Mỗi thời kì mỗi khác: Khi mới lập quốc, thời họ Đinh, Lê cho đến Trần thì các chức vụ quan trọng đều dành cho hoàng tộc. Chúng ta thấy thời Đinh, Tiền Lê, các con của họ đều được phong vương, thường được cầm quân đi đánh các nơi. Đến thời Trần, chia văn võ, đầu thời Trần, 2 người to nhất là Thái uý- nắm tinh binh, thường là em vua nắm giữ, như Thái uý Trần Nhật Hiệu- cầm quân Tinh cương.
Khi nguy cấp, sử chép, vua Trần dong thuyền đến hỏi Thái uý Trần Nhật Hiệu, sau lại đến hỏi Thái sư là vì thế.
Hồ Quý Ly cướp ngôi đc nhà Trần, theo Lê Quý Đôn, Hồ Quý Ly kiêm cả Thái sư, Thái uý nên mới khuynh loát triều đình:
Theo Lê Quý Đôn, thể lệ của nhà Trần, dùng người trong tộc họ Trần làm tể tướng, dẫu nắm công việc trong nước, cũng không được quyền cai quản quân đội, quyền bính trong nước do quan hành khiển giữ. Vua Nghệ Tông phá lệ, không dùng người họ Trần, phong Hồ Quý Ly làm bình chương phụ chính, lại cai quản cả quân đội, khiến cho quyền Hồ Quý Ly to lớn, mới gây ra họa cướp ngôi.(wiki)
Đến thời Lê Lợi, Lê Lợi không giữ lệ cũ để người trong họ nắm giữ chức vụ quan trọng như thời trc, đây là điều khác biệt của thời Lê về nhân sự. Khiến cho nhà Lê huy hoàng là vì thế.
Chức to nhất là Phạm Vấn, công thần number one của Lê Lợi, là 2 tể tướng:
Vinh lộc đại phu, Tả kim ngô vệ đại tướng quân, tước Thượng trí tự, phong là Suy trung tán trị hiệp mưu bảo chính công thần. Ít lâu sau, ông lại được thăng làm Nhập nội kiểm hiệu Bình chương quân quốc trọng sự và làm tể phụ đứng đầu.
Người thứ 2, là Lưu Nhân Chú:
Sau
hội thề Đông Quan, quân Minh rút về nước. Lê Lợi lên ngôi vua, tức là
Lê Thái Tổ, Lưu Nhân Chú được họ vua thành
Lê Nhân Chú và được phong làm Suy trung Tán trị Hiệp mưu Dương vũ công thần, nhập nội kiểm hiệu, Bình chương quân quốc trọng sự, đứng đầu hàng võ trong triều đình, kiêm coi chính sự nhà nước.
Sau mới đến Lê Sát, Lê Ngân....chứ không phải Nguyễn Trãi là to đâu nhé, N Trãi chả được phong chữ gì cả. Tức là Lê Lợi chia làm sao cho các bên gìn giữ trông coi lẫn nhau, sau này Lê Sát mới khuynh loát được tí, nhưng chưa bao giờ là quyền lực tuyệt đối, muốn làm gì thì làm trong triều cả. Sau này nhóm cựu thần của Lê Lợi,
team cũ này vẫn phế bỏ 1 vua, lập vua Lê Thánh Tông lên là vì thế. Đây là lần đầu tiên 1 team hợp sức để thay vua, chứ không phải là 1 cá nhân có quyền lực tuyệt đối nào đó. Nghĩa là Lê Lợi đã phân chia quyền lực rất khéo léo.
Còn đời sau nhà Mạc, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, hay thời Nguyễn chúng ta bàn sau.