Vụ li hôn nghìn tỉ khiến dư luận xôn xao và các anh hùng of cũng không ngoại lệ, cũng như thường lệ sẽ có 2 phe đứng về hai phía để tranh luận (thậm chí chưởi bới lẫn nhau). Cá nhân em sau khi cố lắng 2 tai để nghe tin nồi chõ (lều báo) xin đưa ra tóm tắt sự việc liên quan đến việc phân chia tài sản và ý kiến cá nhân của mình (nói trước là cá nhân em thấy thương anh Vũ hơn nên dù rất cố công bằng nhưng có đôi chút thiên vị là điều không tránh khỏi
)
+ Sơ lược về quá trình hình thành của TN và TN có liên quan ntn với ông Vũ, bà Thảo?
- Năm 1996 ông Vũ và 4 người bạn (không có bà Thảo) thành lập Trung nguyên -> Ông Vũ liên quan ngay từ đầu (ông Vũ chính là cha đẻ của TN) còn bà Thảo không liên quan
- Đến năm 1998 ông Vũ và bà Thảo kết hôn -> Bà Thảo liên quan với tư cách là vk của ông Vũ
- Đến năm 2006 bà Thảo tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của TN (có chứng từ góp vốn năm 2005) -> Bà Thảo liên quan với tư cách là cổ đông
=> Tính từ năm 1998 đến này dù cho bà Thảo không tham gia vào công việc kinh doanh đi nữa thì với việc sinh con, nuôi dạy con, ... công sức giữa 2 vc vẫn là ngang nhau nếu xét về mặt tổng thể. Tuy nhiên tính riêng về TN thì công sức của ông Vũ lớn hơn là không thể bàn cãi.
+ Phía bà Thảo yêu cầu phân chia tài sản căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào sự thoả thuận của 2 bên đã được pháp luật công nhận (ưu tiên hàng đầu trong trường hợp li hôn)
- Căn cứ vào nguyên tắc cơ bản khi phân chia tài sản là chia đôi cho vc (không cần xét đến các yếu tố khác) -> tỷ lệ TN 5/5
- Căn cứ vào luật hôn nhân gia đình là bên nhận nuôi con sẽ được nhận trợ cấp từ bên còn lại (bằng tài sản, cổ phần, tiền mặt, ... tuỳ vào việc thoả thuận) -> 5%x4=20% trên ts cổ phần sau khi được phân chia của ông Vũ ở TN (hỗ trợ 1 lần)
+ Phía ông Vũ yêu cầu phân chia tài sản căn cứ vào đâu?
- Cũng như bà Thảo nhưng có xét đến công sức bỏ ra trong việc hình thành ts ở TN (còn các ts khác không liên quan chia đôi thậm chí không tính đến các ts mà bà Thảo đang sở hữu hình thành trong thời kỳ hôn nhân như thương hiệu : King Coffee, công ty TNHH MTV TNI) -> Tỷ lệ TN 7/3
- Riêng việc trợ cấp nuôi con ông Vũ yêu cầu được hỗ trợ bằng tiền mặt : 2,5x4=10tỷ / năm (hỗ trợ từng năm)
+ Về tình :
- Trong trường hợp 2 vc không có mâu thuẫn đến mức thù ghét nhau mà li hôn do không hợp nhau thì thường ts được chia đôi thậm chí bên nuôi con sẽ được phần nhiều hơn (không cần tính đến công sức đối với ts chung)
- Trong một bên có lỗi (có bằng chứng) như ngoại tình chẳng hạn thì ts sẽ được phân chia nhiều hơn cho bên còn lại
- Trong trường hợp 2 vc có mâu thuẫn đến mức thù ghét nhau thì đa số thỏa thuận sẽ bất thành mà việc phân chia ts phải căn cứ vào quy định của PL -> Vụ li hôn nói ở trên rơi vào trường hợp này vì bà Thảo trách ông Vũ bỏ bê gia đình, không chu cấp cho con cái, có dấu hiệu ngoại tình, bị điên (lấy lý do này để đâm đơn ly hôn) còn ông Vũ trong phiên toà trách bà Thảo quá nhiều tham vọng không lui về để lo cho gia đình, trong thời gian quản lý TN làm chệch hướng đi mà ông Vũ đã tâm huyết ngay từ đầu, đỉnh điểm là việc đưa thông tin gia đình cụ thể việc ông Vũ điên lên truyền thông và buộc ông Vũ đi giám định tâm thần nhiều nơi mặc dù ông ấy vẫn luôn khẳng định vẫn minh mẫn, tỉnh táo.
+ Về lý :
- Theo quá trình hình thành thì căn cứ vào GPKD ban đầu rõ ràng TN chính là linh hồn của ông Vũ (như ông ấy nói)
- Vì tài sản tranh chấp là cổ phần nên ngoài việc xác định ts chung theo Luật hôn nhân gia đình còn phải căn cứ vào Luật doanh nghiệp (có quyền lợi và trách nhiệm với bên thứ 3)
- Theo Luật hôn nhân gia đình thì cổ phần là ts đưa vào kinh doanh có thể chung hoặc riêng nhưng nếu chung phải có thoả thuận bằng văn bản (không có văn bản, không chứng minh được là ts chung có nghĩa là ts riêng tương tự trường hợp BĐS nếu không chứng minh được riêng nghĩa là chung) -> Dù cổ phần là ts chung hay riêng thì lợi nhuận thu được từ cổ phần vẫn được tính vào ts chung nhưng ts riêng ban đầu vẫn là ts riêng.
+ Các phương án phân chia ts của 2 bên có hợp lý không?
- Phía bà Thảo :
Nếu được đáp ứng thì cổ phần của bà Thảo trong TN sẽ chiếm ưu thế và bà Thảo sẽ là người ra quyết định định hướng của TN. Giả sử bà Thảo và ông Vũ hoàn toàn tin tưởng nhau và đồng quan điểm thì vấn đề chỉ là tiền ít / nhiều nhưng ở đây ông Vũ đã có quan điểm rõ ràng là bà Thảo hãy lui về sau để ông ấy điều hành TN theo đúng định hướng mà ông ấy đã tâm huyết bao lâu nay.
=> Về tình hay về lý ông Vũ thì ông Vũ vẫn là số 1 ở TN do đó thoả thuận buộc ông ấy không còn được quyền quyết định đứa con tinh thần của mình sẽ không bao giờ xảy ra ->
Theo phương án này ông Vũ mất tất cả vì ông ấy xem TN là linh hồn của mình (với những gì ông ấy đã làm và làm được thì không có gì phải bàn cãi).
- Phía ông Vũ :
Toàn bộ ts không liên quan đến cổ phần ngoài TN trong đó có ts được hình thành từ lợi nhuận của cổ phần TN đều chia đôi (ts khác bà Thảo sở hữu trong thời kỳ hôn nhân mà bà Thảo đang quản lý vẫn của bà Thảo, King Coffe và TNI là ví dụ)
Riêng cổ phần TN chia theo tỷ lệ 7/3 căn cứ vào tỷ lệ góp vốn vào TN (ảnh dưới)
Về phần các con ông Vũ đưa ra 2 phương án : tôn trọng các con, nếu nuôi sẽ không đòi hỗ trợ còn nếu bà Thảo nuôi hỗ trợ bằng tiền hàng năm (2,5x4=10tỷ/năm)
=> Phương án này đa số theo nguyên tắc cơ bản là chia đôi (tình) riêng TN thì chia theo công sức bỏ ra thể hiện cụ thể bằng số cổ phần đang nắm giữ (lý). Nếu theo phương án này ông Vũ vẫn giữ được quyền quyết định của mình ở TN (hiển nhiên bà Thảo vẫn là cô đông lớn) còn bà Thảo ngoài các ts khác được chia có giá trị rất lớn lại thêm các thương hiệu cũng ăn nên làm ra do bà ấy sở hữu (cũng hình thành trong thời kỳ hôn nhân) ->
Xét về tình về lý phương án này hợp lý hơn vì cái tâm huyết ban đầu của ai vẫn có thể duy trì và tiếp tục phát triển (cái này luật cũng quy định).
Câu hỏi đặt ra
"tiền nhiều để làm gì?" của ông Vũ rất hay (được nhiều chém thủ dùng nó để cười nhạo). Như ông vũ nói ts thấy được chỉ là bề nổi vậy thì bề chìm là bao nhiêu? Không ai biết, và chia ntn cũng không ai biết nốt do đó tổng số ts nhận được từ 2 phía (quy ra tiền) sau khi li hôn là bao nhiêu cũng là ẩn số. Biết đâu tổng số quy ra tiền tại thời điểm hiện tại bà Thảo nhiều hơn thì sao? Em cứ tạm giải thích ông Vũ không muốn giành nhiều tiền hơn mà đơn giản là giành lại đứa con tinh thần mà mình đã cả một đời tâm huyết, gắn bó với nó
--- Căn cứ pháp lý ---
Vấn đề phân chia ts của 2 bên chưa có tiếng nói chung ở tỷ lệ cổ phần TN sau khi chia, bên bà Thảo khẳng định toàn bộ là ts chung trong thời kỳ hôn nhân nên tỷ lệ là 5/5, bên ông Vũ khẳng định ông Vũ có công hơn nên 7/3 (không hiểu có căn cứ vào ts chung, riêng hay không nhưng không thấy nhắc đến). Nếu chỉ nhìn con số 7/3 rất khó chấp nhận vì rất mơ hồ vậy tại sao không vận dụng đúng theo căn cứ PL xem ntn? Mấu chốt vấn đề là trong tổng số cổ phần của cả 2 thì cái nào là ts chung cái nào là ts riêng? Tài sản chung sẽ chia đều còn ts riêng của ai trả nấy. Đã có rất người hiểu cổ phần phát sinh trong thời kỳ hôn nhân auto là ts chung giống như BĐS, vấn đề không đơn giản như vậy
Theo Luật doanh nghiệp
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
3. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
Theo khoản 2 điều 4 Luật doanh nghiệp thì ông Vũ và bà Thảo đều là cổ đông của Cty CP đầu tư Trung Nguyên (ông Vũ có 61,66% và bà Thảo có 30% CP) và đồng thời cũng là cổ đông của Cty CP tập đoàn Trung Nguyên (ông Vũ có 20% và bà Thảo có 10% CP).
Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Theo điểm c,d khoản 1 điều 110 Luật doanh nghiệp thì ông Vũ và bà Thảo có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản là số vốn đã góp vào doanh nghiệp (quyền sở hữu).
Theo Bộ luật dân sự
Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2.
Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3.
Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.
Theo điều 158; khoản 2,3 điều 213 thì ông Vũ và bà Thảo có quyền ngang trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung hoặc thoả thuận cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
=> Số cổ phần ông Vũ và bà Thảo đang tranh chấp có thể là ts chung được thoả thuận uỷ quyền cho người còn lại góp vốn kinh doanh cũng có thể ts riêng của mỗi người (ngược với các loại tài sản khác trong thời kỳ hôn nhân nếu không có giấy tờ chứng minh là ts riêng thì auto là ts chung của 2 vc) -> Để chứng minh cổ phần là ts chung cần có thoả thuận uỷ quyền.
Vấn đề đặt ra là việc thoả thuận, uỷ quyền ntn để giải quyết khi có nảy sinh vấn đề tranh chấp?
Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
=> Theo điều 36 Luật hôn nhân và gia đình thì nếu tài sản chung được được đưa vào kinh doanh phải có thoả thuận và "Thoả thuận này phải lập thành văn bản" -> Mấu chốt ở đây
+ Tóm lại : tài sản nào là ts chung chia đôi (không cần so đo công sức tạo dựng), ts riêng nếu thoả thuận không được thì của ai người nấy nhận. Trong trường hợp cụ thể là cổ phần TN thì lần góp vốn nào có
văn bản thỏa thuận ủy quyền (đưa tài sản chung vào kinh doanh) thì là ts chung còn ngược lại là ts riêng (ví dụ năm 2005 bà Thảo góp vốn vào TN 3 tỷ đồng nhưng phía ông Vũ không có giấy tờ nào chứng minh là ts chung được thỏa thuận ủy quyền thì hiển nhiên đó là ts riêng của bà Thảo, phía LS của bà Thảo cũng đã dùng chứng cứ này để chứng minh việc bà Thảo có công với TN là sự thật
)