[Funland] Thu phí cho đường cao tốc do ngân sách đầu tư

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,416
Động cơ
431,091 Mã lực
Bỏ là bỏ thế nào? Còn đang phình to cụ kìa. Cơ quan em họp chi bộ suốt, toàn bị nhắc yếu kém vì ít người, quy mô phải gấp nhiều lần. Em ủng hộ tăng số hội, đoàn, đẩng lên gấp 2,3 đi cho nó đông.
Để mùa xuân đến sớm hả cụ =))
 

mr.l0nely.184

Xe điện
Biển số
OF-36141
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
3,437
Động cơ
507,958 Mã lực
Nơi ở
Tối đâu là nhà,Ngã đâu là giường...
E hỏi Ngu tẹo? Ngân sách nhà nước thì lấy từ nguồn nào ạh? Có phải phần nào đó là từ tiền thuế mà người dân nộp? Vại giờ lấy cái tiền từ nguồn thu từ dân, doanh nghiệp rồi làm đường, xong lại đè chúng nó ra để thu phí tiếp khi chúng nó đi vào con đg mà chính chúng nó đã đóng góp phần nào ạh? Hay hay là ^:)^
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,414
Động cơ
535,920 Mã lực
Thế này thì hết đường chạy các CỤ nhỉ.

ÂU LO


CHÀO BUỔI SÁNG
Khó lòng đồng thuận
Mai Hà
Mai Hà
1
2
3
4
5

maithu301@gmail.com
04:26 - 26/08/2020 0 THANH NIÊN

Cao tốc Nhật Tân - Nội Bài, Hà Nội - Thái Nguyên... có thể sẽ thu phí với người tham gia giao thông sau nhiều năm miễn phí.


Sự thay đổi bất ngờ này đang được dự thảo trong luật Giao thông đường bộ sửa đổi cũng như đề án thu phí đường cao tốc do ngân sách đầu tư đang được Bộ GTVT chủ trì soạn thảo.
Cách đây 7 năm, phí sử dụng đường bộ chỉ còn áp với các trạm BOT để hoàn vốn, 17 trạm thu phí trên các tuyến đường do ngân sách đầu tư đã được xóa bỏ do người dân đã đóng phí quỹ bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện. Nay với dự thảo mới, người dân vừa phải đóng phí bảo trì, vừa đóng phí khi đi qua các trạm BOT (trên quốc lộ, cao tốc do doanh nghiệp đầu tư) để hoàn vốn và vừa đóng luôn phí cho các tuyến cao tốc do ngân sách đầu tư.
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ khi giải thích về luật Giao thông đường bộ sửa đổi đã cho rằng tất cả cao tốc đều đã có đường song hành, nên thu phí đường cao tốc đầu tư bằng nguồn vốn nào cũng sẽ thu cả đời. Kể cả các dự án BOT sau này, khi hết thời hạn hoàn vốn, nhà nước sẽ bảo trì nên cũng tiếp tục thu phí.
Đành rằng việc thu phí sẽ mang tới nguồn thu hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách mỗi năm, từ đó có thêm nguồn để duy tu, bảo trì các tuyến đường hiện nay, song có 2 vấn đề lớn mà người dân khó lòng đồng thuận:
Thứ nhất, dù Bộ GTVT lý giải không có chuyện “phí chồng phí”, nếu không muốn đóng phí cao tốc có thể chọn các tuyến quốc lộ song hành. Song theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, người dân gần như không có sự lựa chọn đường đi, bởi nhiều tuyến đường song song với cao tốc hiện nay đều đã thu phí. Ví dụ nếu muốn tránh đóng phí cho cao tốc Nội Bài - Nhật Tân, thì tuyến đường song song là Bắc Thăng Long - Nội Bài cũng đang thu phí.
Thứ hai, các dự án sẽ thu phí trọn đời với lý do hoàn vốn và có nguồn bảo trì. Tuy nhiên, dự án đầu tư bằng nguồn nào, vốn ngân sách, vốn vay ODA hay vốn tư nhân đều có tổng mức đầu tư (đã tính cả phần bảo trì) có thể quy ra thời hạn thu phí, không thể thu bao lâu tùy thích. Chưa kể, nếu thu trọn đời, bên nào sẽ được giao thu phí, nguồn thu được sử dụng có đảm bảo minh bạch hay không, vai trò của Quỹ bảo trì đường bộ bao năm qua ra sao... có lẽ chính cơ quan soạn thảo là Bộ GTVT cũng khó trả lời. Trong văn bản góp ý, Bộ Tài chính cũng chỉ thẳng “phí sử dụng đường cao tốc chưa có sự phân biệt rõ ràng với phí sử dụng đường bộ đang thu qua đầu phương tiện hiện nay và không minh bạch về thời gian thu phí”.
Cần phải nhắc lại, chi phí logistics ở Việt Nam hiện ở mức 21%, thuộc nhóm cao trong khu vực và thế giới. Giảm chi phí logistics, trong đó có chi phí đường bộ là một giải pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển, thay vì tăng chi phí, tạo sức ép lớn lên doanh nghiệp.
“Không có bữa ăn nào là miễn phí”, muốn đi đường đẹp hơn thì phải trả tiền. Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng quyền lựa chọn của người dân phải được đảm bảo, hoặc đi đường xấu hơn nhưng miễn phí, hoặc “đóng phí trọn đời” thì phải tháo gánh nặng phí sử dụng đường bộ đóng qua phương tiện hằng năm hiện nay, không thể tận thu bằng mọi cách!
Tương lai mọi đường cao tốc đều phải thu phí như cao tốc BN thì mới có tiền để xây dựng và bảo trì?
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,955
Động cơ
580,744 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Thế này thì hết đường chạy các CỤ nhỉ.

ÂU LO


CHÀO BUỔI SÁNG
Khó lòng đồng thuận
Mai Hà
Mai Hà
1
2
3
4
5

maithu301@gmail.com
04:26 - 26/08/2020 0 THANH NIÊN

Cao tốc Nhật Tân - Nội Bài, Hà Nội - Thái Nguyên... có thể sẽ thu phí với người tham gia giao thông sau nhiều năm miễn phí.


Sự thay đổi bất ngờ này đang được dự thảo trong luật Giao thông đường bộ sửa đổi cũng như đề án thu phí đường cao tốc do ngân sách đầu tư đang được Bộ GTVT chủ trì soạn thảo.
Cách đây 7 năm, phí sử dụng đường bộ chỉ còn áp với các trạm BOT để hoàn vốn, 17 trạm thu phí trên các tuyến đường do ngân sách đầu tư đã được xóa bỏ do người dân đã đóng phí quỹ bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện. Nay với dự thảo mới, người dân vừa phải đóng phí bảo trì, vừa đóng phí khi đi qua các trạm BOT (trên quốc lộ, cao tốc do doanh nghiệp đầu tư) để hoàn vốn và vừa đóng luôn phí cho các tuyến cao tốc do ngân sách đầu tư.
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ khi giải thích về luật Giao thông đường bộ sửa đổi đã cho rằng tất cả cao tốc đều đã có đường song hành, nên thu phí đường cao tốc đầu tư bằng nguồn vốn nào cũng sẽ thu cả đời. Kể cả các dự án BOT sau này, khi hết thời hạn hoàn vốn, nhà nước sẽ bảo trì nên cũng tiếp tục thu phí.
Đành rằng việc thu phí sẽ mang tới nguồn thu hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách mỗi năm, từ đó có thêm nguồn để duy tu, bảo trì các tuyến đường hiện nay, song có 2 vấn đề lớn mà người dân khó lòng đồng thuận:
Thứ nhất, dù Bộ GTVT lý giải không có chuyện “phí chồng phí”, nếu không muốn đóng phí cao tốc có thể chọn các tuyến quốc lộ song hành. Song theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, người dân gần như không có sự lựa chọn đường đi, bởi nhiều tuyến đường song song với cao tốc hiện nay đều đã thu phí. Ví dụ nếu muốn tránh đóng phí cho cao tốc Nội Bài - Nhật Tân, thì tuyến đường song song là Bắc Thăng Long - Nội Bài cũng đang thu phí.
Thứ hai, các dự án sẽ thu phí trọn đời với lý do hoàn vốn và có nguồn bảo trì. Tuy nhiên, dự án đầu tư bằng nguồn nào, vốn ngân sách, vốn vay ODA hay vốn tư nhân đều có tổng mức đầu tư (đã tính cả phần bảo trì) có thể quy ra thời hạn thu phí, không thể thu bao lâu tùy thích. Chưa kể, nếu thu trọn đời, bên nào sẽ được giao thu phí, nguồn thu được sử dụng có đảm bảo minh bạch hay không, vai trò của Quỹ bảo trì đường bộ bao năm qua ra sao... có lẽ chính cơ quan soạn thảo là Bộ GTVT cũng khó trả lời. Trong văn bản góp ý, Bộ Tài chính cũng chỉ thẳng “phí sử dụng đường cao tốc chưa có sự phân biệt rõ ràng với phí sử dụng đường bộ đang thu qua đầu phương tiện hiện nay và không minh bạch về thời gian thu phí”.
Cần phải nhắc lại, chi phí logistics ở Việt Nam hiện ở mức 21%, thuộc nhóm cao trong khu vực và thế giới. Giảm chi phí logistics, trong đó có chi phí đường bộ là một giải pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển, thay vì tăng chi phí, tạo sức ép lớn lên doanh nghiệp.
“Không có bữa ăn nào là miễn phí”, muốn đi đường đẹp hơn thì phải trả tiền. Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng quyền lựa chọn của người dân phải được đảm bảo, hoặc đi đường xấu hơn nhưng miễn phí, hoặc “đóng phí trọn đời” thì phải tháo gánh nặng phí sử dụng đường bộ đóng qua phương tiện hằng năm hiện nay, không thể tận thu bằng mọi cách!
Chả vấn đề gì, nếu thu và chi đúng mục đích!
 

dzungtq

Xe tải
Biển số
OF-86821
Ngày cấp bằng
27/2/11
Số km
224
Động cơ
410,995 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.muitenvang.vn
Giảm thôi, không bỏ được cụ ạ.
Thu cái kia để phát triển đường cao tốc thôi.
Còn 1 đống đường như quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, xã hộ, thôn lộ...
Giảm là phương án tốt, sau trượt giá thì lại tăng sau :) vặt Lông vịt nhiều tay nó cũng thuận hơn vịt nó cũng đỡ kêu hơn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top