- Biển số
- OF-547318
- Ngày cấp bằng
- 25/12/17
- Số km
- 11,962
- Động cơ
- 342,100 Mã lực
Phải chịu những áp đặt hà khắc từ bố mẹ là giáo sư đại học suốt tuổi thơ, khi trưởng thành cậu con trai Tiểu Hải đã cắt liên lạc với đấng sinh thành.
Hai ba năm qua, vợ chồng ông Hoàng Lâm Sâm và bà Lưu Nhã Linh, nguyên giáo sư đại học thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô luôn nỗ lực tìm kiếm con trai duy nhất tên Hoàng Tiểu Hải. Người này đã không liên lạc với bố mẹ thời gian dài, cũng không ai biết hiện anh đang ở đâu.
Theo hàng xóm, việc từ bỏ bố mẹ của Tiểu Hải xuất phát từ những ký ức ám ảnh thời thơ ấu.
Còn tôi thì theo những quan điểm sau:
+ Cũng tại văn hóa Á Đông quá coi trọng chữ hiếu nhưng lại chẳng ai nói gì tới ngược đãi con cái. Gần đây mới có cái nhìn đa chiều hơn.
+ Mọi quan hệ xã hội như: cha con, vợ chồng, bạn bè... đổ vỡ đều vì nguyên nhân: "Ai cũng thích người khác phải theo ý mình".
+ Đây vẫn là quả báo rất nhẹ nhàng cho những loại cha mẹ độc hại làm khổ con cái. Ai cũng như cậu con trai này thì mấy ông bà mới tỉnh ngộ được, bớt vô bô cái mỏ hiếu thảo thế này thế nọ trong khi cha mẹ chẳng ra gì đi
+ Theo mình để ý, những người đối xử với con cái không ra gì hay lôi chuyện hiếu nghĩa ra nói hàng ngày và trên mạng xã hội.
+ Bố mẹ cậu ấy đã tạo một vết ám ảnh tâm lý từ tuổi thơ cho đến trưởng thành nên không thể nào gột rửa được. Cậu ấy đã được tự do, giờ chỉ cần có gì đó liên quan tới bố mẹ (giọng nói, hình ảnh...) thì chấn thương tâm lý sẽ bùng phát khiến cậu ấy không thể đối diện với bố mẹ được nữa, dù cậu ấy có muốn gặp bố mẹ thì chấn thương ấy sẽ hiện về ngăn cản cậu ấy mà thôi.
+ Khi đã coi con mình như công cụ, không có tình yêu thương, thấu hiểu, chia sẻ mà chỉ có áp đặt, bắt ép phải sống như ý chí bản thân mình, sử dụng quyền cha, mẹ một cách độc đoán.
Giờ thì mất tất cả: Nào thì thể diện, danh dự, bộ mặt gia đình và bây giờ thì mất luôn đứa con trai duy nhất. Cuộc đời nào còn đâu khổ hơn!
+ Nói người ta bất hiếu thì sao không kể đến nguyên do chăm sóc như tròng dây vào cổ người ta nên mới khiến chuyện như vậy xảy ra. Không có lửa thì lấy đâu ra khói. Trách người ta tàn nhẫn nhưng ai mới là người tàn nhẫn trc đây ? Không ai có quyền hành hạ cuộc đời người khác kể cả đó có là cha mẹ. Dù là đấng sinh thành nhưng không có nghĩa là họ thích làm gì người con của họ thì làm. Con sai thì bị chê trách là đúng, nhưng phụ huynh sai thì cũng phải bị chê trách chứ không thể ỷ quyền là cha mẹ thì không bao giờ sai kể cả khi họ đối xử tàn nhẫn với con cái.
+ Bố mẹ và con cái là 2 thực thể riêng biệt. Con cái đến với mình là cái duyên chứ nó không cầu xin bố mẹ sinh nó ra. Bố mẹ muốn con cái tôn trọng mình thì trước hết mình phải tôn trọng con cái đã. Mọi người nói Tiểu Hải nhẫn tâm nhưng không ai nói đến việc bố mẹ cậu ấy đã gây ra những vết thương tâm lý và huỷ hoại thời niên thiếu của 1 đứa trẻ. Vết thương tâm lý thì không hàn gắn được, thời gian thì cũng không quay lại được để mà bố mẹ có cơ hội sửa sai.
Tôi mong các bác, là các vị phụ huynh hãy từ bỏ suy nghĩ mình đang ban ơn cho con mình. Để rồi áp đặt, tự cho mình quyền tra tấn thể xác và tinh thần của con. Trước khi so sánh con mình với con người khác, trừng phạt con mình do mắc lỗi hãy tự hỏi mình đã tốt bằng cha/mẹ của đứa trẻ khác hay chưa? Con cái không so sánh bố mẹ, thì bố mẹ cũng vậy!
In closing, chúng ta không nên bàn về ai đúng ai sai và bình phẩm về họ, vì còn có những chuyện thâm sâu của gia đình họ, hãy xem đây là tấm gương để chúng ta xem xét lại cách chúng ta đang giáo dục con em, mà có sự điều chỉnh cho đúng hướng, hợp với thời đại.
Hai ba năm qua, vợ chồng ông Hoàng Lâm Sâm và bà Lưu Nhã Linh, nguyên giáo sư đại học thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô luôn nỗ lực tìm kiếm con trai duy nhất tên Hoàng Tiểu Hải. Người này đã không liên lạc với bố mẹ thời gian dài, cũng không ai biết hiện anh đang ở đâu.
Vợ chồng giáo sư bị con từ mặt 23 năm
Trung Quốc- Phải chịu những áp đặt hà khắc từ bố mẹ là giáo sư đại học suốt tuổi thơ, khi trưởng thành cậu con trai Tiểu Hải đã cắt liên lạc với đấng sinh thành.
vnexpress.net
Theo hàng xóm, việc từ bỏ bố mẹ của Tiểu Hải xuất phát từ những ký ức ám ảnh thời thơ ấu.
Còn tôi thì theo những quan điểm sau:
+ Cũng tại văn hóa Á Đông quá coi trọng chữ hiếu nhưng lại chẳng ai nói gì tới ngược đãi con cái. Gần đây mới có cái nhìn đa chiều hơn.
+ Mọi quan hệ xã hội như: cha con, vợ chồng, bạn bè... đổ vỡ đều vì nguyên nhân: "Ai cũng thích người khác phải theo ý mình".
+ Đây vẫn là quả báo rất nhẹ nhàng cho những loại cha mẹ độc hại làm khổ con cái. Ai cũng như cậu con trai này thì mấy ông bà mới tỉnh ngộ được, bớt vô bô cái mỏ hiếu thảo thế này thế nọ trong khi cha mẹ chẳng ra gì đi
+ Theo mình để ý, những người đối xử với con cái không ra gì hay lôi chuyện hiếu nghĩa ra nói hàng ngày và trên mạng xã hội.
+ Bố mẹ cậu ấy đã tạo một vết ám ảnh tâm lý từ tuổi thơ cho đến trưởng thành nên không thể nào gột rửa được. Cậu ấy đã được tự do, giờ chỉ cần có gì đó liên quan tới bố mẹ (giọng nói, hình ảnh...) thì chấn thương tâm lý sẽ bùng phát khiến cậu ấy không thể đối diện với bố mẹ được nữa, dù cậu ấy có muốn gặp bố mẹ thì chấn thương ấy sẽ hiện về ngăn cản cậu ấy mà thôi.
+ Khi đã coi con mình như công cụ, không có tình yêu thương, thấu hiểu, chia sẻ mà chỉ có áp đặt, bắt ép phải sống như ý chí bản thân mình, sử dụng quyền cha, mẹ một cách độc đoán.
Giờ thì mất tất cả: Nào thì thể diện, danh dự, bộ mặt gia đình và bây giờ thì mất luôn đứa con trai duy nhất. Cuộc đời nào còn đâu khổ hơn!
+ Nói người ta bất hiếu thì sao không kể đến nguyên do chăm sóc như tròng dây vào cổ người ta nên mới khiến chuyện như vậy xảy ra. Không có lửa thì lấy đâu ra khói. Trách người ta tàn nhẫn nhưng ai mới là người tàn nhẫn trc đây ? Không ai có quyền hành hạ cuộc đời người khác kể cả đó có là cha mẹ. Dù là đấng sinh thành nhưng không có nghĩa là họ thích làm gì người con của họ thì làm. Con sai thì bị chê trách là đúng, nhưng phụ huynh sai thì cũng phải bị chê trách chứ không thể ỷ quyền là cha mẹ thì không bao giờ sai kể cả khi họ đối xử tàn nhẫn với con cái.
+ Bố mẹ và con cái là 2 thực thể riêng biệt. Con cái đến với mình là cái duyên chứ nó không cầu xin bố mẹ sinh nó ra. Bố mẹ muốn con cái tôn trọng mình thì trước hết mình phải tôn trọng con cái đã. Mọi người nói Tiểu Hải nhẫn tâm nhưng không ai nói đến việc bố mẹ cậu ấy đã gây ra những vết thương tâm lý và huỷ hoại thời niên thiếu của 1 đứa trẻ. Vết thương tâm lý thì không hàn gắn được, thời gian thì cũng không quay lại được để mà bố mẹ có cơ hội sửa sai.
Tôi mong các bác, là các vị phụ huynh hãy từ bỏ suy nghĩ mình đang ban ơn cho con mình. Để rồi áp đặt, tự cho mình quyền tra tấn thể xác và tinh thần của con. Trước khi so sánh con mình với con người khác, trừng phạt con mình do mắc lỗi hãy tự hỏi mình đã tốt bằng cha/mẹ của đứa trẻ khác hay chưa? Con cái không so sánh bố mẹ, thì bố mẹ cũng vậy!
In closing, chúng ta không nên bàn về ai đúng ai sai và bình phẩm về họ, vì còn có những chuyện thâm sâu của gia đình họ, hãy xem đây là tấm gương để chúng ta xem xét lại cách chúng ta đang giáo dục con em, mà có sự điều chỉnh cho đúng hướng, hợp với thời đại.