[Funland] Thương con???

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,709
Động cơ
591,173 Mã lực
Cụ ơi, cụ có thể chia sẻ rõ hơn về tinh thần nói chung của các phụ huynh Đức trong việc giáo dục F1 theo từng độ tuổi được không ạ, ý em là độ tuổi nào thì ép mức nào, độ tuổi nào thì thả mức nào. Em cảm ơn.
Em ko sống ở Đức, nhưng sang đó đến chơi nhà bạn bè người Việt thì thấy hình như ko có "khái niệm" độ tuổi nào thì ép hay thả đến mức độ nào. Tất cả dựa trên nguyên tắc chung: độc lập tự do, tôn trọng nhau. Tất nhiên bố mẹ thì phải quan tâm con cái nhưng quan tâm theo kiểu VN thì chắc ko phải. Họ quan tâm nhưng để khuyến khích phát triển sự sáng tạo, tự chủ, tự lập của trẻ con chứ ko phải kiểu quan tâm để lo cho con ăn uống đầy đủ, học hành phải được kiểm tra xem đã làm bài chưa,làm có tốt ko. Thấy có bố mẹ VN quan tâm quá hay hỏi han con về chuyện học hành bài vở .... chuyện đến tai cô giáo và phụ huynh được gọi lên "chấn chỉnh" ko can thiệp vào chuyện đó
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,103
Động cơ
143,108 Mã lực
'Yêu cho roi, cho vọt!"
Phương pháp hay phong cách,... có thể đúng trường hợp này mà lại sai hoàn toàn cho các trường hợp khác.
Phản đối "bạo lực' với F1, nhưng lại bỏ qua việc bắt tụi F1 từ trước khi vào lớp 1 đã phải tham gia luyện hết lớp này đến lớp kia.
Ai quan tâm tìm hiểu sẽ thấy tuổi thơ của đai đa số những người nổi tiếng trên thế giới cũng không hề dễ dàng, có nhiều người cũng đã lên tiểng "tố cáo" phụ huynh ép buộc để họ phải trở thành người nồi tiếng.
Bản chất con người là lười biếng nhưng lại thích ăn ngon mặc đẹp.
Ai nghe về nước Đức cũng đều thấy đó là 1 đất nước rất văn minh, ai từng học ở Đức cũng thấy sinh viên Đức học rất tự giác (cách giảng dậy ĐH ở Đức dựa hoàn toàn vào việc tự giác của sinh viên), nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì tụi trẻ con Đức không được như nhiều người nghĩ, nhất là những người đang giương khẩu hiệu "Giành lại tuổi thơ cho trẻ con!". Chẳng phải từ lúc sinh ra chúng đã có được đức tính quý báu này.
Các cụ nói "Khổ luyện thành thành tài", nhưng không phải ai bị ép buộc khổ luyện từ bé cũng đều thành người nổi tiếng cả. Cũng rất ít phụ huynh chấp nhận việc F1 nhà mình không đủ thông minh bằng F1 hàng xóm, nên rất nhiều người cố ép để chúng phải hơn để dần trong đầu chúng cái suy nghĩ "học cho phụ huynh" được hình thành và in đậm.
Những đứa sau này thành tài sẽ biết ơn phụ huynh, còn nhiều đứa sẽ oán hận nếu chúng cũng chỉ bình bình như những người khác, nhất là những đứa sau này cuộc sống gặp khó khăn!
·
Chuẩn cụ, việc nuôi con theo phương pháp mới chơi là chủ yếu, tự do hành động hay theo cách cũ khổ luyện và hà khắc em thấy đều có những ưu và khuyết điểm, chả có cái nào tuyệt đối cả, dùng vài trường hợp thất bại của phương pháp này mà bài xích tuyệt đối phương kia đều không đúng. Như những trường hợp tự tử vì bị ép học chẳng hạn, nếu không tự tử thì khi ra đời kiếm sống chúng sẽ thấy người ta sẵn sàng đạp lên nhau mà sống, một chút áp lực cha mẹ chúng ngày xưa chả là gì cả, không chịu được thì chúng làm sao tồn tại được. Tiểu Hải trong câu chuyện cũng vậy, dù sự quản lý của cha mẹ cậu ta là rất sai lầm nhưng rõ ràng khả năng chịu áp lực sống của cậu ta có vấn đề vì sau đó có vẻ cậu ta cũng không thành công.
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,384
Động cơ
2,940,508 Mã lực
Nơi ở
Internet
Người Đức họ sống bằng luật và quy tắc. Quan hệ với nhau của họ cũng vậy, rất cứng nhắc.
Có 1 lần em thấy 1 bà mẹ trẻ dẫn 1 đứa bé độ 3 - 4 tuổi qua đường. Đứa bé vấp ngã, mẹ nó buông tay đứng nhìn. Các phương tiện giao thông đều phải đứng lại chờ. Em chạy ra định đỡ nó lên. Mẹ nó chặn em lại "Để nó tự đứng lên!", rồi giơ tay dúi đầu nó cộc thêm phát nữa xuống nền đường. Mọi người xung quanh nhìn em rất ngạc nhiên.
Ở thành phố em ở quá 7 giờ tối mà đứa trẻ dưới 16 tuổi còn đi ngoài đường một mình. Xxx sẽ giữ lại, chở về nhà và phụ huynh trả tiền phạt + tiền xe!
Em ko sống ở Đức, nhưng sang đó đến chơi nhà bạn bè người Việt thì thấy hình như ko có "khái niệm" độ tuổi nào thì ép hay thả đến mức độ nào. Tất cả dựa trên nguyên tắc chung: độc lập tự do, tôn trọng nhau. Tất nhiên bố mẹ thì phải quan tâm con cái nhưng quan tâm theo kiểu VN thì chắc ko phải. Họ quan tâm nhưng để khuyến khích phát triển sự sáng tạo, tự chủ, tự lập của trẻ con chứ ko phải kiểu quan tâm để lo cho con ăn uống đầy đủ, học hành phải được kiểm tra xem đã làm bài chưa,làm có tốt ko. Thấy có bố mẹ VN quan tâm quá hay hỏi han con về chuyện học hành bài vở .... chuyện đến tai cô giáo và phụ huynh được gọi lên "chấn chỉnh" ko can thiệp vào chuyện đó
Cảm ơn sự chia sẻ của 2 cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top