[Funland] Thớt tổng hợp về tất cả những gì liên quan đến Trung Nguyên

Ngỗng già

Xe buýt
Biển số
OF-366731
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
819
Động cơ
264,241 Mã lực
Thế phải chạy theo quỳ lạy van xin nó à, hay phải sống thế nào, có một người cha như anh vũ cũng đáng ngẫng mặt lên tự hào với đời rồi.
Hình như lính đánh thuê, còm nào cũng khó ưa.
 

Kodo autodoor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617450
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
477
Động cơ
121,790 Mã lực
Hình như cụ chưa đọc kỹ phán quýêt của tòa và giải thích của cụ taplai. Bản chất tòa tuyên ko có câu bà T phải BÁN CP cho ông V mà tuyên như sau : e copy lại trên CafeF để cụ đọc kỹ lại.

"Thứ ba về tài sản, giao ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần của bà Thảo tại Trung Nguyên, bao gồm tất cả các đơn vị liên quan, ông Vũ có trách nhiệm thay đổi giấy phép kinh doanh của các công ty này.

Giao bà Thảo sở hữu toàn bộ số tiền vàng tại các ngân hàng với giá trị 1.700 tỷ tại thời điểm xét xử. Bà Thảo cũng được giao sở hữu những bất động sản đang quản lý, quyền sử dụng đất và gắn liền với đất gồm 7 bất động sản trị giá 375 tỷ; Ngoài ra, ông Vũ có trách nhiệm thanh toán lượng cổ phần Trung Nguyên chênh lệch của bà Thảo tương đương 1.200 tỷ. "

Nghiã là tòa giao trực tiếp ts này cho ông V, ts kia cho bà T. Ko phải thỏa thuận mua bán gì cả.
Em thấy lạ, tòa lại có quyền giao tài sản?
Tòa có phải chủ sở hữu đâu mà giao nhỉ?
 

Kodo autodoor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617450
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
477
Động cơ
121,790 Mã lực
Cụ chưa đọc tóm tắt bản án đúng ko qh? Cụ nên đọc trc khi chém vấn đề nay.
Toà có căn cứ họ mới phán quýêt như vậy:
- Chia CP tỷ lệ 60-40 căn cứ trên đóng góp của mỗi ng.
- Yêu cầu ông Vũ đc CP, bà Thảo nhận tiền do bà Thảo đang điều hành nhãn hiệu cafe khác là King coffee nên vi phạm luật cạnh tranh.
Vấn đề là định giá CP như nào?
Ok là chia cho bà T 40% và ông V 60% , nhưng lấy căn cứ đâu để quy CP ra tiền?
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,474 Mã lực
Vấn đề là định giá CP như nào?
Ok là chia cho bà T 40% và ông V 60% , nhưng lấy căn cứ đâu để quy CP ra tiền?
Nó được nhìn nhận là tài sản chứ không phải công ty trong vụ này theo yêu cầu của cả nguyên đơn và bị đơn.
Giá trị ts đó đã được định giá, tất cả các bên đều thừa nhận con số đó.
Thẩm quyền tòa là chia thôi. Chia theo qđ pháp luật và nhận định của tòa. Nhận định của tòa cũng tương đồng với VKS cụ nhé.
 

sleeping

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-367920
Ngày cấp bằng
24/5/15
Số km
1,707
Động cơ
271,557 Mã lực
Vấn đề là định giá CP như nào?
Ok là chia cho bà T 40% và ông V 60% , nhưng lấy căn cứ đâu để quy CP ra tiền?
Có thuê đơn vị định giá mà, phí định giá là hơ. 4 tỷ, mỗi bên phải nộp 2,1 tỷ:

Về lệ phí định giá tài sản, ông Vũ đã nộp đủ hơn 2,1 tỷ đồng cho Công ty TNHH thẩm định giá Sài Gòn. Về phần mình, bà Thảo phải nộp 2,1 tỷ đồng, hiện đã nộp 875 triệu nên chỉ phải thanh toán thêm 1,2 tỷ đồng.
 

Kodo autodoor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617450
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
477
Động cơ
121,790 Mã lực
Nó được nhìn nhận là tài sản chứ không phải công ty trong vụ này theo yêu cầu của cả nguyên đơn và bị đơn.
Giá trị ts đó đã được định giá, tất cả các bên đều thừa nhận con số đó.
Thẩm quyền tòa là chia thôi. Chia theo qđ pháp luật và nhận định của tòa. Nhận định của tòa cũng tương đồng với VKS cụ nhé.
Vâng, giải thích như cụ dễ hiểu.
Như vậy ko nên dùng từ CP ở đây, mà là định giá cty rồi chia 60-40.
 

8828

Xe buýt
Biển số
OF-90858
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
593
Động cơ
412,263 Mã lực
Nơi ở
Freedom
Em thấy lạ, tòa lại có quyền giao tài sản?
Tòa có phải chủ sở hữu đâu mà giao nhỉ?
Theo luật HNGĐ thì Ts chung 2 bên tự thỏa thuận và trong truờng hợp ko tự thỏa thuận đc thì sẽ đề nghị tòa phân xử. Trong vụ này, thì 2 bên ko thỏa thuận đc phần này nên đều đề nghị tòa phân xử. Chứ tòa đâu có mua bán gì đâu mà cần quỳên sở hữu ah.
Còn về giá trị thì đã có cụ trả lời rồi chắc cụ cũng ok rồi ah.
 

Hàng Than

Xe tải
Biển số
OF-615442
Ngày cấp bằng
12/2/19
Số km
395
Động cơ
121,770 Mã lực
có vẻ toà xử sai sai

tiền mặt và bds của hai vc chia đôi thì chuẩn rồi

nhưng cổ phần tập đoàn TN và các cty con của TN thì chia 6-4 là ko hợp lý, lẽ ra phải chia 50% cho mẹ ông Vũ, còn hai vc mỗi người chỉ được 25% mới chuẩn...vì cty này do gia đình ô Vũ lập nên và phát triển, đặc biệt là ông Mơ cha ông Vũ công đầu, khi chia thì phần của ông Mơ đã mất phải chuyển cho mẹ ô Vũ mới chuẩn....năm 98 hai vc V-T cưới nhau thì cafe TN đã rất mạnh, mạng lưới tràn ra khắp cả nước như vũ bão rồi, thời những năm cuối 90 ai chẳng biết chẳng ngưỡng mộ thần tượng a V cafe TN...

vụ này xảy ra lại là lời cảnh tỉnh cho nhiều cty gia đình khác tỉnh táo trong việc quản lý cổ phần gia đình khi con cái cưới vợ cưới chồng....nhìn vào bản án này chắc chắn nhiều đại gia sẽ phải rà soát lại việc qlý cổ phần cty gia đình
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,474 Mã lực
có vẻ toà xử sai sai

tiền mặt và bds của hai vc chia đôi thì chuẩn rồi

nhưng cổ phần tập đoàn TN và các cty con của TN thì chia 6-4 là ko hợp lý, lẽ ra phải chia 50% cho mẹ ông Vũ, còn hai vc mỗi người chỉ được 25% mới chuẩn...vì cty này do gia đình ô Vũ lập nên và phát triển, đặc biệt là ông Mơ cha ông Vũ công đầu, khi chia thì phần của ông Mơ đã mất phải chuyển cho mẹ ô Vũ mới chuẩn....năm 98 hai vc V-T cưới nhau thì cafe TN đã rất mạnh, mạng lưới tràn ra khắp cả nước như vũ bão rồi, thời những năm cuối 90 ai chẳng biết chẳng ngưỡng mộ thần tượng a V cafe TN...

vụ này xảy ra lại là lời cảnh tỉnh cho nhiều cty gia đình khác tỉnh táo trong việc quản lý cổ phần gia đình khi con cái cưới vợ cưới chồng....nhìn vào bản án này chắc chắn nhiều đại gia sẽ phải rà soát lại việc qlý cổ phần cty gia đình
Thật ra b T đã rất có lợi rồi, còn lòng tham con người khi phát tác rất khó nói, khó chữa (dạng như tế bào ung thư không kiểm soát được).
Vì tòa phải dựa theo chứng cứ, bố mẹ ô V bán 2 căn nhà cho con làm vốn, nên chỉ tính là vốn của ô V. Bà T ko có chứng cứ góp vốn khi khởi nghiệp. Xét trên giấy tờ, mẹ và chị ô V chỉ có 10% nên đương nhiên 2 vợ chồng là 90% (ở cty tài chính TN). Trên giấy tờ góp cp, ông V luôn có số cp vượt trội so với b T, nhưng cho nhanh gọn nên ô V chấp nhận kèo 6-4 như tòa phán. Mục tiêu giữ dc TN, loại b T khỏi TN thành công, những cái lẻ tẻ ô ấy bỏ qua cho nhanh và đỡ đau lòng.
 

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Hài vãi, rất nhiều cụ không hiểu quyền của 1 toà án dân sự, quan toà xử án ly hôn có những quyền gì? Gán cmn luật cạnh tranh doanh nghiệp, rồi cho quan toà được quyền tước cmn CỔ PHIẾU của 1 bên cho bên kia.
Toà không có cái quyền ý, chỉ được chia TÀI SẢN.
Nghĩa tức là cổ phiếu ai người ấy giữ. Nếu 1 bên không có cổ phiếu thì sẽ chia bằng cách quy cổ phiếu của bên nắm cổ phiếu sang thành tiền và chia tiền, chứ éo có quyền tước cổ phiếu của bên này chia cho bên kia.
Toà cũng éo có quyền mang luật cạnh tranh doanh nghiệp ra áp vào án ly hôn.
 

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Dài. Éo biết ông OF nào đọc không nhưng đáng đọc để khỏi cãi nhảm

Đây là bài của 1 giảng viên luật doanh nghiệp của ĐH Luật Tp. HCM - anh Từ Thanh Thảo


"VỤ ÁN LY HÔN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY”

Tưởng chừng đó là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau và không có liên quan gì với nhau cả về lý luận và pháp lý, nhưng hai vấn đề này đã được tòa giải quyết rốt ráo trong cùng một vụ án về hôn nhân, gia đình. Bài viết bình luận một số khía cạnh lý luận và pháp lý về các vấn đề này, đây là quan điểm cá nhân nhìn nhận dưới góc độ khoa học pháp lý, không có ý nghĩa khen, chê, đại diện hay bảo vệ cho lợi ích của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

THẨM QUYỀN CỦA TÒA TRONG VỤ ÁN LY HÔN NHƯ THẾ NÀO?
Về mặt lý luận, quan hệ giữa vợ chồng bao gồm hai nhóm là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, do đó các tranh chấp của vợ chồng nói chung và tranh chấp trong một vụ án về ly hôn giữa hai vợ chồng chỉ có thể là những tranh chấp về hai nhóm quan hệ này, từ đó dẫn đến thẩm quyền của tòa án khi giải quyết vụ việc về ly hôn giữa hai vợ chồng cũng chỉ tập trung xem xét và phân xử trong nội bộ khuôn khổ các quan hệ tranh chấp này mà thôi.

Về mặt pháp lý, theo quy định Điều 27 Bộ luật TTDS 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, cũng như quy định tại Điều 28 Bộ luật TTDS 2015 đang có hiệu lực, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy khi thụ lý vụ án về ly hôn, tòa chỉ có thể giải quyết các yêu cầu của các bên về các vấn đề liên quan đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân nêu trên. Tuyệt nhiên các vấn đề về quản lý, điều hành công ty không liên quan gì đến những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Các tranh chấp hay yêu cầu về quản trị công ty thuộc phạm trù những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại Điều 30, 31 BLTTDS 2015. Do đó chỉ trong vụ kiện liên quan đến tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ trong công ty CP, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, thì khi đó tòa mới có quyền phân xử các vấn đề này.

Bên cạnh đó, qua thông tin báo chí, được biết trong vụ án ly hôn này, tòa còn nhận định về hành vi có căn cứ vi phạm Luật cạnh tranh của một bên mặc dù toà không phán quyết về vấn đề này. Chúng tôi cho rằng tòa không có quyền, dù chỉ là nhận định chủ thể nào vi phạm Luật cạnh tranh hay có căn cứ vi phạm Luật cạnh tranh. Cần lưu ý rằng, tố tụng cạnh tranh hoàn toàn độc lập với tố tụng dân sự. Theo Luật cạnh tranh hiện hành, chỉ có Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc đối với từng vụ việc cụ thể) mới có thẩm quyền xem xét, giải quyết và kết luận về các hành vi được xem là vi phạm Luật cạnh tranh và đưa ra biện pháp xử lý.

TÒA CÓ QUYỀN GIAO CHO AI ĐÓ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CÔNG TY KHÔNG?
Chế định người quản lý công ty là một chế định điều chỉnh bởi pháp luật doanh nghiệp, theo đó trong công ty CP, người quản lý công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty (khoản 18 Điều 4 Luật DN). Các chức danh quản lý này do các cơ quan quyền lực (ĐHĐCĐ), cơ quan quản lý (HĐQT)...quyết định việc bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm và do điều lệ, quy chế quản trị nội bộ của công ty quy định (nhưng không được trái luật). Ví dụ, việc ai là thành viên HĐQT phải do ĐHĐCĐ bầu ra theo phương thức bầu dồn phiếu hoặc cách khác do điều lệ quy định (Điều 135, Điều 144 LDN); việc ai giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT, GĐ/TGĐ phải do chính HĐQT quyết định (Điều 149, Điều 152 LDN); ...theo học thuyết về phân chia quyền lực trong công ty cổ phần.

Do đó tòa không có quyền giao cho bất kỳ cá nhân nào nắm giữ quyền quản lý công ty. Chỉ trong trường hợp có tranh chấp về việc bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý nêu trên, các bên khởi kiện đến tòa, thì khi đó trong vụ án kinh doanh, thương mại này, tòa sẽ có quyền xem xét, nếu các Nghị quyết này không đảm bảo tính pháp lý thì tòa tuyên hủy bỏ (NQ của ĐHĐCĐ) hoặc đình chỉ (NQ của HĐQT), còn ngược lại nếu các Nghị quyết này đảm bảo đúng pháp luật và điều lệ, quy chế quản trị nội bộ công ty thì tòa sẽ bác yêu cầu khởi kiện và giữ nguyên các NQ này...chứ tòa không có quyền giao hay không giao cho bất kỳ ai đó đảm trách việc quản lý công ty.

CỔ PHẦN ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO TRONG VỤ ÁN VỀ LY HÔN?
Cổ phần có phải là tài sản để chia trong vụ án về ly hôn như các tài sản thông thường khác hay không, chúng tôi sẽ có bài phân tích sau. Ở đây chúng ta tạm thừa nhận cổ phần là tài sản để chia trong vụ án ly hôn giữa hai vợ chồng, vậy tòa được quyền chia như thế nào?

Trong một vụ việc cụ thể, toà đã chia cho người chồng hưởng 60%, còn người vợ hưởng 40%, đồng thời giao cho người chồng sở hữu luôn các cổ phần của người vợ và người chồng có trách nhiệm trả tiền cho người vợ tương ứng với giá trị cổ phần sở hữu. Phương án này được tòa lập luận rằng sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Chúng ta không bàn về tỷ lệ phân chia theo phương án 60/40 này, chúng ta chỉ bàn về cách tòa quyết định hoán đổi cổ phần và nhận lại bằng tiền cho một cổ đông. Chúng ta cần lưu ý rằng, việc sở hữu tài sản là cổ phần hoàn toàn khác với việc sở hữu tài sản thông thường khác như tiền, vật (ô tô, nhà cửa...)... Vì cổ phần là những phần chia bằng nhau từ vốn điều lệ của công ty cổ phần (suy luận theo quy định tại Điều 110 LDN), là một khái niệm để chỉ phần sở hữu vốn góp của cổ đông trong công ty cổ phần. Bởi lẽ, trong công ty cổ phần, để góp vốn vào công ty, các cổ đông sẽ mua cổ phần, qua đó phải thanh toán tiền hoặc bằng các tài sản khác cho công ty để tạo nên vốn điều lệ của công ty và xác lập tư cách cổ đông của người sở hữu cổ phần. Như vậy, việc sở hữu cổ phần là để xác lập tư cách cổ đông và từ tư cách cổ đông sẽ xác lập các quyền của cổ đông (tùy theo tỷ lệ cổ phần, loại cổ phần sở hữu và thời gian nắm giữ) như các quyền về quản trị công ty (quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ, quyền yêu cầu triệu tập và triệu tập họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT, BKS ...); quyền tài sản đối với cổ phần (chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế...bằng cổ phần); quyền được chia cổ tức; quyền ưu tiên mua cổ phần mới khi công ty chào bán; quyền về thông tin, kiểm soát trong công ty....

Do vậy nếu chúng ta quyết định hoán đổi cổ phần và yêu cầu cổ đông phải chấp nhận để đổi lấy bằng tiền, vô hình chung chúng ta đã TƯỚC BỎ HÀNG LOẠT CÁC QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG NÊU TRÊN. Đối với cổ đông khi sở hữu cổ phần không chỉ là vấn đề tiền bạc, mà quan trọng hơn là để xác lập và thực hiện liên tục các nhóm quyền nêu trên, đó mới là giá trị mà cổ đông mong muốn đạt được khi đầu tư góp vốn vào công ty cổ phần. Trong hệ thống Luật Common Law (Luật án lệ Anh – Mỹ), một trong những học thuyết mà người ta tôn thờ trong công ty là "Học thuyết về giá trị của cổ đông", theo đó giá trị của cổ đông không chỉ dừng lại ở vấn đề tài sản mà quan trọng hơn cổ đông phải được tham gia vào quản trị công ty, gắn bó với công ty, với số phận pháp lý và số phận thực tế của công ty.

Liên quan đến Học thuyết về giá trị của cổ đông này, không chỉ LDN mà ngay cả Luật HNGĐ cũng đã có quy định. Cụ thể Điều 64 của Luật HNGĐ 2014 quy định khi vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. Ví dụ, giả sử người chồng đang nắm giữ 10 cổ phần là tài sản chung, trị giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, thì khi ly hôn người chồng vẫn được quyền nắm giữ 10 cổ phần này và thanh toán cho người vợ phần giá trị tài sản mà người vợ được hưởng là 50.000 đồng nếu tài sản cổ phần này được tòa quyết định phân chia theo phương thức chia đôi. Trong tình huống của vụ ly hôn này, cả vợ chồng đều đang nắm giữ cổ phần trong công ty, và cần lưu ý rằng theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư 2014, (sửa đổi 2016), thì việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế cũng được xem là đang thực hiện hoạt động kinh doanh, do vậy cổ phần hai vợ chồng đang nắm giữ cần phải được giữ nguyên, họ chỉ có thể thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà bên kia được hưởng theo phương án phân chia tài sản, nghĩa là chúng ta chỉ có thể phân chia giá trị tài sản của cổ phần được định giá thành tiền, chứ chúng ta sẽ không thể tước quyền sở hữu cổ phần của một bên và giao hết cho bên còn lại sở hữu, như vậy là không đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu cổ phần của cổ đông theo quy định của Hiến pháp và pháp luật doanh nghiệp, pháp luật dân sự. KHÔNG MỘT AI, KỂ CẢ TÒA ÁN ĐƯỢC QUYỀN TƯỚC BỎ QUYỀN SỞ HỮU CỔ PHẦN CỦA CỔ ĐÔNG, qua đó tước bỏ luôn tư cách cổ đông, mà vấn đề này phải do chính cổ đông quyết định, cổ đông chỉ không còn quyền sở hữu cổ phần và không còn tư cách cổ đông khi và chỉ khi cổ đông quyết định chuyển nhượng, tặng cho...toàn bộ cổ phần, hoặc khi cổ đông là cá nhân bị chết, cổ đông là tổ chức bị giải thể, phá sản hay chính công ty mà cổ đông sở hữu cổ phần bị chấm dứt hoạt động theo đúng trình tự, thể thức do pháp luật quy định.

Ngoài ra, nếu chúng ta cho rằng giao phần lớn cổ phần cho một người sở hữu sẽ làm cho công ty ổn định hơn, thì đây là một quan niệm không phù hợp với các giá trị về quản trị công ty hiệu quả. Chúng ta cần biết rằng, công ty cổ phần là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của loài người từ trong lịch sử xa xưa cho đến ngày nay về một công cụ huy động vốn hiệu quả cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Chính Các- Mác đã từng nói rằng "Qua các công ty cổ phần, việc tập trung tư bản được thực hiện trong nháy mắt”. Vì vậy công ty cổ phần xét đến cùng chỉ là một công cụ để huy động vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Do đó, trong các nguyên lý về quản trị công ty cổ phần hiện đại (của IMF, WB, OECD,...) đều khuyến cáo công ty cổ phần nên tạo ra một cơ cấu cổ đông đa dạng, một cơ chế phân tán rủi ro hiệu quả, đảm bảo quyền kiểm tra, giám sát lẫn nhau của cổ đông, khi đó công ty cổ phần mới có thể phát triển ổn định và bền vững hơn. Do vậy trong pháp luật về công ty thường quy định trong cơ cấu cổ đông của công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông trở lên, thậm chí trong một số lĩnh vực kinh doanh đặc biệt cần sự ổn định cao như lĩnh vực tài chính – tín dụng, Luật các TCTD 2010, sửa đổi 2017 quy định Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.

Còn việc công ty có hoạt động hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào các quyết sách của ĐHĐCĐ, HĐQT và ban điều hành công ty, tùy thuộc vào các chiến lược, kế hoạch phát triển công ty trong ngắn hạn và dài hạn, tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của công ty, cũng như môi trường kinh tế vĩ mô của đất nước, khu vực và thế giới, chứ không phải công ty hoạt động không hiệu quả vì có ai đó là cổ đông và cho rằng họ cản trở công ty. Bên cạnh đó, các cổ đông khi tham gia thực hiện quyền cổ đông của mình, nên hành xử theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế quản trị nội bộ công ty chứ không nên và không được xem công ty là của riêng mình. Công ty là của tất cả cổ đông hùn hạp vốn, công ty không phải của riêng bất kỳ cổ đông nào, kể cả cổ đông sáng lập. Khi thành lập và lựa chọn loại hình công ty cổ phần, các cổ đông phải chấp nhận nguyên tắc phân chia quyền lực, đó là điều hiển nhiên không thể đảo ngược thuộc về bản chất của công ty cổ phần. Còn nếu giả sử có bất kỳ cổ đông nào có hành vi gây rối, cản trở hoạt động của công ty, thì chúng ta phải giải quyết vấn đề này theo đúng quy trình và quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự, chứ đó không phải là lý do để chúng ta buộc cổ đông phải ra khỏi công ty. Cần biết rằng công ty là một pháp nhân, khi công ty được thành lập là lúc công ty tồn tại hoàn toàn độc lập với các thể nhân sáng lập ra công ty. Các thể nhân sáng lập công ty chỉ có thể "chi phối" công ty thông qua việc thực hiện các quyền của cổ đông trong khuôn khổ pháp luật, điều lệ và quy chế quản trị nội bộ công ty như đã phân tích./.

Trân trọng cảm ơn các bạn đã theo dõi!

P/s: Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân dưới góc độ khoa học pháp lý, hoàn toàn không nhằm đến bất kỳ mục đích nào khác.
 

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Bản án ly hôn này là cưỡng bằng đoạt lý. Quan toà đã ngồi cmn lên luật, và ngay từ đầu đã thể hiện phân biệt giới tính.
Luật sư ở VN thì có vai trò nhỏ bé như 1 thằng hề mới có phiên toà như thế này tồn tại. Vì cưỡng tình đoạt lý, bên thắng thế chi thêm ít tiền thuê truyền thông lobby. Chán cho cái xứ này.
Giá trị của 1 DN đang hoạt động được quy không chỉ bằng tài sản vì riêng cái thương hiệu nó đáng giá bỏ cm.
Tự ý quy đổi cổ phiếu thành tiền dựa trên tài sản của DN để cướp toàn bộ cổ phiếu sở hữu hợp pháp của 1 cá nhân là bất công và ngồi cmn lên luật.
Mang lý do "ổn định doanh nghiệp" ra để tước Cổ phiếu của 1 người là nhảy múa lên luật. Công ty CỔ PHẦN bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển tốt, nay lại bảo cần chuyển toàn bộ Cổ phần về cho 1 cá nhân để doanh nghiệp hoạt động ỔN ĐỊNH là cái lý luật dở hơi nào?
Hơn hết, toà án dân sự ly hôn éo có cái quyền ấy, không được mang luật cạnh tranh doanh nghiệp ra ở đây.
 
Chỉnh sửa cuối:

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Dài. Éo biết ông OF nào đọc không nhưng đáng đọc để khỏi cãi nhảm

Đây là bài của 1 giảng viên luật doanh nghiệp của ĐH Luật Tp. HCM - anh Từ Thanh Thảo


"VỤ ÁN LY HÔN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY”

Tưởng chừng đó là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau và không có liên quan gì với nhau cả về lý luận và pháp lý, nhưng hai vấn đề này đã được tòa giải quyết rốt ráo trong cùng một vụ án về hôn nhân, gia đình. Bài viết bình luận một số khía cạnh lý luận và pháp lý về các vấn đề này, đây là quan điểm cá nhân nhìn nhận dưới góc độ khoa học pháp lý, không có ý nghĩa khen, chê, đại diện hay bảo vệ cho lợi ích của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

THẨM QUYỀN CỦA TÒA TRONG VỤ ÁN LY HÔN NHƯ THẾ NÀO?
Về mặt lý luận, quan hệ giữa vợ chồng bao gồm hai nhóm là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, do đó các tranh chấp của vợ chồng nói chung và tranh chấp trong một vụ án về ly hôn giữa hai vợ chồng chỉ có thể là những tranh chấp về hai nhóm quan hệ này, từ đó dẫn đến thẩm quyền của tòa án khi giải quyết vụ việc về ly hôn giữa hai vợ chồng cũng chỉ tập trung xem xét và phân xử trong nội bộ khuôn khổ các quan hệ tranh chấp này mà thôi.

Về mặt pháp lý, theo quy định Điều 27 Bộ luật TTDS 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, cũng như quy định tại Điều 28 Bộ luật TTDS 2015 đang có hiệu lực, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy khi thụ lý vụ án về ly hôn, tòa chỉ có thể giải quyết các yêu cầu của các bên về các vấn đề liên quan đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân nêu trên. Tuyệt nhiên các vấn đề về quản lý, điều hành công ty không liên quan gì đến những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Các tranh chấp hay yêu cầu về quản trị công ty thuộc phạm trù những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại Điều 30, 31 BLTTDS 2015. Do đó chỉ trong vụ kiện liên quan đến tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ trong công ty CP, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, thì khi đó tòa mới có quyền phân xử các vấn đề này.

Bên cạnh đó, qua thông tin báo chí, được biết trong vụ án ly hôn này, tòa còn nhận định về hành vi có căn cứ vi phạm Luật cạnh tranh của một bên mặc dù toà không phán quyết về vấn đề này. Chúng tôi cho rằng tòa không có quyền, dù chỉ là nhận định chủ thể nào vi phạm Luật cạnh tranh hay có căn cứ vi phạm Luật cạnh tranh. Cần lưu ý rằng, tố tụng cạnh tranh hoàn toàn độc lập với tố tụng dân sự. Theo Luật cạnh tranh hiện hành, chỉ có Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc đối với từng vụ việc cụ thể) mới có thẩm quyền xem xét, giải quyết và kết luận về các hành vi được xem là vi phạm Luật cạnh tranh và đưa ra biện pháp xử lý.

TÒA CÓ QUYỀN GIAO CHO AI ĐÓ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CÔNG TY KHÔNG?
Chế định người quản lý công ty là một chế định điều chỉnh bởi pháp luật doanh nghiệp, theo đó trong công ty CP, người quản lý công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty (khoản 18 Điều 4 Luật DN). Các chức danh quản lý này do các cơ quan quyền lực (ĐHĐCĐ), cơ quan quản lý (HĐQT)...quyết định việc bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm và do điều lệ, quy chế quản trị nội bộ của công ty quy định (nhưng không được trái luật). Ví dụ, việc ai là thành viên HĐQT phải do ĐHĐCĐ bầu ra theo phương thức bầu dồn phiếu hoặc cách khác do điều lệ quy định (Điều 135, Điều 144 LDN); việc ai giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT, GĐ/TGĐ phải do chính HĐQT quyết định (Điều 149, Điều 152 LDN); ...theo học thuyết về phân chia quyền lực trong công ty cổ phần.

Do đó tòa không có quyền giao cho bất kỳ cá nhân nào nắm giữ quyền quản lý công ty. Chỉ trong trường hợp có tranh chấp về việc bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý nêu trên, các bên khởi kiện đến tòa, thì khi đó trong vụ án kinh doanh, thương mại này, tòa sẽ có quyền xem xét, nếu các Nghị quyết này không đảm bảo tính pháp lý thì tòa tuyên hủy bỏ (NQ của ĐHĐCĐ) hoặc đình chỉ (NQ của HĐQT), còn ngược lại nếu các Nghị quyết này đảm bảo đúng pháp luật và điều lệ, quy chế quản trị nội bộ công ty thì tòa sẽ bác yêu cầu khởi kiện và giữ nguyên các NQ này...chứ tòa không có quyền giao hay không giao cho bất kỳ ai đó đảm trách việc quản lý công ty.

CỔ PHẦN ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO TRONG VỤ ÁN VỀ LY HÔN?
Cổ phần có phải là tài sản để chia trong vụ án về ly hôn như các tài sản thông thường khác hay không, chúng tôi sẽ có bài phân tích sau. Ở đây chúng ta tạm thừa nhận cổ phần là tài sản để chia trong vụ án ly hôn giữa hai vợ chồng, vậy tòa được quyền chia như thế nào?

Trong một vụ việc cụ thể, toà đã chia cho người chồng hưởng 60%, còn người vợ hưởng 40%, đồng thời giao cho người chồng sở hữu luôn các cổ phần của người vợ và người chồng có trách nhiệm trả tiền cho người vợ tương ứng với giá trị cổ phần sở hữu. Phương án này được tòa lập luận rằng sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Chúng ta không bàn về tỷ lệ phân chia theo phương án 60/40 này, chúng ta chỉ bàn về cách tòa quyết định hoán đổi cổ phần và nhận lại bằng tiền cho một cổ đông. Chúng ta cần lưu ý rằng, việc sở hữu tài sản là cổ phần hoàn toàn khác với việc sở hữu tài sản thông thường khác như tiền, vật (ô tô, nhà cửa...)... Vì cổ phần là những phần chia bằng nhau từ vốn điều lệ của công ty cổ phần (suy luận theo quy định tại Điều 110 LDN), là một khái niệm để chỉ phần sở hữu vốn góp của cổ đông trong công ty cổ phần. Bởi lẽ, trong công ty cổ phần, để góp vốn vào công ty, các cổ đông sẽ mua cổ phần, qua đó phải thanh toán tiền hoặc bằng các tài sản khác cho công ty để tạo nên vốn điều lệ của công ty và xác lập tư cách cổ đông của người sở hữu cổ phần. Như vậy, việc sở hữu cổ phần là để xác lập tư cách cổ đông và từ tư cách cổ đông sẽ xác lập các quyền của cổ đông (tùy theo tỷ lệ cổ phần, loại cổ phần sở hữu và thời gian nắm giữ) như các quyền về quản trị công ty (quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ, quyền yêu cầu triệu tập và triệu tập họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT, BKS ...); quyền tài sản đối với cổ phần (chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế...bằng cổ phần); quyền được chia cổ tức; quyền ưu tiên mua cổ phần mới khi công ty chào bán; quyền về thông tin, kiểm soát trong công ty....

Do vậy nếu chúng ta quyết định hoán đổi cổ phần và yêu cầu cổ đông phải chấp nhận để đổi lấy bằng tiền, vô hình chung chúng ta đã TƯỚC BỎ HÀNG LOẠT CÁC QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG NÊU TRÊN. Đối với cổ đông khi sở hữu cổ phần không chỉ là vấn đề tiền bạc, mà quan trọng hơn là để xác lập và thực hiện liên tục các nhóm quyền nêu trên, đó mới là giá trị mà cổ đông mong muốn đạt được khi đầu tư góp vốn vào công ty cổ phần. Trong hệ thống Luật Common Law (Luật án lệ Anh – Mỹ), một trong những học thuyết mà người ta tôn thờ trong công ty là "Học thuyết về giá trị của cổ đông", theo đó giá trị của cổ đông không chỉ dừng lại ở vấn đề tài sản mà quan trọng hơn cổ đông phải được tham gia vào quản trị công ty, gắn bó với công ty, với số phận pháp lý và số phận thực tế của công ty.

Liên quan đến Học thuyết về giá trị của cổ đông này, không chỉ LDN mà ngay cả Luật HNGĐ cũng đã có quy định. Cụ thể Điều 64 của Luật HNGĐ 2014 quy định khi vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. Ví dụ, giả sử người chồng đang nắm giữ 10 cổ phần là tài sản chung, trị giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, thì khi ly hôn người chồng vẫn được quyền nắm giữ 10 cổ phần này và thanh toán cho người vợ phần giá trị tài sản mà người vợ được hưởng là 50.000 đồng nếu tài sản cổ phần này được tòa quyết định phân chia theo phương thức chia đôi. Trong tình huống của vụ ly hôn này, cả vợ chồng đều đang nắm giữ cổ phần trong công ty, và cần lưu ý rằng theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư 2014, (sửa đổi 2016), thì việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế cũng được xem là đang thực hiện hoạt động kinh doanh, do vậy cổ phần hai vợ chồng đang nắm giữ cần phải được giữ nguyên, họ chỉ có thể thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà bên kia được hưởng theo phương án phân chia tài sản, nghĩa là chúng ta chỉ có thể phân chia giá trị tài sản của cổ phần được định giá thành tiền, chứ chúng ta sẽ không thể tước quyền sở hữu cổ phần của một bên và giao hết cho bên còn lại sở hữu, như vậy là không đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu cổ phần của cổ đông theo quy định của Hiến pháp và pháp luật doanh nghiệp, pháp luật dân sự. KHÔNG MỘT AI, KỂ CẢ TÒA ÁN ĐƯỢC QUYỀN TƯỚC BỎ QUYỀN SỞ HỮU CỔ PHẦN CỦA CỔ ĐÔNG, qua đó tước bỏ luôn tư cách cổ đông, mà vấn đề này phải do chính cổ đông quyết định, cổ đông chỉ không còn quyền sở hữu cổ phần và không còn tư cách cổ đông khi và chỉ khi cổ đông quyết định chuyển nhượng, tặng cho...toàn bộ cổ phần, hoặc khi cổ đông là cá nhân bị chết, cổ đông là tổ chức bị giải thể, phá sản hay chính công ty mà cổ đông sở hữu cổ phần bị chấm dứt hoạt động theo đúng trình tự, thể thức do pháp luật quy định.

Ngoài ra, nếu chúng ta cho rằng giao phần lớn cổ phần cho một người sở hữu sẽ làm cho công ty ổn định hơn, thì đây là một quan niệm không phù hợp với các giá trị về quản trị công ty hiệu quả. Chúng ta cần biết rằng, công ty cổ phần là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của loài người từ trong lịch sử xa xưa cho đến ngày nay về một công cụ huy động vốn hiệu quả cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Chính Các- Mác đã từng nói rằng "Qua các công ty cổ phần, việc tập trung tư bản được thực hiện trong nháy mắt”. Vì vậy công ty cổ phần xét đến cùng chỉ là một công cụ để huy động vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Do đó, trong các nguyên lý về quản trị công ty cổ phần hiện đại (của IMF, WB, OECD,...) đều khuyến cáo công ty cổ phần nên tạo ra một cơ cấu cổ đông đa dạng, một cơ chế phân tán rủi ro hiệu quả, đảm bảo quyền kiểm tra, giám sát lẫn nhau của cổ đông, khi đó công ty cổ phần mới có thể phát triển ổn định và bền vững hơn. Do vậy trong pháp luật về công ty thường quy định trong cơ cấu cổ đông của công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông trở lên, thậm chí trong một số lĩnh vực kinh doanh đặc biệt cần sự ổn định cao như lĩnh vực tài chính – tín dụng, Luật các TCTD 2010, sửa đổi 2017 quy định Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.

Còn việc công ty có hoạt động hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào các quyết sách của ĐHĐCĐ, HĐQT và ban điều hành công ty, tùy thuộc vào các chiến lược, kế hoạch phát triển công ty trong ngắn hạn và dài hạn, tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của công ty, cũng như môi trường kinh tế vĩ mô của đất nước, khu vực và thế giới, chứ không phải công ty hoạt động không hiệu quả vì có ai đó là cổ đông và cho rằng họ cản trở công ty. Bên cạnh đó, các cổ đông khi tham gia thực hiện quyền cổ đông của mình, nên hành xử theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế quản trị nội bộ công ty chứ không nên và không được xem công ty là của riêng mình. Công ty là của tất cả cổ đông hùn hạp vốn, công ty không phải của riêng bất kỳ cổ đông nào, kể cả cổ đông sáng lập. Khi thành lập và lựa chọn loại hình công ty cổ phần, các cổ đông phải chấp nhận nguyên tắc phân chia quyền lực, đó là điều hiển nhiên không thể đảo ngược thuộc về bản chất của công ty cổ phần. Còn nếu giả sử có bất kỳ cổ đông nào có hành vi gây rối, cản trở hoạt động của công ty, thì chúng ta phải giải quyết vấn đề này theo đúng quy trình và quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự, chứ đó không phải là lý do để chúng ta buộc cổ đông phải ra khỏi công ty. Cần biết rằng công ty là một pháp nhân, khi công ty được thành lập là lúc công ty tồn tại hoàn toàn độc lập với các thể nhân sáng lập ra công ty. Các thể nhân sáng lập công ty chỉ có thể "chi phối" công ty thông qua việc thực hiện các quyền của cổ đông trong khuôn khổ pháp luật, điều lệ và quy chế quản trị nội bộ công ty như đã phân tích./.

Trân trọng cảm ơn các bạn đã theo dõi!

P/s: Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân dưới góc độ khoa học pháp lý, hoàn toàn không nhằm đến bất kỳ mục đích nào khác.

Thôi cụ ợ...cái tay quan tòa mà khuyên vk về chăm con mà hưởng hạnh phúc như bà hoàng thì nó xử thế đâu có j ngạc nhiên.

Ai có kiến thức sẽ phải hiểu chia 6/4 là cổ phần, còn việc thỏa thuận về quản trị DN sao, sang nhượng cp hay ko và cho ai là quyền của mỗi bên và nếu xung đột về quản trị DN thì kiện ra tòa kinh tế chứ ko phải do cái tòa xử hôn nhân kia bụp 1 lần cho xong.

Chuyện TN nhạt rồi, ko muốn bàn luận nữa. Em Thảo cũng đã làm hết mình rồi, cố thêm mệt mỏi nên chấp nhận ko phải vì tòa xử có lý mà nên xem như chuyện đã rồi, tranh chấp thì đc cái này mất cái kia. Ôm tiền đó hoặc nuôi con, hoặc còn đam mê KD thì cố phát triển mảng của riêng mình.
 

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Thôi cụ ợ...cái tay quan tòa mà khuyên vk về chăm con mà hưởng hạnh phúc như bà hoàng thì nó xử thế đâu có j ngạc nhiên.

Ai có kiến thức sẽ phải hiểu chia 6/4 là cổ phần, còn việc thỏa thuận về quản trị DN sao, sang nhượng cp hay ko và cho ai là quyền của mỗi bên và nếu xung đột về quản trị DN thì kiện ra tòa kinh tế chứ ko phải do cái tòa xử hôn nhân kia bụp 1 lần cho xong.

Chuyện TN nhạt rồi, ko muốn bàn luận nữa. Em Thảo cũng đã làm hết mình rồi, cố thêm mệt mỏi nên chấp nhận ko phải vì tòa xử có lý mà nên xem như chuyện đã rồi, tranh chấp thì đc cái này mất cái kia. Ôm tiền đó hoặc nuôi con, hoặc còn đam mê KD thì cố phát triển mảng của riêng mình.
:)):)) Mịa lý luận như cún con thế mà tay quan toà dám thổ ra được, và vẫn được 1 lũ hít hà khen thơm.
Vấn đề tiền có ôm được không? Toà nó xét mất cổ phiếu là mất thật, tiền ông Vũ éo nhả ngay, cứ giữ thế làm éo được gì nhau.
Ọp đầy ông ly hôn éo trả tiền chu cấp con theo án, đ' ai làm gì được đâu.
Nợ tiền là án dân sự nhoé.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
:)):)) Mịa lý luận như cún con thế mà tay quan toà dám thổ ra được, và vẫn được 1 lũ hít hà khen thơm.
Vấn đề tiền có ôm được không? Toà nó xét mất cổ phiếu là mất thật, tiền ông Vũ éo nhả ngay, cứ giữ thế làm éo được gì nhau.
Ọp đầy ông ly hôn éo trả tiền chu cấp con theo án, đ' ai làm gì được đâu.
Nợ tiền là án dân sự nhoé.
Chắc đội luật sư của Thảo cũng sẽ tư vấn để yêu cầu phúc thẩm thôi chứ chưa dễ dàng chấp nhận p/án này đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top