Khi va chạm sảy ra động lượng của em bé là P= m * V = 11kg * 20m/s; và động năng E = 0.5 * m * V^2 = 0.5 * 11 kg * 400 m^2/s^2. Toàn bộ động năng này truyền sang mái tôn, một phần làm mái tôn biến dạng, một phần biến thành nhiệt. Động lượng của em bé cũng bị hấp thu trong va chạm không đàn hồi làm biến dạng mái tôn.
Động lượng của em bé P tương đương với động lượng của người lớn chuyển động với vận tốc bằng 1/5 lần tức là 4m/s; viết ra P= 55 kg * 4 m/s;
4m/s tương đương với vận tốc tiếp đất ngã từ độ cao 1.5m.
Còn động năng của em bé bằng với động năng của người lớn E = 0.5 * 55 * (20/SQRT(5) )^2 là người lớn roi với tốc độ 8.9m/s; Tương đương với người lớn ngã từ độ cao 7m, khi tiếp đất cũng đạt tốc độ khoảng 9m/s.
Nói một cách dễ hiểu, toàn bộ động năng của em bé là từ thế năng mà ra. Thế năng của em bé 11kg ở độ cao 35m bằng thế năng của người lớn 55kg ở độ cao 7m. Mái tôn hấp thụ 1 năng lượng bằng cú ngã người lớn ở độ cao 7m, và hấp thụ xung lượng bằng cú ngã của người lớn ở độ cao 1.5m.
Cụ tính động năng với động lượng và ra kết quả là việc em bé rơi từ tầng 13 tương đương người lớn rơi từ tầng 3. Em ngại Gúc nên chấp nhận kết quả này của cụ
Nhưng rõ ràng kinh nghiệm của chúng ta cho thấy rằng người lớn mà ngã từ tầng 3, không cần phải rơi vào mái tôn, kể cả rơi xuống đất cũng khó chết lắm, trừ đập đầu thẳng xuống đất, còn không thì chỉ gẫy cái gì đó thôi.
Nhưng trẻ con rơi từ tầng 13 xuống đất, chà chà, bỏ qua các phép tính nhé, cụ nghĩ là sống hay chết nào?
Mà đấy là cụ đang tính với người nặng 55kg. Nếu ta tính với người nặng gấp rưỡi, khoảng 80kg, thế thì chắc cụ sẽ so sánh cú ngã của em bé từ tầng 13 với cú ngã của anh chàng nặng 80kg từ trên cao 4m? Độ cao này chắc chỉ đủ bong gân, u trán nhỉ.
Ô, thế hóa ra rơi từ tầng 13 cũng quá bình thường?
Vậy có điều gì đấy không ổn ở đây với các công thức, theo cụ thì sao?