Thớt Góp ý về Biển báo - Góp ý sử đổi Bổ sung QC41

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
1. Thay đổi biển 412 trở thành biển hiệu lệnh (hình tròn, mầu xanh) với 03 loại biển: 412a - Đường dành riêng cho xe buýt; 412b - Đường dành riêng cho ô tô; 412c - Đường dành riêng cho mô tô, xe máy. ....

Nếu đổi biển Chỉ dẫn 412 thành biển hiệu lệnh thì không thực hiện được vì tính hiệu lực của biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh.
Biển hiệu lệnh chỉ có hiệu lực với tất cả các làn khi được treo/đặt bên phải đường. Còn nếu treo trên một làn thì chỉ có hiệu lực trên làn đó, các phương tiện đi trên làn khác không phải chấp hành biển này. Trong khi biển chỉ dẫn luôn có hiệu lực ở tất cả các làn bất kể nó được treo ở đâu.

Ví dụ muốn quy định một làn dành riêng cho ô tô con nếu treo biển hiệu lệnh theo cụ đề nghị sửa trên làn này thì các xe ô tô con đang đi trên làn khác không phải chấp hành tức là không phải đi vào làn này. Chỉ có những phương tiên không phải ô tô con đang đi trên làn treo biển phải chuyển làn khác thôi. Để đạt được mục đích phải treo thêm các biển cấm ô tô con ở các làn khác.
Trong khi nếu dùng biển chỉ dẫn làn dành riêng cho ô tô con thì chỉ cần treo một biển là đủ.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cá nhân em ủng hộ hạn chế tối đa việc sử dụng biển chữ, trừ biển chỉ đường. Em nhớ là em có góp ý là có thể sử dụng biển hình xe Taxi hoặc đơn giản chỉ là chữ TAXI.
Còn lý do em muốn đề xuất mở rộng số biển phụ 509 thực ra là để khỏi phải sửa QC nhiều lần do không đáp ứng với thực tế. Nếu cụ có nghiên cứu về Công ước Viên 1968 về báo hiệu đường bộ thì thấy cách họ xây dựng hệ thống biển báo rất khoa học. Họ quy định biển báo hình tròn là biển cấm hoặc hiệu lệnh, các biển đa giác để thông báo thông tin, cảnh báo nguy hiểm rồi họ sử dụng thêm màu đỏ thể hiện cấm, màu xanh thể hiện cho phép, màu vàng thể hiện cảnh báo. Sau đó họ xây dựng các hình vẽ để đưa vào trong cách hình đó để tạo thành 1 biển báo hoàn chỉnh.
Cách em đề xuất cũng theo nguyên tắc tương tự. Tức là cho phép đưa những hình vẽ đã có trong các loại biển báo chính vào biển phụ 509 khi cần thiết. Trong trường hợp phải sử dụng bằng chữ thì cũng hạn chế số từ tối đa và kích thước đủ lớn để đọc.
Tất nhiên đây chỉ là 1 cách để tạo điều kiện cho việc lắp đặt những biển báo giao thông phù hợp với thực tế mà không nhất thiết phải sửa đổi QC thường xuyên. Nếu có nhiều cụ tham gia góp ý dựa trên kinh nghiệm thực tế thì có thể chúng ta chỉ cần bổ sung vài cái biển mới thôi chứ không cần phải quá mở như cách em đề xuất.
Ngoài ra, sắp tới sẽ có 1 loạt phương tiện giao thông mới là phương tiện chạy trên đường sắt đô thị và xe buýt nhanh. Vì vậy, cũng cần phải có biển cảnh báo cũng như biển báo hiệu có làn đường dành riêng.
Loại biển cấm rẽ trái và quay đầu cũng có thể được bổ sung. Lý do: Theo CƯV thì cấm chuyển hướng (turning) chỉ là cấm chuyển hướng theo chiều mũi tên chỉ tức là không cấm quay đầu nên chỗ nào vừa muốn cấm rẽ trái vừa cấm quay đầu thì có thể cắm biển này.
Bác để ý sẽ thấy rằng biển phụ 509 có hình chữ nhật mầu xanh, khác hẳn các biển phụ còn lại mầu trắng, viền đen. Tác dụng của nó cũng khác, chỉ mang tính thông tin, làm rõ thêm hiệu lực của biển chính. Không có biển phụ này thì hiệu lực của biển chính vẫn không thay đổi. Nếu mở rộng biển phụ 509 thì cũng cần có quy định sử dụng cụ thể, chỉ được sử dụng để làm rõ hơn hiệu lực của biển chính mà không làm thay đổi hiệu lực của biển chính. Ví dụ: Biển có chữ "cấm đi ngược chiều" ở dưới biển cấm đi ngược chiều hay chữ "cấm rẽ trái" ở dưới biển cấm rẽ trái chẳng hạn.
Nhất trí với bác về việc bổ sung biển báo cấm rẽ trái và quay đầu; bỏ hiệu lực cấm quay đầu đối với biển cấm rẽ trái; bổ sung biển chỉ dẫn "đường có làn đường dành riêng" để báo hiệu sắp tới đường có làn đường dành riêng.
 

Zang-Chân-Tay

Xe buýt
Biển số
OF-149991
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
713
Động cơ
364,620 Mã lực
Em góp ý là vạch sơn và mũi tên phân các làn đường theo hướng đi (làn rẽ trái, đi thẳng, rẽ phải) chỉ có hiệu lực khi đi kèm biển báo để lái xe quan sát dc từ xa, đủ thời gian xử lý. Hiện tại đi đường Ngô Gia Tự- Gia Lâm có ngã tư thì làn sát giải phân cách dc đi thẳng, có ngã tư thì vẫn làn đó chỉ dc rẽ trái mà làn thì phân tách bằng vạch liền, đến gần mới nhận ra, ko kịp xử lý. Đường thì to rộng, đi tốc độ cao dc mà ko có biển báo, rất khó xử lý và gây nguy hiểm nếu cố đi đúng mà đánh lái gấp
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Tui cùng có đề xuất như của cụ [@luckyme;198284] bổ xung thêm biển gộp 412e làn đường dành cho xe máy và xe thô sơ. Thực trạng nhiêu đoạn đường QL hoặc liên tỉnh chừa phần rất to cho xe thô sơ đi. Tuy nhiên, thời hiện nay rất ít xe thô sơ đi lên các tuyến này. Các bác 2b có "ý thức an toàn giao thông" đi vào đường đó để tránh nguy hiểm với 4b thì lại thành vi phạm. Mà để ko thì rất lãng phí. Do đó hoàn toàn có thể cắm biển cho 2b cùng đi với thô sơ đi trong phần đường này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần quy định 2b chú ý "nhường đường" cho thô sơ (kiểu đèn đỏ được phép rẽ phải, nhưng phải chú ý nhường đường cho người đi bộ.

Liên quan đến việc treo biển, tui có mấy ý kiến này:
Thực tế đường xá ở nước ta rất khó treo biển chuẩn như theo QC41 hiện nay. Khó có thể yêu cầu ở HN hay TP HCM cắm biển phải có cự ly thấy biển từ 50m trở lên (vì nhiều đoạn phố chỉ dài có vài chục mét) hay phải treo trên giá long môn ....

Tuy nhiên, một số trường hợp nếu ko thể treo biển trên giá long môn thì chỉ cần quy định: phải kẻ tín hiệu dưới lòng đường. Ví dụ: đối với biển 412 phân làn 4b, 2b. Nếu ko treo trên long môn thì dưới đường cần vẽ các hình là được. Tuy nhiên phải vẽ sao cho lái xe nhận biết được và kịp chuyển làn trước khi đi vào khu vực ko được chuyển làn nữa. Ví dụ: phải vẽ ít nhất tối thiểu 2 hình trong đoạn vạch đứt trước khi vẽ ở đoạn vạch liền.

Các ở các đoạn đường sau nút giao cắt, muốn phân làn (treo biển 412) ngay từ đầu đường thì phải có biển báo hiệu về làn đường treo trước nút giao cắt cho xe từ khác rẽ vào.
Ví dụ: Muốn phân làn 4b, 2b ở đường Bà Triệu bắt đầu từ đoạn cắt với Lý Thường Kiệt, trên đường LTK ngay trước nút giao phải đặt biển chỉ dẫn báo hiệu tại đoạn đường Bà Triệu sắp tới sẽ có phân làn. Biển này có thể thiết kế kiểu như biển 413c (báo sắp tới có phân làn xe buýt) vậy

Ngoài ra, trên cao tốc thường đi với tốc độ cao và đôi khi bị lấp bởi xe tải chạy cùng chiều , nên nhiều khi khó nhận biết ra biển (kể cả biển cấm hay biển chỉ dẫn). Do vậy, kiến nghị cần phải đặt biển nhắc lại đối với các biển này. Ví dụ:
- Biển chỉ dẫn lối rẽ: cần đặt ít nhất 2 biển trước chỗ rẽ, các biển cách nhau x mét (khoảng bao nhiêu cho hợp lý thì các chuyên gia phải nghiên cứu)
- Biển hạn chế tốc độ: đặt ít nhất 2 biển, trong đó biển đầu tiên có biển phụ cảnh báo sau x mét thì quy định sẽ có hiệu lực, biển thứ 2 là biển có hiệu lực ngay.
Về quy định làn đường dành riêng cho xe máy và xe thô sơ, theo tôi phải cân nhắc lại, vì xe máy là xe cơ giới, đi chung với xe thô sơ rất dễ gây tai nạn. Hơn nữa, từ trước đến nay luật (bao gồm cả quy chuẩn) vẫn phân biệt 2 loại phương tiện xe cơ giới và xe thô sơ, nếu ta ghép xe máy và xe thô sơ lại sẽ là một thay đổi rất lớn.
Nhất trí với bác là nên kẻ thêm hình chỉ dẫn dưới lòng đường (tốc độ tối đa chẳng hạn), nhưng nó thuộc về thớt vạch kẻ đường, ta sẽ comment tiếp bên ấy
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nếu đổi biển Chỉ dẫn 412 thành biển hiệu lệnh thì không thực hiện được vì tính hiệu lực của biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh.
Biển hiệu lệnh chỉ có hiệu lực với tất cả các làn khi được treo/đặt bên phải đường. Còn nếu treo trên một làn thì chỉ có hiệu lực trên làn đó, các phương tiện đi trên làn khác không phải chấp hành biển này. Trong khi biển chỉ dẫn luôn có hiệu lực ở tất cả các làn bất kể nó được treo ở đâu.

Ví dụ muốn quy định một làn dành riêng cho ô tô con nếu treo biển hiệu lệnh theo cụ đề nghị sửa trên làn này thì các xe ô tô con đang đi trên làn khác không phải chấp hành tức là không phải đi vào làn này. Chỉ có những phương tiên không phải ô tô con đang đi trên làn treo biển phải chuyển làn khác thôi. Để đạt được mục đích phải treo thêm các biển cấm ô tô con ở các làn khác.
Trong khi nếu dùng biển chỉ dẫn làn dành riêng cho ô tô con thì chỉ cần treo một biển là đủ.
Bác hiểu chưa đúng về biển hiệu lệnh. Cũng giống như biển 304 - Đường dành cho xe thô sơ, xe thô sơ khi đi trên đường PHẢI đi vào phần đường ấy, mà không được đi vào phần đường còn lại, bất kể trước lúc đó đang đi ở làn đường nào
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Bác hiểu chưa đúng về biển hiệu lệnh. Cũng giống như biển 304 - Đường dành cho xe thô sơ, xe thô sơ khi đi trên đường PHẢI đi vào phần đường ấy, mà không được đi vào phần đường còn lại, bất kể trước lúc đó đang đi ở làn đường nào
Em nhớ đã tranh luận với cụ về vấn đề này. Trong di dụ về biển 304 cụ có sự nhầm lẫn giữa hiệu lực của biển và ý nghĩa, mục đích mà biển định báo hiệu.

Với mục đích báo hiệu một đường (gồm tất cả các làn của nó nếu có) nào đó dành cho xe thô sơ thì phải dùng biển 304 và phải cắm bên phải của đường đó. Nếu treo biển 304 lên trên một làn thì vô nghĩa vì đường và làn đường không phải là một.
Giả sử sửa biển 304 thành “đường hoặc làn đường dành cho xe thô sơ” thì biển 304 treo trên một làn có ý nghĩa nhưng mục đích không đạt được vì hiệu lực của biển chỉ có trong phạm vi làn nó được treo (vô lý nếu biển chỉ có hiệu lực trên một làn mà lại bắt các làn khác ngoài phạm vi hiệu lực phải chấp hành).
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Về quy định làn đường dành riêng cho xe máy và xe thô sơ, theo tôi phải cân nhắc lại, vì xe máy là xe cơ giới, đi chung với xe thô sơ rất dễ gây tai nạn. Hơn nữa, từ trước đến nay luật (bao gồm cả quy chuẩn) vẫn phân biệt 2 loại phương tiện xe cơ giới và xe thô sơ, nếu ta ghép xe máy và xe thô sơ lại sẽ là một thay đổi rất lớn.
Nhất trí với bác là nên kẻ thêm hình chỉ dẫn dưới lòng đường (tốc độ tối đa chẳng hạn), nhưng nó thuộc về thớt vạch kẻ đường, ta sẽ comment tiếp bên ấy
Nhất trí với cụ là không nên ghép 2b cùng xe thô sơ làm một loại. Vẫn cần phải có phần đường hay làn đường dành riêng cho xe thô sơ nếu có điều kiện. Ngoài ra với tỷ lệ xe thô sơ như hiện hay cũng nên tham khảo việc cho xe thô sơ (thậm trí cả xe gắn máy) đi trên hè phố như một số nước phát triển
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Em nhớ đã tranh luận với cụ về vấn đề này. Trong di dụ về biển 304 cụ có sự nhầm lẫn giữa hiệu lực của biển và ý nghĩa, mục đích mà biển định báo hiệu.

Với mục đích báo hiệu một đường (gồm tất cả các làn của nó nếu có) nào đó dành cho xe thô sơ thì phải dùng biển 304 và phải cắm bên phải của đường đó. Nếu treo biển 304 lên trên một làn thì vô nghĩa vì đường và làn đường không phải là một.
Giả sử sửa biển 304 thành “đường hoặc làn đường dành cho xe thô sơ” thì biển 304 treo trên một làn có ý nghĩa nhưng mục đích không đạt được vì hiệu lực của biển chỉ có trong phạm vi làn nó được treo (vô lý nếu biển chỉ có hiệu lực trên một làn mà lại bắt các làn khác ngoài phạm vi hiệu lực phải chấp hành).
Làn đường đơn giản chỉ là một phần của đường theo chiều dọc. Con đường có thể có nhiều làn hoặc chỉ có 1 làn (phần đường dành cho xe thô sơ thường chỉ có 1 làn). Nếu biển hiệu lệnh để bên trái, nó sẽ có hiệu lực với tất cả các làn, nhưng nếu muốn có hiệu lực với 1 làn cụ thể thì phải treo trên làn.
Ví dụ, biển 304 hiện nay thường dùng để quy định phần đường dành cho xe thô sơ, phân cách với phần đường dành cho xe cơ giới bằng dải phân cách. Biển này không có hiệu lực với phần đường dành cho xe cơ giới, nhưng xe cơ giới vẫn không được phép đi vào phần đường có biển này và xe thô sơ cũng không được phép ra khỏi phần đường có biển này để đi vào phần đường dành cho xe cơ giới, mặc dù bên đó không có biển cấm xe thô sơ.
Như thế là đủ. Nếu trên đường có làn đường dành riêng cho mô tô/xe máy chẳng hạn (dùng biển hiệu lệnh), các loại xe khác sẽ không được đi vào làn đường này, ngược lại mô tô/xe máy cũng không được ra khỏi làn đường dành riêng cho mình.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Nếu đổi biển Chỉ dẫn 412 thành biển hiệu lệnh thì không thực hiện được vì tính hiệu lực của biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh.
Biển hiệu lệnh chỉ có hiệu lực với tất cả các làn khi được treo/đặt bên phải đường. Còn nếu treo trên một làn thì chỉ có hiệu lực trên làn đó, các phương tiện đi trên làn khác không phải chấp hành biển này. Trong khi biển chỉ dẫn luôn có hiệu lực ở tất cả các làn bất kể nó được treo ở đâu.

Ví dụ muốn quy định một làn dành riêng cho ô tô con nếu treo biển hiệu lệnh theo cụ đề nghị sửa trên làn này thì các xe ô tô con đang đi trên làn khác không phải chấp hành tức là không phải đi vào làn này. Chỉ có những phương tiên không phải ô tô con đang đi trên làn treo biển phải chuyển làn khác thôi. Để đạt được mục đích phải treo thêm các biển cấm ô tô con ở các làn khác.
Trong khi nếu dùng biển chỉ dẫn làn dành riêng cho ô tô con thì chỉ cần treo một biển là đủ.
Chính biển 411, 412 đang là biển chỉ dẫn có tác dụng trên tất cả các làn đường nên mới gây ra tự mâu thuẫn trong chính QC41. Giờ đổi thành biển hiệu lệnh và treo trên từng làn thì sẽ không còn mâu thuẫn nữa và mới có thể thực hiện được.
Còn nếu hiểu kiểu so đo câu chữ như cụ thì ít nhất là chưa đúng với tinh thần CUV mà VN đã tham gia: tức là đã có biển tức là cụ PHẢI lưu thông trên làn quy định dành cho phương tiện của cụ chứ không phải là cụ lưu thông trên làn khác thì không phải tuân thủ quy định cho làn có gắn biển dành cho phương tiện của cụ đang sử dụng.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Về quy định làn đường dành riêng cho xe máy và xe thô sơ, theo tôi phải cân nhắc lại, vì xe máy là xe cơ giới, đi chung với xe thô sơ rất dễ gây tai nạn. Hơn nữa, từ trước đến nay luật (bao gồm cả quy chuẩn) vẫn phân biệt 2 loại phương tiện xe cơ giới và xe thô sơ, nếu ta ghép xe máy và xe thô sơ lại sẽ là một thay đổi rất lớn.
Nhất trí với bác là nên kẻ thêm hình chỉ dẫn dưới lòng đường (tốc độ tối đa chẳng hạn), nhưng nó thuộc về thớt vạch kẻ đường, ta sẽ comment tiếp bên ấy
Nguy hiểm thì đúng là có. Tuy nhiên cụ xem hiện rất nhiều đoạn đường (QL 1A mới nâng cấp, QL 21b hay Thăng Long -Nội Bà) có mấy khi có xe thô sơ đi trên đó đâu mà dành hẳn 1 làn cho họ. Trong khi đó xe máy đi lẫn với 4b trên đường tốc độ cao này rất nguy hiểm. Vấn đề là quy định sao cho hợp lý là được. Cũng giống như trước đây đâu có cho đèn đỏ được phép rẽ phải (sợ va vào người đi bộ) thì nay đã cho đó thôi.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
....
Thứ ba, về việc vẽ vạch 1.18 và mấy cái hình ô tô, mô tô không có trong QC hiện nay xuống đường là em phản đối kịch liệt vì chúng ta lưu thông phải nhìn về phía trước để đảm bảo an toàn chứ không phải chăm chăm nhìn xuống nền đường nhằm tìm vạch kẻ để đi cho đúng. Hơn nữa, phương tiện đông thì khả năng nhìn thấy là bất khả thi hoặc có nhìn thấy thì đã muộn lại dễ gây tai nạn. Để giải quyết vấn đề này thì đơn giản thôi. Tận dụng ngay mấy cái biển hướng dẫn 411 hiện tại và mấy cái biển "phân làn" không có trong QC cắm bên phải đường cộng với 1 biển phụ báo khoảng cách tới biển chính "hiệu lệnh" 411, 412, cần thiết thì cắm ở cả 2 bên đường là có thể giải quyết được vấn đề.
...
Theo tui, nên kết hợp cả biển 411, 412 "chế" như ý kiến của cụ + vẽ thêm vạch kẻ đường có nhắc lại 2-3 lần để cho đông thì vẫn có thể thấy được. Nhiều khi đường rộng, xung quanh cây cối lắm, nếu chỉ có biển ko thôi thì rất khó cụ ạ.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Chính biển 411, 412 đang là biển chỉ dẫn có tác dụng trên tất cả các làn đường nên mới gây ra tự mâu thuẫn trong chính QC41. Giờ đổi thành biển hiệu lệnh và treo trên từng làn thì sẽ không còn mâu thuẫn nữa và mới có thể thực hiện được.
Còn nếu hiểu kiểu so đo câu chữ như cụ thì ít nhất là chưa đúng với tinh thần CUV mà VN đã tham gia: tức là đã có biển tức là cụ PHẢI lưu thông trên làn quy định dành cho phương tiện của cụ chứ không phải là cụ lưu thông trên làn khác thì không phải tuân thủ quy định cho làn có gắn biển dành cho phương tiện của cụ đang sử dụng.
"Biển 411, 412 đang là biển chỉ dẫn có tác dụng trên tất cả các làn đường" có nghĩa là người tham gia giao thông trên tất cả các làn đường phải chấp hành nó. Chứ không phải thông tin chỉ dẫn của nó có ý nghĩa giống nhau trên các làn đường.

Cụ treo biển 412 kiểu hiệu lệnh trên một làn thì người tham gia giao thông trên làn khác không phải chấp hành.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nguy hiểm thì đúng là có. Tuy nhiên cụ xem hiện rất nhiều đoạn đường (QL 1A mới nâng cấp, QL 21b hay Thăng Long -Nội Bà) có mấy khi có xe thô sơ đi trên đó đâu mà dành hẳn 1 làn cho họ. Trong khi đó xe máy đi lẫn với 4b trên đường tốc độ cao này rất nguy hiểm. Vấn đề là quy định sao cho hợp lý là được. Cũng giống như trước đây đâu có cho đèn đỏ được phép rẽ phải (sợ va vào người đi bộ) thì nay đã cho đó thôi.
Từ trước đến nay, do hạ tầng không đáp ứng nhu cầu, ô tô, xe máy và xe thô sơ phải đi chung một đường. Khi hạ tầng tốt hơn, xe thô sơ được tách ra khỏi xe cơ giới. Khi hạ tầng tốt nữa, trong các loại xe cơ giới, ô tô và xe máy cần phải tách khỏi nhau. Đó là xu hướng mà tôi cho là ta nên hướng tới.
Nếu như ghép chung xe thô sơ với xe máy (dưới 50cm3) thì lượng xe rất nhỏ, chẳng đáng kể. Nếu ghép chung xe thô sơ với mô tô/xe máy thì lượng xe lại quá lớn, phần đường dành cho nó phải chiếm ít nhất là 1/2 mặt đường, mà tốc độ xe mô tô lại rất lớn, nguy hiểm
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Nếu như ghép chung xe thô sơ với xe máy (dưới 50cm3) thì lượng xe rất nhỏ, chẳng đáng kể. Nếu ghép chung xe thô sơ với mô tô/xe máy thì lượng xe lại quá lớn, phần đường dành cho nó phải chiếm ít nhất là 1/2 mặt đường, mà tốc độ xe mô tô lại rất lớn, nguy hiểm
Ý của tui là cho phép 2b đi chung với thô sơ chứ ko phải bắt buộc cụ ạ. Cụ thể, nếu làn đường cho thô sơ ko có xe thô sơ nào đi thì xe máy được phép đi, nhưng phải chú ý nhường đường nếu gặp xe thô sơ. Còn xe máy vẫn được đi chung với 4b nếu như họ muốn ạ. Cũng giống đèn đỏ được phép rẽ phải chứ ko bắt buộc ạ.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Làn đường đơn giản chỉ là một phần của đường theo chiều dọc. Con đường có thể có nhiều làn hoặc chỉ có 1 làn (phần đường dành cho xe thô sơ thường chỉ có 1 làn). Nếu biển hiệu lệnh để bên trái, nó sẽ có hiệu lực với tất cả các làn, nhưng nếu muốn có hiệu lực với 1 làn cụ thể thì phải treo trên làn.
Ví dụ, biển 304 hiện nay thường dùng để quy định phần đường dành cho xe thô sơ, phân cách với phần đường dành cho xe cơ giới bằng dải phân cách. Biển này không có hiệu lực với phần đường dành cho xe cơ giới, nhưng xe cơ giới vẫn không được phép đi vào phần đường có biển này và xe thô sơ cũng không được phép ra khỏi phần đường có biển này để đi vào phần đường dành cho xe cơ giới, mặc dù bên đó không có biển cấm xe thô sơ.
Như thế là đủ. Nếu trên đường có làn đường dành riêng cho mô tô/xe máy chẳng hạn (dùng biển hiệu lệnh), các loại xe khác sẽ không được đi vào làn đường này, ngược lại mô tô/xe máy cũng không được ra khỏi làn đường dành riêng cho mình.
Mấu chốt ở đây là biển hiệu lệnh nếu được treo trên một làn thì sẽ không có hiệu lực ở các làn khác.
QC hiện tại ghi dải phân cách "Dùng để chia mặt đường thành 2 chiều đi và về riêng biệt của các loại phương tiện, hoặc phân cách ranh giới giữa làn đường xe cơ giới và xe thô sơ theo cùng một chiều" chứ không phải phần đường (em cũng có góp ý sửa đổi điều này).
Nên nếu Biển 304 cắm ở bên phải đường (có hiệu lực tât cả các làn) thì xe thô sơ đang đi làn bên ngoài gặp biển này phải chấp hành. Còn nếu ở được treo trên làn đó thì thì xe thô sơ đang đi làn bên ngoài gặp biển này không phải chấp hành
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Mấu chốt ở đây là biển hiệu lệnh nếu được treo trên một làn thì sẽ không có hiệu lực ở các làn khác.
QC hiện tại ghi dải phân cách "Dùng để chia mặt đường thành 2 chiều đi và về riêng biệt của các loại phương tiện, hoặc phân cách ranh giới giữa làn đường xe cơ giới và xe thô sơ theo cùng một chiều" chứ không phải phần đường (em cũng có góp ý sửa đổi điều này).
Nên nếu Biển 304 cắm ở bên phải đường (có hiệu lực tât cả các làn) thì xe thô sơ đang đi làn bên ngoài gặp biển này phải chấp hành. Còn nếu ở được treo trên làn đó thì thì xe thô sơ đang đi làn bên ngoài gặp biển này không phải chấp hành
Bác hãy trả lời: Trên một chiều đi có dải phân cách phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ, biển 304 cắm bên phải đường có hiệu lực với phần đường bên trái dải phân cách (dành cho xe cơ giới) không?
- Nếu có, tại sao xe thô sơ lại không được phép đi vào?
- Nếu không, liệu xe cơ giới có được phép đi vào phần đường dành cho xe thô sơ?

Còn đây là định nghĩa "dải phân cách" của Luật GTĐB 2008:
"10. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động"
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,746
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu đã lọc lại file các còm từ FB, bỏ bớt spam, giữ lại các còm chuyên môn.
Mời các kụ theo link dưới đây để đọc, file .pdf, các kụ nhé.

---------------

Cập nhật lại link, ngày 7-3-2015


2- Đường link dẫn sang các thớt thuộc Chuyên đề khác

http://www.otofun.net/threads/809634-gop-y-ve-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bien-bao-hieu-duong-bo-qcvn-41-2012?p=22223919#post22223919


3- Đường link của file Góp ý trên Facebook , nơi các kụ copy thông tin để paste vào đây
Còm nào phù hợp Chuyên đề của mình thì xử lí, các kụ VaTuVa nhé.

- File .pdf rút gọn, chỉ có các góp ý từ FB, không có spam.
https://docs.google.com/file/d/0BzFS2oW0MZYCUFpPTV9VTW5kTjA/edit?usp=docslist_api
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,746
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhờ kụ [@Chinhatm;14406] xem giúp thêm trong các Chuyên mục "1-Tiêu chí", "3- Bổ sung", "4- Loại bỏ", "5- Thay thế" của nhà cháu, xem có gì liên quan đến mục "Biển báo" của kụ thì tổng hợp vào đề nghị của kụ luôn với nhé. Thanks kụ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,746
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ở thost bên kia, nhà cháu hỏi các kụ: "Mục đích thực sự của phân làn là gì?"

Trả lời đúng câu hỏi này sẽ giúp tìm ra giải pháp hợp lí về "biển phân làn"

Mục đích:

1- Tách riêng các loại xe 2 bánh (ker cả mô tô, xe máy, xe đạp, đạp điện) ra khỏi dòng xe ô tô, vì lí do an toàn giao thông và tốc độ lưu thông.
Vì sao cần tách riêng:
1a- vì bản chất xe 2 bánh rất linh hoạt, có thể bất ngờ tạt ngang tạt ngửa mọi lúc mọi nơi, đối nghịch với
1b- bản chất của ô tô con, tải, khách, là chạy nhanh, động năng lớn, cần có thời gian và khoảng cách nhất định mới xử lí được các phát sinh phía trước (nguyên tắc 2 giây).

Nếu để 2 loại phuơng tiện này đi chung nhau, sẽ xảy ra 1- tốc độ lưu thông của ô tô biến thành rùa bò, 2- tai nạn, va quệt, lái xe 2 bánh và ô tô đều bất an.

2- Tách riêng các loại xe tải, xe khách, xe con ra khỏi nhau.
Lí do:
2a- Xe tải chở nặng chạy chậm, gây cản trở cho xe con nhẹ chạy nhanh.
2b- Xe buýt hay chạy vào ra để đón khách,
2c- Xe khách (bao gồm cả xe buýt và taxi) chở nhiều người, nên dành làn riêng cho nó chạy để tránh tai nạn cho nhiều người

3- Nguồn thu ngân sách
3a- lỗi đi sai làn là một lỗi mơ hồ, nên bất kỳ trường hợp nào cũng áp lỗi sai làn được.
3b- lỗi sai làn có mức tiền phạt khá cao, dù 50/50 hay nộp kho bạc thì vẫn là nguồn thu.

4- Phải phân làn để thể hiện quyền lực Quản lí. Nếu cứ để chạy tự do, xe nào muốn chạy làn nào cũng được thì lái xe còn sợ ai, sợ cái gì nữa?

Vậy, theo các kụ Mục đích chính của phân làn đường là gì? Tại sao cả thế giới không đâu dùng biển phân làn, mà Vn lại bắt buộc phải có?
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
"Biển 411, 412 đang là biển chỉ dẫn có tác dụng trên tất cả các làn đường" có nghĩa là người tham gia giao thông trên tất cả các làn đường phải chấp hành nó. Chứ không phải thông tin chỉ dẫn của nó có ý nghĩa giống nhau trên các làn đường.

Cụ treo biển 412 kiểu hiệu lệnh trên một làn thì người tham gia giao thông trên làn khác không phải chấp hành.
Nếu cụ đọc kỹ câu thứ 2 của Khoản 16.2 thì sẽ thấy không phải như ý cụ hiểu. Còn nếu cụ thấy quy định như vậy vẫn chưa hợp lý thì có thể kiến nghị sửa đổi Khoản này hoặc thậm chí cả Điều 16 sao cho phù hợp và dễ hiểu nhất để không còn kiểu mỗi người hiểu 1 ý như hiện nay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top