[Funland] Thừa tướng với Thái sư, ai to hơn ạ

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Thừa tướng có từ thời Xuân Thu bên Tào, ở ta vào thời điểm đó vẫn đang là bộ tộc, bộ lạc nên chưa có thừa tướng là đúng cụ ạ
Thừa tướng tể tướng tướng quốc thời Minh mới bỏ sau vụ thừa tướng Hồ Duy Dung âm mưu tạo phản
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Lữ Gia đời Triệu Ai Vương gọi là thừa tướng mà (theo wiki)
Lữ gia là quan thái phó mà?
Mà nhà Triệu Đà vẫn dùng quan chế Trung hoa. Ông có phải triều đại Việt Nam ko còn tranh cãi
 

emlopcang

Xe buýt
Biển số
OF-548508
Ngày cấp bằng
2/1/18
Số km
774
Động cơ
162,840 Mã lực
Nơi ở
Trái tim bạn bè
Thời đó và sau này đến tận năm 25 TCN nước ta vẫn thuộc Tây Hán
 

emdeplam

Xe tăng
Biển số
OF-435103
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
1,138
Động cơ
246,835 Mã lực
Tuổi
29
Có khi thằng quan hoạn mới là to nhất :)))
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
9,483
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
thái sư là hàm trong tam công,
thừa tướng là chức vụ trong triều đình
không so sánh được
- Tể tướng (ở một số triều đại gọi là Thừa tướng): Là người đứng đầu của các quan văn trong triều, có thể thay mặt vua xử lý mọi việc hành chính quốc gia.

- Thái sư: Là thầy, nuôi nấng, dậy dỗ vua (gọi là Tam Công, bao gồm Thái sư, Thái phó, Thái bảo).

Hai chức trên đều thuộc hàng quan nhất phẩm (cao nhất trong triều đình, chỉ dưới mỗi nhà vua).

Tùy từng thời kỳ của mỗi triều đại khác nhau mà có quyền lực mạnh yếu hơn nhau.

Vì vậy câu hỏi của cụ chủ thớt theo em là không có câu trả lời.
Em lại được nghe rằng Tam công tức là 3 chức: Tư không, Tư mã, Tư đồ cơ.
Các cụ giảng rõ hơn chút đi.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Em lại được nghe rằng Tam công tức là 3 chức: Tư không, Tư mã, Tư đồ cơ.
Các cụ giảng rõ hơn chút đi.
Thay vì tam thái thì họ đổi thành tam tư. Tư đồ tư mã tư không vai trò như tam thái.
Tư đồ là Thái Sư. Tư không là thái phó đại tư mã là Thái úy
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,661
Động cơ
972,957 Mã lực
Đến vua nhiều khi còn chả to nhất nữa là thừa tướng với Thái sư ;)) Ông nào nắm quyền ông đó mạnh, đời là vậy :))
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Em nghĩ thừa tướng to hơn, như thời 3 quốc KM với TT lên đến thừa tướng là hết.
 

ngắmgiăng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-402185
Ngày cấp bằng
22/1/16
Số km
2,914
Động cơ
251,529 Mã lực
Thừa tướng to hơn Thái sư, nhưng thời xưa cứ lắm được binh quyền thì to nhất, nhiều ông hoạn quan mà nắm đầu được cả vua.
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
9,483
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Thay vì tam thái thì họ đổi thành tam tư. Tư đồ tư mã tư không vai trò như tam thái.
Tư đồ là Thái Sư. Tư không là thái phó đại tư mã là Thái úy
em nhầm là tam thái chứ không phải tam công.

Tuy nhiên, thái sư tức là thầy vua là "người soi đường chỉ lối" cho nhà vua. Cho nên về hàm là phải cao nhất, nhưng quyền lực thì lại không bằng tể tướng. Nôm na như kiểu chủ tịch nước với thủ tướng. To hơn nhưng quyền lực lại không bằng.
Tam công là Tam công, chỉ có thể là Tư mã, Tư không, Tư đồ.
Chứ còn chức vụ khác hoặc chức vụ tương đương nhưng làm công việc của Tam công thì tính làm gì, phỏng ạ?
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Cháu đang xem phim Tung Của, thấy loạn cả tai: một bên là bẩm thừa tướng, một bên là bẩm thái sư


Theo em được biết, to nhất là vua (hoặc thái thượng hoàng), dưới vua thì có nhiều chức kiểu như nguyên soái, quốc công, thừa tướng, thái sư...

Vậy chức nào to nhất sau vua ạ, là giữa Thừa tướng với Thái sư, ai to hơn ai ạ

Thanh kiu :-bd
Tùy quy định mỗi triều... dưng thường thì Thái sư có ảnh hưởng lớn hơn Thừa tướng... dưng thực quyền ít hơn
( Chắc như chức Tổng bí thở bi h)
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Mỗi thời kì mỗi khác: Khi mới lập quốc, thời họ Đinh, Lê cho đến Trần thì các chức vụ quan trọng đều dành cho hoàng tộc. Chúng ta thấy thời Đinh, Tiền Lê, các con của họ đều được phong vương, thường được cầm quân đi đánh các nơi. Đến thời Trần, chia văn võ, đầu thời Trần, 2 người to nhất là Thái uý- nắm tinh binh, thường là em vua nắm giữ, như Thái uý Trần Nhật Hiệu- cầm quân Tinh cương.

Khi nguy cấp, sử chép, vua Trần dong thuyền đến hỏi Thái uý Trần Nhật Hiệu, sau lại đến hỏi Thái sư là vì thế.

Hồ Quý Ly cướp ngôi đc nhà Trần, theo Lê Quý Đôn, Hồ Quý Ly kiêm cả Thái sư, Thái uý nên mới khuynh loát triều đình:

Theo Lê Quý Đôn, thể lệ của nhà Trần, dùng người trong tộc họ Trần làm tể tướng, dẫu nắm công việc trong nước, cũng không được quyền cai quản quân đội, quyền bính trong nước do quan hành khiển giữ. Vua Nghệ Tông phá lệ, không dùng người họ Trần, phong Hồ Quý Ly làm bình chương phụ chính, lại cai quản cả quân đội, khiến cho quyền Hồ Quý Ly to lớn, mới gây ra họa cướp ngôi.(wiki)

Đến thời Lê Lợi, Lê Lợi không giữ lệ cũ để người trong họ nắm giữ chức vụ quan trọng như thời trc, đây là điều khác biệt của thời Lê về nhân sự. Khiến cho nhà Lê huy hoàng là vì thế.

Chức to nhất là Phạm Vấn, công thần number one của Lê Lợi, là 2 tể tướng:

Vinh lộc đại phu, Tả kim ngô vệ đại tướng quân, tước Thượng trí tự, phong là Suy trung tán trị hiệp mưu bảo chính công thần. Ít lâu sau, ông lại được thăng làm Nhập nội kiểm hiệu Bình chương quân quốc trọng sự và làm tể phụ đứng đầu.

Người thứ 2, là Lưu Nhân Chú:

Sau hội thề Đông Quan, quân Minh rút về nước. Lê Lợi lên ngôi vua, tức là Lê Thái Tổ, Lưu Nhân Chú được họ vua thành Lê Nhân Chú và được phong làm Suy trung Tán trị Hiệp mưu Dương vũ công thần, nhập nội kiểm hiệu, Bình chương quân quốc trọng sự, đứng đầu hàng võ trong triều đình, kiêm coi chính sự nhà nước.

Sau mới đến Lê Sát, Lê Ngân....chứ không phải Nguyễn Trãi là to đâu nhé, N Trãi chả được phong chữ gì cả. Tức là Lê Lợi chia làm sao cho các bên gìn giữ trông coi lẫn nhau, sau này Lê Sát mới khuynh loát được tí, nhưng chưa bao giờ là quyền lực tuyệt đối, muốn làm gì thì làm trong triều cả. Sau này nhóm cựu thần của Lê Lợi, team cũ này vẫn phế bỏ 1 vua, lập vua Lê Thánh Tông lên là vì thế. Đây là lần đầu tiên 1 team hợp sức để thay vua, chứ không phải là 1 cá nhân có quyền lực tuyệt đối nào đó. Nghĩa là Lê Lợi đã phân chia quyền lực rất khéo léo.


Còn đời sau nhà Mạc, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, hay thời Nguyễn chúng ta bàn sau.
 

Tony Kroos

Xe tải
Biển số
OF-495766
Ngày cấp bằng
8/3/17
Số km
305
Động cơ
190,480 Mã lực
Tuổi
38
giờ đông lào thì ai to nhất cc nhỉ
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,137
Động cơ
548,431 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Quan trọng là vua thích anh nào. Một khi vua đã thích kể cả ông thái giám cũng quyền nghiêng thiên hạ mà lạng rưỡi thịt bụng đầy lông còn sai khiến được cả triều đình. Còn để vua ghét thì thái hay thừa bem phút mốt.
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Đến thời mà Mạc Đăng Dung nổi lên, tay này nhờ khôn khéo nuôi binh ở Hải Dương, chờ lúc các phe phái đánh nhau chán chê, lão mới đem quân ra để bảo vệ hoàng tộc và đánh dẹp. Đánh đâu thắng đó, nên dần dần khuynh loát triều đình, kiểu như thời Tam quốc. Con cái các dòng họ lớn cũng nắm nhiều quân, như Nguyễn Kim, chả khác gì Viên Thiệu cả.

Đến thời Trịnh- Nguyễn phân tranh hình như các vị chúa 2 bên trời sinh đều giỏi giang, tự nắm quân đội, tự làm Thủ tướng để điều hành, chả có ai to, mà Chúa nắm quyền lực tuyệt đối.

Đến thời nhà Nguyễn sau này, các vua N Ánh, Minh Mệnh,...em không rõ, sau này hình như vua toàn bé, quyền lực thuộc về 3 người của Viện cơ mật, 3 tay này làm phụ chính, khuynh loát triều đình, như Nguyễn Thân.

Phụ chính đại thần là những người chấp chính ở triều đình An Nam khi vua còn nhỏ, thời vua Thành Thái, có 3 vị phụ chính đại thần. Đệ nhất phụ chính là Tuy Lý Vương Miên Trinh, người không có thực quyền; Đệ nhị phụ chính là Nguyễn Trọng Hợp; Đệ tam phụ chính là Nguyễn Thân. Nguyễn Trọng Hợp và Nguyễn Than là hai người nắm đại quyền trong triều đình
 

hocsinhc

Xe tăng
Biển số
OF-546782
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
1,870
Động cơ
177,153 Mã lực
Tuổi
35
Nhân chuyện của thớt, mày mò wiki, tìm ra phần thông tin khá thú vi về Lục Bộ

Bộ Lại: Phụ trách mảng tổ chức cán bộ. Tương đương Ban tổ chức TW, Ủy ban KT, Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa TTDL
Bộ Lễ: Tương đương Bộ giáo dục
Bộ Hộ: Quản lý tài nguyên, thuế má, phân phát cho dân. Tương đương Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, các Bộ kinh tế ngành
Bộ Binh: tương đương Bộ QP
Bộ Hình: tương đương với Tòa án
Bộ Công: nắm mảng xây dựng cơ bản. Tương đương với các Bộ làm mảng đầu tư cơ sở hạ tầng như Bộ Xây dựng, Giao Thông, Thủy lợi
 

toiyeutulanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-529950
Ngày cấp bằng
2/9/17
Số km
1,013
Động cơ
176,050 Mã lực
Tuổi
37
Cụ Trãi các cụ cứ bốc thơm lên, chứ cụ í cũng như cụ Đào Công Soạn, 1 quan văn, vị này theo Lịch triều hiến chương loại chí, là người sứ giả vào thành Đông Quan, và vị này được hầu vua dạy, chứ N Trãi bị Lê Thái Tông từ chối. Cũng là NHập nội Đại hành khiển.

Thời Lê Thái Tông, ông kiêm coi việc ở Viện Thẩm hình, làm tri Thẩm hình viện sự[5]. Mùa đông năm 1435 ông được thăng chức Sứ thẩm hình, kiêm Thượng thư bộ Lễ. Khi sứ nhà Minh sang, ông là người am hiểu ngoại giao, được giao việc đón tiếp. Sang năm 1436, ông lại phụng mệnh làm chánh sứ sang nhà Minh cầu phong cho Lê Thái Tông.[1]

Mùa thu năm 1437 ông được gia phong chức Tả thị lang Môn hạ, tham gia việc xét địa bạ tịch ở Bắc đạo.[1]

Năm 1444 đời Lê Nhân Tông, ông lại làm chánh sứ sang cống nhà Minh. Khi trở về, ông được phong chức hầu, giảng ở tòa Kinh diên.[1]

Năm 1449, ông cáo lão xin nghỉ hưu nhưng vua Nhân Tông không cho mà thăng ông làm Nhập nội đại hành khiển, coi việc ba quán: Nho quán, Sùng văn quán và Tú lâm cực.[1]
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top