[Funland] Thớt tổng hợp về tất cả những gì liên quan đến Trung Nguyên

Thesun1987

Xe tải
Biển số
OF-471514
Ngày cấp bằng
19/11/16
Số km
287
Động cơ
211,019 Mã lực
Tuổi
37
-Về con cái, Vũ có là cục mứt đi chăng nữa thì Vũ vẫn là cha của 4 đứa con Vũ. Con Vũ chưa có đứa nào lên tiếng là từ cha. Cha có thể sinh con chứ con không thể sinh cha. Chỉ có loại mất dạy, mất lý trí mới không nhận cha mình.
Cha có lấy vợ mới thì còn lo lắng được cho con chứ mẹ lấy chồng mới rồi thì con ra rìa là chuyện không hiếm.
-Theo những gì Vũ nói nó chỉ cần Trung Nguyên, Giờ nó có Trung Nguyên là nó toại nguyện. Yêu cầu 7/3 là deal . Chủ yếu vẫn là ai làm chủ Trung Nguyên.
Thảo đòi 51% để khống chế Trung Nguyên giờ mất mịa nó 11% thế thì Thảo bại. Chưa kể xử xong vụ này Vũ nó đưa vụ bên Sin thì nguy cơ Thảo mặc áo Juve là có thể, tiền nhiều để làm gì để phải ngồi tù ,kaka!
- Chém gió hay không méo biết dưng rỏ ràng công ty Trung Nguyên nó không có nợ ai mà lại có rất nhiều tiền mặt.Giờ Thảo mất mịa nó 1000 tỷ là quá rỏ.
Thay vì phải dưa cho Thảo 4000 ty + nhà đất. Nay Nhà đất chia đôi, Vũ chỉ cần thối cho Thảo 1200 tỷ nữa là đuổi Thảo bay khỏi Trung Nguyên vĩnh viễn.
Việc Vũ kiếm đâu ra 1200 tỷ để thối cho Thảo ta cứ chờ.
Biết rằng lôi nhau ra tòa ly dị là cả 2 cùng bại, Vũ đã cản Thảo việc này nhưng Thảo không chịu. Đã ra pháp đình rồi thì ai cố vớt được chút gì thì vớt. Và vụ vớt này Vũ thắng tuyệt đối.
1200 tỷ chưa trả đủ có thể trả bằng lãi gửi ngân hàng! 1 năm lãi của 1200 tỷ cho khoảng 100 tỷ Cụ vũ thừa sức trả! lợi nhuận trung bình 1 năm của trung nguyên là 600 tỷ. Vụ này mợ thảo tham quá cuối cùng mất nhiều! quả cuối nghe tòa tuyên rồi bần thần chắc sót của thốt lên là bất công! Thế mà mồn cứ ra rả là yêu thương chồng con chỉ mong cứu chồng!
 

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Chắc đội luật sư của Thảo cũng sẽ tư vấn để yêu cầu phúc thẩm thôi chứ chưa dễ dàng chấp nhận p/án này đâu.
Không ăn thua đâu cụ, toà án ở VN nó thế, ăn bẫm cmnr. Luật sư ở VN quyền lực như con sâu cái kiến, cơ bản là tiền chạy án.
Vụ này nó trắng trợn ngồi cmn lên luật, éo sợ gì ai.
Các cụ tính cua trong lỗ nghĩ mấy ngàn tỷ to lắm.
Tiền ảo, sờ được éo đâu, Vũ năm nó trả cho 10 triệu, 100 triệu, éo làm gì được nó. Năm năm qua nó éo trả 1 xu cổ tức, cũng éo làm gì được nó. Dựa vào gì tin nó năm trả chục tỷ tiền nuôi con. Mơ =))=))
Cái thương hiệu TN mất luôn, Cổ phiếu hợp pháp mất trắng. Ăn cướp chứ toà éo gì.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,645
Động cơ
267,779 Mã lực
Thôi cụ ợ...cái tay quan tòa mà khuyên vk về chăm con mà hưởng hạnh phúc như bà hoàng thì nó xử thế đâu có j ngạc nhiên.

Ai có kiến thức sẽ phải hiểu chia 6/4 là cổ phần, còn việc thỏa thuận về quản trị DN sao, sang nhượng cp hay ko và cho ai là quyền của mỗi bên và nếu xung đột về quản trị DN thì kiện ra tòa kinh tế chứ ko phải do cái tòa xử hôn nhân kia bụp 1 lần cho xong.

Chuyện TN nhạt rồi, ko muốn bàn luận nữa. Em Thảo cũng đã làm hết mình rồi, cố thêm mệt mỏi nên chấp nhận ko phải vì tòa xử có lý mà nên xem như chuyện đã rồi, tranh chấp thì đc cái này mất cái kia. Ôm tiền đó hoặc nuôi con, hoặc còn đam mê KD thì cố phát triển mảng của riêng mình.
Ngay từ đầu Vũ đã nói lấy 4000 tỷ rồi biến đi, nhưng Thảo không chịu.

Thảo đòi đưa Vũ đi giám định tâm thần (tòa bác kiến nghị này của Thảo vì không có sơ sở)

Thảo đòi chia cổ phần Trung Nguyên, lại xui 4 con viết "tâm thư" xin bố cổ phần =))=))=)).

Từ đầu chí cuối, Thảo vẫn có 1 muc tiêu duy nhất là quản lý và điều hành Trung Nguyên, với 1 mỹ từ là :"bảo vệ tài sản của gia đình"

Tòa xử xong rồi, Thảo vẫn gào lên" bất công với tôi và các con tôi".

Bất công với con chỗ nào? Vũ cam kết trợ cấp 10 tỷ 1 năm, tính từ 2013 rồi còn gì.

Tiền của cha mẹ làm ra, cho con bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu, sau này còn được thừa kế theo luật. Luật hôn nhân gia đình có quy định chia tài sản cho các con đâu?

Đèo mệ, bố láo ông truất luôn quyền thừa kế, tài sản ông cho hết các người anh em thiện lành bây giờ =))=))=))

Không biết tiền khời nghiệp, đầu tư cho King Cofe chị Thảo lấy ở đâu nhỉ
 

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,469
Động cơ
516,794 Mã lực
1200 tỷ chưa trả đủ có thể trả bằng lãi gửi ngân hàng! 1 năm lãi của 1200 tỷ cho khoảng 100 tỷ Cụ vũ thừa sức trả! lợi nhuận trung bình 1 năm của trung nguyên là 600 tỷ. Vụ này mợ thảo tham quá cuối cùng mất nhiều! quả cuối nghe tòa tuyên rồi bần thần chắc sót của thốt lên là bất công! Thế mà mồn cứ ra rả là yêu thương chồng con chỉ mong cứu chồng!
Cứu bằng cách vẫn đề nghị tòa xem xét "mất khả năng hành vi dân sự". Khôn thế trẻ con quê em đầy :))
 

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Chắc ở nhà mẹ cụ tống bố cụ vào trại tâm thần nên cụ thấy bình thường.

Chứ vợ muốn ném chồng vào trại tâm thần thì xử tù luôn cũng đc nữa là còn đc chia cho mấy nghìn tỏi :))
Mịa, đang bàn LUẬT, éo ai bàn chuyện bố mẹ nhà cụ?
Luật chỉ có đúng hay sai, éo lái sang chuyện đề nghị đưa đi khám bệnh nhá nhá.
Cướp cmn hết cổ phiếu, án lệ chưa từng thấy ở VN!
 

Lexus1977

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-595790
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
249
Động cơ
131,550 Mã lực
Tuổi
47
Cái thương hiệu TN mất luôn, Cổ phiếu hợp pháp mất trắng. Ăn cướp chứ toà éo gì.
Thế tôi hỏi cụ nhé, 2 vc có 1 cái oto trị giá 2 tỷ với 1 tỷ tiền mặt. Toà xử 50/50 thì sẽ chia ntn?
 

8828

Xe buýt
Biển số
OF-90858
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
593
Động cơ
412,263 Mã lực
Nơi ở
Freedom
có vẻ toà xử sai sai

tiền mặt và bds của hai vc chia đôi thì chuẩn rồi

nhưng cổ phần tập đoàn TN và các cty con của TN thì chia 6-4 là ko hợp lý, lẽ ra phải chia 50% cho mẹ ông Vũ, còn hai vc mỗi người chỉ được 25% mới chuẩn...vì cty này do gia đình ô Vũ lập nên và phát triển, đặc biệt là ông Mơ cha ông Vũ công đầu, khi chia thì phần của ông Mơ đã mất phải chuyển cho mẹ ô Vũ mới chuẩn....năm 98 hai vc V-T cưới nhau thì cafe TN đã rất mạnh, mạng lưới tràn ra khắp cả nước như vũ bão rồi, thời những năm cuối 90 ai chẳng biết chẳng ngưỡng mộ thần tượng a V cafe TN...

vụ này xảy ra lại là lời cảnh tỉnh cho nhiều cty gia đình khác tỉnh táo trong việc quản lý cổ phần gia đình khi con cái cưới vợ cưới chồng....nhìn vào bản án này chắc chắn nhiều đại gia sẽ phải rà soát lại việc qlý cổ phần cty gia đình
Chia 6-4 là chia tổng phần sở hữu của 2 vc ông bà ấy tại cty thôi mà. Chứ có phải trên tổng giá trị Cty đâu. Tổng phần ấy là ts chung của 2 vc, liên quan gì đến bố mẹ đâu.
 

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
7,935
Động cơ
323,035 Mã lực
Giả sử phúc thẩm tuyên sơ thẩm sai thẩm quyền (tước đoạt quyền cổ đông trái phép) thì thẩm phán Béo có sao không nhỉ?
 

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,469
Động cơ
516,794 Mã lực
Giả sử phúc thẩm tuyên sơ thẩm sai thẩm quyền (tước đoạt quyền cổ đông trái phép) thì thẩm phán Béo có sao không nhỉ?
Nếu có bằng chứng "ăn tiền" bên nào đó thì đứt.
Nếu chỉ do áp dụng luật sai thì rút kinh nghiệm. Vì chưa có tiền lệ một vụ nào tương tự về tính chất và khối lượng tài sản.
Nhưng em dự là phúc thẩm sẽ không có chuyển biến lớn!
Việc cụ đặt vấn đề như vậy cũng khá vô lý. Bởi bà T là nguyên đơn muốn tòa phân chia tài sản trong quá trình hôn nhân. Cả nguyên đơn và bị đơn đều nhận định TN là tài sản chứ không phải "pháp nhân".
Tòa xử phân chia tài sản như vậy là đúng thẩm quyền rồi! Chưa xét đến ai nhiều ai ít nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Dài. Éo biết ông OF nào đọc không nhưng đáng đọc để khỏi cãi nhảm

Đây là bài của 1 giảng viên luật doanh nghiệp của ĐH Luật Tp. HCM - anh Từ Thanh Thảo


"VỤ ÁN LY HÔN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY”

Tưởng chừng đó là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau và không có liên quan gì với nhau cả về lý luận và pháp lý, nhưng hai vấn đề này đã được tòa giải quyết rốt ráo trong cùng một vụ án về hôn nhân, gia đình. Bài viết bình luận một số khía cạnh lý luận và pháp lý về các vấn đề này, đây là quan điểm cá nhân nhìn nhận dưới góc độ khoa học pháp lý, không có ý nghĩa khen, chê, đại diện hay bảo vệ cho lợi ích của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

THẨM QUYỀN CỦA TÒA TRONG VỤ ÁN LY HÔN NHƯ THẾ NÀO?
Về mặt lý luận, quan hệ giữa vợ chồng bao gồm hai nhóm là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, do đó các tranh chấp của vợ chồng nói chung và tranh chấp trong một vụ án về ly hôn giữa hai vợ chồng chỉ có thể là những tranh chấp về hai nhóm quan hệ này, từ đó dẫn đến thẩm quyền của tòa án khi giải quyết vụ việc về ly hôn giữa hai vợ chồng cũng chỉ tập trung xem xét và phân xử trong nội bộ khuôn khổ các quan hệ tranh chấp này mà thôi.

Về mặt pháp lý, theo quy định Điều 27 Bộ luật TTDS 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, cũng như quy định tại Điều 28 Bộ luật TTDS 2015 đang có hiệu lực, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy khi thụ lý vụ án về ly hôn, tòa chỉ có thể giải quyết các yêu cầu của các bên về các vấn đề liên quan đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân nêu trên. Tuyệt nhiên các vấn đề về quản lý, điều hành công ty không liên quan gì đến những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Các tranh chấp hay yêu cầu về quản trị công ty thuộc phạm trù những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại Điều 30, 31 BLTTDS 2015. Do đó chỉ trong vụ kiện liên quan đến tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ trong công ty CP, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, thì khi đó tòa mới có quyền phân xử các vấn đề này.

Bên cạnh đó, qua thông tin báo chí, được biết trong vụ án ly hôn này, tòa còn nhận định về hành vi có căn cứ vi phạm Luật cạnh tranh của một bên mặc dù toà không phán quyết về vấn đề này. Chúng tôi cho rằng tòa không có quyền, dù chỉ là nhận định chủ thể nào vi phạm Luật cạnh tranh hay có căn cứ vi phạm Luật cạnh tranh. Cần lưu ý rằng, tố tụng cạnh tranh hoàn toàn độc lập với tố tụng dân sự. Theo Luật cạnh tranh hiện hành, chỉ có Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc đối với từng vụ việc cụ thể) mới có thẩm quyền xem xét, giải quyết và kết luận về các hành vi được xem là vi phạm Luật cạnh tranh và đưa ra biện pháp xử lý.

TÒA CÓ QUYỀN GIAO CHO AI ĐÓ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CÔNG TY KHÔNG?
Chế định người quản lý công ty là một chế định điều chỉnh bởi pháp luật doanh nghiệp, theo đó trong công ty CP, người quản lý công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty (khoản 18 Điều 4 Luật DN). Các chức danh quản lý này do các cơ quan quyền lực (ĐHĐCĐ), cơ quan quản lý (HĐQT)...quyết định việc bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm và do điều lệ, quy chế quản trị nội bộ của công ty quy định (nhưng không được trái luật). Ví dụ, việc ai là thành viên HĐQT phải do ĐHĐCĐ bầu ra theo phương thức bầu dồn phiếu hoặc cách khác do điều lệ quy định (Điều 135, Điều 144 LDN); việc ai giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT, GĐ/TGĐ phải do chính HĐQT quyết định (Điều 149, Điều 152 LDN); ...theo học thuyết về phân chia quyền lực trong công ty cổ phần.

Do đó tòa không có quyền giao cho bất kỳ cá nhân nào nắm giữ quyền quản lý công ty. Chỉ trong trường hợp có tranh chấp về việc bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý nêu trên, các bên khởi kiện đến tòa, thì khi đó trong vụ án kinh doanh, thương mại này, tòa sẽ có quyền xem xét, nếu các Nghị quyết này không đảm bảo tính pháp lý thì tòa tuyên hủy bỏ (NQ của ĐHĐCĐ) hoặc đình chỉ (NQ của HĐQT), còn ngược lại nếu các Nghị quyết này đảm bảo đúng pháp luật và điều lệ, quy chế quản trị nội bộ công ty thì tòa sẽ bác yêu cầu khởi kiện và giữ nguyên các NQ này...chứ tòa không có quyền giao hay không giao cho bất kỳ ai đó đảm trách việc quản lý công ty.

CỔ PHẦN ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO TRONG VỤ ÁN VỀ LY HÔN?
Cổ phần có phải là tài sản để chia trong vụ án về ly hôn như các tài sản thông thường khác hay không, chúng tôi sẽ có bài phân tích sau. Ở đây chúng ta tạm thừa nhận cổ phần là tài sản để chia trong vụ án ly hôn giữa hai vợ chồng, vậy tòa được quyền chia như thế nào?

Trong một vụ việc cụ thể, toà đã chia cho người chồng hưởng 60%, còn người vợ hưởng 40%, đồng thời giao cho người chồng sở hữu luôn các cổ phần của người vợ và người chồng có trách nhiệm trả tiền cho người vợ tương ứng với giá trị cổ phần sở hữu. Phương án này được tòa lập luận rằng sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Chúng ta không bàn về tỷ lệ phân chia theo phương án 60/40 này, chúng ta chỉ bàn về cách tòa quyết định hoán đổi cổ phần và nhận lại bằng tiền cho một cổ đông. Chúng ta cần lưu ý rằng, việc sở hữu tài sản là cổ phần hoàn toàn khác với việc sở hữu tài sản thông thường khác như tiền, vật (ô tô, nhà cửa...)... Vì cổ phần là những phần chia bằng nhau từ vốn điều lệ của công ty cổ phần (suy luận theo quy định tại Điều 110 LDN), là một khái niệm để chỉ phần sở hữu vốn góp của cổ đông trong công ty cổ phần. Bởi lẽ, trong công ty cổ phần, để góp vốn vào công ty, các cổ đông sẽ mua cổ phần, qua đó phải thanh toán tiền hoặc bằng các tài sản khác cho công ty để tạo nên vốn điều lệ của công ty và xác lập tư cách cổ đông của người sở hữu cổ phần. Như vậy, việc sở hữu cổ phần là để xác lập tư cách cổ đông và từ tư cách cổ đông sẽ xác lập các quyền của cổ đông (tùy theo tỷ lệ cổ phần, loại cổ phần sở hữu và thời gian nắm giữ) như các quyền về quản trị công ty (quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ, quyền yêu cầu triệu tập và triệu tập họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT, BKS ...); quyền tài sản đối với cổ phần (chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế...bằng cổ phần); quyền được chia cổ tức; quyền ưu tiên mua cổ phần mới khi công ty chào bán; quyền về thông tin, kiểm soát trong công ty....

Do vậy nếu chúng ta quyết định hoán đổi cổ phần và yêu cầu cổ đông phải chấp nhận để đổi lấy bằng tiền, vô hình chung chúng ta đã TƯỚC BỎ HÀNG LOẠT CÁC QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG NÊU TRÊN. Đối với cổ đông khi sở hữu cổ phần không chỉ là vấn đề tiền bạc, mà quan trọng hơn là để xác lập và thực hiện liên tục các nhóm quyền nêu trên, đó mới là giá trị mà cổ đông mong muốn đạt được khi đầu tư góp vốn vào công ty cổ phần. Trong hệ thống Luật Common Law (Luật án lệ Anh – Mỹ), một trong những học thuyết mà người ta tôn thờ trong công ty là "Học thuyết về giá trị của cổ đông", theo đó giá trị của cổ đông không chỉ dừng lại ở vấn đề tài sản mà quan trọng hơn cổ đông phải được tham gia vào quản trị công ty, gắn bó với công ty, với số phận pháp lý và số phận thực tế của công ty.

Liên quan đến Học thuyết về giá trị của cổ đông này, không chỉ LDN mà ngay cả Luật HNGĐ cũng đã có quy định. Cụ thể Điều 64 của Luật HNGĐ 2014 quy định khi vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. Ví dụ, giả sử người chồng đang nắm giữ 10 cổ phần là tài sản chung, trị giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, thì khi ly hôn người chồng vẫn được quyền nắm giữ 10 cổ phần này và thanh toán cho người vợ phần giá trị tài sản mà người vợ được hưởng là 50.000 đồng nếu tài sản cổ phần này được tòa quyết định phân chia theo phương thức chia đôi. Trong tình huống của vụ ly hôn này, cả vợ chồng đều đang nắm giữ cổ phần trong công ty, và cần lưu ý rằng theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư 2014, (sửa đổi 2016), thì việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế cũng được xem là đang thực hiện hoạt động kinh doanh, do vậy cổ phần hai vợ chồng đang nắm giữ cần phải được giữ nguyên, họ chỉ có thể thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà bên kia được hưởng theo phương án phân chia tài sản, nghĩa là chúng ta chỉ có thể phân chia giá trị tài sản của cổ phần được định giá thành tiền, chứ chúng ta sẽ không thể tước quyền sở hữu cổ phần của một bên và giao hết cho bên còn lại sở hữu, như vậy là không đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu cổ phần của cổ đông theo quy định của Hiến pháp và pháp luật doanh nghiệp, pháp luật dân sự. KHÔNG MỘT AI, KỂ CẢ TÒA ÁN ĐƯỢC QUYỀN TƯỚC BỎ QUYỀN SỞ HỮU CỔ PHẦN CỦA CỔ ĐÔNG, qua đó tước bỏ luôn tư cách cổ đông, mà vấn đề này phải do chính cổ đông quyết định, cổ đông chỉ không còn quyền sở hữu cổ phần và không còn tư cách cổ đông khi và chỉ khi cổ đông quyết định chuyển nhượng, tặng cho...toàn bộ cổ phần, hoặc khi cổ đông là cá nhân bị chết, cổ đông là tổ chức bị giải thể, phá sản hay chính công ty mà cổ đông sở hữu cổ phần bị chấm dứt hoạt động theo đúng trình tự, thể thức do pháp luật quy định.

Ngoài ra, nếu chúng ta cho rằng giao phần lớn cổ phần cho một người sở hữu sẽ làm cho công ty ổn định hơn, thì đây là một quan niệm không phù hợp với các giá trị về quản trị công ty hiệu quả. Chúng ta cần biết rằng, công ty cổ phần là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của loài người từ trong lịch sử xa xưa cho đến ngày nay về một công cụ huy động vốn hiệu quả cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Chính Các- Mác đã từng nói rằng "Qua các công ty cổ phần, việc tập trung tư bản được thực hiện trong nháy mắt”. Vì vậy công ty cổ phần xét đến cùng chỉ là một công cụ để huy động vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Do đó, trong các nguyên lý về quản trị công ty cổ phần hiện đại (của IMF, WB, OECD,...) đều khuyến cáo công ty cổ phần nên tạo ra một cơ cấu cổ đông đa dạng, một cơ chế phân tán rủi ro hiệu quả, đảm bảo quyền kiểm tra, giám sát lẫn nhau của cổ đông, khi đó công ty cổ phần mới có thể phát triển ổn định và bền vững hơn. Do vậy trong pháp luật về công ty thường quy định trong cơ cấu cổ đông của công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông trở lên, thậm chí trong một số lĩnh vực kinh doanh đặc biệt cần sự ổn định cao như lĩnh vực tài chính – tín dụng, Luật các TCTD 2010, sửa đổi 2017 quy định Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.

Còn việc công ty có hoạt động hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào các quyết sách của ĐHĐCĐ, HĐQT và ban điều hành công ty, tùy thuộc vào các chiến lược, kế hoạch phát triển công ty trong ngắn hạn và dài hạn, tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của công ty, cũng như môi trường kinh tế vĩ mô của đất nước, khu vực và thế giới, chứ không phải công ty hoạt động không hiệu quả vì có ai đó là cổ đông và cho rằng họ cản trở công ty. Bên cạnh đó, các cổ đông khi tham gia thực hiện quyền cổ đông của mình, nên hành xử theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế quản trị nội bộ công ty chứ không nên và không được xem công ty là của riêng mình. Công ty là của tất cả cổ đông hùn hạp vốn, công ty không phải của riêng bất kỳ cổ đông nào, kể cả cổ đông sáng lập. Khi thành lập và lựa chọn loại hình công ty cổ phần, các cổ đông phải chấp nhận nguyên tắc phân chia quyền lực, đó là điều hiển nhiên không thể đảo ngược thuộc về bản chất của công ty cổ phần. Còn nếu giả sử có bất kỳ cổ đông nào có hành vi gây rối, cản trở hoạt động của công ty, thì chúng ta phải giải quyết vấn đề này theo đúng quy trình và quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự, chứ đó không phải là lý do để chúng ta buộc cổ đông phải ra khỏi công ty. Cần biết rằng công ty là một pháp nhân, khi công ty được thành lập là lúc công ty tồn tại hoàn toàn độc lập với các thể nhân sáng lập ra công ty. Các thể nhân sáng lập công ty chỉ có thể "chi phối" công ty thông qua việc thực hiện các quyền của cổ đông trong khuôn khổ pháp luật, điều lệ và quy chế quản trị nội bộ công ty như đã phân tích./.

Trân trọng cảm ơn các bạn đã theo dõi!

P/s: Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân dưới góc độ khoa học pháp lý, hoàn toàn không nhằm đến bất kỳ mục đích nào khác.
Điều 25. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.
2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.


Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

=> Theo điều 25, 36 Luật HNGĐ thì nếu một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh bắt buộc phải có thoả thuận và thỏa thuận này phải lập thành văn bản, như vậy nếu không có thoả thuận theo điều 36 và ts không phải là ts riêng thì ts sản chung trong trường hợp này là vợ, chồng kinh doanh chung và chẳng ai được quyền ưu tiên nhận tài sản đó theo điều 64 Luật HNGĐ vì cả 2 đều đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung (đại diện qua lại theo khoản 1, điều 25) => Tòa phán theo điều 59 Luật HNGĐ :))

Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Nếu có bằng chứng "ăn tiền" bên nào đó thì đứt.
Nếu chỉ do áp dụng luật sai thì rút kinh nghiệm. Vì chưa có tiền lệ một vụ nào tương tự về tính chất và khối lượng tài sản.
Nhưng em dự là phúc thẩm sẽ không có chuyển biến lớn!
Việc cụ đặt vấn đề như vậy cũng khá vô lý. Bởi bà T là nguyên đơn muốn tòa phân chia tài sản trong quá trình hôn nhân. Cả nguyên đơn và bị đơn đều nhận định TN là tài sản chứ không phải "pháp nhân".
Tòa xử phân chia tài sản như vậy là đúng thẩm quyền rồi! Chưa xét đến ai nhiều ai ít nhé.
Không sai, nếu sai tại sao bên T đòi được chia thêm CP mà không phải bằng tiền? Chia CP được thì quy ra tiền để chia là bình thường vì đây là ts chung nên cả 2 vc đều có quyền đại diện ngang nhau trừ khi có thoả thuận khác :))
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,846
Động cơ
457,374 Mã lực
Lý do đáng thông cảm

 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,846
Động cơ
457,374 Mã lực
Đã có đội hăt nước theo rồi

Phiên toà xử vụ trộm gà. Quan trên đằng hắng, ho tám cái, đoạn nghiêm giọng tuyên án.

- Bị cáo Trạch Văn Đoành nghe đây! Với hành vi ăn trộm 1 con gà mái tơ của lão nông tri điền Thích Giao Hợp, sau khi thống nhất, toà tuyên bố mức án đối với bị cáo là... tử hình! E hèm!!!

Bị cáo Đoành nghe xong ngã cái rầm xuống đất, bọt mép trào ra trắng xoá như bong bóng xà phòng. Tiếng la hét, chửi bới, khóc lóc...nhao nhác cả công đường. Dép tổ ong, tông Lào, giày ba ta Thượng Đình...bay loạn xạ.

Thấy tử tội tay chân co quắp như giật động kinh vì hoảng sợ, quan toà tái mặt tái mặt thanh minh.

- Xin bị cáo Trạch Văn Đoàn và người nhà bình tĩnh! Thật ra mức án của bị cáo nhẹ thôi, đó là cảnh cáo và nộp phạt 200 nghìn đồng. Nhưng do...do...toà mệt quá nên...toà hoa mắt đọc nhầm. Có thế thôi mà náo loạn hết cả lên, tiên sư chúng mày nữa! Ai chả có lúc nhầm!

Tử tội Đoành nghe toà đính chính, mừng quá đứt mạch máu não luôn tại trận. Hưởng dương 39 tuổi.

Phây buc Song Hà
 

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Thế tôi hỏi cụ nhé, 2 vc có 1 cái oto trị giá 2 tỷ với 1 tỷ tiền mặt. Toà xử 50/50 thì sẽ chia ntn?
Cụ đọc lại #4923, toà xử ly hôn không có quyền tước cổ phiếu sở hữu hợp pháp. Vụ này Vũ 70- Thảo 30 % cổ phiếu phải giữ nguyên, tài sản chia đôi. Nếu phân chia lại tỷ lệ CP thì đền bù bằng cách quy đổi Cổ thành tiền, Làm méo có chuyện lôi luật cạnh tranh doanh nghiệp ra viện dẫn để lột hết CP của Thảo, ngồi cmn lên luật. Trong này có 1 số lão chắc ăn tiền múa phím hoặc éo biết gì về luật, thừa hơi thích múa may.
Luật là phải cho e Cỏ vô tù vì tội vu khống.

Đúng ko?
Mịa, lão có thể viết gì chứng tỏ lão không chỉ biết chửi đổng không? =))=))=))
 
Chỉnh sửa cuối:

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Điều 25. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.
2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.


Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

=> Theo điều 25, 36 Luật HNGĐ thì nếu một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh bắt buộc phải có thoả thuận và thỏa thuận này phải lập thành văn bản, như vậy nếu không có thoả thuận theo điều 36 và ts không phải là ts riêng thì ts sản chung trong trường hợp này là vợ, chồng kinh doanh chung và chẳng ai được quyền ưu tiên nhận tài sản đó theo điều 64 Luật HNGĐ vì cả 2 đều đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung (đại diện qua lại theo khoản 1, điều 25) => Tòa phán theo điều 59 Luật HNGĐ :))

Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Cụ trích dẫn cái éo gì thế, đọc lại còm#4923, #4948 đi =))=))=))
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Cụ trích dẫn cái éo gì thế, đọc lại còm#4923, #4948 đi =))=))=))
Muốn chém nên lắc bằng đầu mình chứ bằng đầu người khác :))

Theo Bộ luật dân sự (có tính pháp lý cao hơn các Luật HNGĐ, Luật doanh nghiệp) :

Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

=>
Vợ / chồng muốn được ưu tiên theo điều 64 Luật HNGĐ phải thực hiện theo khoản 3, điều 213 BLDS (tương ứng điều 36 Luật HNGĐ) trường hợp còn lại thì căn cứ khoản 2, điều 213 BLDS => có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung => vì vợ / chồng có quyền ngang nhau nên việc tòa án phân chia CP cho 1 trong 2 bên là hoàn toàn không hề mâu thuẫn với với Luật doanh nghiệp :))

Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,418
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Vụ này chỉ có béo ông quan toà với mấy ông chân trà đá thuốc nước thôi.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
1,979
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
39
Muốn chém nên lắc bằng đầu mình chứ bằng đầu người khác :))

Theo Bộ luật dân sự (có tính pháp lý cao hơn các Luật HNGĐ, Luật doanh nghiệp) :

Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

=>
Vợ / chồng muốn được ưu tiên theo điều 64 Luật HNGĐ phải thực hiện theo khoản 3, điều 213 BLDS (tương ứng điều 36 Luật HNGĐ) trường hợp còn lại thì căn cứ khoản 2, điều 213 BLDS => có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung => vì vợ / chồng có quyền ngang nhau nên việc tòa án phân chia CP cho 1 trong 2 bên là hoàn toàn không hề mâu thuẫn với với Luật doanh nghiệp :))

Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Căn cứ luât hôn nhân gia đình.




LUẬT MINH GIA TƯ VẤN CHO BẠN NHƯ SAU:



- Thứ nhất: Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau:

''1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Căn cứ vào khoản C điều 59 khi chia tài sản.
Vì bà Thảo đang sở hữu king coffee đối thủ cạnh tranh của TN.
Nen không thể để bà Thảo sở hữu 40% cổ phần TN vì như vậy sẽ tổn hại đên lơi ích kinh doanh của TN.
Toà căn cứ luật hôn nhân gia đình nhé.
Giờ Thảo kiện đi đâu cũng vậy.
Tôi nói từ máy tháng trươc rồi.
Toà sẽ không để Thảo phá TN đâu.
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Cụ đọc lại #4923, toà xử ly hôn không có quyền tước cổ phiếu sở hữu hợp pháp. Vụ này Vũ 70- Thảo 30 % cổ phiếu phải giữ nguyên, tài sản chia đôi. Nếu phân chia lại tỷ lệ CP thì đền bù bằng cách quy đổi Cổ thành tiền, Làm méo có chuyện lôi luật cạnh tranh doanh nghiệp ra viện dẫn để lột hết CP của Thảo, ngồi cmn lên luật. Trong này có 1 số lão chắc ăn tiền múa phím hoặc éo biết gì về luật, thừa hơi thích múa may.

Mịa, lão có thể viết gì chứng tỏ lão không chỉ biết chửi đổng không? =))=))=))
Lại nghe nói, cụ có biết tước quyền sở hữu hợp pháp là ntn không? Tài sản chung được phân chia khi li hôn không gọi là tước quyền nhé bởi vì bản chất nó là sở hữu chung của 2 vc :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top