực Ukraine. Ảnh nguồn: Reader View of Wikipedia.
Phân tích tình báo từ hình ảnh vũ khí
Trong nhiệm vụ đầu tiên của mình, ngày 15 tháng 6 năm 1971, một tên lửa Titan-3D đã được phóng vào quỹ đạo, nó cũng là mẫu phần cứng do thám tinh vi nhất từng được phát triển. Hệ thống trinh sát ảnh KH-9 (hoặc Hexagon) với độ phân giải từ 30cm đến 60,9cm cuối cùng đã thay thế cho hệ thống vệ tinh Corona khi người Mỹ muốn tìm kiếm những khu vực rộng lớn hơn trên lãnh thổ hải ngoại, mà cụ thể là Liên Xô.
Kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1960, vệ tinh Corona đã giúp Mỹ có được hình ảnh chính xác nhất về tiêm kích MiG kèm thông tin tình báo về sân bay, các khu huấn luyện cùng các hoạt động triển khai. Tuy nhiên KH-9 lại là một cải tiến đáng kể khi nó có khả năng chụp nhiều ảnh trên một lãnh thổ bao la với độ phân giải cao, theo tuyên bố của cựu quan chức cấp cao Dino A. Brugioni (của NPIC).
Sau đó đến năm 1974, tình báo Mỹ đã cung cấp đề xuất đầu tiên rằng loại tiêm kích MiG-23 đã được mua bởi Không lực Syria. Một thông điệp "được làm sạch" đề ngày 4 tháng 4 năm 1974 gửi từ CIA cho Nhà Trắng có đoạn: "Liên Xô đã cung cấp cho người Syria các loại chiến cơ MiG-23 và huấn luyện phi công Syria cách tác chiến".
Những báo cáo kiểu đó đã được đưa ra với tần suất ngày càng tăng. Năm 1978, một dân tị nạn Cuba báo cáo rằng một toán tiêm kích MiG đã đến Cuba, lời tuyên bố này đã được xác nhận bởi vệ tinh do thám. Để rõ thực hư, Tổng thống Jimmy Carter đã hạ lệnh tái nối lại sứ mệnh SR-71 tại Cuba vốn bị đình lại từ năm 1977. Có những ý kiến phân vân cho rằng những chiếc MiG không chỉ có MiG-23 mà còn cả MiG-27 (phiên bản tấn công mặt đất của MiG-23) mà có thể trang bị vũ khí hạt nhân cũng như khả năng luồn sâu vào lãnh thổ Mỹ.
Tuy nhiên việc chụp ảnh trên cao đã không nhận ra được những đặc điểm khác biệt giữa 2 loại máy bay, ngay cả là chụp hình ảnh bằng trinh sát cơ chiến lược SR-71. Các nhà thông dịch hình ảnh Mỹ đã tìm đến một tạp chí Cuba khi có đăng tải hình ảnh chiếc MiG được điều tra, và họ quả quyết rằng nó đích thị là loại tiêm kích MiG-23. Hồi cuối thập niên 1970, Mỹ đánh giá cao về MiG, một sự đánh giá không thể có được từ các bức ảnh.
Tình báo Mỹ đã thu thập về MiG như thế nào? - Ảnh 3.

Hình ảnh phiên bản đầu tiên của máy bay tiêm kích MiG-15. Ảnh nguồn: Reader View of Wikipedia.
Năm 1977, chương trình Constant Peg (sự tiếp tục nỗ lực phi đội xâm lược bắt đầu trong một thập kỷ ở Nevada) đã khởi động. Dưới các nỗ lực này, phi công Mỹ đã chiến đấu với các loại tiêm kích MiG-17, MiG-21 và MiG-23 và đạt được một số thành tích khiêm tốn.
Các phi công Mỹ đã có những hiểu biết nhất định các hoạt động huấn luyện MiG được tiến hành tại trạm không quân Tempelhof (Tây Berlin). Cựu tham mưu trưởng không quân, Tướng Merrill A. McPeak hé lộ: "Ngay từ ban đầu, MiG đã gây ấn tượng. Nhưng nếu chiến đấu theo phương thẳng đứng thì các phi công MiG rất nhanh kiệt sức".
Trong lời thuyết trình trước Quốc hội Mỹ vào năm 1984, Tướng Lawrence A. Skantze (Phó tham mưu trưởng không quân Mỹ) đã mô tả về khả năng của tiêm kích MiG-29 Fulcrum: "khả năng tấn công được tối ưu hóa, tăng tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng, khả năng bắn hạ, bán kính chiến đấu được cải thiện".
Tháng 7 năm 1984, Thiếu tướng Không quân Mỹ, Michael V. Hayden (tướng 4 sao, Giám đốc CIA) đã bắt đầu chuyến công du 2 năm trong tư cách tùy viên hàng không tại Đại sứ quán Mỹ ở Sofia (Bulgaria).
Hơn 2 thập niên sau đó, ông Hayden đã nhớ lại công tác thu thập tình báo về tiêm kích MiG khi phát biểu với Ủy ban tình báo lựa chọn hạ viện Mỹ (SSIC):
"Tôi cố gắng chụp ảnh những chiếc MiG-23 cất cánh ở các sân bay Bulgaria nhằm hiểu xem chúng thuộc loại tiêm kích nào". Đầu năm 1982, một bản ghi nhớ của phó giám đốc tình báo của CIA, Robert M. Gates, đã lưu ý "công tác xây dựng vài sân bay ở Nicaragua có tiềm năng trở thành các căn cứ cho chiến cơ MiG".
Đến tháng 10 năm 1984, các nhà phân tích tình báo Mỹ kết luận rằng MiG-21 có thể đã được chất lên con tàu Liên Xô Bakuriani và trực chỉ đến đâu đó ở Trung hoặc Nam Mỹ.
TIN ĐỌC THÊM
Một chiếc trinh sát cơ SR-71 đã nhìn thấy tàu Bakuriani trên vịnh Mexico và cho thấy rõ ràng Cuba không phải là điểm đến. Ngày 7 tháng 11 năm 1984, con tàu cập cảng Corinto (Nicaragua), liền sau đó trinh sát cơ SR-71 cũng lượn lờ phía trên cảng. Người Mỹ sợ những chiếc MiG lọt vào tay của Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino (viết tắt Sandinistas).
Ngày 26 tháng 2 năm 1990, báo cáo ngắn từ Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ (NIC) cho biết: "Những chiếc MiG-29 đang ở Cuba", theo đó Cuba đã nhận ít nhất 7 chiếc và có lẽ sẽ thành lập phi đội bay 12 chiếc.
Mặt khác, MiG-29 sẽ tham gia thực chiến vào giữa năm 1991, cải thiện năng lực của Cuba đe dọa các chuyến bay do thám của Mỹ". Thập niên 1990 cũng chứng kiến các thương vụ mua mới MiG-29 trên thế giới.
Cuối thập niên 1990, tình báo Không lực Mỹ đã có được phiên bản hoàn chỉnh của MiG-29. Tháng 10 năm 1997, Mỹ mua 21 chiến cơ của Cộng hòa Moldova, bao gồm tiêm kích MiG-29UB.
Gần 2 thập kỷ sau khi Liên Xô tan rã, nhu cầu thu thập tình báo về MiG không hề thuyên giảm, Nga vẫn liên tục sản xuất và bán các phiên bản MiG tinh chỉnh. Năm 2007, Nga trình làng MiG-35. Tháng 3 năm 2010, Ấn Độ nhất trí mua 29 tiêm kích MiG-29 với giá 2 tỷ USD.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mặc ai nói ngả nói nghiêng, thế lực này chắc chắn không quay lưng với Nga: Đây là lý do
Vy Lam | 17/04/2022 04:00 PM

14

Mặc ai nói ngả nói nghiêng, thế lực này chắc chắn không quay lưng với Nga: Đây là lý do



(Ảnh minh họa)


Theo nhà phân tích Sumit Ganguly, có tới 3 điều khiến "gã khổng lồ" này không thể rời xa Moscow, ít nhất là trong tương lai gần.


Theo tờ Asia Times, trong suốt cuộc khủng hoảng đang diễn ra, chính phủ Ấn Độ đã rất cẩn trọng, tránh đưa ra một quan điểm rõ ràng. Họ đã từ chối tham gia cùng các nước phương Tây áp đặt các biện pháp kinh tế nhằm vào Moscow, khiến Mỹ phải lên tiếng cảnh báo về nguy cơ các lệnh trừng phạt bị phá vỡ.
Nhà phân tích Sumit Ganguly trên tờ Asia Times nhận định, lập trường của Ấn Độ xuất phát từ sự phụ thuộc vào Nga trong một loạt các vấn đề liên quan tới ngoại giao, quân sự và năng lượng.
Đối tác chiến lược
Theo ông Ganguly, lập trường của Ấn Độ không hoàn toàn mới. Trong một loạt các vấn đề toàn cầu, Ấn Độ từ lâu đã tránh áp đặt quan điểm khi giữ vị thế là một quốc gia không liên kết, hay nói cách khác là không chính thức liên minh với bất cứ khối cường quốc nào.
Từ quan điểm chiến lược ngày nay, giới cầm quyền ở New Delhi tin rằng họ không đủ khả năng để ‘xa lánh’ Nga, bởi họ tin vào việc Moscow sẽ phủ quyết bất cứ nghị quyết bất lợi nào của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan tới khu vực tranh chấp Kashmir.
Kể từ năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã nổ ra 3 cuộc giao tranh giành Kashmir, và khu vực này vẫn đang tiếp tục là một nguồn cơn gây căng thẳng.
Mặc ai nói ngả nói nghiêng, thế lực này chắc chắn không quay lưng với Nga: Đây là lý do - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Narendra Modi. Ảnh: Getty
Tương tự như thời Liên Xô, Ấn Độ đã dựa vào quyền phủ quyết của Nga tại Liên Hợp Quốc để bảo vệ mình khỏi bất cứ tuyên bố bất lợi nào đối với Kashmir. Ví dụ trong cuộc khủng hoảng Đông Pakistan năm 1971 (dẫn tới việc thành lập Bangladesh), Liên Xô đã bảo vệ Ấn Độ trước sự chỉ trích tại Liên Hợp Quốc, phủ quyết nghị quyết yêu cầu New Delhi rút quân khỏi khu vực tranh chấp.
Tổng cộng, Liên Xô và Nga đã 6 lần sử dụng quyền phủ quyết của mình để bảo vệ Ấn Độ. New Delhi đã không phải phụ thuộc vào quyền phủ quyết của Nga kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng Kashmir vẫn ở mức cao với những cuộc giao tranh lẻ tẻ giữa hai phía, New Delhi vẫn sẽ muốn đảm bảo rằng Moscow đứng về phía mình nếu tình cảnh tương tự xảy ra trước Hội đồng Bảo an một lần nữa.
Ấn Độ cũng hy vọng có được sự ủng hộ của Nga- hoặc ít nhất là sự trung lập- trong tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biên giới dài gần 3.500km, đây là khu vực tranh chấp đã 80 năm, trong đó cuộc chiến năm 1962 đã không giải quyết được vấn đề giữa hai phía.
Trên hết, Ấn Độ không muốn Nga đứng về phía Trung Quốc nếu có thêm các cuộc đụng độ trên dãy Himalaya, đặc biệt là trong bối cảnh các cuộc tranh chấp biên giới một lần nữa đã trở thành vấn đề nổi cộm từ năm 2020, khi nổ ra những cuộc giao tranh giữa Quân đội Ấn Độ và Quân đội Trung Quốc.
Nhà cung cấp vũ khí
Ấn Độ cũng phụ thuộc sâu sắc vào Nga về nguồn cung vũ khí. 60-70% kho vũ khí phi hạt nhân của Ấn Độ có nguồn gốc từ Liên Xô hoặc Nga.
Trong thập kỷ qua, New Delhi đã tìm cách đa dạng hóa các hoạt động mua sắm vũ khí của mình. Để đạt được mục tiêu đó, họ đã mua sắm các trang thiết bị quân sự trị giá hơn 20 tỷ USD từ Mỹ trong hơn 1 thập kỷ qua. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thấm vào đâu để Ấn Độ có thể rời xa Nga.
Mặc ai nói ngả nói nghiêng, thế lực này chắc chắn không quay lưng với Nga: Đây là lý do - Ảnh 2.

Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp vũ khí từ Nga. Ảnh: Defence Talk
Vấn đề càng phức tạp hơn khi Nga và Ấn Độ phát triển mối quan hệ sản xuất quân sự chặt chẽ. Trong gần 2 thập kỷ qua, Nga và Ấn Độ đã hợp tác sản xuất tên lửa siêu thanh BrahMos có thể bắn từ tàu, máy bay, hoặc các bệ phóng trên đất liền. New Delhi gần đây đã nhận được đơn hàng xuất khẩu tên lửa BrahMos đầu tiên từ Philippines.
Bên cạnh đó, Nga – không giống với bất cứ quốc gia phương Tây nào, kể cả Mỹ - luôn sẵn sàng chia sẻ một số công nghệ vũ khí với Ấn Độ. Ví dụ Nga đã cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân lớp Akula, trong khi không có quốc gia nào sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ loại vũ khí tương đương, một phần do lo ngại công nghệ này sẽ được chia sẻ với Nga.
Trong mọi trường hợp, Nga đều có thể cung cấp cho Ấn Độ vũ khí công nghệ cao với giá thấp hơn đáng kể so với bất cứ nhà cung cấp phương Tây nào. Do đó, không ngạc nhiên khi bất chấp sự phản đối kịch liệt từ Mỹ, Ấn Độ vẫn chọn mua tổ hợp phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng
Không chỉ ngành công nghiệp quốc phòng, ngành năng lượng của Ấn Độ cũng gắn bó chặt chẽ với Nga, tiêu biểu là chương trình hạt nhân dân sự.
Mặc dù lĩnh vực này vẫn còn tương đối nhỏ khi xét tới tổng sản lượng năng lượng, nhưng nó vẫn đang phát triển và ở đó, Nga trở thành đối tác quan trọng của New Delhi. Sau khi thỏa thuận hạt nhân dân sự năm 2008 cho phép Ấn Độ gia nhập các hoạt động thương mại liên quan, Nga đã nhanh chóng ký thỏa thuận xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân tại Ấn Độ.
Mặc ai nói ngả nói nghiêng, thế lực này chắc chắn không quay lưng với Nga: Đây là lý do - Ảnh 3.

Nhà máy điện nguyên tử Kakrapar ở Ấn Độ. Ảnh: Energy World
TIN LIÊN QUAN
Mỹ và các quốc gia phương Tây đều không tỏ ra sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực hạt nhân dân sự của Ấn Độ do những hạn chế trong luật trách nhiệm hạt nhân. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ Nga tuyên bố sẽ chịu trách nhiệm cần thiết trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân, họ đã có thể tham gia vào lĩnh vực điện hạt nhân ở Ấn Độ.
Ngoài năng lượng hạt nhân, Ấn Độ còn đầu tư vào các mỏ dầu và khí đốt của Nga. Ủy ban Dầu khí và khí đốt tự nhiên [nằm dưới sự quản lý của nhà nước Ấn Độ) từ lâu đã tham gia vào việc khai thác nhiên liệu hóa thạch ngoài khơi đảo Sakhalin, một hòn đảo của Nga ở Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gần đây lưu ý rằng "mối quan hệ giữa Ấn Độ với Nga đã phát triển qua nhiều thập kỷ, vào thời điểm mà Mỹ không thể trở thành đối tác của Ấn Độ". Giờ đây, "Washington đã sẵn sàng để trở thành đối tác của New Delhi".
Tuy nhiên, nhà phân tích Ganguly nhận định, xét về mặt ngoại giao, quân sự và năng lượng, khó có thể thấy Ấn Độ sẽ thay đổi lập trường của họ đối với Nga trong thời gian ngắn tới.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Căn cứ của Tiểu đoàn Azov có “bất khả xâm phạm” như tin đồn?

Liệu Nhà máy thép Azovstal được xây dựng từ thời Liên Xô, nơi được coi là “căn cứ địa” của Tiểu đoàn Azov tại Mariupol, có “bất khả xâm phạm” như lời đồn?
Lời đồn về Nhà máy thép Azovstal liệu có thật?
Sau hơn một tháng vây hãm, khu vực cảng Mariupol và Nhà máy luyện kim Ilyich đã nằm trong sự kiểm soát của quân Nga. Hiện chỉ còn Nhà máy thép Azovstal, nằm ở tả ngạn sông Kalimius và gần với biển Azov, trở thành nơi phòng thủ cuối cùng của Quân đội Ukraine tại Mariupol.

Mặc dù Azovstal không phải là nhà máy luyện kim lớn nhất ở Mariupol, nhưng nhà máy này nổi tiếng từ thời Liên Xô, do chuyên sản xuất thép đặc chủng, dùng để sản xuất xe tăng; mặt khác, Azovstal là “căn cứ địa” của Tiểu đoàn Azov mang tư tưởng cực hữu.
Can cu cua Tieu doan Azov co “bat kha xam pham” nhu tin don?
Ảnh: Nhà máy thép Azovstal tại Mariupol
Theo thông tin, Tiểu đoàn Azov đã sử dụng các tòa nhà của nhà máy, đặc biệt là các tầng hầm trú ẩn dưới lòng đất, để bố trí một số lượng lớn vũ khí hỏa lực và dự trữ một lượng lớn đạn dược, lương thực; thậm chí là gài cả thuốc nổ trong các tòa nhà, phòng khi Quân đội Nga tiến vào, họ sẽ cho nổ tung.
Vào đầu tháng Ba, khi Nga tiến hành chiến dịch bao vậy Mariupol, tin tức bắt đầu lan truyền trên mạng, nói rằng tòa nhà chính của Nhà máy thép Azovstal, “được thiết kế để tránh bom hạt nhân” thời Liên Xô.
Theo thông tin, tường nhà xưởng dày hơn 3 mét, trên trần có những tấm thép dày hàng chục cm. Dù là bom hay đạn pháo, thì cũng khó có thể xuyên thủng;
Còn các tòa nhà dưới lòng đất, lúc đầu được đồn là có 6 tầng, sau đó được đổi thành 8 tầng, thậm chí là …20 tầng, với 24 km đường hầm; thiết kế cho phép nhà máy “tiếp tục sản xuất trong điều kiện chiến tranh hạt nhân”?
Vài ngày trước, có một thông tin có phần thái quá và khó tin về Nhà máy thép Azovstal, đây không chỉ là một căn cứ bí mật của NATO ở Ukraine, thậm chí còn trang bị một hệ sinh quyển khép kín hoàn toàn, với mặt trời nhân tạo và máy tạo ô xy, được xây dựng trong các tòa nhà 20 tầng dưới lòng đất.
Tại các tầng hầm, người ta sản xuất oxy bằng cách điện phân nước và dự trữ đủ lương thực và đạn dược dùng trong 20 năm; tuy nhiên đó là sự đồn thổi vô căn cứ.

ADVERTISING

Can cu cua Tieu doan Azov co “bat kha xam pham” nhu tin don?-Hinh-2
Ảnh: Quân đội Nga chiến đấu tại Nhà máy thép Azovstal.
Azovstal: Trận quyết chiến cuối cùng của quân Nga tại Mariupol
Vậy Nhà máy luyện kim Azovstal, đặc biệt là tầng hầm của nhà máy, được cho là có thể “chống được bom hạt nhân”, có sức mạnh đến mức có thể cho các chiến binh Tiểu đoàn Azov “trường kỳ kháng chiến”, mà không cần đến tiếp viện của Kiev?
Liệu Quân đội Nga và lực lượng dân quân Donetsk có nên tấn công Nhà máy Azovstal không? chiến thuật thế nào? và "trận chiến cuối cùng" ở Mariupol sẽ kết thúc ra sao?
Can cu cua Tieu doan Azov co “bat kha xam pham” nhu tin don?-Hinh-3
Ảnh: Pháo cối tự hành 2S4 240mm của Quân đội Nga được nhìn thấy tại thành phố Mariupol.
Theo các chuyên gia cho rằng, một số lời đồn thổi hiện tại về Nhà máy Azovstal thực sự khác xa so với ban đầu.
Nếu tính ra, theo khối lượng riêng của thép, nếu cần một tấm thép có độ dày vài chục cm, thì trọng lượng sẽ khiến kết cấu chịu lực của công trình nhà xưởng và việc chiếu sáng, thông gió bên trong công trình nhà xưởng, sẽ khó đạt được.
Tiếp đến là cấu trúc ngầm 6, 8 và 20 tầng và thậm chí còn cho rằng, những cấu trúc ngầm này “có thể chứa một dây chuyền sản xuất thép khác” là hết sức vô lý; vì các lò luyện thép, yêu cầu về oxy tinh khiết là rất cao, nếu bố trí dưới lòng đất, có thể sử dụng hết oxy trong vài phút.
Trên thực tế, dựa trên thông tin hiện tại, Nhà máy luyện kim Azovstal của Mariupol nhìn chung tương đối đơn giản; do nhà máy vẫn phải duy trì sản xuất bình thường, nên lực lượng dân quân Azov không thể xây dựng những căn cứ kiên cố bên trong; nếu các căn cứ phòng thủ được xây dựng từ thời Liên Xô, chắc chắn Quân đội Nga sẽ nắm được sơ đồ kiến trúc.
Nhìn từ góc độ xây dựng nhà máy, Nhà máy Azovstal và nhà máy luyện kim Ilyich thuộc cùng một giai đoạn xây dựng, nên hai nhà máy nên có cùng đặc điểm kỹ thuật và tiêu chuẩn giống nhau.
Đây là cấu trúc của một nhà xưởng công nghiệp điển hình kiểu Liên Xô; nhà máy, được chia thành mặt tiền, cột và trần và tường bao trong nhà máy.
Toàn bộ khu nhà xưởng tương đối kiên cố nhưng không phải là không thể phá hủy; quan sát Nhà máy luyện kim Ilyich, hỏa lực của pháo binh Nga đã dễ dàng phá hủy mái tôn của khu nhà xưởng và khung nhà của khu nhà xưởng đã bị sập.




























THÊM CHI TIẾT



Có thông tin cho rằng, có các trận địa phòng không bên trong nhà máy Azovstal, giới phân tích cho rằng thực sự là có. Bên ngoài khu vực sản xuất chính, có các xưởng phụ, là một số tòa nhà tương đối kiên cố, nơi đây có thể có các hầm trú ẩn nhiều tầng dưới lòng đất.
Tuy nhiên, loại hầm trú ẩn này, chắc chắn không đủ rộng để chứa một dây chuyền sản xuất thép, hoặc thậm chí toàn bộ lò cao luyện thép và luyện gang như lời đồn; nhưng có thể chứa lương thực và đạn dược.
Do đó, giới phân tích cho rằng, cuộc tấn công vào Nhà máy thép Azovstal dự kiến sẽ không khác nhiều so với Nhà máy Ilyich.
Chắc chắn việc đầu tiên, đó là quân Nga sẽ tổ chức bao vây khu vực xung quanh Nhà máy (việc này đã hoàn thành), và phần phía bắc của nhà máy, đặc biệt là khu dân cư cao tầng ở phía đông, có thể bố trí trạm quan sát và các vị trí bắn tỉa.
Vài ngày trước, hai dân quân Donetsk đã bị một tay súng bắn tỉa hạ sát ở phía đông Nhà máy Azovstal, điều này cho thấy rằng, lính bắn tỉa của Tiểu đoàn Azov vẫn hoạt động tích cực.
Can cu cua Tieu doan Azov co “bat kha xam pham” nhu tin don?-Hinh-4
Ảnh: Một lính Ukraine chiến đấu phòng thủ tại Mariupol.
Sau khi chiếm các công trình xung quanh của Nhà máy, quân Nga sẽ phải chiếm giữ núi xỉ ở góc Đông Nam khu nhà máy, đây là khu vực có độ cao, có thể quan sát toàn bộ khu vực Nhà máy Azovstal.
Tại bãi xỉ này, quân Nga có thể quan sát hành động của các chiến binh Tiểu đoàn Azov trong toàn bộ khu vực nhà máy và chỉ thị mục tiêu cho trận địa pháo của mình.
Sau khi chiếm được núi xỉ, giới phân tích tin rằng, việc tiếp theo chỉ là vấn đề tiến công của xe tăng, bộ binh đi theo và các trận địa pháo bắn thẳng.
Tất nhiên, quân Nga phải tính đến khả năng Tiểu đoàn Azov rút lui về các công sự ngầm, tránh các đợt pháo kích của quân Nga; sau đó dứt đợt pháo kích, sẽ kháng cự lại. Do vậy quân Nga có khả năng phải sử dụng pháo nhiệt áp và thậm chí là bom napalm.
Đối với các công sự ngầm của Tiểu đoàn Azov, các chuyên gia cho rằng, tình huống chiến đấu trong các công sự dưới lòng đất phức tạp hơn, và chiến binh Tiểu đoàn Azov có thể có lợi thế về tầm nhìn ban đêm; vì vậy, ý tưởng đưa binh lính tiến hành truy quét vào các đường hầm là không nên.
Can cu cua Tieu doan Azov co “bat kha xam pham” nhu tin don?-Hinh-5
Ảnh: Phân xưởng cán thép nóng của Nhà máy thép Mariupol
Cách tiết kiệm chi phí nhất là tìm tất cả các lối vào và lối ra công sự ngầm, sau đó dùng bê tông bịt các lối ra-vào, dùng hơi cay hoặc thậm chí là nước biển để lấp đầy. Nếu các chiến binh không đầu hàng, tất cả Tiểu đoàn Azov sẽ bị chôn sống.
Tựu chung lại, sau khi kết thúc trận chiến ở Nhà máy luyện kim Ilyich và khu vực cảng biển Mariupol, mọi sự chú ý đều đổ vào “căn cứ địa” cuối cùng của Tiểu đoàn Azov là Nhà máy thép Azovstal. Đây chắc chắn là trận chiến khó khăn với quân Nga, nhưng với quyết tâm lớn, quân Nga không thể không vượt qua.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
BTR-82A trúng RGW-90 AT NATO nhưng không hề hấn gì

Trúng liên tiếp 2 loạt đạn AT RPG, vũ khí Ukraine NATO tắt điện rồi


 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
F-16 TB2 T129 cùng hàng loạt khí tài Thổ tổng tấn công Iraq

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Ua lại fake, đúng hèn hạ

1650417213121.png


 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Quân ua do nato đào tạo thành ăn cướp

1 đạo quân đầy rẫy tội phạm, gái điếm , ô hợp ntn mà phe fan ua cho là chính nghĩa sao ? Chưa nói đến bọn azov phát xít

1650417236226.png


 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Ua dùng gái mại dâm để tình báo phá hoại, chưa thấy qd nào hèn hạ rác rưởi như vậy, nato đào tạo đấy


1650417271543.png
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
"Không thể đánh giá thấp": Vì sao Ba Lan khiến Nga phải dè chừng ở châu Âu?
Minh Phượng | 19/04/2022 19:30



BÁO NÓI - 6:28


Từng là những "cường quốc khu vực" nhưng do những biến động của lịch sử, quan hệ Nga và Ba Lan luôn có những thăng trầm.


Mối quan hệ Nga – Ba Lan: Từ lịch sử đến hiện thực

Mối quan hệ giữa Liên Xô trước kia và Nga hiện nay với Ba Lan vốn rất nhiều thăng trầm và phức tạp. Trong cuộc chiến giữa Liên Xô và Ba Lan năm 1919-1921, Ba Lan đã chiến thắng và họ chiếm được vùng đất ngày nay là phần phía tây lãnh thổ Ukraine.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra ngày 1/9/1939, Đức và Liên Xô tấn công Ba Lan (17/9/1941). Warszawa bị chiếm ngày 28/9/1939 và Ba Lan được chia thành hai vùng, vùng phía Tây thuộc quyền kiểm soát của Đức, còn vùng phía Đông (những lãnh thổ mà Ba Lan chiếm từ Liên Xô vào năm 1921) được trao trả cho Liên Xô.
Không thể đánh giá thấp: Vì sao Ba Lan khiến Nga phải dè chừng ở châu Âu? - Ảnh 1.
Quân đội Ba Lan trong một cuộc diễu binh lực lượng.
Sau thế chiến hai, phần lãnh thổ mà các nước đồng minh chia lại cho Ba Lan nhỏ hơn lãnh thổ vốn có của họ sau năm 1921 khoảng 77.000km2, vậy nên không lạ gì khi Ba Lan luôn thù địch với Nga.
Sau năm 1991, Ba Lan tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng Nga bằng việc gia nhập Liên minh châu Âu, NATO và đối lập với Nga trong một loạt các vấn đề ngoại giao nhạy cảm như vấn đề Chechnya và các cuộc chiến giữa hai nước trong lịch sử.
Ba Lan cũng tìm cách thiết lập ngoại giao với các quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ. Ba Lan cũng ủng hộ cuộc Cách mạng Cam năm 2004 ở Ukraine. Nga nhiều lần lên án Ba Lan "vô ơn bạc nghĩa", khi quên mất Nga đã từng "giải phóng Ba Lan khỏi phát xít Đức".
Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Ba Lan ngay lập tức ủng hộ Kiev. Ba Lan cũng là quốc gia tích cực nhất trong việc chống lại Nga và Tổng thống Ba Lan đã có nhiều tuyên bố rất khiêu khích, trong đó có chuyện Ba Lan sẵn sàng cho phép Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân trên đất của họ.
Về lực lượng vũ trang của Ba Lan
Đối với Ba Lan, trong suốt lịch sử của mình, quân đội luôn được quan tâm đầu tư và phát triển. Sau khi khôi phục nền độc lập của mình sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Ba Lan không đạt đến siêu cường, nhưng họ đã xây dựng được một quân đội tương đối mạnh trong khu vực.
Tính đến trước khi Thế chiến hai bùng nổ (ngày 1/9/1939), Ba Lan có một quân đội với 24 sư đoàn bộ binh, 3 lữ đoàn bộ binh miền núi, 8 lữ đoàn kỵ binh và 1 lữ đoàn thiết giáp, tổng cộng hơn 1 triệu người.
Ngoài ra Ba Lan còn có một hạm đội không tồi theo tiêu chuẩn của một quốc gia hạng hai khi đó và một quân đoàn bảo vệ biên giới hùng mạnh.
Không thể đánh giá thấp: Vì sao Ba Lan khiến Nga phải dè chừng ở châu Âu? - Ảnh 2.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Ba Lan.
Mặc dù không thể chống cự trước sức mạnh của quân Đức nhưng người Đức cũng bị tổn thất, và người Ba Lan đã cầm cự được 1 tháng. Trong bối cảnh quân Đức xâm lược cả châu Âu như vậy, đó là một thành công lớn.
Quân đội Ba Lan hiện tại bắt đầu được thành lập vào năm 1943 tại Selets gần Ryazan (Nga). Đầu tiên là 1 sư đoàn bộ binh lấy tên Kosciuszko, sau đó là quân đoàn. Tổng cộng, hai sư đoàn Ba Lan được Liên Xô thành lập và đã vũ trang cho Quân đội Ba Lan.
Người Ba Lan đã tham gia tích cực vào các trận chiến trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, là đội quân lớn nhất trong số các đồng minh của Liên Xô ở Đông Âu.
Sau khi Tổ chức Hiệp Ước Warszawa ra đời, Ba Lan cũng là quốc gia nòng cốt trong khối.
Vào thời điểm, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Quân đội Nhân dân Ba Lan có khoảng 300 nghìn quân, 3.100 xe tăng, 3 sư đoàn không quân, lực lượng phòng không hùng hậu, được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-125 và một lực lượng dự bị động viên.
Về sức mạnh khi đó, Quân đội Ba Lan xét về mọi mặt chỉ thua kém quân đội CHDC Đức và có thể so sánh về mặt số lượng với quân đội của các thành viên châu Âu của NATO.

Vào thập niên 1990, sức mạnh Quân đội Ba Lan bắt đầu suy yếu, do cắt giảm ngân sách quốc phòng sau Chiến tranh Lạnh và nguồn cung cấp vũ khí của Liên Xô không còn.
Tuy nhiên, với việc có các tổ hợp công nghiệp quốc phòng tương đối mạnh và Ba Lan luôn "tự xưng" là lực lượng "nòng cốt" của NATO ở Đông Âu, nên Ba Lan đã duy trì được một quân đội tương đối mạnh.
Xây dựng quân đội hiện đại, tiền đồn chống Nga tại châu Âu
Trong những năm qua, Ba Lan không ngừng tăng quy mô quân đội, hiện nay Quân đội Ba Lan có quân số 155 nghìn quân, dự kiến tăng lên 300 nghìn quân và vũ khí trang bị khá tốt.
Về xe tăng chiến đấu chủ lực: Quân đội Ba Lan có 985 xe tăng, trong đó có 250 chiếc Leopard. Dự kiến mua 250 chiếc M1A2 Abrams. Đồng thời Ba Lan sản xuất phiên bản T-72 được cấp phép của riêng họ.
Về xe chiến đấu bộ binh họ có 1.300 chiếc BMP, hầu hết là phiên bản BMP-1 của Liên Xô, 900 xe chở quân bọc thép.
Về pháo binh, Quân đội Ba Lan có 431 pháo tự hành, 180 pháo phản lực phóng loạt (MLRS).
Về không quân, Ba Lan có 48 máy bay chiến đấu F-16 và một số lượng không rõ các máy bay do Liên Xô chế tạo còn sử dụng được (Su-22 và MiG-29); 28 trực thăng Mi-24, ít nhất 24 UAV Bayaktar TB2.
Không thể đánh giá thấp: Vì sao Ba Lan khiến Nga phải dè chừng ở châu Âu? - Ảnh 3.
Xe tăng PT-91 do Ba Lan sản xuất dựa trên mẫu xe tăng T-72 của Liên Xô.
Ba Lan đang có kế hoạch mua máy bay chiến đấu F-35, trở thành quốc gia Đông Âu đầu tiên sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình.
Hiện Ba Lan cũng có một hạm đội tương đối mạnh, gồm ba tàu ngầm cũ, hai khinh hạm (mua của Mỹ), hai tàu hộ tống và ba tàu tên lửa.
Đánh giá chung, Ba Lan có một lực lượng quân đội quy mô nhỏ nhưng được huấn luyện tốt, có khả năng tăng gấp đôi quy mô thông qua việc tổng động viên. Điểm yếu của Ba Lan là phòng không, nhưng lại đang được Anh và Mỹ tăng cường.
Về lý thuyết, với khả năng hiện tại, Quân đội Ba Lan có thể chiếm Tây Ukraine trong vài ngày, vì Lực lượng vũ trang Ukraine trong khu vực đó có hai hoặc ba lữ đoàn và một số máy bay chiến đấu.
TIN LIÊN QUAN
Một vấn đề khác là nguy cơ va chạm giữa Quân đội Nga và Ba Lan tại vùng lãnh thổ Kaliningrad, điều này sẽ khiến NATO rơi vào tình thế khó xử.
Tham vọng về một đế chế Ba Lan như trong quá khứ, vẫn chưa tắt trong nhiều người Ba Lan, khi họ đề nghị đưa lực lượng Ba Lan và Ukraine làm nhiệm vụ "gìn giữ hòa bình". Tuy nhiên, Kiev đã ngay lập tức phản đối.
Nga không thể đánh giá thấp Ba Lan, khi Ba Lan có một đội quân khá hùng hậu và chuyên nghiệp, mặc dù không đủ để can thiệp vào những cuộc xung đột lớn nhưng tham vọng chính trị của họ thì không hề nhỏ.
Ba Lan là thành viên NATO, họ có "lá bùa hộ mệnh" là Điều 5 của Hiệp ước NATO, do vậy Ba Lan "rất tự tin" về điều đó, nên thường có những phát biểu gây sốc với Moscow.
Trên thực tế, tiềm lực của Ba Lan cũng chỉ dừng lại ở những lời lẽ "gây khó chịu" cho Moscow, chứ không thể làm gì hơn. Song, một thực tế không thể phủ nhận, đó là Warszawa đang nổi lên là tiền đồn chống Nga hàng đầu tại châu Âu hiện nay.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
New York Times: Quân đội Ukraine sử dụng đạn chùm để đẩy lùi lực lượng Nga
Ukraine dùng vũ khí cấm

Minh Hạnh | 19/04/2022 08:32 PM

1

New York Times: Quân đội Ukraine sử dụng đạn chùm để đẩy lùi lực lượng Nga?



Một mảnh tên lửa Uragan nghi do quân đội Ukraine phóng nhằm vào Husarivka. Ảnh: NY Times


Đó là vào một ngày đầu tháng 3, khi đầu đạn từ một tên lửa đầu đạn chùm rơi xuống sân nhà ông Yurii Doroshenko ở Husarivka, miền Đông Ukraine. “Họ pháo kích và đạn rơi xuống đường”, ông Doroshenko nói.

Phương Tây từng cáo buộc quân đội Nga sử dụng đạn chùm trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Cáo buộc này lập tức bị Mátxcơva bác bỏ.
Tuy nhiên, đầu đạn chùm rơi xuống sân nhà ông Doroshenko không phải là vũ khí của quân đội Nga.
Dựa trên những bằng chứng mà phóng viên New York Times thu thập được, rất có thể vũ khí này đã được khai hỏa bởi quân đội Ukraine trong một nỗ lực nhằm tái chiếm Husarivka - một ngôi làng nông nghiệp, được bao quanh bởi cánh đồng lúa mì và đường dẫn khí đốt tự nhiên. May mắn là không ai thiệt mạng trong vụ tấn công.
Ông Dorosheko (58 tuổi, được coi là trưởng làng) cho biết xác tên lửa 220mm Uragan rơi xuống gần nhà ông vốn được phóng từ một bệ phóng gắn trên xe tải nằm cách đó nhiều dặm. Vụ tấn công xảy ra ngày 6 hoặc 7/3. Ở thời điểm đó, làng Husarivka đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
Trong chuyến thăm làng Husarivka ngày 14/4, các phóng viên của New York Times đã tận mắt thấy các mảnh vỡ lớn của xác tên lửa đầu đạn chùm.
Người dân địa phương cho biết tên lửa rơi gần trụ sở tạm thời của quân đội Nga (trong một nông trại gần nhà ông Doroshenko), có nghĩa là tên lửa nhắm vào căn cứ của lực lượng Nga.
Tên lửa cũng rơi xuống một khu phố nhỏ gồm khoảng 10 ngôi nhà xen kẽ với những khu vườn nhỏ. Khi tên lửa gần bắn trúng mục tiêu, đầu đạn – có thể mang theo khoảng 30 quả bom nhỏ - sẽ phân tách và tỏa đi khắp khu vực lân cận.
Mỗi quả bom nhỏ chứa khoảng 312g thuốc nổ TNT, ít hơn một chút so với lựu đạn cầm tay.Trong suốt quá trình Nga đóng quân ở Husarivka, các lực lượng Ukraine đã không ngừng pháo kích. Ít nhất 2 tên lửa đầu đạn chùm đã rơi xuống cánh đồng gần nhà ông Doroshenko, chỉ cách trụ sở quân đội Nga vài trăm mét.
Khi cuộc xung đột bước sang tuần thứ 8 , cả Nga và Ukraine gần như đều trở nên phụ thuộc vào đạn pháo và tên lửa. Nhưng quyết định của Ukraine trong việc dội đạn chùm - loại vũ khí sát thương cao - xuống một ngôi làng của mình đã cho thấy tính toán của Kiev: đây là điều họ cần làm để giành lại quyền kiểm soát đất nước, bằng bất kể giá nào.
Bom đạn chùm là loại vũ khí mà đầu đạn có thể phân tách trong không trung và tỏa ra một khu vực rộng lớn. Vũ khí này sẽ gây nguy cơ đáng kể đối với dân thường cho đến khi tất cả các đầu đạn chùm được chuyên gia xử lý đúng cách.
Công ước về Đạn chùm – có hiệu lực vào năm 2010 – đã cấm sử dụng loại vũ khí này vì những mối nguy mà chúng gây ra cho dân thường. Các nhóm tình nguyện lưu ý rằng ít nhất 20% số bom đạn chùm không lập tức phát nổ sau khi va chạm. Nhưng chúng có thể phát nổ sau đó nếu có ai đó nhặt lên.
Hơn 100 quốc gia đã ký công ước, nhưng Mỹ, Nga và Ukraine thì không.
New York Times: Quân đội Ukraine sử dụng đạn chùm để đẩy lùi lực lượng Nga?  - Ảnh 2.

Các chuyên gia xử lý bom đạn chưa phát nổ ở Ridnyi Krai (Ukraine). Ảnh: NY Times

Bà Mary Wareham – một lãnh đạo của Tổ chức Theo dõi nhân quyền cho biết: "Không có gì ngạc nhiên, nhưng thật đáng thất vọng khi xuất hiện bằng chứng cho thấy Ukraine có thể đã sử dụng bom đạn chùm trong cuộc xung đột này."
Cố vấn quân đội và Bộ Quốc phòng Ukraine từ chối bình luận về báo cáo của tờ New York Times.
Cuộc tấn công vào trang trại Husarivka dường như là lần đầu tiên quân đội Ukraine sử dụng đạn chùm kể từ khi Nga khai màn chiến dịch ngày 24/2.
Năm 2015, quân đội Ukraine đã sử dụng đạn chùm trong những tháng đầu của cuộc chiến chống lại phe ly khai ở miền Đông đất nước.
Đối mặt với viễn cảnh quân đội Ukraine dội đạn chùm xuống làng mình, ông Doroshenko tỏ ra khá thờ ơ. "Tôi không biết nữa. Điều quan trọng là sau vụ tấn công, mọi người đều sống sót."
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
UKRAINE: GIẢ MẠO CỦA TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NGA

Ukraine: Giả mạo của tuyên truyền chống Nga

Do Manlio Dinucci viết kịch bản . Được xuất bản lần đầu trên Global Research

Tờ New York Times ngày 4/4 công bố một bức ảnh vệ tinh đề ngày 19/3 cho thấy một con phố ở thành phố Bucha của Ukraine ngổn ngang xác chết. Bức ảnh, được phổ biến trên quy mô toàn cầu, được đưa ra như một bằng chứng về “tội ác chiến tranh của quân đội Nga ở Ukraine”.

Một cuộc kiểm tra kỹ thuật cho thấy bức ảnh vệ tinh không được chụp vào ngày 19 tháng 3, khi quân đội Nga ở Bucha, mà là vào ngày 1 tháng 4, hai ngày sau khi họ rời thành phố.


Đọc thêm: Bằng chứng cho thấy tên lửa gây ra thảm sát ở Kramatorsk không phải của Nga mà là của Ukraine
Ngày và giờ chính xác của bức ảnh đã được chương trình SunCalc tính toán, dựa trên góc nghiêng của Mặt trời phía trên đường chân trời và do đó là hướng của bóng tối. Trong bức ảnh vệ tinh do NYT công bố, góc của Mặt trời là 42 độ. Điều này có nghĩa là bức ảnh vệ tinh được chụp vào lúc 11:57 GMT ngày 1/4.

Việc kiểm tra các bức ảnh của các thi thể bởi một chuyên gia pháp y đã phát hiện ra một số manh mối về một sự kiện được dàn dựng.

Những nghi ngờ có cơ sở khác về bản tường thuật chính thức về "vụ thảm sát Bucha" xuất hiện từ cùng một trình tự thời gian của các sự kiện: vào ngày 30 tháng 3, các binh sĩ Nga rời Bucha, vào ngày 31 tháng 3, thị trưởng Bucha xác nhận điều này và không đề cập đến bất kỳ xác chết nào, trên Ngày 31 tháng 3, tân phát xít của Tiểu đoàn Azov tiến vào Bucha, vào ngày 4 tháng 4, bức ảnh vệ tinh với các xác chết trên đường phố được công bố. Hơn nữa, thay vì bảo quản các thi thể để khám nghiệm và xác định nguyên nhân cái chết, họ lại được chôn cất vội vàng trong một ngôi mộ tập thể, nơi họ vẫn ở trong nhiều ngày. Sau đó, họ được khai quật để mở một "cuộc điều tra" và cáo buộc Nga về một "tội ác chiến tranh".

Các bằng chứng kỹ thuật khác chứng minh sự sai lệch của tường thuật chính thức về vụ thảm sát Kramatorsk, do quân đội Nga gây ra. Số hiệu của tên lửa Tochka-U đã bắn trúng nhà ga xe lửa Kramatorsk vào ngày 8 tháng 4 năm 2022 là Ш91579 (bằng tiếng Nga). Số sê-ri này đánh dấu kho tên lửa Tochka-U thuộc sở hữu của Quân đội Ukraine. Chỉ có Lực lượng vũ trang Ukraine có tên lửa Tochka-U. Nga đã không có chúng kể từ năm 2019: tất cả chúng đã ngừng hoạt động. Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk không có và chưa bao giờ có Tochka-U.

Hướng hình nón và phần đuôi của tên lửa đáp xuống mặt đất gần ga xe lửa Kramatorsk cho thấy rõ ràng nó được khai hỏa từ Lữ đoàn tên lửa Ukraine số 19, được triển khai gần Dobropolie cách Kramatorsk 45 km. Trước đây, Lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng tên lửa Tochka-U cùng loạt - Ш915611 Ш915516 - được phóng lên Berdyansk và Melitopol. Các tên lửa tương tự đã được sử dụng để chống lại Donetsk và Lugansk. Vào ngày 10 tháng 4, hai ngày sau vụ thảm sát Kramatorsk, Quân đội Ukraine đã phóng hai tên lửa chùm cùng loại Tochka-U: một vào Donetsk và một nhắm vào Novoaydar (Cộng hòa Nhân dân Lugansk).

Bài báo này ban đầu được xuất bản bằng tiếng Ý trên byoblu .

Manlio Dinucci , tác giả đoạt giải, nhà phân tích địa chính trị và địa lý, Pisa, Ý. Ông là Cộng tác viên Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa (CRG). https://southfront.org/ukraine-the-fakes-of-anti-russian-propaganda/
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top